Đề tài Đi tìm phong cách lãnh đạo riêng cho doanh nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sau khi gia nhập WTO. Như chúng ta đã thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo để theo kịp nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên cũng cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản lý phải là người có những suy nghĩ và tư tưởng mới khác với những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp.

Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ùng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp.

 

doc37 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đi tìm phong cách lãnh đạo riêng cho doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MO DAU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sau khi gia nhập WTO. Như chúng ta đã thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo để theo kịp nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên cũng cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản lý phải là người có những suy nghĩ và tư tưởng mới khác với những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp. Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ùng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA DOANH NGHIỆP: Một số khái niệm: Lãnh đạo là : Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.  Vậy thì bằng cách nào ta gây ảnh hưởng đến người khác và khiến người khác làm theo mục tiêu của mình. Đó chính là qua cách hành xử, qua những quy tắc của tổ chức và nhất là bằng chính phong cách của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và biểu hiện bằng công thức: PCLĐ = Cá tính x môi trường PCLĐ là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yêu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Phong cách lãnh đạo phụ thuộc nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực cũng như môi trường hoạt động. Điều quan trọng trong phong cách của người lãnh đạo là phải xây dựng dựa trên bản chất, sự nhận thức và đạo đức của từng người, phù hợp chung với những chuẩn mực của xã hội, tạo động lực tốt cho xã hội. Phong cách lãnh đạo không tự nhiên có, mà phải được đào tạo một cách bài bản. Một người lãnh đạo giỏi phải là một người có phong cách lãnh đạo hợp lý, ở đó họ vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh của tập thể người lao động trong tổ chức của mình, để đạt được mục tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra. PCLĐ của doanh nghiệp: Mỗi tổ chức thực hiện được gần như toàn bộ năng lực của họ đều có một người nào đó với tư cách đứng đầu nhóm, có kỹ năng trong nghệ thuật lãnh đạo. Kỹ năng này dường như là sự kết hợp của ít nhất ba yếu tố cấu tạo chính: Khả năng nhận thức được rằng con người có những động lực thúc đẩy khác nhau ở những thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Khả năng khích  lệ. Khả năng hành động theo một phương pháp mà nó sẽ tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự hưởng ứng và khơi dậy những động cơ thúc đẩy. Yếu tố cấu thành thứ ba của sự lãnh đạo liên quan đến phong cách của người lãnh đạo.    Một tổ chức sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp), mỗi thành viên có vị trí, vai trò, nhiệm vụ khác nhau, thực hiện theo trách nhiệm  được phân công, tạo nên hoạt động chung của doanh nghiệp hướng theo mục tiêu đã đề ra. Trong hoạt động của doanh nghiệp các cán bộ quản lý và nhân viên quan hệ với nhau theo hai chiều: quan hệ theo chiều dọc giữa cán bộ cấp trên với nhân viên dưới quyền, quan hệ theo chiều ngang giữa các đồng nghiệp có cùng vị trí và vai trò trong doanh nghiệp. Vận  hành mối quan hệ gữa cán bộ lãnh đạo cấp trên với nhân viên cấp dưới trong hoạt động của doanh nghiệp chính là quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo của người cán bộ quản lý. Các quyết định, chỉ dẫn, điều kiển, điều chỉnh ... luôn theo  các nguyên tắc, các chuẩn mực nhất định và phụ thuộc vào thái độ, hành vi, cung cách ứng xử của họ đối với người dưới quyền tạo nên phong cách lãnh đạo riêng. Phong cách lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực, phương pháp, phương tiện, thái độ, hành vi và cách ứng xử, tư thể và điệu bộ của người cán bộ quản lý sử dụng nhằm động viên, thúc đẩy tính tích cực xã hội của người dưới quyền, thực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Phân loại phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo 3-Ds (Directing; Discussing; Delegating): PCLĐ độc đoán: Tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người lãnh đạo, bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả Nhân viên ít thích lãnh đạo. Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo. Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân PCLĐ dân chủ: Người lãnh đạo biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu lãnh đạo này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình lãnh đạo. Nhân viên thích lãnh đạo hơn Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo. PCLĐ ủy thác: Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Phong cách lãnh đạo ủy thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó. Nhân Viên ít thích lãnh đạo. Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi. Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên. Phong cách lãnh đạo theo tình huống: PCLĐ hướng dẫn: Nhà lãnh đạo sẽ hướng dẫn nhân viên làm thế nào để hoàn thành công việc, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhân viên và tự mình đưa ra hầu hết quyết định. Đây là phong cách thích hợp nhất để quản lý nhân viên mới vào nghề hoặc đối với những người thực hiện công việc không tốt. Tuy nhiên, nếu nhà quản lý chỉ sử dụng một phong cách này thì sẽ trở thành tiểu tiết, độc đoán. PCLĐ tư vấn Nhà quản lý liên tục đưa ra các định hướng và buộc nhân viên cùng tham gia giải quyết vấn đề và tham gia vào quá trình ra quyết định. Để thực hiện được điều này, cần lôi kéo ý kiến của nhân viên, trả lời các câu hỏi được nêu ra và thể hiện sự hứng thú bàn bạc công việc với từng cá nhân. PCLĐ hỗ trợ Phong cách này thích hợp khi nhân viên không còn là người mới đối với công việc nhưng cũng chưa đủ khả năng hoặc sự tự tin về khả năng thực hiện công việc của mình. Anh ta đã có khả năng thực hiện một công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin. PCLĐ Phân cấp hay ủy quyền Theo phong cách này, nhà lãnh đạo là nơi để nhân viên nêu ra những lo ngại và để bàn bạc về những khó khăn. Tuy nhiên, thay vì giải quyết hộ, nhà lãnh đạo chỉ hỗ trợ họ. Làm như vậy sẽ tăng cường tính độc lập và sự tự tin của nhân viên. Sử dụng đối với nhân viên có cả kỹ năng và sự tự tin trong việc xử lý công việc. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phong cách này trước khi nhân viên của bạn sẵn sàng cho công việc thì họ có thể sẽ cảm thấy rằng, bạn đã bỏ rơi họ. Vai trò của PCLĐ đối với doanh nghiệp Vai trò của PCLĐ trong hoạt động quản lý Lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng trong quản lý, lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa khoá để trở thành một nhà quản lý giỏi. Cũng như việc thực hiện những nhiệm vụ cốt yếu khác của quản lý tức là việc thực hiện trọn vẹn việc quản lý - có một ý nghĩa quan trọng để đảm bảo rằng một nhà quản lý có thể trở thành một nhà lãnh đạo có hiệu quả. Các nhà quản lý phải thực hành tất cả các yếu tố trong vai trò của họ để kết hợp nguồn nhân lực và vật lực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác động, như một nghệ thuật, hay là một quá trình tác động  đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một cách lý tưởng, mọi người cần được khuyến khích để phát triển không chỉ sự tự nguyện làm việc còn làm  việc với sự sốt sắng và tin tưởng. Sự sốt sắng là sự nhiệt tình, nghiêm chỉnh và chăm chú trong thực hiện công việc, sự tin tưởng thể hiện kinh nghiệm và khả năng kỹ thuật. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước. Các nhà lãnh đạo hành động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận dụng tối đa các khả năng của nhóm. Họ không đứng đằng sau một nhóm  để đẩy và thúc giục; họ đặt mình trước nhóm để tạo sự tiến bộ và động viên nhóm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức sản xuất (doanh nghiệp). PCLĐ góp phần tạo nên văn hoá của DN Mỗi một doanh nghiệp ở một ngành nghề khác nhau thì thường có những phong cách lãnh đạo khác nhau ở các cấp quản lý khác nhau. Phong cách lãnh đạo này thường phụ thuộc vào môi trường hay nét văn hóa được xây dựng bởi công công ty. Nếu một doanh nghiệp nào đó mà cách quản lý của những người đứng đầu tạo được ấn tượng tốt nơi người nhân viên thì dù sau này người đó có trở thành người quản lý hay la người đó đi làm ở doanh nghiệp khác thì họ vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều hay ấn tượng về phong cách lãnh đạo ở doanh nghiệp đó. - Khi nói đến văn hóa của doanh nghiệp thì không thể bỏ qua cách quản lý ỏ doanh nghiệp đó bởi hai yếu tố này thường song hành với nhau gắi bó và bổ sung lẫn nhau. Phong cách lãnh đạo tốt thì cũnh giồng như văn hóa nó góp phần quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp . Ví dụ như : văn hóa FPT, văn hóa Mai Linh …. Vai trò của PCLĐ ở doanh nghiệp đối với xã hội. Mỗi một nền văn hóa thì thường chỉ thích hợp với một phong cách lãnh đạo nhất định, bởi vậy khi mà một doanh nghiệp nào muốn tới kinh doanh ở một nước khác thì họ phải nghiên cứu đặc điểm văn hóa, con người , vùng miền mà họ định đến để có thể sử dụng phong cách nào là thích hợp giúp cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Chính vì phong cách lãnh ở mỗi chế độ xã hội là khác nhau nên ta thường thấy người ta chia ta là phong cách lãnh đạo ở phương Đông và phong cách lành đạo ở phương Tây để làm nổi bật vai trò của phong cách lãnh đạo đối với xã hội. Một phong cách lành đạo tốt thì nên được xã hội hóa để nhân rộng, tuy nhiên để việc xã hội hóa này đạt hiệu quả cao thì chỉ nên áp dụng phong cách lãnh đạo đó ở một số ngành nghề, tình huống môi trường nhất định mà thôi. Các biện pháp xây dựng và phát huy yếu tố PCLĐ trong doanh nghiệp: Sự cần thiết xây dựng và phát huy yếu tố PCLĐ riêng trong doanh nghiệp: Ngày nay, trong hoạt động kinh doanh không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán mà không cần tính đến nhu cầu, nguyện vọng của họ. Và cũng không còn những ông giám đốc chỉ biết ngồi ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Bối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản lý phải là người hoàn toàn khác với những ông chủ tư bản trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp. Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một doanh nghiệp dù hoạt động kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều chịu sự cạnh tranh rất lớn. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì bên cạnh những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản lý doanh nghiệp cần có một chiến lược, một lối đi thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Do đó người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một phong cách riêng phù hợp với đặc điểm của công ty và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên, việc lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp có vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo thành công sẽ sử dụng cả ba phong cách lãnh đạo, tùy thuộc vào những yếu tố có liên quan giữa các nhân viên, nhà lãnh đạo, và hoàn cảnh cụ thể. Một vài ví dụ bao gồm: • Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các nhân viên mới, những người còn đang trong giai đoạn học việc. Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ. Nhờ đó, nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kỹ năng mới. Đây sẽ là một môi trường hoàn toàn mới dành cho các nhân viên. • Sử dụng phong cách lãnh đạo chung sức đối với một tập thể công nhân viên biết rõ về công việc của họ. Nhà lãnh đạo cũng biết rất rõ về vấn đề, nhưng nhà lãnh đạo muốn gây dựng một tập thể mà tại đó các nhân viên thực sự làm chủ trong công việc. Ở đó, họ hiểu rõ về công việc của mình và muốn trở thành một phần của tập thể. • Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ thác đối với các nhân viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi thứ! Các nhân viên cần làm chủ công việc của họ. Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều kiện để làm những công việc khác cần thiết hơn. • Sử dụng cả ba phong cách lãnh đạo với mục đích: Nói với các nhân viên rằng một quy trình thủ tục nào đó hiện không đạt hiệu quả và một quy trình thủ tục mới cần được thiết lập (phong cách lãnh đạo độc đoán). Tham khảo ý kiến các nhân viên để rồi áp dụng vào việc tạo ra một quy trình thủ tục mới (phong cách lãnh đạo chung sức). Giao phó trách nhiệm để các nhân viên thực thi quy trình thủ tục mới (phong cách lãnh đạo uỷ thác). Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo: • Thời gian là bao nhiêu? • Các mối quan hệ được dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng hay dựa trên sự thiếu tôn trọng? • Ai là người nắm giữ thông tin - bạn, các nhân viên, hay cả hai? • Các nhân viên được huấn luyện ra sao và bạn hiểu rõ các nhiệm vụ như thế nào? • Các mâu thuẫn nội bộ • Mức độ sức ép • Kiểu nhiệm vụ. Đó là kiểu cấu trúc, phi cấu trúc, phức tạp, hay đơn giản? 1.4. Kinh nghiệm về phát huy yếu tố PCLĐ riêng trong DN ở một số nước: Nhật Bản Phong cách quản lý được thừa nhận là độc đáo ở chỗ: Người lãnh đạo luôn ý thức rằng, họ phải thiết lập các quan hệ không chính thức với những người dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi, chan hòa, sự thiện cảm và đồng cảm ở người dưới quyền. Đối với các nhà quản lý Nhật Bản, quan hệ gần gũi, thân mật với người dưới quyền không phải là mục đích tự thân mà là một nhiệm vụ để qua đó tạo được bầu không khí cởi mở, chân tình, tin cậy lẫn nhau trong tập thể. Hơn thế nữa, nó là động lực khuyến khích mọi người đóng góp trí tuệ, tài năng, sức lực vào công việc chung. Phong cách quản lý Nhật Bản còn độc đáo ở cách thức khen thưởng và kỷ luật. Khen thưởng không chỉ dành cho những ai có sáng kiến, đạt năng suất lao động cao, mà cả những người làm việc chăm chỉ, cần mẫn, dù năng lực của họ như thế nào. Khen thưởng phải có tác dụng khích lệ những người dưới quyền dám làm những gì họ cho là đúng và hợp lý, không ngồi chờ thụ động chỉ thị cấp trên. Nếu có điều gì không tốt xảy ra thì ban quản trị cũng không mất công truy tìm, điều tra người phạm lỗi (điều này khác hẳn so với phương pháp quản lý theo phương Tây). Điều quan trọng của việc thực hiện các biện pháp kỷ luật của người lãnh đạo với người dưới quyền không phải là tìm cho ra thủ phạm rồi thi hành kỷ luật bằng phạt tiền, đuổi việc mà là tìm ra và làm rõ cho mọi người hiểu rõ nguyên nhân sai lầm để rút ra kinh nghiệm. Khi phê bình, người lãnh đạo Nhật Bản không bao giờ làm cho người mắc khuyết điểm bị mất thể diện, phải lúng túng trước tập thể, trước :tổ đội sản xuất... Họ thường trao đổi riêng với người phạm sai lầm theo tình thần hai bên cùng chịu trách nhiệm, cùng nhau tìm cách tháo gỡ những vướng mắc, những hậu quả nào đó. Vì vậy mà người mắc lỗi sẽ không phải mặc cảm về mình như là "đồ bỏ đi", "vô dụng" chừng nào người đó còn cố gắng vươn lên. Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thay rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Như vậy, áp dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản trị kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên. Mỹ: George Washington: Một doanh nhân có đạo đức Ông không chỉ là một vị tướng quả cảm trên chiến trường. Sự lãnh đạo, tầm nhìn và lòng dũng cảm của ông đã thống nhất được một đất nước bị chia rẽ mạnh mẽ bởi chiến tranh và đưa Hoa Kỳ bước vào con đường tiến tới sự vĩ đại. Trước những gian khó, ông vẫn giữ được bản chất chân thật, kiên định, có nhân cách, Ông còn là một doanh nhân, một chủ trang trại mang tư tưởng đổi mới. Chẳng hạn ông đã khởi xướng việc gây giống và sử dụng con la – một lọai thú lại giữa 2 con khác lọai. Nhà lãnh đạo muốn nuôi dưỡng và phát triển những ý tưởng mới trong khi vẫn gìn giữ cốt cách kiên định cần phải dành nhiều thời gian và tâm trí để học hỏi các ứng xử của George. Abraham Lincoln: Nhà khuyến khích tài ba. Thành công của Lincoln tạo dựng từ một tính cách đạ được tôi luyện qua những trãi nghiệm. Ông đã tự đặt mình vào vị trí của nguời khác để hiểu được cảm nhận của họ. Khả năng đồng cảm này giúp ông tập hợp các đối thủ của ông lại, tạo ra một nội các bất thường nhất trong lịch sử và sắp xếp trọng trách theo tài năng của họ. Lincoln là nhà lãnh đạo thông minh, có nhiều ý tưởng xuất chúng và có đủ tư tin để đón nhận các đối thủ. Bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam: Cơ sở để chọn lựa Phong cách lãnh đạo:  2.1  Cá nhân nhóm viên :  Không ai giống ai, mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng biệt. Cần phải độc tài với những loại người như : " Những người hay có thái độ chống đối, ngang bướng."   Những người không tự chủ ( thiếu ý chí và nghị lực ) Cần phải dân chủ đối với những loại người như : "   Những người có tinh thần hợp tác"   Những người thích lối sống tập thể. Đối với những loại người này nên để họ tự do hoạt động : "Những người hay có đầu óc cá nhân, thích được khen và được chú ý, thích làm theo ý riêng của họ." Những người không thích giao tiếp vì  một lý do tâm lý nào đó. 2.2. Tập thể nhóm viên : Đặc tính chung của những cá nhân trong nhóm ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo được sử dụng. Nhóm này khác với nhóm kia ở những điểm nào đó, hiểu được điểm khác biệt thì sẽ chọn được phong cách phù hợp. Việc chọn phong cách lãnh đạo phải dựa trên cơ sở đánh giá nhóm viên của mình. Khi hoàn cảnh thay đổi, con người có thể thay đổi cả thái độ lẩn hành vi của mình. Qua kinh nghiệm, các thành viên khi tham gia nhóm và làm việc chung với nhau thường hình thành một tính thống nhất trong hành vi và thái độ. Tuy nhiên, có thể vẫn tồn tại một vài cá nhân không đi theo đường lối của nhóm hoặc không đồng tình với một phương pháp lãnh đạo nào đó. Để định hướng cho một phong cách lãnh đạo phù hợp, người lãnh đạo phải tìm hiểu những cá tính này kỹ lưỡng, bao gồm những điểm tương đồng và những sự khác biệt trong hành vi, thái độ, biểu hiện tâm lý, tình cảm, cung cách làm việc và sinh hoạt trong nhóm.  Sự hình thành và phát triển cá tính của một người mang dấu ấn rất lớn của thời thơ ấu. Tuy nhiên, quá trình phát triển cá tính của một nhóm không giống như quá trình phát triển cá tính của một cá nhân. Trước khi quyết định phong cách lãnh đạo, người lãnh đạo phải cân nhắc các điểm sau đây :  + Khả năng của nhóm có hiểu những mục tiêu mà nhóm đang thực hiện không? + Tính hiệu quả của nhóm trong nổ lực hoàn thành những mục tiêu đó ? ( năng lực, cơ cấu, phối hợp trong công việc ). + Sự hăng hái phục vụ cho những mục tiêu chung ? + Tính đồng nhất của nhóm: lứa tuổi, trình độ, sở thích, người giỏi, người kém. 2.3. Tình huống lãnh đạo : Nhóm thường trải qua những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, lúc vui, lúc buồn, lúc căng thẳng. Điều này đòi hỏi công tác lãnh đạo cũng phải có những thay đổi hợp lý và sẵn sàng đối phó với những tình huống có thể xảy ra. "Tình huống bất trắc, khẩn trương: phong cách chỉ huy"   Tình huống khẩn trương, phải tập trung cao độ: phong cách  quan tâm, được lòng người là hiệu quả nhất vì không ai muốn căng thẳng."Tình huống có bất đồng trong nhóm : phong cách dân chủ, nhưng cũng có khi chỉ huy."  Tình huống có hoang mang, xáo trộn trong nhóm: phong cách thân mật. 2.4. Cá tính của người lãnh đạo :  Có khi cá tính của người lãnh đạo là nhân tố quyết định trong việc lựa chọn phong cách lãnh đạo. Nó là nguyên nhân vì sao chúng ta cảm thấy thích phong cách lãnh đạo này hơn những phong cách khác. Nói chung, mọi hành vi của chúng ta, từ cách ăn nói đến cách đi đứng, đều bộc lộ cá tính của mình. Kinh nghiệm đã rút ra các điểm sau đây : " Áp dụng phong cách tự nhiên sẽ tốt hơn các phong cách còn lại."  Dù thích phong cách nào đi nữa, cũng có lúc dùng một trong ba phong cách cơ bản ở một mức độ nào đó. "Chúng ta thường sử dụng phong cách nào mình thích, nhưng nếu tình huống thay đổi, phải sử dụng phong cách thích hợp nhất."  Điều quan trọng là chúng ta phải kiểm tra lại cá tính của mình. Người lãnh đạo hiệu quả phải thật sự hiểu rõ về chính mình. Người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống. Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Và một đặc điểm quan trọng trong phong cách quản lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hoá của người Việt Nam. Như vậy, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP: Đặc điểm chung của các Doanh nghiệp Việt nam Đất nước ta hiện mới đang phát triển về kinh tế, các doanh nghiệp đa phần còn nhỏ lẻ và yếu về mọi mặt so với nước ngoài. Trong quá khứ nước ta lại phải chịu sự đè nén, ngu dân của thực dân Pháp, rồi trải qua hai cuộc chiến tranh tàn phá. Nên có một điều khẳng định là chưa bao giờ nước ta có một giới doanh nhân đủ mạnh để tạo nên một nền văn hoá kinh doanh của riêng mình. Từ khi đất nước được giải phóng (Cách mạng 8/1945),Các doanh nghiệp trong nước đa số là doanh nghiệp nhà nước làm việc theo kế hoạch của nhà nước đưa xuống.Đến nay, những doanh nghiệp này làm ăn không  nâng cao được hiệu quả kinh doanh của DN nhà nước; không trở thành “thế lực” nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, mà trái lại, tạo nên những nhóm độc quyền và lợi ích cục bộ trong nền kinh tế. Do đó, Đảng và nhà nước ta tiến hành cổ phần hóa cho phép tư nhân được tham gia sâu rộng hơn trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Bên cạnh đó các loại hình doanh nghiệp tư nhân cũng phát triển mạnh mẽ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.Vì vậy, đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm những đặc điểm sau : Những người được cử nắm giữ các vị trí quan trọng là người thân tín của chủ nhân và họ thường được giao kiêm nhiều chức vụ Khi khởi nghiệp, doanh nghiệp trong nước thường thuê người quen biết trong gia đình làm việc cho doanh nghiệp vì thấy thuận tiện chứ không phải là vì năng lực của người đó, nhưng cũng thông thường những người này không phù hợp với công việc, và đặc biệt rất khó kỷ luật và đuổi việc họ khi không đáp ứng được yêu cầu công việc. Việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI_DUNG_DE_TAI_TONG_HOP.DOC
  • pptSlide_nhom 3-final-2110.ppt