Đề tài Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT) là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

Trong Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin, nêu khái niệm như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.3. Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT) là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Trong Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin, nêu khái niệm như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.           2. Sự cần thiết:           2.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại:           Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghệ năng lượng v.v.. nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, về chức năng, về phương thức hoạt động. Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin – kinh tế tri thức, nền văn minh loài người đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.           * Các đặc điểm chính của nền kinh tế mới này là:                    1. Tri thức.                    2. Số hoá.                    3. Ảo hoá.                    4. Phân tử hoá.                    5. Nhất thể hoá và mạng hoá.                    6. Phi môi giới.                    7. Hội tụ.                    8. Sáng tạo và đổi mới.                     9. Sự tham gia của người tiêu dùng.                    10. Tính tức thời.                    11. Tính toàn cầu hoá.                    12. Nhiều vấn đề nảy sinh.           2.2. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định phải đẩy mạnh CNH, HĐH để đến khoảng năm 2020 nước ta về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, đồng thời cũng xác định là chúng ta sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. 2.3. Ứng dụng tin học và CNTT trong quản lý hành chính nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử (Chính phủ điện tử); giúp cho việc xử lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp. II. Hệ thống thông tin và phân loại thông tin trong quản lý hành chính nhà nước 1. Thông tin trong hệ thống quản lý nhà nước. Có 4 hệ thống thành phần là: -         Hệ thống pháp luật; -         Hệ thống quản lý hành chính; -         Hệ thống thông tin; -         Hệ thống các thao tác. 2. Tổ chức hệ thống thông tin trong quản lý hành chính nhà nước. - Hệ thống thông tin toàn quốc, bao gồm từ Chính phủ đến các địa phương, các Bộ, các ngành. - Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý của các địa phương. - Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý của các Bộ, ngành. 3. Phân loại thông tin. - Theo yêu cầu, ta có: thông tin chỉ đạo, thông tin báo cáo, thông tin lưu trữ. - Theo chức năng, ta có: thông tin pháp lý, thông tin thực tiễn, thông tin dự báo. - Theo tính chất, ta có: thông tin kinh tế, thông tin văn hoá tư tưởng, thông tin khoa học - kỹ thuật – công nghệ, thông tin tâm lý xã hội, thông tin chính trị, thông tin an ninh – quốc phòng, thông tin ngoại giao và quốc tế. - Theo tính ổn định, ta có: thông tin không đổi, thông tin biến đổi. - Theo hướng chuyển động, ta có: thông tin vào, thông tin ra, thông tin trung gian. 4. Tiêu chuẩn thông tin (có 5 tiêu chuẩn). - Thông tin phải đúng; - Thông tin phải đủ; - Thông tin phải kịp thời; - Thông tin phải gắn với quá trình, gắn với diễn tiến của sự việc; - Thông tin phải dùng được. 5. Dạng thức của thông tin (có 3 dạng thức chính). - Văn bản (chữ viết); - Âm thanh; - Hình ảnh. III. Tình hình ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước 1. Dự án tin học hoá hệ thống thông tin Văn phòng Chính phủ  - Mục tiêu của dự án là ứng dụng tin học nhằm hiện đại hoá hệ thống thông tin tại Văn phòng Chính phủ, kết nối hệ thống thông tin của Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Mạng thông tin diện rộng của Chính phủ (WAN) đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1998, xây dựng đường truyền kết nối đến tất cả các Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành Trung ương, đang mở rộng kết nối đến cấp huyện, tiến tới kết nối đến cấp xã (4 cấp). - Hiện nay, mạng thông tin tại Văn phòng Chính phủ đã đóng vai trò trung tâm trong hệ thống mạng của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều ứng dụng đã phục vụ trực tiếp công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Văn phòng Chính phủ đã xây dựng một số phần mềm dùng chung và dự án đang được ứng dụng, triển khai rộng rãi như: + Hệ thống thư tín điện tử; + Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành  (www.chinhphu.vn); + Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; + Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội; + Phòng họp trực tuyến. + Nhiều dự án khác … 2. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia Hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng của cơ sở hạ tầng thông tin để từng bước hình thành một xã hội thông tin. Hiện nay đã xây dựng 7 CSDL quốc gia là: - CSDL quốc gia Thống kê kinh tế - xã hội  (www.thongke.vn) ;  - CSDL quốc gia Tài chính – Ngân sách ( thuchingansach ); - CSDL quốc gia Tài nguyên đất ( tainguyendat ); - CSDL quốc gia Công chức, viên chức và các đối tượng hưởng chính sách (congchucvienchuc); - CSDL quốc gia Dân cư ( dansolaodong ); - CSDL quốc gia Luật và các văn bản pháp quy (www.vanban.vn) ; - CSDL quốc gia về thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước  (www.thutuchanhchinh.vn) . 3. Dự án tin học hoá quản lý hành chính Văn phòng UBND tỉnh.           Nội dung chủ yếu của dự án này là xây dựng các hệ thống thông tin quản lý trên cơ sở trang bị kiến trúc tối thiểu ban đầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT và tiến hành đào tạo cán bộ sử dụng (quản trị và người dùng). 3.1. Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Văn phòng UBND tỉnh, kết nối mạng WAN đến 9 Văn phòng UBND huyện, thành phố và 20 Sở, ngành thuộc UBND tỉnh (mạng LAN) đến nay đạt 100%. 3.2. Các cơ quan trong tỉnh đã trang bị được 2.514 máy (tỉnh 1.339 máy; huyện, thành phố 1.175 máy); số máy nối mạng Internet 1.906 máy (tỉnh 1.144 máy; huyện, thành phố 762 máy); máy nối mạng nội bộ (LAN) 1.903 máy (tỉnh 963 máy; huyện, thành phố 967 máy). 3.3. Đến nay, tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức đạt 57,24% (2.514/4.392); trong đó (tỉnh 1.339 máy/ 2.338 người, tỷ lệ đạt 57,27%; huyện, thành phố 1.175 máy / 2.054 người, tỷ lệ đạt 57,21%. Riêng ở tại VP UBND tỉnh 100% CB, CC chuyên môn sử dụng máy vi tính làm việc).  3.4. Đã trang bị cho mỗi xã, phường, thị trấn 01 bộ máy vi tính kết nối Internet để khai thác thông tin trên mạng và gửi nhận văn bản qua thư điện tử. 3.5. Xây dựng website tỉnh Cà Mau (www.camau.gov.vn) phục vụ quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố và các Sở, ngành. Website khai trương đi vào hoạt động từ tháng 11/2005, đến nay có trên 5 triệu lượt người truy cập. Website này là cổng thông tin điện tử cho trang web của 20 Sở, ngành, 9 huyện, thành phố và 4 trường chuyên nghiệp. Cấu trúc thông tin chính của website tỉnh Cà Mau như sau:           + Giới thiệu về Cà Mau (Cơ sở dữ liệu nền);           + Tin tức và sự kiện;           + Thủ tục hành chính;           + Văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh; + Công báo Cà Mau; + Chuyên đề (các chuyên đề, đóng góp dự thảo văn bản QPPL) + Hỏi – đáp. + Trang thông tin của các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố; + Diễn đàn và thư mục tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo. 3.6. Website và các phần mềm ứng dụng khác: - Website – Sàn giao dịch điện tử tỉnh Cà Mau. Hiện nay tỉnh giao cho Trung tâm xúc tiến Thương mại – Du lịch và Đầu tư quản lý. - Phần mềm quản lý thông tin nội bộ (STM) đã triển khai thực hiện khá tốt tại VP UBND tỉnh và huyện Cái Nước. Nay được thay đổi bằng phần mềm khác. - Phần mềm quản lý hồ sơ thương binh, liệt sỹ và người có công, hiện nay Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý sử dụng. - Phần mềm quản lý thông tin chuyên ngành Sở Tài nguyên và Môi trường. - Phần mềm “hệ thống SCADA phục vụ việc giám sát và điều hành hoạt động sản xuất” của Nhà máy đường Thới Bình. - Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin cho nông dân ở các xã ven thành phố Cà Mau”, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cà Mau chủ trì thực hiện. -  Ngoài ra nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh sử dụng phần mềm ứng dụng chuyên ngành từ ngành dọc Trung ương cấp hoặc mua để sử dụng. -   Phần mềm sản xuất và quản lý thông tin Đài phát thanh truyền hình Cà Mau. 3.7. Phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông (Văn phòng điện tử, gọi tắt là VIC) Phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông các cơ quan hành chính, được triển khai thực hiện từ năm 2010. Nội dung như sau: (Trình bày trực tuyến trên mạng Internet theo địa chỉ 3.8. Ứng dụng hệ thống thông tin điện tử: Hiện nay đã cấp trên 3.600 hộp thư điện tử cho các cơ quan, cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện (tên miền:  tên, họ chữ lót viết tắt@camau.gov.vn).  3.9. Xây dựng phòng họp trực tuyến: Hiện nay tỉnh Cà Mau đã xây dựng phòng họp trực tuyến kết nối với Văn phòng Chính phủ; kết nối từ Văn phòng UBND tỉnh với các huyện, thành phố trong tỉnh. 3.10. Về đào tạo: - Đối với CB, CC: Tổ chức đào tạo tại tỉnh 5 khóa cho 572 cán bộ, công chức theo 8 nội dung thuộc Chương trình đào tạo của Văn phòng Chính phủ (đạt 35,6% số cán bộ, công chức cần đào tạo). Tổ chức 2 khóa đào tạo thời gian 1 tháng cho 92 cán bộ xã, phường, thị trấn đạt tương đương trình độ A vi tính và có khả năng truy cập, khai thác thông tin trên mạng Internet. Đưa nhiều lượt cán bộ, công chức đi đào tạo các lớp tập huấn của Văn phòng Chính phủ. - Đào tạo nguồn nhân lực CNTT: Từ năm 2000 đến nay đã đào tạo lĩnh vực CNTT  2.558 học viên; trong đó: trình độ đại học 210; cao đẳng, trung cấp 1.783. Chứng chỉ A, B tin học trên 12.000. 3.11. Tỉnh Cà Mau đang thực hiện Dự án ứng dụng tin học trong cơ quan Đảng (ĐA 47). Đã xây dựng mạng LAN và kết nối từ Văn phòng Tỉnh ủy đến các Ban Đảng và VP Huyện ủy, Thành ủy. 4. Kinh phí đầu tư giai đoạn 2000-2009 Mua sắm máy vi tính, trang thiết bị, xây dựng phần mềm, 74,46 tỷ đồng. Trong đó: Chi phần mềm 9,8 tỷ; Chi đào tạo, tập huấn công nghệ thông tin 23,7 tỷ; chi mua sắm thiết bị CNTT 25,6 tỷ; xây dựng cơ bản 15,36 tỷ đồng.           IV. Các biện pháp ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước           1. Các đặc trưng của thông tin phục vụ quản lý hành chính (có 7 đặc trưng):           - Thông tin là loại tài sản (giúp cho người quản lý ra quyết định);           - Thông tin phát triển liên tục;           - Thông tin từ nhiều nguồn;           - Khả năng sẵn có và khả năng truy cập;           - Thông tin có người quản lý, sở hữu; - Thông tin được chia sẻ làm tăng giá trị. - Thông tin tồn tại ở nhiều dạng khác.           2. Chu trình quản lý thông tin phục vụ quản lý hành chính           2.1. Xác định nhu cầu thông tin           - Thu thập thông tin;           - Phân tích và phổ biến thông tin (tạo nên giá trị thông tin);           2.2. Bảo đảm tính sẵn có của thông tin cần thiết           - Nếu đã có thì truy cập ở đâu, bằng cách nào.           - Nếu chưa có thì có thể tạo ra thông tin đó được không ? Ai tạo ra, lưu trữ và duy trì tính toàn vẹn của thông tin đó.           2.3. Thu nhận và quản lý thông tin - Thông tin được yêu cầu cần được xác định rõ ràng; - Phân công trách nhiệm người quản lý; - Phương tiện, thiết bị, công cụ nào được sử dụng; - Chi phí cho thu thập, quản lý thông tin; - Khai thác và bảo vệ thông tin.           2.4. Sắp xếp thông tin            Thông tin cần được sắp xếp ở những vị trí thích hợp, phù hợp với các chiến lược sắp xếp của nhà nước.           3. Quản lý các dự án thông tin và CNTT           3.1. Quản lý các dự án thông tin và CNTT cần lưu ý các vấn đề:           - Điều hành;           - Kiểm tra, xem xét;           - Tạo điều kiện thuận lợi;           - Phát triển nghề nghiệp;           - Các dự án mở đường;           - Truyền thông;           - Quản lý sự thay đổi.           3.1. Thực hiện quản lý các dự án thông tin và CNTT cần tuân thủ các nguyên tắc:           - Hỗ trợ cho nghiệp vụ;           - Trách nhiệm;           - Quy chế thống nhất cho người quản lý dự án;           - Quản lý rủi ro. KẾT LUẬN           Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước là vấn đề bức xúc trong tình hình hiện nay; có đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển thông tin, công nghệ thông tin mới làm tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp trực tiếp và hiệu quả cho cải cách hành chính nhà nước, cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới – khi cả nước cùng toàn nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của kinh tế tri thức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1_0653 (1).doc
Tài liệu liên quan