Đề tài Chính sách ruộng đất và phonh trào nông dân thời kỳ nhà Lê từ thế kỷ XV-XVI

Chính sách quân điền đáp ứng đại đa số nguyện vọng của nhân dân thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ, nhưng khi chế độ này mất đi tính tiến bộ của nó thì đồng nghĩa với việc đi ngược lợi ích của nhân dân, khi đó giữa chính quyền trung ương và nhân dân sẽ nảy sinh những mâu thuẫn, đến lúc không thể điều hòa được thì dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân.

Sự suy thoái về chính trị, cùng với các chính sách của nhà nước đối với nền nông nghiệp, trong đó chế độ ruộng đất ngày càng đi vào bế tắc, thêm vào đó là tình trạng chấp chiếm, cướp đoạt ruộng đất của bọn quan lại, cường hào đã làm cho nông dân không có ruộng đất để sản xuất, đời sống cơ cực, người dân nhiều nơi phải phiêu tán.

Chính trị nhà Lê suy yếu kéo theo kinh tế bị khủng hoảng, các vấn đề xã hội nhà nước cũng không quan tâm đến: nạn đói, dân phiêu tán, hạn hán, bão lụt, thiên tai mất mùa. Từ năm 1512 đến 1519, hạn hán, lũ lụt, nạn đói, chết chóc xảy ra liên miên, đời sống nhân dân hết sức cơ cực: "Đại hạn trong nước đói to"; "Mùa hạ tháng 6, ngày mồng 7, nước to vỡ đê phường An Hoa thông vào hồ Tây"; " Năm ấy trong nước đói to, nhân dân chết đói nằm gối lên nhau"; "Mùa thu tháng 7, ngày mồng 7, trời mưa to sét đánh chết người rất nhiều", "Thiên hạ đói kém thèm rau, quân lính thiếu lương"; "Từ tháng ² đến tháng 4, trì nắng to lúa hỏng gạo đắt"; "Ngày mồng 10, trời mưa nhiều sâu lúa"; "Tháng 8 có sâu lúa"; "Năm ấy động đất 2 lần. Mùa hạ tháng 6 có đại hạn"; "tháng ² đại hạn có sâu lúa, lúa má chết khô".

Trên đây là một số nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhà Lê, thời kỳ suy yếu và khủng hoảng của nhà nước phong kiến dưới thời cầm quyền của Lê Trung Hưng. So với thời kỳ đầu – giai đoạn Lê sơ, thì đây là thời kỳ suy thoái, vị trí của nhà Lê mất dần trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bằng chính sách quân điền triều Lê đã mang lại một thời kỳ phát triển ổn định và phát triển đỉnh cao của nhà nước phong kiến ở thế kỷ XV, sang thế kỷ XVI chính sách quân điền rơi vào khủng hoảng, cùng với nền chính trị suy thoái là dấu hiệu cho thấy vai trò của nhà Lê mất dần trong xã hội phong kiến Việt Nam.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Chính sách ruộng đất và phonh trào nông dân thời kỳ nhà Lê từ thế kỷ XV-XVI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm hạn chế sau đây: Trước hết, Phong trào nông dân chưa đặt ra vấn đề ruộng đất là nhu cầu thiết thân, thường xuyên của người nông dân. Mặc dù khởi nghĩa của người nông dân nổ ra xuất phát từ các chính sách ruộng đất của nhà nước, nguyện vọng tha thiết của họ là có ruộng đất cày cấy, nhưng khi nổi dậy khởi nghĩa thì vấn đề ruộng không được giải quyết triệt để. Ngay cả những cuộc khởi nghĩa điển hình, người cầm đầu khởi nghĩa là những tri thức vẫn chưa nêu lên khẩu hiệu ruộng đất, phong trào cũng không có chủ trương giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Do sự ảnh hưởng của phương thức sản xuất phong kiến không tạo nên những điều kiện và tiền đề để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân và do đó cũng không cho phép nông dân biến yêu cầu ruộng đất thành một khẩu hiệu đấu tranh của họ. Các cuộc đấu tranh của nông dân chủ yếu nhằm lợi ích kinh tế. Đó là: lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Khi giai cấp nông dân đứng lên đấu tranh là lúc chính quyền nhà nước phong kiến khủng hoảng và suy vong, do chính sách tô thuế, do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, đói kém làm cho nông dân lưu vong phiêu tán, khi nổi dậy đấu tranh họ nhằm chống lại chính quyền phong kiến, cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo để giải quyết nhu cầu cấp thiết trước mắt là đói. Như “Năm 1594, người huyện Vĩnh Lại là Lại quận công mưu làm phản, cũng đem binh chúng bản huyện đi theo. Bấy giờ các huyện Hải Dương nhân dân mất mùa to, đói kém đến ăn thịt lẫn nhau, chết đói đến 1/3” . Xuất phát từ những điều kiện và nguyên nhân khác nhau đã làm ảnh hưởng đến tính chất của phong trào nông dân về khẩu hiệu, chủ trương đấu tranh, nhất là đấu tranh vì ruộng đất. Như đã nói trên có thể thấy mục tiêu ruộng đất trong phong trào đấu tranh của nông dân không được giải quyết triệt để, mà chỉ trong chừng mực nào đó đáp ứng nhu cầu tạm thời cho người nông dân. Đó là hạn chế lớn của phong trào nông dân – khi khẩu hiệu đấu tranh của đặt ra là đấu tranh để “có ruộng cày cấy”. Thứ hai, phong trào nông dân không xóa bỏ được mâu thuẫn giai cấp, đó là địa chủ - nông dân. Xã hội phong được thiết lập bởi quan hệ địa – tô, đó là mối quan hệ cố hữu giữa địa chủ và nông dân, ràng buộc to lớn về vấn đề ruộng đất. Trong mối quan hệ đó, người nông dân luôn bị xiết chặt bởi sự áp bức, bóc lột, hà hiếp của giai cấp địa chủ. Trong cảnh cùng cực và không chịu nổi sự áp bức đó người nông dân đã nổi dậy đấu tranh, đó là cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp địa chủ phong kiến. Phong trào đấu tranh của nông dân chống giai cấp địa chủ diễn ra sôi nổi và rầm rộ, khi mâu thuẫn giữa hai giai cấp này mâu thuẫn gay gắt. Phong trào nông dân giành được nhiều thắng lợi to lớn, vào mỗi giai đoạn giai cấp địa chủ gần như lung lay, nhưng chỉ dừng lại một chừng mực nào đó thì chấm dứt. Vì thế, cuộc đấu tranh của nông dân nhằm xóa bỏ giai cấp địa chủ không giành thắng lợi, và tất yếu giai cấp địa chủ còn tồn tại thì mối quan hệ địa – tô vẫn đứng sừng sững trong xã hội và tiếp tục là sợi dây ràng buộc của người nông dân với địa chủ thông qua vấn đề ruộng đất. Việc không xóa bỏ được giai cấp địa chủ, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Xã hội phong kiến đặc trưng bởi giai cấp địa chủ và nông dân, thông qua quan hệ địa – tô, sự xiết chặt của mối quan hệ này đã ảnh hưởng lớn đến ý thức hệ đấu tranh của người nông dân. Vì vậy, nó cũng góp phần làm cho cuộc đấu tranh chống giai cấp địa chủ của người nông dân trở nên hạn chế. Sự mở rộng ruông đất và sự thay đổi cải tiến kĩ thuật canh tác làm cho quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì một cách ổn định, mâu thuẫn xã hội chưa thực sự quyết liệt. Sự hạn chế của giai cấp nông dân, dẫn đến thế lực giai cấp thấp, đấu tranh chưa đưa ra nhiệm vụ lật đổ giai cấp địa chủ, hình thức cũng như phương pháp đấu tranh đơn giản, lẻ tẻ; mặt khác nông dân chưa bao giờ lãnh đạo cách mạng. Đó là hai hạn chế lớn của phong trào nông dân trong lịch sử Việt Nam dưới sắc màu xã hội phong kiến. Ngoài ra còn có những hạn chế khác trong phong trào nông dân: Chưa thiết lập được quan hệ mới, mặc dù diễn biến của phong trào có lúc giành thắng lợi toàn diện, nhưng giai cấp nông dân không tranh thủ và tận dụng bỏ lỡ cơ hội để phát triển phong trào, ví như cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (1516-1521) phát triển mạnh và giành thắng lợi to lớn nhưng chỉ lo xây dựng vương triều dẫn đến thất bại; Phong trào nêu khẩu hiệu: lấy của người giàu chia cho người nghèo. Đây là một khẩu hiệu nhằm chiêu dụ dân chúng. Nhìn chung các cuộc khởi nghĩa tuy không đặt thành những khẩu hiệu rõ rệt nhưng mục đích chủ yếu đều nhằm lợi ích kinh tế. Khẩu hiệu ruộng đất – động lực chính của phong trào nông dân vẫn chưa được đề cập tới. ; Sự ảnh hưởng của ý thức hệ của giai cấp nông dân Việt Nam; Sự thiếu tiến bộ về hình thức, phương pháp cũng như khẩu hiệu, chủ trương đấu tranh của nông dân… 4. Đóng góp của phong trào nông dân đối với sự phát triển của xã hội phong kiến Phong trào nông dân khởi nghĩa là biểu hiện cao nhất của cuộc khủng hoảng chế độ phong kiến nói chung, phong trào đấu tranh thế kỷ XVI của nông dân chống nhà Lê là một biểu hiện cụ thể của sự suy thoái về chính trị, khủng hoảng về kinh tế. Phong trào nông dân đóng một vị trí, vai trò to lớn trong xã hội, mặt mặt họ là lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mặt khác là lực lượng đông đảo trong phong trào đấu tranh chống giai cấp, chống ngoại xâm. Vì thế, phong trào nông dân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là trong xã hội phong kiến. Có thể thấy một vài nét sau đây nói về vai trò của phong trào nông dân đối với sự phát triển của xã hội phong kiến: Phong trào nông dân khởi nghĩa buộc chính quyền thống trị phải thực hiện một số chính sách, biện pháp nhằm cải thiện cuộc sống cùng cực của nhân dân, nhất là đưa ra các chính sách ruộng đất tiến bộ, để xoa dịu đấu tranh, hoặc cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền. Điển hình cho các biện pháp tiến bộ của nhà nước như phát chuẩn cho dân nghèo, tha bỏ một số loại thuế cho dân dưới thời Trịnh Doanh, Trịnh Sâm…, hoặc chính sách ruộng đất tiến bộ của Trịnh Lệ rất được chú ý. Dưới thời Minh Mạng có chính sách Doanh điền, đẩy mạnh công cuộc khai hoang phục hóa đất đai cho sản xuất. Điều đó nói lên kết quả đạt được của phong trào nông dân. Một số phong trào nông dân tiêu biểu đã phát triển sản xuất, chia ruộng đất cho dân cày. Tiêu biểu như khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739-1769), Lê Duy Mật (1738-1770), hay Tây Sơn, tại những vùng chiếm đóng, nghĩa quân đã tham gia sản xuất, chia ruộng cho dân cày, tham gia chống xâm lược bên ngoài. Đó là đóng góp xuất phát từ lãnh tụ của những phong trào, những người nhìn thấy được nguyện vọng của nhân dân. Phong trào nông dân góp phần thúc đẩy xã hội đi lên, bằng việc lật đổ triều đại phong kiến đang thống trị nhưng suy thoái, giai đoạn khủng hoảng suy vong. Điển hình như phong trào nông dân Tây Sơn trong quá trình khởi nghĩa đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát, xây dựng nên một chính quyền phong kiến mới, tiến bộ, thực hiện nhiều chính sách chấn hưng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục… Phong trào nông dân có ý nghĩa duy trì, làm phát triển truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của người nông dân Việt Nam. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, truyền thống đó được phát huy cao độ trong công cuộc bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc. Đó là các đóng góp của phong trào nông dân đối với sự phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam. Bất kỳ một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử nào giai cấp nông dân ngọn cờ to lớn trong xã hội, cuộc sống ổn định cho thấy người nông dân không khởi nghĩa và chính quyền nhà nước cũng thịnh vượng và ngược lại. Đồng thời, họ luôn là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. III. KẾT LUẬN Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân là một hiện tượng đặc biệt của xã hội, cuộc đấu tranh đó với tính chất thúc đẩy xã hội đi lên, bằng việc kết thúc lịch sử một triều đại. Phong trào nông dân thế kỷ XVI cũng không ngoại lệ, cuộc đấu tranh nhằm chống lại các chính sách ruộng đất khắc nghiệt của nhà nước, đồng thời chống lại chế độ hà khắc của chính quyền phong kiến, chống lại mọi lực lượng phản động kìm hãm sự phát triển của xã hội, của lực lượng sản xuất. Phong trào nông dân diễn ra là sự biểu hiện của mâu thuẫn gay gắt giữa chính sách ruộng đất và nguyện vọng của người nông dân, xã hội cuối triều Lê là sự khủng hoảng của chế độ quân điền. Phong trào nông dân thế kỷ XVI là một nét tiêu biểu về phong trào nông dân Việt Nam nói chung, ở đó người ta thấy sự hình ảnh người nông dân và ruộng đất có quan hệ xiết chặt với nhau, vì thế khi các chế độ ruộng đất có vấn đề, nảy sinh xu hướng tiêu cực, thì tất yếu phong trào nông dân diễn ra. Lấy ví dụ về phong trào nông dân thời kỳ này, giúp ta rút ra được những nét hạn chế cũng như những đóng góp của phong trào nông dân trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, từ có cách nhìn sâu sắc về phong trào nông dân Việt Nam trong nghiên cứu và học tập lịch sử về: nông dân giai cấp gốc nhất của xã hội với truyền thống lao động cần cù, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất, gắn liền từ xưa đến xã hội hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc46.doc
Tài liệu liên quan