Đề tài Báo cáo nhóm Chiến lược sản phẩm

Hàng hóa theo ý tưởng : khi sáng tạo ra một mặt hàng, người nghiên cứu cần nhận thức được ý tưởng ở ba mức độ. Mức cơ bản là mức hàng hóa theo ý tưởng.

Hàng hóa hiện thực: nhà nghiên cứu còn phải biến hàng hóa theo ý tưởng thành hàng hóa hiện thực.

Hàng hóa hoàn chỉnh : nhà nghiên cứu có thể dự tính dành thêm những dịch vụ và lợi ích phụ cho hàng hóa và tất cả gộp lại thành hàng hóa hoàn chỉnh.

Ý tưởng hoàn chỉnh của hàng hóa buộc nhà hoạt động thị trường phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống tiêu dùng hiện có của khách hàng và cần làm rõ một điều là người mua hàng nhìn nhận một cách toàn diện như thế nào vấn đề mà họ dự tính giải quyết nhờ vào việc sử dụng hàng hóa.

 

doc16 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Đề tài Báo cáo nhóm Chiến lược sản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học dân lập Văn Lang *** Khoa Công nghệ sinh học Báo cáo nhóm Môn: Phát triển sản phẩm GVHD: PGS-TS- Trần Minh Tâm SVTH: Nguyễn Quốc Cường Bùi Thanh Tú Lê Thị Anh Đào Bùi Thị Kim Chi Bùi Thị Yến Sương Trương Thị Hoàng Hạnh Lê Thị Ngọc Tuyền. Bùi Thị Thu Hương Tháng 11, năm 2010 1.HÀNG HÓA LÀ GÌ? Hàng hóa là tất cả những cái gì có thể thỏa mãn được nhhu cầu hay mong muốn và được sự chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, sức lao động, mặt bằng tổ chức và có ý tưởng. ĐƠN VỊ HÀNG HÓA : Là một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng đơn vị độ lớn, giá cả, vẻ bề ngoài và các thuộc tính khác. SẢN PHẨM HÀNG HÓA Ý TƯỞNG, HIỆN THỰC VÀ HOÀN CHỈNH Hàng hóa theo ý tưởng : khi sáng tạo ra một mặt hàng, người nghiên cứu cần nhận thức được ý tưởng ở ba mức độ. Mức cơ bản là mức hàng hóa theo ý tưởng. Hàng hóa hiện thực: nhà nghiên cứu còn phải biến hàng hóa theo ý tưởng thành hàng hóa hiện thực. Hàng hóa hoàn chỉnh : nhà nghiên cứu có thể dự tính dành thêm những dịch vụ và lợi ích phụ cho hàng hóa và tất cả gộp lại thành hàng hóa hoàn chỉnh. Ý tưởng hoàn chỉnh của hàng hóa buộc nhà hoạt động thị trường phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống tiêu dùng hiện có của khách hàng và cần làm rõ một điều là người mua hàng nhìn nhận một cách toàn diện như thế nào vấn đề mà họ dự tính giải quyết nhờ vào việc sử dụng hàng hóa. CÁCH PHÂN LOẠI HÀNG HÓA CHỦ YẾU A. Hàng hóa lâu bền, hàng hóa sử dụng ngắn hạn, dịch vụ - Hàng hóa lâu bền : là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần. - Hàng hóa sử dụng ngắn hạn : là những vật phẩm được sử dụng một lần hay một vài lần. - Dịch vụ : là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động, ích lợi hay sự thỏa mãn. B. Phân loại hàng hóa tiêu dùng : Hàng hóa sử dụng thường ngày: là hàng hóa mà người tiêu dùng thông thường hay mua, không cần đắn đo suy nghĩ và mất ít công sức để so sánh chúng với nhau. Hàng hóa sử dụng có lựa chọn: là những hàng hóa mà người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và mua thường so sánh,cân nhắc các chỉ tiêu công dụng, chất lượng, giá cả và cấu hình bề ngoài. Hàng hóa theo nhu cầu đặc biệt : là những hàng hóa có những tính chất hết sức đặc biệt hay những hàng hóa đăc hiệu riêng mà người mua sẵn sàng bỏ thêm sức lực để có nó. Hàng hóa theo nhu cầu thụ động: là những hàng hóa mà người tiêu dùng không biết hay biết, nhưng thường không nghĩ đến việc mua chúng. C. Phân loại hàng hóa theo tư liệu sản xuất: Vật tư và chi tiết : là hàng hóa được sử dụng toàn bộ vào sản phẩm của người sản xuất. cũng có thể chia tiếp thánh 2 nhóm : nguyên liệu và bán thành phẩm chi tiết. Bán thành phẩm và chi tiết: là những vật liệu hay những chi tiết đề lắp ráp . Nguyên liệu bao gồm nông sản. Tài sản cố định: là những hàng hóa tham gia một phần vào thành phẩm.chia thành 2 nhóm : công trình cố định và thiết bị phụ: Công trình cố định là những vật kiến trúc và những thiết bị cố định. Thiết bị phụ bao gồm những thiết bị di động và thiết bị văn phòng. 2. Những khái niệm cơ bản về nhãn hiệu hàng hóa. NHÃN HIỆU : là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ, hay sự phối hợp của chúng, có công dụng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán ra hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với háng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Đến nay, nhãn hiệu hàng hóa bắt đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống hiện đại, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Hàng hóa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ dẫn để có thể lựa chọn chính xác, nhanh chóng sản phẩm hàng hóa cần lựa chọn, và việc đặt tên cho sản phẩm, dịch vụ là điệu kiện tất yếu. Vai trò của nhãn hiệu: Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ từ đó khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát triển nền kinh tế. Nhãn hiệu là một sự hứa hẹn của người bán bảo đảm cung cấp cho người mua một tập hợp nhất định những tính chất, lợi ích và dịch vụ. Những nhãn hiệu danh tiếng bao hàm một sự đảm bảo về chất lượng. Nhãn hiệu là một biểu tượng phức tạp. Những người làm marketing đưa ra sáu cấp độ ý nghĩa của nhãn hiệu: - Thuộc tính. Ví dụ như Medcedes gợi cho ta những thuộc tính rất đăc trưng như đắt tiền, sang trọng, uy tín, thiết kế hoàn hảo và dùng lâu bền,... - Lợi ích. Khách hàng không mua những thuộc tính mà mua những lợi ích do chúng đem lại. Các thuộc tính cần phải có khả năng chuyển thành các lợi ích. Ví dụ, thuộc tính bền cho ta ý nghĩa về tiết kiệm, thuộc tính thiết kế hoàn hảo cho ta cảm nhận sự an toàn sau tay lái. - Giá trị. Chẳng hạn, nhãn hiệu Medcedes nói lên những giá trị mà nhiều người mua tìm kiếm, đó là sự hoàn hảo, an toàn, uy tín. - Văn hóa. Nhãn hiệu của nhà sản xuất thể hiện một nền văn hóa nhất định. Medcedes đại diện cho nền văn hóa Đức: có tổ chức, hiệu quả và chất lượng cao. - Tính cách. Nhãn hiệu biểu đạt một tính cách nhất định. Medcedes cho ta hình ảnh về một người chủ không phải kém cỏi. - Người sử dụng. Nhãn hiệu còn thể hiện khách hàng mua hay sử dụng một sản phẩm, nếu người sử dụng biết tôn trọng giá trị, văn hóa và phong cách mà sản phẩm đó thể hiện. TÊN NHÃN HIỆU : là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được. ví dụ: Sony, Aquafina, Genius, Hp,…… DẤU HIỆU CỦA NHÃN HIỆU : là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, nhưng không thể đọc được. Nó còn gọi là biểu tượng. DẤU HIỆU HÀNG HÓA : là nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được bảo vệ về mặt pháp lý. QUYỀN TÁC GIẢ : là quyền tuyệt đối về sao chụp, xuất bản, và bán nội dung cũng như hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật. 3. NHỮNG QUYẾT ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU Các quyết định có liên quan dến nhãn hiệu - Có thể gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Việc gắn nhãn hiệu có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, đặc biệt ở nước ta hiện nay nhãn hiệu làm cơ sở cho việc quản lý chống làm hàng giả. - Ai là chủ nhân của nhãn hiệu sản phẩm? Thông thường thì nhà sản xuất là chủ đích thực về nhãn hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra. Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau, nên nhãn hiệu sản phẩm lại không phải nhãn hiệu của nhà sản xuất mà đưa sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu của nhà trung gian hoặc vừa nhãn hiệu của nhà sản xuất, vừa nhãn hiệu của nhà trung gian. - Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn, chất lượng sản phẩm có những đặc trưng gì? Nhãn hiệu sản phẩm là để phản ánh sự hiện diện của sản phẩm đó trên thị trường, song vị trí và sự bền vững của nhãn hiệu lại do mức độ chất lượng sản phẩm quyết định. - Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Khi quyết định đưa ra một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm ra thị trường phải gắn nhãn hiệu cho chúng và nhà sản xuất còn phải đặt tên cho sản phẩm, cách đặt tên cho nhãn hiệu: + Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho từng mặt hàng, nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều. + Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty. + Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm. + Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm do công ty sản xuất. Việc đặt tên cho nhãn hiệu theo mỗi cách có những ưu điểm nhất định về sự ràng buộc của công ty với sản phẩm, chi phí quảng cáo sản phẩm, hoặc đem lại sức mạnh hợp pháp cho sản phẩm. Nhưng dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm cũng phải đảm bảo yêu cầu: Phải hàm ý về lợi ích sản phẩm; phải hàm ý về chất lượng sản phẩm; phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ; phải khác biệt hẳn vớinhững tên khác. - Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không? Việc mở rộng giới hạn sử dụng nhãn hiệu đã thành công có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu khác cho sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến, đồng thời bảo đảm cho sản phẩm được khách hàng nhận biết nhanh hơn thông qua nhãn hiệu đã quen thuộc. - Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm và những đặc tính khác nhau? Nhiều nhãn hiệu riêng là quan điểm người bán sử dụnghai hay nhiều nhãn hiệu cho các mặt hàng hoặc các chủng loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm, mỗi chủng loại có tên nhãn hiệu riêng gọi là sản phẩm đặc hiệu. Quan điểm này có ưu điểm: tạo cho người sản xuất khả năng nhận thêm mặt bằng ở người bán hay để bày bán sản phẩm, khai thác triệt để trường hợp người tiêu dùng không phải bao giờ cũng trung thành tuyệt đối với một nhãn hiệu đến mức họ không thích mua nhãn hiệu mới. 4. QUYẾT ĐỊNH VỀ BAO BÌ HÀNG HÓA : Nhiều hàng hóa bán trên thị trường nhất thiết phải được bao gói. Trong thời gian gần đây bao bì đã biến thành một trong những công cụ đắc lực của marketing. Rất nhiều yếu tố khác nhau đã góp phần mở rộng việc sử dụng bao bì làm công cụ marketing: - Tự phục vụ trong thương nghiệp - Tăng mức giàu sang của người tiêu dùng - Hình ảnh của công ty và hình ảnh của nhãn hiệu - Khả năng cải tiến Rất nhiều sản phẩm phải được đóng gói trước khi đưa vào thị trường. Bao bì có thể có vai trò nhỏ đối với những mặt hàng kim loại rẻ tiền, hoặc có vai trò rất lớn như đối với hàng mỹ phẩm. Môt số loại bao bì, như chai Coca -Cola và thùng chứa L’eggs đã nổi tiếng khắp thế giới. Nhiều người làm marketing đã gọi bao bì là chữ P thứ năm - Package, đứng cùng với Price (giá cả), Product (sản phẩm), Place (phân phối), Promotion (quảng cáo). Tuy nhiên, hầu hết những người làm marketing đều coi bao bì là một yếu tố của chiến lược sản phẩm. Trước đây việc tạo bao bì thường được coi như yếu tố marketing thứ yếu. Những quyết đinh về bao bì chủ yếu dựa trên chi phí và những cân nhắc trong sản xuất, vai trò đầu tiên của bao bì là chứa đựng và bảo vệ sản phẩm. Thời gian gần đây, nhiều yếu tố khác nhau đã góp phần làm tăng việc sử dụng bao bì như một công cụ marketing quan trọng. Những yếu tố đó là: Triển khai một bao bì hữu hiệu cho một sản phẩm đòi hỏi nhiều quyết định. Công việc thứ nhất là xây dựng khái niệm về bao bì. Khái niệm về bao bì là việc định nghĩa bao bì đó phải là gì hay làm được gì cho sản phẩm. Chẳng hạn nhiệm vụ chủ yếu của bao bì phải là bảo vệ sản phẩm, giới thiệu một kiểu phân phối mới, gợi ra những phẩm chất của sản phẩm của doanh nghiệp, giúp cho người tiêu dùng dễ nhận biết sản phẩm và nhãn hiệu, tạo ra cho họ sự tin tưởng và an tâm khi lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu của doanh nghiệp. Phải quyết định về những yếu tố đặc biệt của bao bì như kích cỡ, hình dạng, chất liệu, màu sắc, kiểu chữ và dấu hiệu. Những yếu tố này phải hài hòa để làm nổi bật giá trị bổ sung của sản phẩm cho khách hàng nhận thấy và hỗ trợ cho việc định vị sản phẩm và chiến lược marketing. Bao bì phải phù hợp với việc quảng cáo, định giá, phân phối và các chiến lược marketing khác. Sau khi chọn và tung ra bao bì mới, doanh nghiệp phải đều đặn đánh giá lại để xem nó còn có hiệu quả về mặt thu hút sự ưa thích của khách hàng và đạt được những tiến bộ kỹ thuật không... Trước đây, một mẫu bao bì có thể đứng vững khoảng mười lăm năm rồi mới cần cải tiến. Trong môi trường thay đổi rất nhanh chóng ngày nay, đa số các doanh nghiệp phải xét lại bao bì của mình sau hai hoặc ba năm. Chi phí vẫn là chi tiết quan trọng phải cân nhắc sau vấn đề lập bao bì. Triển khai bao bì hữu hiệu cho một sản phẩm mới, hay hoàn thiện một mẫu bao bì mới hoặc đổi sang một mẫu bao bì mới có thể tốn kém chi phí và phải mất rất nhiều thời gian. Những người làm marketing phải cân nhắc chi phí bao bì này so với những cảm nhận của khách hàng về các giá trị tăng thêm do bao bì đem lại và so với vai trò của bao bì trong việc hỗ trợ để đạt những mục tiêu marketing. Khi đưa ra những quyết định về bao bì, doanh nghiệp cũng phải chú ý đến mức quan tâm ngày càng tăng của xã hội về bao bì, và có những quyết định đáp ứng được những quan tâm của xã hội cũng như của các khách hàng và các mục tiêu của doanh nghiệp. Các bước quyết định thiết kế bao bì: Những thông tin cần thiết trên bao bì: + Tên hàng hóa. + Tên địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. + Định lượng hàng hóa. + Thành phần cấu tạo. + Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu + Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản. + Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng. + Xuất sứ của hàng hóa.  5. Chiến lược thiết kế sản phẩm hàng hóa: Một công ty hay một doanh nghiệp có thể có được sản phẩm mới bằng hai cách: - Tìm kiếm ở bên ngoài (mua bằng sáng chế hay giấy phép sản xuất của người khác). - Tự thành lập một bộ phận nghiên cứu và thiết kế. Vì sản phẩm mang tính tìm kiếm cao, nên cần chú trọng đến kiểu dáng, mẫu mã. Kiểu dáng phải bắt mắt, gây chú ý và độc đáo, khác biệt với những sản phẩm cùng loại có sẵn trên thị trường, để khi sản phẩm của ta được đặt trên cùng 1 giá với những nhãn hiệu khác trong siêu thị, thì người mua sẽ chú ý ngay đến. Sản phẩm bị đồng hóa nên cần có sự Đột phá về mẫu mã, kiểu dáng cho bao bì, hộp , túi (design phải đặcbiệt) để thu hút sự chú ý. Điều này sẽ gặp khó khăn khi sản phẩm của công ty bạn được bày bán rộng khắp đất nước , vì mỗi một địa phương lại có một “mắt thẩm mỹ” khác nhau, trước khi đưa mẫu mới, bạn nên tiến hành điều tra nhu cầu, thị hiếu và thẩm mỹ của khách hàng để dự đoán trước mức độ được chấp nhận trên thị trường. có thành phố ưa chuộng bao bì giấy, có nơi lại ưa chuộng bao bì bằng folie hoặc bằng hộp đựng. Chỉ cần 1 thay đổi nhỏ của kiểu dáng cũng là một sự sáng tạo làm tăng thêm sự đa dạng, sức cạnh tranh cho sản phẩm. Theo xu hướng phát triển chung hiện nay, mọi mẫu mã nên mang đặc tính nhẹ nhàng, tiện lợi và dễ sử dụng, có tính bảo quản tốt, như ý tưởng tạo bao bì có khả năng dính lại sau khi mở của hãng chocolate Milka. Mở ra rồi đóng lại, thưởng thức được dài dài Những đồ thực phẩm hiện nay đặc biệt nên lưu tâm đến khuynh hướng phát triển chung của thế giới là : quá cân, nên nhu cầu ăn kiêng (diat) là phổ biến. Dấu hiệu này đối với các nhà sản xuất thực phẩm là sản phẩm của họ phải giảm lượng mỡ, lượng béo, ít Cholestoron. Xu hướng thứ hai là ưa chuộng dùng đồ sinh học (bio Product) bảo đảm an toàn vệ sinh. Chú ý đến các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường xanh sạch. Những giai đoạn chính của quá trình thiết kế sản phẩm hàng hóa.  6. Chu kỳ sống của sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm được chia làm 4 giai đoạn: + Giai đoạn tung ra thị trường + Giai đoạn phát triển + Giai đoạn chín muồi + Giai đoạn suy thoái Giống như con người, những sản phẩm có một chu kỳ sống. Chúng tăng trưởng, suy giảm, và cuối cùng được thay thế. Từ lúc sinh ra đến chết đi, chu kỳ sống của sản phẩm có thể được chia làm 4 giai đoạn: tung ra thị trường, phát triển, chín muồi, suy thoái. Hai điểm có quan hệ đến khái niệm chu kỳ sống giúp chúng ta giải thích tại sao cải tiến sản phẩm là vô cùng quan trọng: * Trước nhất, những sản phẩm hiện tại của mỗi công ty cuối cùng trở nên lỗi thời, khi cường độ doanh số và thị phần của chúng bị giảm bởi những sản phẩm cạnh tranh. * Thứ hai, khi sản phẩm đã cũ đi thì lợi nhuận của nó nói chung cũng sẽ giảm xuống. Nếu như những sản phẩm đó không được thay thế và đổi mới, thì lợi nhuận, cường độ doanh số, và thị phần của xí nghiệp sẽ giảm xuống. Và lúc đó, công ty sẽ tự giết lấy mình. Ví dụ công ty Ðiện Quang, một giai đoạn dài trước 1999 chỉ có hai loại sản phẩm là bóng đèn tròn và bóng huỳnh quang. Nhưng trong 3 năm 2000 - 2003, công ty đã phát triển trên 100 loại sản phẩm mới, mà mỗi loại còn có nhiều kích cỡ, màu sắc, mức giá khác nhau. Bà Hồ Thị Kim Thoa, giám đốc công ty Ðiện Quang nói: "Chỉ dựa vào chất lượng, giá thì chưa đủ để cạnh tranh với những nhãn hiệu mạnh trên thế giới như Philip, National hay hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường. Chúng tôi phải nhờ vào sản phẩm mới, đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau để cạnh tranh”. +Giai đoạn: • Giai đoạn tung ra thị trường:sốt giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sống, sản phẩm được tung vào thị trường với chương trình marketing và sự sản xuất hoàn chỉnh. Đã đi qua những bước phôi thai của việc đánh giá ý kiến, và trắc nghiệm thị trường. Sản phẩm này có thể là mới. Hoặc là, sản phẩm có thể đã được biết nhưng có một đặc điểm mới hay được thêm vào trong giai đoạn giới thiệu. Hoặc là, nó có thể được chấp nhận ở một số khúc thị trường, nhưng ở trong giai đoạn đầu của những khúc thị trường khác. Tỷ lệ thất bại của sản phẩm trong giai đoạn này thì cao. Bởi chi phí cao, cường độ doanh số thấp, thiệt hại cao, và sự phân phối hạn chế. Theo kinh nghiệm, giai đoạn ban đầu này là giai đoạn tốn kém và rủi ro nhất. Tuy nhiên, thực tế đối với những sản phẩm mới, có rất ít sự cạnh tranh. Chương trình chiêu thị được tạo ra để kích thích nhu cầu trước tiên, và chủ yếu là nhấn mạnh loại sản phẩm. • Giai đoạn phát triển: Trong giai đoạn phát triển, hoặc giai đoạn được thị trường chấp nhận, cả doanh số và lợi nhuận đều tăng ở tốc độ nhanh. Những đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường càng đông nếu như triển vọng lợi nhuận đặc biệt hấp dẫn. Những người bán chuyển tới một chiến lược chiêu thị cho việc mua sản phẩm hơn là thử sản phẩm. Số thị trường tiêu thụ tăng lên, giá cả có thể đi xuống một ít. •Giai đoạn chín muồi: Suốt thời gian đầu của giai đoạn này, doanh số tiếp tục tăng lên, nhưng ở một tốc độ giảm dần. Trong khi doanh số đang được ổn định (leveling off), thì lợi nhuận của nhà sản xuất và những nhà buôn lẻ giảm xuống. Sự cạnh tranh giá cả trở nên gay gắt hơn. Nhà sản xuất gánh vác một phần lớn hơn cho những cố gắng chiêu thị chung trong việc đấu tranh để duy trì những người bán và những sản phẩm ở trong cửa hàng của họ. Những kiểu mẫu mới được giới thiệu khi nhà chế tạo mở rộng những tuyến sản phẩm của họ, và doanh số trong thương mại trở nên đáng chú ý. •Giai đoạn suy thoái: Thật sự đối với tất cả những sản phẩm thì sự cũ đi là không thể tránh khỏi khi những sản phẩm mới bắt đầu chu kỳ sống của chúng, và sẽ thay thế cho những sản phẩm cũ. Sự kiểm soát chi phí trở nên càng quan trọng khi nhu cầu giảm xuống. Quảng cáo giảm xuống, và một số đối thủ cạnh tranh rút ra khỏi thị trường. Sản phẩm có bị diệt vong hay không, hoặc là những người bán có thể cứu sống được sản phẩm hay không, tuỳ thuộc vào khả năng quản lý của xí nghiệp.   Tài liệu tham khảo: + Marketing căn bản ( TS. Phan Thăng) + Bài giảng phát triển sản phẩm ( PGS.TS.Trần Minh Tâm) + + +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược sản phẩm ( P1- products.doc
  • pptChiến Lược Sản Phẩm( P1- Products ).ppt
Tài liệu liên quan