Đề cương bài giảng Công nghệ giáo dục

Công nghệ giáo dục (Educational Technology) là lĩnh vực nghiên cứu khoa

học chưa được làm rõ ở nước ta. Công nghệ giáo dục không đơn thuần là công nghệ

hóa quá trình giáo dục, cũng không là ứng dụng tâm lí để tạo ra các sản phẩm cho

giáo dục. Công nghệ giáo dục là rộng hơn, nó là tổ hợp của ba thành phần: học tập,

sư phạm và công nghệ để tạo ra những sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đối với cách

mọi người sống, truyền đạt và học tập. Thế kỉ 21, mọi cá nhân có thể tìm được

thông tin thông qua ba hồ chứa hiện đại của thông tin là: 1/ Các lớp học trực tuyến

(Online Classrooms); 2/ Các mạng xã hội (Social Networks); 3/ Các nền tảng thực

tế ảo (Virtual Reality Learning Platforms). Hiện nay, có rất nhiều nhà trường, công

ty giáo dục đang tập trung nghiên cứu, thiết kế, cung cấp đa dạng các dịch vụ giáo

dục nhằm phục vụ hiệu quả cho việc học tập của người học

pdf159 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Công nghệ giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à giáo có thể hỗ trợ người học khi gặp khó khăn, giữ cho họ luôn ở trạng thái cân bằng với một thách thức thích hợp, giữ cho người chơi trong khu vực học tập tối ưu, hấp dẫn. Những hạn chế của trò chơi video giáo dục: - Khi ra khỏi lớp học, người học có thể vẫn tham gia chơi nhưng mất sự điều khiển định hướng của nhà giáo như một phương tiện để học tập. - Những câu hỏi có thể được người chơi đặt ra, nhà giáo có thể hỗ trợ họ trong khi máy móc thì không thể cung cấp câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đặt ra. - Nhà giáo dạy học dựa trên trò chơi video cũng nên được bồi dưỡng về sư phạm. ii) Những công nghệ truyền tải thông tin (1) Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu của kết nối mạng máy tính sử dụng giao thức internet (Internet protocol – IP) để liên kết hàng tỉ thiết bị trên toàn thế giới. Nó là mạng của các mạng nhỏ, mà bao gồm các mạng cá nhân, công cộng, giáo dục, kinh doanh và chính phủ ở từ địa phương đến phạm vi toàn cầu, liên kết bằng một mảng rộng lớn các công nghệ mạng điện tử, không dây và cáp quang. Internet mang theo một loạt nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ và dịch vụ, chẳng hạn như các liên kết tài liệu siêu văn bản và các ứng dụng của World Wide Web (WWW), thư điện tử (Email), điện thoại (Telephony), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (Seach engine) và mạng ngang hàng để chia sẻ file. Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW. Cần phải lưu ý rằng, Internet và WWW không đồng nghĩa, Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang...; còn WWW là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết và các địa chỉ URL và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet. Tuy nhiên, việc này không có gì khó hiểu bởi vì Web là môi trường giao tiếp chính của người sử dụng trên Internet. Ngày nay, sự phát triển 103 của các trình duyệt web và hệ quản trị nội dung nguồn mở đã khiến cho website trở nên phổ biến hơn, thế hệ web 2.0 cũng góp phần đẩy cuộc cách mạng web lên cao trào, biến web trở thành một dạng phần mềm trực tuyến hay phần mềm như một dịch vụ, các ứng dụng Multimedia trên nền Web ngày càng phát triển mạnh mẽ. (2) Máy tính, máy tính bảng và thiết bị di động Với sự phát triển gần đây trong công nghệ điện thoại thông minh (smartphone technology), các tốc độ xử lí và khả năng lưu trữ của điện thoại di động hiện đại cho phép phát triển và sử dụng các ứng dụng tiên tiến. Nhiều nhà phát triển ứng dụng và các chuyên gia giáo dục đã được khám phá, khai thác những ứng dụng của điện thoại thông minh và máy tính bảng như một phương tiện cho học tập cá nhân và học tập hợp tác qua kết nối mạng internet. Học tập hợp tác là một cách tiếp cận học tập dựa vào nhóm, trong đó người học được cùng tham gia trong một kiểu phối hợp để đạt được một mục tiêu học tập hoặc hoàn thành một nhiệm vụ học tập. Máy vi tính và máy tính bảng cho phép người học và nhà giáo dục truy cập đến các trang web cũng như các chương trình như Microsoft Word, PowerPoint, PDF, và hình ảnh. Nhiều thiết bị di động (như smartphone và tablets) hỗ trợ hỗ trợ công nghệ “học tập di động” (Mobile learning hay m-learning), trong đó học tập di động có thể cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho việc kiểm tra thời gian, thiết lập nhắc nhở, lấy ra các bảng tính, và sổ tay hướng dẫn. (3) Bảng trắng tương tác Bảng trắng tương tác (Interactive whiteboard) là một màn hình tương tác lớn có kết nối đến máy tính, nơi mà người sử dụng có thể điều khiển máy tính bằng một chiếc bút điện tử, ngón tay, hoặc thiết bị khác. Bảng trắng tương tác cho phép nhà giáo và người học có thể viết trên màn hình cảm ứng; mô phỏng các ứng dụng phần mềm bằng cách viết và vẽ; đánh dấu, chụp và lưu giữ những nội dung thông tin được viết, vẽ trên bảng, tương tác với bảng bằng các thiết bị di động cầm tay... Tùy thuộc vào thiết lập cho phép, dạng học tập trực quan này có thể cho phép sự tương tác và tham gia, bao gồm cả văn bản và thao tác với hình ảnh trên bảng trắng tương tác. 104 Hình 2.9. Bảng trắng tương tác (4) Youtube Youtube là một trang thông tin thuộc thế hệ Web 2.0 cho phép người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video với độ nét cao chuẩn HD (High Definition). Để có thể chia sẻ các video, người dùng cần có một tài khoản Gmail, đăng nhập và thực hiện các thao tác chia sẻ theo địa chỉ: Hình 2.10. Ví dụ sử dụng Youtube cho dạy học Bằng giao diện đơn giản, Youtube khiến cho bất cứ ai cũng có thể gửi một đoạn video mà mọi người trên thế giới có thể xem được trong vài phút, chỉ với một kết nối internet từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Ngoài ra, Youtube 105 cho phép người xem có thể đưa ra những bình luận cho những video mà họ xem. Các chủ đề với lĩnh vực đa dạng mà Youtube bao trùm đã khiến cho việc chia sẻ video trở thành một trong những phần quan trọng nhất của việc trao đổi trên Internet. (5) CD hoặc DVD Đĩa CD (Compact Disc) hoặc DVD (Digital Versatile Disc) sử dụng công nghệ quang học để đọc và ghi dữ liệu, nó dùng tia “lade” chiếu lên bề mặt đĩa để nhận lại các phản xạ ánh sáng (hoặc không) tương ứng với các dạng tín hiệu nhị phân 0 và 1. Đĩa CD thường có lưu trữ được khoảng 700MB, trong khi DVD thường lưu trữ được khoảng 4,7GB (dạng một mặt một lớp) và 8,54GB (dạng một mặt hai lớp), với một số dạng đặc biệt thì dung lượng lưu trữ có thể lớn hơn. Trong giáo dục, CD hoặc DVD thường được sử dụng để lưu trữ, truyền tải các phần mềm giáo dục. Sức mạch của CD hoặc DVD nằm ở chỗ, người học có thể tham gia chủ động trong việc duyệt nội dung và khám phá theo mong muốn của riêng họ. Sự tương tác giữa người học và nội dung thông tin hoàn toàn phụ thuộc vào những thiết lập cho phép của phần mềm giáo dục trên CD hoặc DVD. CD hoặc DVD cũng có thể được sử dụng để truyền tải những video/audio rất hữu ích cho việc hỗ trợ dạy học và học tập trong những lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ như: Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Hàn... Nó cho phép người học được trải nghiệm những thông tin, sự kiện và thông thường họ không tiếp cận được. (6) Truyền hình tương tác IPTV Truyền hình tương tác IPTV (Internet Protocol Television) là một dạng truyền hình cho phép người xem tham gia, điều khiển các chương trình truyền hình, nó đối lập với dạng truyền hình truyền thống với đường truyền một chiều. Truyền hình tương tác IPTV là một hệ thống dịch vụ truyền hình kĩ thuật số được phát đi nhờ vào giao thức internet thông qua một hạ tầng mạng. Về cấu trúc, truyền hình tương tác cần một đường truyền thông tin từ nhà đài đến khán giả, mỗi chiếc tivi ngoài việc thu nhận tín hiệu truyền hình, nó còn có chức năng phản hồi tín hiệu tới nhà đài một cách tức thì. Dựa trên cơ sở hạ tầng của đường truyền Internet, nó trở thành đường truyền tải và phản hồi tốt nhất khiến truyền hình tương tác phát triển mạnh mẽ. Một trong những ưu điểm đáng chú ý nhất của truyền hình IPTV là cung cấp dịch vụ Video theo yêu cầu VoD (Video on Demand), cho phép khán giả chủ động lựa chọn những nội dung muốn xem. Thêm vào đó, người xem có thể tiếp cận những dịch vụ khác trên nền tảng băng 106 thông rộng như xem tivi trực tiếp qua Internet (LiveTV), mua hàng qua tivi, trò chơi trực tuyến (online game), điện thoại hình Ở Việt Nam hiện nay, đã có nhà đài cung cấp dịch vụ truyền hình tương tác IPTV là MyTV của Vinaphone, NextTV của Viettel, OneTV của FPT, ZTV của VTC. Với sức mạnh của mình, truyền hình tương tác IPTV có thể cung cấp đa dạng dịch vụ nội dung phong phú như phim truyện, ca nhạc, tư vấn sức khỏe, giáo dục, làm đẹp, thể thao, mua bán, lướt web... qua chiếc tivi nhà mình. Trong lĩnh vực giáo dục, truyền hình tương tác có thể cung cấp các dịch vụ “Đào tạo từ xa” rất hữu ích, xóa tan khoảng cách về địa lí, học tập mọi lúc mọi nơi theo yêu cầu, giúp người học tiết kiệm tối đa chi phí và thu lại được những kiến thức mà mình đang cần trau dồi. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của việc sử dụng truyền hình tương tác IPTV trong giáo dục là, nội dung bài giảng chỉ được truyền đi bởi các nhà đài, nhà giáo không thể can thiệp vào hệ thống cũng như không thể tham gia xây dựng bài giảng, người học chỉ có thể lựa chọn được bài giảng theo yêu cầu của bản thân và tham gia học tập bằng nghe nhìn. DỰ ÁN HỌC TẬP Hoạt động nhóm: Thiết kế công nghệ giáo dục cho một bài học hoặc nội dung học tập. Nhiệm vụ: Mỗi nhóm lựa chọn một bài học hoặc một nội dung học tập và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Lựa chọn lí thuyết học tập và phương thức học tập; - Lựa chọn chiến lược sư phạm và tiến hành thiết kế dạy học theo chiến lược đó ; - Lựa chọn công cụ nhận thức và thiết kế công nghệ multimedia. Sản phẩm: Thiết kế công nghệ giáo dục cho một bài học hoặc nội dung học tập. 107 CHƢƠNG 3: CÁC HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI 3.1. Các hệ thống công nghệ giáo dục hiện đại dựa vào Web Những hệ thống công nghệ giáo dục dựa vào Web thường sử dụng “Hệ thống quản lí học tập” ( Learning management system - LMS) hoặc “Hệ thống quản lí nội dung học tập” (Learning content management system - LCMS). 3.1.1. Hệ thống quản lí học tập (Learning Management System - LMS) 3.1.1.1. Khái niệm của LMS Learning Management System – LMS dịch ra tiếng Việt nghĩa là “Hệ thống quản lí học tập”. Nó là một phần mềm ứng dụng cho phép việc quản lí, vận hành hệ thống tài liệu, hướng dẫn, theo dõi, báo cáo và cung cấp các công nghệ giáo dục điện tử (hay còn gọi là E-learning – học tập trực tuyến) cho các khóa học hay chương trình học tập. Hình 3.1. Cấu trúc hệ thống quản lí học tập (nguồn Facework.vn) LMS là tổ hợp bao gồm 3 thành phần riêng lẻ là: Học tập (Learning), Quản lí (Management) và Hệ thống (System). Có ý nghĩa như sau: - Learning: Các chủ thể trong hệ thống học tập trực tuyến tạo ra các khóa học hay chương trình học và muốn phân phối các sản phẩm này đến người sử dụng. - Management: Việc tạo ra các khóa học hay thay đổi, trong đó người dùng có thể sắp xếp, phân loại hay đánh giá các khóa học. 108 - System: LMS thực chất là một phần mềm máy tính và là tập hợp của những công nghệ số, nên đây là một hệ thống, nó được sử dụng để quản lí khóa học. Trên thế giới hiện tại có rất nhiều LMS đến từ nhiều nhà cung cấp, nhưng cốt lõi, các LMS này đều nhằm mục đích giải quyết các nhu cầu tương tác của các chủ thể chính trong hệ thống học tập trực tuyến, đó là người cung cấp nội dung học trực tuyến, người sử dụng nội dung học trực tuyến và người điều hành, quản lí tương tác học trực tuyến. Các thành tố cấu thành một LMS bao gồm: Theo cấu trúc, một LMS được cấu thành từ 2 thành phần chính: - Thành phần công nghệ nền tảng gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lí và cung cấp các khóa học, chứng thực người dùng, cung cấp các dữ liệu hay thực hiện các thông báoThành phần này được quản lí và điều khiển bởi người lập trình, người quản lí hệ thống. - Thành phần thứ hai liên quan đến giao diện người dùng chạy trên nền các trình duyệt web. Thành phần này được dùng bởi các chủ thể trong hệ thống học trực tuyến như người quản lí, nhà giáo và người học. Theo chức năng, LMS là một tổ hợp gồm một số chức năng cốt lõi sau: - Chức năng quản lí, lưu trữ dữ liệu: Cho phép đăng tải các khóa học, tài liệu liên quan hỗ trợ người học được hệ thống phân loại theo định dạng tập tin, dung lượng, thời gian... và được kiểm soát nội dung. - Chức năng bảo mật: Bảo vệ hệ thống dữ liệu của các chủ thể một cách an toàn. - Chức năng đáp ứng: Tương thích đa chủng loại thiết bị truy cập như laptop, thiết bị di động, máy tính bảng... - Chức năng đa chủ thể: Hỗ trợ một lớp học/ một chương trình đào tạo trực tuyến có sự tham gia tương tác cùng lúc bởi nhiều nhà giáo và nhiều người học, đến từ nhiều nơi khác nhau. - Chức năng đa ngôn ngữ: LMS được vận hành trên môi trường Internet, dùng làm mục đích kinh doanh cho bất kì cá nhân nào trên toàn thế giới truy cập. Cho nên, việc cho phép chuyển đổi các ngôn ngữ qua lại hoặc ít nhất là một ngôn ngữ quốc tế được tích hợp vào LMS. - Kiểm soát đăng kí: Khả năng kiểm soát và tùy chỉnh quá trình đăng kí. 109 - Lịch: Thiết lập lịch cho các chương trình học tập trực tuyến như lịch học, thời hạn khóa học, lịch thi... - Chức năng quản lí giao dịch: LMS kiểm soát giao dịch giữa người học với người cung cấp dịch vụ (học phí); người cung cấp dịch vụ với tác giả khóa học (thù lao cho nhà giáo, phân chia lợi nhuận); giao dịch tiền kí gửi học tập theo hình thức ví điện tử... - Chức năng quản lí, tương tác, hỗ trợ: Tương tác giữa các người học, người học với tác giả, người học và nhà giáo với quản trị hệ thống. - Chức năng thi, kiểm tra: Cho phép người học tham gia kiểm tra năng lực học tập hoặc xếp loại sau khi trải qua một khóa học. Hình thức phổ biến là trắc nghiệm, nhiệm vụ tương tác thông qua game... - Chức năng theo dõi, kiểm soát: Người học hoặc chủ thể trung gian quản lí người học có thể kiểm soát tiến trình học tập cũng như năng lực người học qua từng giai đoạn. 3.1.1.2. Các mô hình sử dụng LMS Facework đã tổng kết và cho rằng có loại hình sử dụng LMS là: Cá nhân sử dụng LMS, Doanh nghiệp dùng LMS cho kinh doanh, Doanh nghiệp dùng LMS đào tạo nhân viên, Doanh nghiệp dùng LMS hỗ trợ khách hàng. i) Cá nhân sử dụng LMS (hay hệ thống E-learning cá nhân) Một cá nhân, có những kiến thức, kĩ năng về một hoặc nhiều chuyên môn nào đó, thông qua các công cụ chuyển đổi thành các khóa học/ chương trình đào tạo dạng số và dùng LMS như là một công cụ để phân phối các sản phẩm số này đến người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu như là người cần các kiến thức/ kĩ năng của người cung cấp. Thông qua LMS, hai chủ thể này tương tác với nhau, một bên cung và một bên cầu. Hoạt động này có thể có phát sinh giao dịch là tiền (kinh doanh) hoặc không (phi lợi nhuận). Khi xây dựng một chương trình đào tạo trực tuyến, cần phải chú ý đến vấn đề sau đây liên quan đến E-learning cá nhân: - Thứ nhất: Xác định quy mô hoạt động E-Learning. Đây là bước quan trọng nhất, nó giúp bạn trả lời các vấn đề như số lượng đề mục của khóa học, pham vi đối tượng, thời hạn hoạt động, ước lượng lượng người truy cập. 110 - Thứ hai: Xây dựng LMS tƣơng thích cho hoạt động E-Learning cá nhân. Dựa vào nội dung đã xác định ở bước 1, bạn sẽ lựa chọn được công cụ để tạo ra LMS cho riêng mình. Cấp độ của các công cụ từ thấp lên cao như sau: + Cấp 1: Là những nền tảng xã hội miễn phí như Blog, Youtube... + Cấp 2: Sử dụng các công cụ tạo Web và LMS miễn phí, mã nguồn mở như Wordpress, Joomla... + Cấp 3: Dùng các mã nguồn mở như Moodle, eFront, Sakai... + Cấp 4: Sử dụng dịch vụ SaS (Software as Service) như LMS Facework, eFrontelearning, academyofmine... - Thứ ba: Thiết lập hệ thống hạ tầng kĩ thuật hỗ trợ hoạt động LMS. Nếu LMS chỉ dừng lại ở cấp 1 thì không cần quan tâm bước 3. Nhưng nếu từ cấp 2 trở đi, bạn cần có giải pháp phần cứng hỗ trợ. Bạn cần giải quyết những vấn đề: + Server lưu trữ dữ liệu là sản phẩm số của bạn phục vụ khóa học E-Learning + Băng thông truy cập đối với việc nhiều người dùng truy cập hệ thống Server + Phần cứng bộ nhớ giải quyết vấn đề lưu trữ và sao lưu dữ liệu + Băng thông truy cập đối với người quản trị LMS có thể là bạn. - Thứ tƣ: Sản xuất các sản phẩm E-Learning. Đó là việc soạn thảo các bài giảng, một cách đơn giản nhất là sử dụng các phần mềm tích hợp vào trong Powerpoint như Adobe Presenter, V-iSpring Presenter hoặc các phần mềm soạn thảo độc lập như LectureMaker hay Violet. Bạn cũng có thể thu hình lại các buổi giảng dạy của mình tại phòng làm việc với đầy đủ thiết bị dạy học, tuy nhiên việc tương tác thông qua hình ảnh, cử chỉ, khả năng biểu đạt cảm xúc của bạn cũng góp phần làm tăng chất lượng bài học, và việc ghi lại các đoạn video này là điều cần thiết. Sau khi hoàn thiện phần nội dung số cho các sản phẩm học trực tuyến của bạn, bạn cần thực hiện việc phân loại theo đề mục, chủng loại và đặt tên để lưu trữ nội bộ và phục vụ cho việc đăng tải lên hệ thống Server phục vụ người học. Các sản phẩm bạn tạo ra cần hết sức cẩn thận trong việc lưu trữ vì đây là các sản phẩm mà bạn đã tốn nhiều công sức để tạo ra. - Thứ năm: Thiết lập cơ chế phân phối và thanh toán. Phải xem xét việc các khách hàng tiếp cận với sản phẩm khóa học bằng cách nào, làm sao họ biết các khóa học và có thể tham gia vào các khóa học đó. Các mạng xã hội bạn có thể tận dụng để 111 quảng bá như Blog, Youtube, Facebook hay Google Plus,... Cơ chế thanh toán dễ dàng, an toàn cũng là một điều mà các khách hàng của bạn quan tâm và đánh giá cao hệ thống của bạn. Bạn có thể tự thiết kế các kênh thanh toán riêng cho mình bằng cách lập trình tích hợp các kênh thanh toán do các nhà cung cấp dịch vụ an toàn khác, các kênh đó có thể là thông qua tài khoản ngân hàng, hoặccác đơn vị trung gian như Ngân Lượng, Bảo Kim,123Pay,... - Thứ sáu: Thiết lập pháp lí thƣơng mại điện tử. Việc bạn thực hiện các hoạt động mua bán tạo ra doanh thu/ lợi nhuận với các sản phẩm là khóa học trực tuyến, thì về bản chất đây là hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet, hay còn gọi là thương mại điện tử, bạn là đơn vị cung cấp các mặt hàng/ sản phẩm/ dịch vụ (khóa học) và người tiêu dùng (người học) mua các sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Do đó, nó phải đáp ứng được cơ chế pháp luật tại nước mà nó mà hoạt động. - Thứ bảy: Xây dựng cơ chế bảo vệ bản quyền sản phẩm. Đó là những vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm số, vi phạm bản quyền. Ngoài ra, bạn phải có cơ chế nâng cao mức độ tự bảo vệ mình thông qua hệ thống bảo mật LMS, là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với một LMS. Các tài liệu dạy học trực tuyến như bài giảng điện tử, video phải được mã hóa bảo vệ thông qua các công cụ bảo vệ chống download hoặc chống sao chép. Và điều này là cần thiết để bảo vệ các tài sản số của bạn. Mặc dù chưa phát triển vượt bậc tương xứng với tiềm năng nhưng hiện tại E- Learning đã và đang như là một công cụ đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của con người. Các lợi ích của việc học trực tuyến thôi thúc con người dùng E-Learning như là một công cụ hàng ngày cho việc học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng, qua đó các nhà cung cấp các sản phẩm học trực tuyến như bạn có thể vừa chia sẻ kiến thức thông qua dạy học vừa có thể tạo ra nguồn thu nhập theo cấp số nhân trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. ii) Doanh nghiệp dùng LMS cho hoạt động kinh doanh giáo dục Về bản chất, các doanh nghiệp có thể là trung tâm đào tạo ngoại ngữ, trung tâm đào tạo về đồ họa hoặc một công ty chuyên bán các khóa học trực tuyến. Các đơn vị này có thể tự sản xuất các khóa học học hoặc mua và phân phối lại các sản phẩm đào tạo dạng số đến người dùng. Rõ ràng về quy mô, hình thức này lớn hơn và đòi hỏi một LMS phức tạp hơn nhiều so với LMS cho cá nhân. Với LMS cho doanh nghiệp kinh doanh, hệ thống phức tạp hơn nhiều ở quy mô, sự quản lí các nhà cung cấp, các chế độ 112 phân chia lợi nhuận khóa học hoặc phải xử lí nhiều hơn với việc lưu trữ nhiều dữ liệu cũng như việc truy xuất hàng loạt Ở môi trường giáo dục, các nhà kinh doanh giáo dục mang tri thức của mình để đổi lại là học phí của người học, đó cũng là một hình thức trao đổi hàng hóa, một loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Nó đối lập với nền giáo dục truyền thống, khi mà các học trò đến các trường từ làng, xã đến thị trấn, thành phố để học với các chương trình cùng những người nhà giáo truyền dạy kiến thức trên lớp học, trên giảng đường. Khi công nghệ thông tin xuất hiện, máy tính dần trở nên chi phối các hoạt động giảng dạy thì cũng từ đó, con người nghĩ ra cách truyền dạy kiến thức thông qua máy vi tính. Có 5 yếu tố bên trong cần chuẩn bị thật tốt để giúp doanh nghiệp hoạt động tốt trong môi trường đào tạo trực tuyến. (1) Hệ thống quản lí học trực tuyến LMS. Nó bao gồm các module tính năng được các chuyên gia kĩ thuật lập trình bằng các thuật toán, LMS như là một sợi dây kết nối các hệ thống phần cứng lại và giải quyết các vấn đề phát sinh trong các hoạt động tương tác của con người. (2) Hạ tầng công nghệ E-learning. Đó là hạ tầng công nghệ, các doanh nghiệp sẽ chú ý đến các từ chuyên môn như máy chủ (server), các hệ điều hành quản lí máy chủ (Asianux Server, Solaris, Ubuntu Server, Window Server,) hay các linh kiện phần cứng cho các máy chủ (ram, cpu, hdd,). Việc đầu tư một hệ thống phần cứng tối ưu đáp ứng nhu cầu cho các chủ thể hoạt động tối đa là một điều cần thiết. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần chú ý hoạch định về phạm vi phục vụ các chủ thể trên hệ thống E-Learning của mình như số lượng người học, người dạy có khả năng, số lượng người truy cập tối đa có thể, phạm vi lãnh thổ phục vụ, điều kiện bảo mật Đây chính là cơ sở để phát thảo được nguồn tài nguyên về tài chính mà doanh nghiệp cần phải đầu tư cho hệ thống này. (3) Giải pháp sản xuất học liệu E-learning. Đó là các chương trình giáo dục như bài giảng bằng hình ảnh kèm theo văn bản, là những silde trình chiếu trên màn hình máy tính, bài giảng là video hay là các trò chơi tương tác được lập trình theo hướng giáo dục,Tất cả các sản phẩm nói trên đều phải trải qua những quá trình tất yếu để đi đến giai đoạn thành phẩm, và tổng hợp các quy trình sản xuất tạo nên các sản phẩm đó được gọi là Giải pháp sản xuất học liệu E-learning. Các thiết bị phần cứng như máy vi tính cấu hình cao dành cho việc biên tập phim, máy quay phim, các thiết bị cho một phòng studio căn bản như đèn, phông nền, micro, bộ điều chỉnh âm,Các 113 thiết bị này phải được bố bố trí theo một nguyên tắc khoa học để đảm bảo tạo được các bài giảng, video đạt chất lượng về nội dung, âm thanh, ánh sáng, Ngoài phần cứng, hệ thống phần mềm cài đặt vào xử lí tạo bài giảng, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh cũng cần được quan tâm. Bạn nên chú ý rằng, vấn đề bản quyền các phần mềm cài đặt luôn là điều quan trọng trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay. Bên cạnh giải pháp phần cứng và phần mềm, giải pháp lâu dài cho kịch bản các bài học, các chương trình cung cấp cho người học cần được đầu tư nghiên cứu. Cần có một đội ngũ những người làm nghiên cứu nhu cầu học tập của người dùng kết hợp với các chuyên gia đào tạo cùng xây dựng các chương trình chất lượng cao, phù hợp nhu cầu người học. (4) Giải pháp Marketing hệ thống E-learning. Quảng bá thông qua internet là một công cụ hiệu quả làm đòn bẩy ra tăng doanh thu và lợi nhuận. Các phương tiện truyền thông, mạng xã hội,doanh nghiệp càng rút ngắn khoảng cách của mình đến với người học. Các hệ thống Marketing ngày nay đều tự động trong việc đăng tải các thông tin quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hay sự chính xác trong các thống kê đánh giá hiệu quả các chiến dịch đã góp phần làm cho tính hiệu quả của việc cài đặt một hệ thống Marketing chủ động trong doanh nghiệp hoạt động E- learning ngày càng cao. (5) Giải pháp chăm sóc khách hàng (ngƣời học). Khách hàng đến cửa hàng đã khó, giữ khách hàng ở lại cửa hàng lại càng khó hơn, đó là chuyện muôn thuở đối với doanh nghiệp kinh doanh bất kết lớn nhỏ hay hình thức hoạt động, doanh nghiệp E-Learning cũng không là một ngoại lệ. Việc người học nhàm chán với các chương trình học hoặc có những thắc mắc về bài học, chương trình học không được tư vấn kịp thời cũng là một trong những nguyên nhân làm người học rời bỏ trang học trực tuyến. Đáp ứng nhu cầu đó, các đơn vị cung cấp giải pháp học trực tuyến chuyên nghiệp luôn thiết lập hệ thống chăm sóc người học chu đáo. Một hệ thống kĩ thuật được xây dựng nhằm kết nối người học, người học và người quản trị LMS lại với nhau. Ba chiều thông tin luôn được thông suốt mọi lúc mọi nơi giúp người học cảm thấy hài lòng. Hơn thế nữa, người học luôn có thể biết được tình trạng học tập của mình thông qua các biểu đồ báo cáo trên hệ thống và luôn được hệ thống thông báo, nhắc nhở. Ở các một số đơn vị trường học ứng dụng một phần E-Learning, người học/ người học trả tiền cho LMS thông qua học phí. Mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận kinh doanh của nhà trường vì học phí phần lớn đến từ các chương trình được giảng dạy trên lớp. Tuy nhiên, hệ thống E-Learning ứng dụng tại trường học góp một 114 phần rất lớn vào việc nâng cao tinh thần tự học của người học/ người học, ngoài ra cũng góp phần giảm thiểu các chi phí về giảng dạy trong nhà trường. iii) Doanh nghiệp dùng LMS đào tạo nhân viên. Các trung tâm nghiên cứu, các bệnh viện, ngân hànghàng năm phải bỏ ra số tiền rất lớn cho hoạt động đào tạo cán bộ, nhân viên. Các vấn đề đào tạo chủ yếu liên quan đến quy trình, nghiệp vụ, các tiêu chuẩn vận hànhcủa doanh nghiệp, cơ quan. Các chi phí sẽ phát sinh cho các hoạt động tổ chức lớp học, chi phí cho nhà giáo, chi phí cho thời g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_bai_giang_cong_nghe_giao_duc.pdf
Tài liệu liên quan