Đề án Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH công nghiệp Mytek

Trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý và điều tiết của nhà nước, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Nó là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước.

Hạch toán kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế – tài chính ở tất cả các đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội. Hạch toán kế toán có đối tượng cụ thể là các hoạt động kinh tế, tài chính: sự biến động về tài sản, nguồn vốn, sự chu chuyển của tiền, Công tác hạch toán kế toán vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, nó phát huy tác dụng như một công cụ sắc bén, có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay.

Để tồn tại và phát triển tuân theo các quy luật vận hành của nền kinh tế đầy khó khăn, các doanh nghiệp phải năng động về mọi mặt, phải biết tận dụng các biện pháp kinh tế một cách linh hoạt, khéo léo và hiệu quả. Trong đó không thể thiếu quan tâm đến công tác tổ chức kế toán.

Nhận thức được rõ vai trò cần thiết của công tác kế toán trong doanh nghiệp và qua thời gian đi thực tập tại công ty TNHH công nghiệp Mytek được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty và cô giáo Trần Thị Mẽ hướng dẫn, em mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH công nghiệp Mytek” làm đề tài nghiên cứu đồ án tốt nghiệp.

Đồ án gồm 3 phần:

Phần I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH công nghiệp Mytek

Phần II: Quy trình các phần hành kế toán tại Công ty TNHH công nghiệp Mytek

Phần III: Quy trình hạch toán nguyên vật liệu tại Công Ty TNHH công nghiệp Mytek

 

doc59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH công nghiệp Mytek, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý và điều tiết của nhà nước, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Nó là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước. Hạch toán kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế – tài chính ở tất cả các đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội. Hạch toán kế toán có đối tượng cụ thể là các hoạt động kinh tế, tài chính: sự biến động về tài sản, nguồn vốn, sự chu chuyển của tiền,…Công tác hạch toán kế toán vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, nó phát huy tác dụng như một công cụ sắc bén, có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay. Để tồn tại và phát triển tuân theo các quy luật vận hành của nền kinh tế đầy khó khăn, các doanh nghiệp phải năng động về mọi mặt, phải biết tận dụng các biện pháp kinh tế một cách linh hoạt, khéo léo và hiệu quả. Trong đó không thể thiếu quan tâm đến công tác tổ chức kế toán. Nhận thức được rõ vai trò cần thiết của công tác kế toán trong doanh nghiệp và qua thời gian đi thực tập tại công ty TNHH công nghiệp Mytek được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty và cô giáo Trần Thị Mẽ hướng dẫn, em mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH công nghiệp Mytek” làm đề tài nghiên cứu đồ án tốt nghiệp. Đồ án gồm 3 phần: Phần I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH công nghiệp Mytek Phần II: Quy trình các phần hành kế toán tại Công ty TNHH công nghiệp Mytek Phần III: Quy trình hạch toán nguyên vật liệu tại Công Ty TNHH công nghiệp Mytek Phần I giới thiệu CHUNG về CôNG TY TNHH công nghiệp Mytek Giới thiệu chung về công ty TNHH công nghiệp Mytek 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty TNHH công nghiệp Mytek được thành lập ngày 5 tháng 5 năm 2006 là đơn vị chuyên sản xuất giá kệ công nghiệp. Địa chỉ: Đường D2 – Khu D – KCN Phố Nối A – Văn Lâm – Hưng Yên. Số điện thoại: 03213.967796 Fax :03213.967795 Số TK: 0591001586861 MST: 0900248701 Giám đốc công ty: Lại Anh Tuấn 1. Lịch sử hình thành Ông Lại Anh Tuấn chủ doanh nghiệp đã khởi đầu sự nghiệp vào đầu năm 2006, doanh nghiệp chuyên sản xuất giá kệ công nghiệp với số vốn đăng ký là 9,4 tỷ đồng. Tình hình sản xuất của công ty đã liên tục tăng mạnh trong 3 năm qua. Sản lượng đã tăng từ 210 tấn năm 2006, lên 350 tấn năm 2007và tăng đến 450 tấn vào năm 2008, 800 tấn vào năm 2009 và năm 2010 đạt 1200 tấn. Mức tăng trung bình hàng năm vào khoảng 147%. 2. Nguyên vật liệu Khoảng 90% nguyên vật liệu là sắt, thép được nhập khẩu từ Nhật. Phần còn lại chủ yếu là các phụ liệu đi kèm được mua từ các công ty nổi tiếng trong nước. 3. Thị phần Các sản phẩm của công ty được bán rộng rãi trên toàn quốc và đã chiếm khoảng 33% thị phần trong nước. Các sản phẩm của công ty TNHH công nghiệp Mytek được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao, điều này đã được chứng minh qua việc các khách hàng ngày càng đặt hàng nhiều hơn. Uy tín có được là nhờ những ưu thế cạnh tranh của Mytek như khả năng thiết kế sản phẩm theo ý của khách hàng, sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. 4. Năng lực và kinh nghiêm Giám đốc Lại Anh Tuấn đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành chế tạo cơ khí, ngoài ra ông còn là một nhà quản lý năng động, sáng tạo. Trong quá trình hoạt động sản xuất, ông đã thành công trong kế hoạch xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm trên toàn quốc. Ngoài ra, Mytek còn có một đội ngũ nhân viên rất nhiệt tình và linh hoạt trong việc sản xuất các sản phẩm theo ý của khách hàng, với cung cách hoạt động không ngừng cải tiến về sản xuất và quản lý, Mytek có khả năng giảm chi phí tiêu hao đến mức tối đa từ 3% trong năm 2009 xuống còn 1% trong năm 2010. Do đó công ty có khả năng giảm giá bán mà vẫn duy trì thế cạnh tranh. 5. Khách hàng Mytek Mytek đã thành công trong việc phục vụ và tạo uy tín với các khách hàng lớn nước ngoài như công ty Colgate, Caltex, Lever Việt Nam, Liwayway…. Và đang trên đà tiếp tục phát triển danh sách khách hàng của mình. Ngoài ra, rất nhiều công ty tư nhân trong nước như Nhựa Đạt Hòa, Brother, Hòa Phát, siêu thị Big C, dược phẩm TW5, Traphaco… đã tiếp xúc mua hàng của Mytek. Các sản phẩm của Mytek được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, điều này được chứng minh rõ qua khả năng cung ứng hàng của Mytek và số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Các ưu điểm của công ty là công nghệ, kỹ năng thiết kế linh hoạt theo yêu cầu đa dạng của khách hàng, các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và tận tình, quan hệ tốt với khách hàng, có uy tín trong ngành khung kệ. 6. Định hướng sản phẩm Mytek hiện đang bán ba loại sản phẩm chính là kệ Shelving, kệ Selective và kệ Drive-in. Riêng đối với kệ và khung Selective thường rất thích hợp để chứa các loại sản phẩm có kích cỡ khác nhau thích ứng với những kho hàng có diện tích rộng. Do tính chất trên mà hai loại sản phẩm này không được ưa chuộng ở những thời kỳ ban đầu khi mới phát triển nền công nghiệp. Tuy nhiên càng về sau thì hai sản phẩm này lại được sử dụng nhiều trên thị trường do nhu cầu sử dụng khung kệ điều khiển tự động tăng nên do hai loại sản phẩm này rất dễ dàng để chuyển đổi thành loại khung kệ tự động, dễ dàng sử dụng trong việc sắp xếp, bốc và dỡ hàng hóa cũng như linh hoạt để chứa đựng những mặt hàng to lớn, cồng kềnh và các kích thước không đồng đều. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của loại kệ và khung Selective tăng khoảng 15%/ năm cho giai 2010 – 2012 và 20% cho giai đoạn 2013 – 2018 nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất lớn. Tuổi thọ của loại khung, kệ này được dự kiến vào khoảng 7 – 10 năm. 7. Phát triển sản phẩm mới Ngoài các sản phẩm truyền thống sử dụng trong các kho công nghiệp, hiện nay công ty đã đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất các sản phẩm kệ dùng trong gia đình, văn phòng và trưng bày hàng hóa. “ Gọn, đẹp, vững chắc” là những ưu điểm của thế hệ sản phẩm mới này. Đặc tính nổi bật của loại kệ này là lắp ráp hoàn toàn không dùng bu lông ốc vít, rất dễ dàng trong việc thay đổi khoảng cách giữa các tầng và di dời, vận chuyển. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty TNHH công nghiệp Mytek với đặc điểm chủ yếu là sản xuất giá kệ hàng có chất lượng cao theo đơn đặt hàng. Quy trình công nghệ sản xuất liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều công đoạn. Công nghệ liên tiếp một quy trình nhất định, loại hình sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ. Do đó công ty đã bố trí tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất khép kín và cũng rất khoa học. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty gồm 4 phân xưởng: -Phân xưởng cắt. -Phân xưởng dập bẻ. -Phân xưởng hàn. -Phân xưởng sơn hoàn thiện. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Vật liệu Phân xưởng hàn Phân xưởng dập bẻ Phân xưởng cắt Phân xưởng sơn hoàn thiện tthiện Kho thành phẩm 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty TNHH công nghiệp Mytek Tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng để tránh ôm đồm, quá tải, chức năng quản lý được phân công phù hợp cho các bộ phận. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Ban giám đốc, ban quản lý các bộ phận phòng ban phân xưởng. Ban giám đốc Cụ thể được biểu hiện qua sơ đồ sau: Phòng vật tư Bộ phận kho Phòng quản lý chất lượng Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng tổ chức nhân sự b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc gồm: Giám đốc và phó giám đốc. - Giám đốc: Chịu trách nhiệm trong việc tiến hành các hoạt động của sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch. Bên cạnh sự hỗ trợ của phó giám đốc điều hành thì giám đốc cũng chỉ đạo một số phòng ban như: Phòng kế toán, phòng tổ chức nhân sự. - Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, phó giám đốc trực tiếp điều hành phòng tổ chức nhân sự phụ trách công việc như: các chế độ bảo hiểm lao động. - Phòng kế toán: Giúp giám đốc quản lý về tài chính kế toán, thống kê trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát bằng đồng tiền mọi hoạt động kế toán, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp, tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả cao nhất. - Phòng tổ chức nhân sự: Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức, quản lý kinh doanh. Đồng thời tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tiền lương, tiền thưởng ở nhà máy và thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến tiền lương, tiền thưởng nhân sự trong doanh nghiệp. Phòng tổ chức hành chính quản lý một số phòng ban trực thuộc như: Ban bảo vệ, các phân xưởng. - Phòng kinh doanh: Tìm hiểu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đưa ra các chiến lược phát triển thị trường. - Phòng kỹ thuật: Hỗ trợ giám đốc theo dõi kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sản xuất để có hướng xem xét hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng. Thiết kế mẫu, tính toán các thông số kỹ thuật, giám sát nâng cao tay nghề cho công nhân, đào tạo công nhân mới. - Phòng quản lý chất lượng: Chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp. Phòng thực hiện chức năng kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm, thống nhất trong toàn bộ doanh nghiệp từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất trong các mặt: Hoạch định – thực hiện – kiểm tra – hoạt động điều chỉnh và cải tiến thông qua việc thực hiện các nội quy của công tác quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phòng vật tư: Làm nhiệm vụ thu mua vật tư, hàng hóa. - Bộ phận kho: Làm nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có các ban sau: + Ban cơ điện: Chủ động nguồn cung cấp điện cho sản xuất ổn định, có kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng kỹ thuật máy móc, có linh kiện, các thiết bị điện tử như: Cầu dao, công tắc, aptomat, ổ cắm hoạt động an toàn đảm bảo ánh sáng cho sản xuất đầy đủ, không bị gián đoạn. + Ban bảo vệ: Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, đảm bảo an toàn an ninh trật tự, an toàn về nguyên vật liệu, vật tư, sản phẩm trong doanh nghiệp. Thực hiện chức năng phòng chống hỏa hoạn, nắm vững các hoạt động của các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp (thời gian làm việc, thành phần nhân sự cần lưu ý). Bên cạnh sự quản lý, giám sát, chỉ đạo của giám đốc và phó giám đốc điều hành cùng các phòng ban trực thuộc bộ máy quản lý của nhà máy như: Phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng phải có mối quan hệ hỗ trợ nhau tạo điều kiện giúp giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự nỗ lực, cố gắng trong những năm qua công ty đã đạt được kết quả sau: STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 1 Giá trị tổng sản lượng Đồng 17.254.621.008 24.311.259.190 19.349.072,200 2 Doanh thu _ 21.054.231.500 30.793.872.450 31,347,563,580 3 Nộp ngân sách  _ 653.112.987,4 920.747.549,7 1.879.582.650 4 Lợi nhuận thực hiện _ 1.845.699.235 2.762.242.649 5.638.747.950 6 Thu nhập bình quân _ 39.270.196,49 61.427.586,21 125.394.476,9 CNV 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán a. Tổ chức bộ máy kế toán Hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận trực thuộc do phòng kế toán ở các bộ phận đó thực hiện rồi định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán để phòng kế toán lập báo cáo tài chính. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp Kế toán trưởng Thủ quỹ và thống kê Kế toán NVL và giá thành Kế toán thanh toán Kế toán TGNH và tiêu thụ Kế toán TSCĐ và tổng hợp Kế toán tiền lương, trích theo lương Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Phụ trách công tác kế toán chung toàn doanh nghiệp, xác định hình thức kế toán, đảm bảo chức năng nhiệm vụ và yêu cầu công tác kế toán ở doanh nghiệp, kế toán trưởng còn là người trợ giúp cho giám đốc về công tác chuyên môn, kiểm tra báo cáo tài chính. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Làm nhiệm vụ chấm công cho người lao động và từ đó tính ra lương và các khoản trích theo lương cho người lao động. Cuối tháng là người trực tiếp trả lương, chuyển số lượng cho kế toán trưởng để tập hợp chi phí. Kế toán TSCĐ và tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán tổng hợp, theo dõi mảng kế toán tài chính lập báo cáo kế toán và phải theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định. Kế toán tiền gửi ngân hàng và tiêu thụ: Có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ, chính xác tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm. Cuối tháng lập báo cáo tiêu thụ theo hợp đồng, theo dõi khoản tiền chuyển khoản, theo dõi tình hình biến động trong kỳ của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Kế toán thanh toán: Theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán lương, bảo hiểm cho công nhân viên. Đồng thời theo dõi tình hình trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt. Kế toán NVL và tính giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư và tính giá sản phẩm hoàn thành. Cuối tháng lập báo cáo nhập – xuất – tồn NVL. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiến hành đối chiếu với sổ quỹ của kế toán thanh toán để lập báo cáo quỹ. II. Hình thức kế toán của đơn vị Hiện nay công ty TNHH công nghiệp Mytek đang sử dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá vật tư, hàng hóa theo phương pháp nhập trước xuất trước, hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ, khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng ● Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu ghi trên Sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính. * Chế độ kế toán tại công ty: Công ty thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của Bộ tài chính thể hiện rõ nét nhất qua chế độ kế toán, chứng từ sổ sách tài khoản công ty sử dụng theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính III. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty TNHH công nghiệp Mytek với đặc điểm chủ yếu là sản xuất giá kệ hàng có chất lượng cao theo đơn đặt hàng. Quy trình công nghệ sản xuất liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều công đoạn. Công nghệ liên tiếp một quy trình nhất định, loại hình sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ. Do đó công ty đã bố trí tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất khép kín và cũng rất khoa học. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty gồm 4 phân xưởng: -Phân xưởng cắt -Phân xưởng dập bẻ -Phân xưởng hàn -Phân xưởng sơn hoàn thiện Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Vật liệu Phân xưởng hàn Phân xưởng dập bẻ Phân xưởng cắt Phân xưởng sơn hoàn thiện tthiện Kho thành phẩm Công ty TNHH công nghiệp Mytek mới được thành lập ngày 25 tháng 5 năm 2006 nhưng với sự tự chủ về vốn, năng động, sáng tạo trong kinh doanh và sự mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh của giám đốc Lại Anh Tuấn công ty đã chiếm lĩnh được hầu hết thị trường trong nước, sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá là chất lượng cao. Chỉ với hơn 4 năm đi vào hoạt động nhưng số vốn của công ty đã vuợt ngưỡng 15 tỷ, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt, thể hiện qua bảng báo cáo nhanh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TNHH công nghiệp Mytek Mẫu số BN02 - DN Đường D2 – Khu D – KCN Phố Nối A – Hưng Yên Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC Báo cáo nhanh kết quả hoạt động kinh doanh ( Từ 01/10 đến 31/12/2010) ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Kỳ này 1.DT bán hàng và cung cấp DV 01 VI.25 7.831.594.388 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 87.122.295 3.DTT về bán hàng và cung cấp DV (10 = 01 – 02) 10 7.744.472.093 4.Giá vồn hàng bán 11 VI.27 4.837.268.051 5.LN gộp về bán hàng và cung cấp DV (20 = 10 – 11) 20 2.907.204.042 6.DT hoật động tài chính 21 VI.26 5.296.506 7.Chi phí tài chính Trông đó: chi phí lãi vay 22 23 VI.28 111.187.428 111.187.428 8.Chi phí bán hàng 24 409.032.177 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 512.698.293 10.LN thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)) 30 1.879.582.650 11.Thu nhập khác 31 12.Chi phí khác 32 13.Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 14.Phần lãi hoặc lỗ trong c.ty liên kết liên doanh 45 15.Tổng LN kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 1.879.582.650 16.Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 VI.30 17.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 18.LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 – 52) 60 1.879.582.650 19.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên ) Phần II Quy trình các phần hành kế toán trong công ty TNHH côngnghiệp Mytek I. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tiền lương: Là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. - BHXH: Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức. - BHYT: Là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. - KPCĐ: Là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Thông thường khi trích kinh phí công đoàn thì một nửa doanh nghiệp phải nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị. - BHTN: Là loại quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động phải nghỉ việc theo chế độ. + Tài khoản sử dụng: - TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 335: Chi phí phải trả - TK 338: Các khoản trích theo lương + Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHYT, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành .... + Cách tính lương: Có hai cách tính là tính theo: - Tính lương theo thời gian Hình thức trả lương theo thời gian gồm lương tháng , lương ngày , lương giờ… Mức lương cơ bản + phụ cấp Tiền lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng Mức lương tháng = Mức lương ngày * Số ngày làm việc thực tế - Tính lương theo sản phẩm Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương theo sản phẩm: Số lượng hoặc khối lượng Tiền lương sản phẩm = sản phẩm hoàn thành đủ x đơn giá tiền lương SP tiêu chuẩn chất lượng Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc đối với người lao động gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm. Để khuyến kích người lao động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm doanh nghiệp áp dụng các đơn giá sản phẩm khác nhau. Trong công ty để phục vụ công tác hạch toán tiền lương có thể chia làm 2 loại :Tiền lương lao động sản xuất trực tiếp, tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp. + Tiền lưong phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính. Thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ ốm…. Thì được hưởng theo chế độ. Tổng quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN được trích là 30,5% trên tổng quỹ lương trong đó: BHXH trích 22% : Doanh nghiệp nộp 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 6% trừ vào lươngngười lao động. BHYT trích 4,5% Doanh nghiệp nộp 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1,5% trừ vào lương người lao động. KPCĐ trích 2% do doanh nghiệp nộp trong đó: 1% nộp lên cấp trên. 1% công ty để lại sinh hoạt. BHTN trích 2%: Doanh nghiệp nộp 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1% trừ vào lương người lao động. Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, công ty còn lập quỹ khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong lao động sản xuất. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua, trong sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, hoàn thành trước kế hoạch được giao về thời gian. - Cơ sở lập, phương pháp lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Từ bảng công ( bảng chấm công) được lập từ các tổ, các bộ phận cuối tháng tổng hợp thời gian lao động. Bảng chấm công là căn cứ cho phòng kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng đội, từng bộ phận. + Phương pháp hạch toán: Trả lương và các khoản phải trả cho công nhân Nợ TK 334 Có TK 111, 112 tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 Có TK 335 Trích BHXH, BBYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 338(3382,3383,3384,3389) Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân Nợ TK 334 Có TK 338, 141 Tiền thưởng phải trả cho công nhân ( tăng năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm vật liệu...) Nợ TK 622, 627, 641, 642 ... Có TK 334 Chi tiêu quỹ BHXH, BHYT, KPC, BHTN tại công ty Nợ TK 338(3382,3383,3384,3389) Có TK 111, 112 Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cơ quan cấp trên theo chế độ quy định Nợ TK 338(3382,3383,3384,3389) Có TK 111, 112 -Trình tự luân chuyển chứng từ: Chứng từ gốc về lao động và tiền lương, chứng từ thanh toán TN Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 334,338 Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán Sổ kế toán chi tiết chi phí, thanh toán Bảng tổng hợp chi tiét Bảng phân bổ lương, BHXH Ghi chú: Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày II. Kế toán tài sản cố định và tổng hợp * Phân loại TSCĐ + Theo hình thái biểu hiện gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình + Theo nguồn hình thành gồm: TSCĐ do mua sắm, xây dụng bằng vốn được cấp TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn bổ sung TSCĐ nhận vốn góp liên doanh TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh ….. * Đánh giá tài sản cố định: TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá. 1. TSCĐ mua về: Nguyên giá = Giá mua(hoá đơn) – các khoản giảm trừ + chi phí mua + thuế không được khấu trừ, hoàn lại. 2. TSCĐ được bàn giao từ hoạt động xây dựng cơ bản: Nguyên giá = Giá quyết toán công trình 3. TSCĐ nhận góp vốn liên doanh: Nguyên giá là giá do hội đồng liên doanh xác định. 4. TSCĐ được cấp, được điều chuyển: Nguyên giá là giá trị theo đánh giá của hội đồng giao nhận tài sản. 5. TSCĐ đi thuê tài chính: Nguyên giá là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. 6. TSCĐ mua theo phương thức trả góp: Nguyên giá là giá mua trả tiền một lần. * Chứng từ kế toán sử dụng là: Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa hoàn thành Biên bản đánh giá lại TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Ngoài các mẫu chứng từ trên công ty còn sử dụng các chứng từ khác phục vụ cho việc quản lý TSCĐ như: hợp đồng mua, bán, chuyển nhượng, thuê TSCĐ, phiếu thu, phiếu chi . . . . * Tài khoản sử dụng: Theo chế độ kế toán hiện hành, để hạch toán tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của TSCĐ kế toán tại đơn vị sử dụng các TK kế toán sau: TK211:Tài sản cố định hữu hình TK 214: Hao mòn TSCĐ * Khấu hao tài sản cố định tại đơn vị: Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của công ty bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và do các nguyên nhân khách quan khác như: thời tiết, thời gian…. Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng. Theo quy định hiện hành thì việc trích khấu hao hay thôi không trích khấu hao TSCĐ được bắt đầu thực hiện từ ngày TSCĐ tăng hoặc ngừng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do TSCĐ ít biến động nên số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có biến động tăng giảm TSCĐ. Mức trích khấu hao TSCĐ hàng năm Công thức:NG Thời gian sử dụng = Mức khấu hao tháng Mức khấu hao năm = 12 Tháng - Giá trị hao mòn TSCĐ = Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng Số khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước + Khấu hao tăng trong tháng - + Tài khoản sử dụng: TK 214:Hao mòn TSCĐ Tài khoản này có 04 Tk cấp 2 * Trình tự luân chuyển chứng từ : Chứng từ tăng giảm TSCĐ Bảng phân bổ khâú hao Sổ chi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112140.doc
Tài liệu liên quan