Đề tài Cho mô hình VACR

Được xây dựng kế ao, để tận dụng thức ăn dư thừa của heo cho cá ăn

Chuồng heo được xây bằng gạch, nền lát bằng xi măng, xây thành 2 dãy theo quy cách 1,6m cho một heo, xây dựng 20 phòng ngăn, nên có ô chuồng dự phòng để nuôi heo nái, chuồng phải có mái tre, tường chắn

Chuồng phải có hệ thống nước uống tự động và máng cho ăn riêng

phân thải của chuồng cần phải được thiết kế hệ thống thải chủ động, nên thiết kế thêm bể chứa phân thải để phân bổ chủ động lượng thức ăn cho cá

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Cho mô hình VACR, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 2: NỘI DUNG I. LẬP DỰ ÁN CHO MÔ HÌNH 1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY RỰNG CÔNG TRÌNH 1.1 Điều kiện tự nhiên Chất đất phải phù hợp với đối tượng mà mình lựa chọn trong mô hình Chất đất không bị nhiễm phèn, có độ kết dính tốt Nguồn nước thuận tiện cho việc cấp và thoát, không bị ô nhiễm 1.2 Điều kiện xã hội Nên xa khu dân cư, có hệ thống giao thông thuận tiện, gần đường điện quốc gia, an ninh trật tự đảm bảo 2. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH Quy mô diện tích 1ha ta phân bố cho mô hình VACR (vườn – ao – chuồng- rừng) như sau: R: 4000m2 , V: 2000m2 , A: 3000m2, C: 1000m2. 2.1 Rừng Có độ dốc khoảng 30, nên phân lô, có mương nhỏ bao quanh, mương có bề ngang 1m sâu 0.5m để thoát nước, thiết kế gần ao thuận tiện cho việc tưới tiêu 2.2 Chuồng Được xây dựng kế ao, để tận dụng thức ăn dư thừa của heo cho cá ăn Chuồng heo được xây bằng gạch, nền lát bằng xi măng, xây thành 2 dãy theo quy cách 1,6m cho một heo, xây dựng 20 phòng ngăn, nên có ô chuồng dự phòng để nuôi heo nái, chuồng phải có mái tre, tường chắn Chuồng phải có hệ thống nước uống tự động và máng cho ăn riêng phân thải của chuồng cần phải được thiết kế hệ thống thải chủ động, nên thiết kế thêm bể chứa phân thải để phân bổ chủ động lượng thức ăn cho cá Hố chứa phân Ao Cá Cống chủ động thải 2.3 Ao Ao thiết kế có hình dạng chử nhật, hệ thống bờ kiên cố giữ nước tốt và không cho nước bị ô nhiễm ở bên ngoài vào. Mực nước trung bình trong năm tối thiểu 1,2 – 1,5m, có cống cấp, thoát nước riêng biệt 2.4 vườn Sau khi đã xây dựng cơ bản xong về chuồng trại, ao thì tiến hành xây dựng vườn cây, gồm các công việc sau: Phân chia lô thửa và vị trí trồng các loại cây trong vườn. Cây trong vườn chia thành cây hang năm và cây lâu năm. Cây hàng năm có các loại rau ngắn ngày, cây gia vị, cây thuốc, cây thực phẩm, cây hoa. Cây lâu năm chủ yếu là cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây cảnh. Kế hoạch trồng xen, gối các loài cây khác nhau trong vườn Lên luống, đào hố để trồng cây Chế độ canh tác từng loại cây trong vườn. 3. TRIỂN KHAI DỰ ÁN 3.1. Trồng rừng trên diện tích 4000 m2 3.1.1 Đối tượng: Cây Dó Bầu (Aqui laria crassna pierre ex lecomte) và một số cây xen canh khi rừng chưa khép tán như: Bắp, đậu 3.1.2 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý: Sau khi ương cây con vào bầu khoảng 6 tháng cây cao được 30 – 50 cm ta có thể đem trồng, nên trồng vào mùa mưa, trồng cây cách cây 4m hàng cách hàng 5m, với 4000 m2 ta có thể trồng được 800 cây Dó Bầu Trồng xen canh cây bắp khi rừng chưa khép tán để lấy ngắn nuôi dài và đồng thời hạn chế cỏ dại, hay để tăng them thu nhập từ rừng ta có thể nuôi Ong trong rừng để lấy mật, điều này cần phải có đầu tư thêm về kiến thức khoa học nuôi Ong lấy mật. Bón phân hữu cơ và phân vô cơ cho cây hàng năm vào đầu mùa mưa, DAP và phân chuồng tỷ lệ 1:5 kg/cây. Sau 8 – 10 năm tuổi cây Dó lúc này được đường kính khoảng 25 – 30 cm, cao khoảng 10 – 12m ta có thể tiến hành tạo trầm bằng phương pháp thủ công dùng khoan mũi 10mm, khoan theo từng cụm 3 mũi 1 cụm xen kẽ theo vòng tròn thân cây độ sâu mũi khoan 5cm, cụm cách cụm 15cm. Sau 4 – 6 tháng tinh dầu trầm có mầu đen sẽ dần lấp đầy lỗ khoan, cây lâu năm chất lượng dầu càng tốt. Sau 2 năm từ khi tạo trầm ta có thể thu hoạch 3.1.3 Thu hoạch Có thể thu hoạch hết 1 lần hoặc từng đợt Sau 10 năm trồng bình quân mỗi cây có thể đạt 70 – 100kg bột trầm , với 800 cây dó được trồng trên diện tích 4000 m2 ước tính thu được khoảng 64 tấn bột trầm hương. 3.2 Kỹ thuật trồng vườn trên diện tích 2000 m2 3.2.1 Đối tượng: LVN10: Là giống bắp lai đơn, thích ứng rộng có năng suất cao nhất hiện nay, tiềm năng năng suất 8-13 tấn/ha, độ đồng đều cao, chịu chua phèn, chịu hạn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh, trồng được nhiều thời vụ trong cả nước. Tuy nhiên, nếu trồng vào thời vụ thích hợp và điều kiện thâm canh cao thì hiệu quả càng cao. Tỷ lệ cây cho hai bắp rất cao, vỏ bi kín, dạng hạt nửa đá, màu cam vàng và cho hiệu quả cao khi trồng xen với cây họ đậu. Cây bắp lai LVN10 thời gian sinh trưởng 100 – 105 ngày và một số đối tượng xen canh ngắn ngày khác như khoai lang, rau cải, rau muống… 3.2.2 Kỹ thuật trồng cây bắp lai LVN10 a. Chọn đất: Cây bắp lai có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu..... Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Vì những loại đất này tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, lớp đất mặt sâu và có độ ẩm thích hợp. Không nên trồng bắp lai trên vùng đất nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay vùng bị ngập úng. b. Làm đất: Do hệ thống rễ của bắp lai mọc nhiều và ăn sâu, thường có nhiều rễ chân non nên đất cần được cày sâu từ 15-20 cm, bừa xới lại cho cục đất có kích cở 4-5 cm là vừa. Thông thường đối với đất trồng bắp nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp. Nếu trồng bắp trong vụ mùa mưa cần phải xẻ rãnh thoát nước hoặc lên liếp cao để chống úng. Chú ý: nên làm bầu để trồng giậm vào những chỗ bị hư sau này. c. Mật độ trồng: Đối với loại giống này ta trồng với khoảng cách 80 cm x 25 cm, tương ứng với mật độ 50.000 cây/ha (trồng 1 cây/1 lỗ). Chú ý: Vụ đông xuân và thu đông nên trồng dày hơn vụ hè thu. * Lượng giống cần 12-17 kg/ha tùy theo từng giống. Mỗi lỗ gieo 1 hạt, tỉa với độ sâu 3-5cm, lấp hạt bằng tro trấu có trộn thuốc Basudin 10H, Bam 5H liều lượng 8-10 kg/ha để ngừa côn trùng cắn phá. d. Phân bón: Cây bắp thích nghi rất cao đối với đạm, ở bắp lai không có hiện tượng lốp đổ khi bón nhiều phân như lúa, nhưng tùy loại giống mà định lượng phân bón cho có hiệu quả nhất.Nhu cầu phân bón cho cây bắp lai cao nhưng phải bón cân đối đúng lúc, đúng kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng về năng suất. * Lượng phân bón cho 1 ha (10.000 m2). - Urê: 300 kg. - DAP: 150-200 kg. - KCl: 100-150 kg. Đối với vùng có làm đất thì có thể thay thế phân DAP bằng Supper với liều lượng 450 kg/ha(tương đương với lượng lân có trong 150 kg DAP). * Cách bón: - Bón lót: Bón toàn bộ phân DAP và 1/2 KCl.Có thể bón thêm phân chuồng(nếu có), bón lót xong lấp đất lại rồi mới tiến hành gieo hạt. - Bón thúc lần 1: Vào khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, bón 1/2 KCl còn lại và 150 kg Urê.Kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, nên bón ở hai mép hàng để cây sử dụng dễ dàng, đồng thời bộ rễ phát triển cân đối. Chú ý khi bón ở giai đoạn này, cây còn nhỏ nên cẩn thận bón phân xuống rồi lấp đất nhẹ lên, không làm phân dính vào lá, gây cháy lá. - Bón thúc lần 2: Vào khoảng 45-50 ngày sau khi gieo, bón 150 kg Urê. Cuốc hốc giữa hai hàng cày sâu 10-15cm để phân vào đó, kết hợp làm cỏ và vun cao gốc. Để cây sinh trưởng phát triển tốt đồng thời phát huy hiệu quả tối đa của phân bón, cứ 5-7 ngày ta pha loãng đạm với nước phân chuồng mục tưới cho bắp. Phải bón đạm, kali xa gốc 5-7cm, tuyệt đối không được trộn lẫn đạm với kali, bón xong phải lấp đất không nên bón phân khi đất quá khô hoặc quá ẫm. e. Tưới nước: Bắp được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ầm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, ẩm độ trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây bắp lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Tùy theo điều kiện đất đai và thời tiết mà cung cấp nước thích hợp. Nhất là trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và kết trái (giai đoạn 45-75 ngày sau khi gieo). cây bắp có thể được tưới tràn nhưng phải thoát nước ngay sau đó nhằm đảm bảo đủ độ ẩm trong đất. * Chú ý đảm bảo đủ độ ẩm cho cây trước và sau khi trổ 20 ngày. Khi bắp mọc đều khoảng 3 lá thì kiểm tra tỉa lá ở những bụi mọc quá dày, tỉa định kỳ (lần 2) khi cây được 4-5 lá. Nếu tỉa định kỳ muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. f. Phòng trừ sâu bệnh: Phát hiện kịp thời thì việc phòng trừ mới có hiệu quả nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổn hợp bằng cách vệ sinh đồng ruộng, đốt cháy các tàn dư thực vật của vụ trước để diệt các trứng sâu trước khi gieo. Các bệnh quan trọng trên cây bắp là bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn và bệnh khô vằn. Do đó để phòng các bệnh này ta nên xử lý hạt giống bằng Rovral. Phun trị bằng cách dùng Validacin 3DD, Monceren, Bavistin hoặc Anvil 5S. các loai thuốc này rất ít anh hưởng tới cá và các loài gia súc đang nuôi g. Thu hoạch Xác định thời điểm thu hoạch bắp bằng việc quan sát hạt bắp ở đầu trái và cuối trái.Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là bắp đủ chín sẵn sàng để thu hoạch. Nên chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể. Nếu để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây bắp sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau. 3.3 Vận hành sử dụng chuồng a. Đối tượng nuôi chính: Heo (sus sp) Quy mô trại thiết kế cho 20 con/ đợt 4 -5 tháng Heo giống có thể nhập từ nơi khác về, tốt nhất cơ sở nên nuôi được heo sinh sản để chủ động nguồn giống b. Kỹ thuật nuôi heo thịt I. THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN   1. Thức ăn:   Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốt giúp heo mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau: - Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương. - Dùng thức ăn tự trộn. - Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các Xí nghiệp Thức ăn gia súc có uy tín. * Chú ý: Khi phối hợp khẩu phần cần lưu ý đến tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu. - Khoai mì: Có chứa HCN rất độc, nên sử dụng nguyên liệu đã qua chế biến. - Đậu nành phải được rang chín, nếu cho ăn sống dễ gây tiêu chảy, nhưng không nên rang cháy. - Bột cá: Sử dụng bột cá loại tốt, không nên để lẫn sạn, cát… - Premix: Là chế phẩm bổ sung thêm axit amin, vitamin, khoáng vi lượng… Premix có nhiều loại khác nhau Aminoaxit (Mỹ), Vitamin (Nhật), Embavit (Anh), premix cho các loại heo số 1-4 (Bayer), Polypac (Đại học Nông lâm Tp HCM). Liều lượng theo lời chỉ dẫn. 2. Chế độ cho ăn:    Khi heo mới bắt về cho ở chuồng riêng càng xa heo cũ càng tốt. Ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo ăn (nhất là heo con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.    Căn cứ vào đặc điểm phát triển của heo và điều kiện chăn nuôi của từng hộ mà có 2 phương thức cho ăn: - Phương thức cho ăn tự do: Cho heo ăn tự do theo nhu cầu từ cai sữa đến xuất chuồng. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau: + Ưu điểm: Heo mau lớn nên thời gian nuôi ngắn, quay đồng vốn nhanh. + Khuyết điểm: Không tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ mỡ cao. - Phương thức cho ăn định lượng: ¨ Heo dưới 60 kg: Ở giai đoạn này cho ăn tự do theo nhu cầu phát triển của heo (ở giai đoạn dưới 30 kg nên cho heo ăn nhiều bữa trong ngày). Từ 61 kg đến lúc xuât bán: Ở giai đoạn này nếu cho ăn nhiều heo sẽ mập do tích lũy mỡ, nên cho ăn hạn chế khoảng 2,3 - 2,7 kg/con/ngày và sử dụng đúng loại thức ăn. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau: + Ưu điểm: Tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ nạc cao hơn phương thức cho ăn tự do. + Khuyết điểm: Thời gian nuôi kéo dài.     II. NƯỚC UỐNG   Nước uống cho heo phải sạch sẽ và đủ lượng nước theo nhu cầu.    III. CHĂM SÓC - Luôn đảm bảo đàn heo sạch sẽ, thoáng mát, khu vực chăn nuôi phải yên tĩnh, không xáo trộn ảnh hưởng đến heo. - Thường xuyên kiểm tra phát hiện những trường hợp bất thường xảy ra. Đánh dấu theo dõi, kiểm tra thức ăn hàng ngày để điều chỉnh kịp thời. - Thường xuyên kiểm tra nước uống, thức ăn trước khi dùng.   IV. XUẤT BÁN HEO - Khi đến thời kỳ xuất chuồng chúng ta có thể sử dụng công thức để ước tính trọng lượng heo: P (kg) = 87,5 x (vòng ngực)2 x dài thân Ví dụ: Heo có vòng ngực 90 cm, dài thân 85 cm, thì trọng lượng sẽ là: 87,5 x (90)2 x 85 = 60,24 kg. Lưu ý: Khi đo phải để heo đứng ở tư thế thoải mái. - Nên xuất heo vào giai đoạn đạt trọng lượng từ 90-100 kg/con. - Nếu đang dùng kháng sinh để phòng bệnh thì phải ngưng thuốc từ 1-2 tuần trước khi xuất chuồng. - Ngày xuất chuồng phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ. Nên xuất chuồng vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều, cho uống nước đầy đủ, không nên cho ăn no tránh heo chết do vận chuyển.    C. PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH    I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH:    1. Vệ sinh chuồng trại: - Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các súc vật khác như: Chó, mèo… - Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng. - Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. 2. Vệ sinh thức ăn và nước uống: - Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho heo ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị thiu, thối, mốc… - Nếu sử dụng thức ăn tự trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho heo. - Nước uống phải đủ, sạch và không bị nhiễm bẩn.    b. Quy trình nuôi Thả heo giống có trọng lượng 10 – 15 kg Thức ăn là yêu tố quan trọng nhất đến quá trình tăng trọng của heo thịt, dùng thức ăn đậm đặc chộn với nguyên liệu có sẵn trong trang trại như cám bắp, rau lang, muống… Khẩu phần ăn khoảng 2,3 – 2,7 kg/con/ngày/heo 60kg. Nước uống cho heo phải sạch sẽ và đủ lượng nước theo nhu cầu Quản lý dịch bệnh Tiêm phòng định kỳ cho heo (dịch tả, tụ huyết trùng…), vệ sinh trong và ngoài chuồng trại sạch sẽ c. Thu hoạch Sau khoảng thời gian 4 tháng nuôi heo đạt bình quân 80kg/con chúng ta có thể xuất bán cho thương lái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmo_hinh_vacr_hoanghuulong_vinh_thinh_thanh_hoa.doc