Đề tài Phan Thúc Trực -Tấm gương cần mẫn sưu tầm sách quý

Trên đây cũng là những vần thơ kết thúc chuyến đi tìm sách ở Bắc Hà của

Phan Thúc Trực.

Là người làm công tác Đ ịa chí Thư viện tỉnh NghệAn lâu năm, tôi thật sự

cảm phục và trân trọng vềdanh nhân văn hoá Phan Thúc Trực, vềsức học và

đọc, tinh thông sửsách, nên đã thi đậu đầu một khoa thi Tiến sĩ -(Đình nguyên

-Thám hoa), xứng danh với tấm biển vua ban khi ông vinh qui bái tổ: “Khôi đa

sĩ” (Người đứng đầu trong nhiều nho sĩ). Với trọng trách thực hiện nhiệm vụ

vua giao cho đi tìm sách quí trong dân gian, ông x ứng đáng là người đi tiên

phong trong công tácsưu tầm sách và xây dựng đài ngọc -“Tàng thư lâu” -cho

cung đình Huếvà cho ngành Thư viện Việt Nam. Ông là tấm gương sáng cho

đội ngũ cán bộ thư vi ện học tập và noi theo. Cán bộ thư vi ện phải là những

người yêu quí sách và tuyên truyền đểmọi người dâncũng đều yêu quí sách,

bảo vệsách và năng đọc sách đểgóp phần chung tay xây dựng đất nước ta ngày

càng giàu mạnh, phát triển, sánh vai cùng các cường quốc trên thếgiới.

Phan Thúc Trực thật x ứng đáng với câu khen ngợi mà quan Tham tri

Trương Quốc Dụng đã dành cho: Một nhành mai trên c ả trăm đoá hoa

(Bách hoa đ ầu thượng nhất chi mai)./

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Phan Thúc Trực -Tấm gương cần mẫn sưu tầm sách quý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thúc Trực - tấm gương cần mẫn sưu tầm sách quý Phan Thúc Trực (1808-1852), còn có tên là Phan Dưỡng Hạo, Phan Sư Mạnh, hiệu là Hành Quí, Cẩm Đình, Dưỡng Hạo Hiên, quê ở làng Vân Tụ, huyện Đông Thành, nay thuộc xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học - dòng họ nhiều đời đậu Hương cống và làm quan triều Lê. Thân sinh ông là Phan Vũ từng thi đậu ba khoa Tú tài đầu triều Nguyễn - Gia Long, được gọi là Tú Mền, nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học. Ông đã đào tạo được nhiều học trò đậu đạt thành danh trong hoạn lộ, được người đương thời là ông Đồ Bồ (ông thầy dạy học có cả bồ chữ) và tôn xưng ông là bậc “Sư Khổng”. Phan Thúc Trực được cha trực tiếp dạy bảo, rèn cặp, lại sẵn bản tính siêng năng ham học, nên từ nhỏ đã nổi tiếng là “Thần đồng” đất Nghệ An. Ông đọc nhiều sách và làu thông kinh sử, nức tiếng hay chữ, từng thi đậu Đầu xứ (năm 16 tuổi) và nhiều khoa Tú tài, nên được Hội Văn của huyện Đông Thành tôn tặng đôi câu đối: Nhất cử thành danh thiên hạ hữu; Thập khoa liên trúng thế gian vô. Nghĩa là: (*) Một lần thi đậu Cử nhân thiên hạ đã có người như vậy; Mười khoa thi đều trúng thế gian chưa từng có ai. Ông được triều đình trọng tài, chọn vào học trường Quốc tử giám để được dự thi Hội. Khoa Đinh Mùi - Thiệu Trị 7 (1847), ông thi đậu Đệ nhất giáp cập đệ đệ tam danh (Đình nguyên, Thám hoa). Ngày vinh qui bái tổ, vua ban cho tấm biển “Khôi đa sĩ” (nghĩa là: Người đỗ đầu xuất sắc trên nhiều nho sĩ). Biểu mừng Phan Thúc Trực đỗ Thám hoa của các quan, thân sĩ và đồng môn có ghi: “Trải các đời đều lấy khoa cử để chọn người tài, đỗ Tiến sĩ được người đời quí trọng, mà đỗ Tam khôi Tiến sĩ thì không có gì quí hơn. Vinh hạnh này quả thực không phải là của một gia đình hay riêng của một người. Đỗ tân khoa cập đệ xã ta là tôn quí họ Phan. Gia thế từ xa xưa đã thuộc hàng danh nho, từ sáu đời trước đến bây giờ đều theo con đường học hành, khơi nguồn thi thư lễ nhạc, con cháu đời sau có đến ba, bốn đời đều đứng vào bậc hiền nho…”. Việc Phan Thúc Trực thi đỗ Thám hoa được coi là một tất yếu, là sự nối tiếp truyền thống danh nho nhiều đời trong gia tộc. Đây không chỉ là vinh hạnh cho gia đình, dòng họ Phan mà còn là một vinh dự vẻ vang cho làng xã quê hương và đất nước. Ông được nhân dân tôn gọi là quan Thám Mười một cách trân trọng. Tính ông cương trực, ngay thẳng nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, thường lấy văn chương, nhân ái để đối đãi thu phục nhân tâm. Cuộc đời của ông là một tấm gương sáng không chỉ về học hành, đỗ đạt thành danh, mà còn ở lòng yêu nước thương dân, tận tụy với công việc. Ông luôn quan tâm đến giáo dục, từng đi dạy học ở nhiều nơi và chăm lo việc bồi dưỡng tinh thần cho thế hệ trẻ… Sau khi thi đỗ, ông về quê chỉ đạo việc khơi ngòi, đắp đập Cẩm Giang để lấy nước tưới tiêu cho đồng ruộng, phát triển nghề nông, giúp dân ổn định cuộc sống. Vì thế sau khi ông mất, được dân địa phương lập đền thờ phụng là phúc thần. Ông được nhiều người ca ngợi về học hành và phẩm hạnh. Ông mất sớm khi mới 43 tuổi nhưng đã kịp để lại cho hậu thế những di thư quí báu như: - Các tuyển tập: Cẩm Đình văn tập (VHv.683; VHv.262); Cẩm Đình thi tuyển tập (VHv.357; VHv.684); Cẩm Đình thi văn toàn tập (VHv.1426; A.1385); Trần Lê ngoại truyện (A.1069); Quốc sử di biên (Chữ Hán - A.1045/1-2); Quốc sử di biên/ Bản dịch: H., Văn hoá -Thông tin, 2009, 459 Tr, 14,5 x 20,5 cm; Quốc sử di biên (Thượng - Trung - Hạ)/ Bản dịch và in kèm phần chữ Hán: H., KHXH, 2010, 839 Tr, 16 x 24 cm; Diễn Châu Đông Thành huyện thông chí (Thám hoa Phan tiên sinh ở tổng Vân Tụ). - Tác phẩm đã đưa vào Cẩm Đình thi tuyển tập: Tứ phương lan phả; Hiệu Tần thi tập; Bắc hành thi thảo; Nam hành thi thảo. - Tài liệu liên quan và tài liệu có tác phẩm của ông: Cẩm hồi tập (A.1474, 12 bài văn; 18 bài thơ mừng Phan Thúc Trực đỗ Thám hoa năm 1874); Kim triều chiếu chỉ (A.339, Có biểu tạ ơn thi đỗ của Phan Dương Hạo); Thám hoa Phan Thúc Trực Cẩm hồi hạ tập (A.2744, Thơ và trướng mừng Phan Thúc Trực đỗ Thám hoa); Hạ Cao Phó bảng đối liễn trướng văn (A.1720, Thơ, trướng, văn mừng Cao Xuân Tiếu đỗ Phó bảng, trong đó có thơ văn của Phan Thúc Trực)… Ông là người yêu quí sách vở, từ nhỏ luôn đọc sách và làu thông các sách Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử… lại có tài ứng chế thi văn, từng được vua khen ngợi và ban thưởng nhiều lần. Ông được nhà vua yêu quí, cho làm chức quan luôn ở bên cạnh để giúp việc là Kinh diên khởi cơ chú, trong Cơ mật viện. Trước đó, ông từng trải các chức liên quan đến sách vở, giáo dục, biên soạn văn bản: Hàn lâm viện trước tác, thăng Thừa chỉ, Nhập nội các, Tập hiền viện. Có lẽ do ông quá đam mê và làu thông sử sách mà vua Tự Đức đã cử ông cùng Nguyễn Đỗ Tích đi sưu tầm di thư ở các tỉnh Bắc Hà cho triều đình. Khi ông hoàn thành nhiệm vụ vua giao, trở về đến Thanh Hóa thì bị bạo bệnh và mất. Trong Cẩm Đình thi tuyển tập, con trai của ông đã cho biết hành trình đi sưu tầm sách vở cổ của cha mình là Phan Thúc Trực như sau: “Nay xét, cha ta đi sưu tầm sách vở cổ từ ngày mồng 4 tháng 10 năm Tân Hợi niên hiệu Tự Đức thứ 4 (1851) đến ngày mồng 10 thì đến Thanh Hóa, ở lại đó từ tháng 10 cho đến mồng 1 tháng 12 thì đi Ninh Bình. Ngày mồng 8 tháng 12 ra Hà Nội. Từ tháng 12 cho đến hạ tuần tháng 2 năm Nhâm Tý đi Hải Dương, Hưng Yên và ở Hải Dương cho đến hạ tuần tháng 5 mới đi Cẩm Giàng, sau đó đi Hà Nội. Đến thượng tuần tháng 6 đi Bắc Ninh, rồi lại trở về Hà Nội. Đến trung tuần tháng 8 đi Hưng Yên, thượng tuần tháng 9 đi Nam Định, trung tuần trở về Ninh Bình, qua Thanh Hóa lưu lại ở đó”. Trong bài thơ “Hạc Thành hiểu phát phó nguyệt viên mộ túc lữ xá” (Buổi sáng từ Hạc Thành đi đến trăng lên, ngủ tại quán trọ) có câu: Đông lai thang mộc địa Phụng mệnh sứ cầu thư… Dịch nghĩa:(*) Mùa đông về trên đất quyền quý Phụng mệnh nhà vua đi cầu thư… (Cầu thư tức là sưu tầm sách vở trong dân gian) Bài thơ trên là bài số 95, nằm trong tập “Tứ phương lan phổ quyển 2” của sách Cẩm Đình thi tuyển tập, do Phan Thúc Trực sáng tác. Trước bài thơ này có ghi chú: “Tháng 8 năm Tân Hợi (Tự Đức thứ 4) bắt đầu đi tìm di thư trong tỉnh nhà. Sang tháng 10, vào ngày 4 lại lên đường, ngày 9 đến huyện lỵ Quỳnh Lưu, ngày 10 đi Thanh Hoá, ngày 15 đến huyện Hoằng Hoá đi vào dân gian, ở lại tỉnh Thanh 2 tháng có mấy bài tạp vịnh”. Từ đây cuộc rong ruổi sưu tầm sách quí của ông được ghi lại qua những vần thơ giàu cảm hứng. Bài 130 “Lưu giản Thanh Hoá tỉnh Phiên ti thông phán Nguyễn” (Thư gửi lại quan Phiên ti thông phán họ Nguyễn) với đoạn mở đầu: Bản thị nhất châu nhân Dị địa chuyển tình thân Quan tước vô sùng ti Giang sơn tương chủ tân Ngã kim sách cầu thư Nãi tại Hạc Thành nhân… Dịch nghĩa: Nguyên là người cùng trong một châu Nơi đất khách chuyển thành người anh em Chức tước chẳng cao cũng chẳng thấp Với núi sông cùng làm chủ, làm khách Bây giờ tôi đang đi tìm sách Bèn tới cửa Hạc Thành… Khi đi đến Đông Sơn, Thanh Hoá, ông tự nhận mình là học trò đất Hồng Lam được triều đình ưu ái, để dễ bề kết bạn, tìm sách: Cần tảo nhân ca Phán Hồng Lam địa thuyết Hoan Cầu thư lai Bắc quận Phỏng hữu quá Đông Sơn. Dịch nghĩa: Kẻ học trò được vào học ở trường nhà vua Quê đất sông Lam, núi Hồng có tên là Hoan Châu Nay ra Bắc để tìm sách còn sót lại Tìm bạn đến đất Đông Sơn. Nhân dịp đi tìm sách này ông được đến với nhiều vùng đất, danh thắng: “May mắn được ngồi xe sứ đi qua những kỳ quan” (Bài 151: Khuyết đề mục); có khi: “Một chiếc thuyền con vượt bến Bạch Đằng” (Bài 151). Ông lại được gặp gỡ với nhiều tao nhân, mặc khách, vừa đối ứng ngâm thơ, vừa tìm hỏi sách quí trong các thư phòng, thư viện các tư gia: “Đêm qua vừa nói chuyện văn thơ ở nơi phòng sách” (Bài 183 - Tặng Thuỷ Đường tư đạc Nguyễn Chính); lại: “Việc công khi rỗi, trước phòng sách xướng hoạ” (Bài 231 - Trần Đại Nhân thi tặng); có lúc được thưởng hưởng: “Gió xuân thổi đến thư viện gần đây” (Bài 190 - Quang khánh tự tảo tác tặng Khuê Chương thư thục đại lão ấp Sinh); lại có khi phải đi nhanh vì: “Trời nóng ruổi xe đến thảo đường” (Bài 197 - Thư đề Phú Mễ xã sĩ xã)… Tất cả mọi sự vất vả khó khăn cũng như được hưởng những niềm vui bất ngờ, khi được giao lưu với biết bao người cùng chí nguyện, tâm huyết với mình suốt cả chặng đường đi… cũng chỉ với một mục đích để tìm sách quí. Bài 199 - Sơ phó Tứ Kỳ huyện thư giản du tường liệt thức nói khá rõ cảm hứng đi tìm sách của Phan Thúc Trực: Cầu thư hữu mệnh thánh tâm ân Đáo xứ tuân tư thiết (?) niệm quần Tứ hải tư văn liên khí mạch Thử bang vãng sự tại truyền văn Cảm vân khuynh cái tình tương hậu Bất đãi hàm bôi hứng chuyển huân Minh mỵ kháp phùng tam nguyệt hảo Thôn trai tiểu toạ tá phong huân. Dịch nghĩa: Tìm sách theo lệnh nhà vua ân cần giao phó Đến đâu cũng tìm đến mọi người hỏi han cặn kẽ Tư văn bốn biển liền mạch khí Chuyện xưa nơi ấy vẫn nghe truyền Dám xin ngả mũ chào hỏi làm quen cho tình thêm nặng Chẳng chờ đến khi uống rượu cho cảm hứng chuyển thành say Cái trong sáng và đẹp đẽ lại gặp đúng vào tháng ba tươi tắn Tạm ngồi bên phòng trai (?) của làng đón luồng gió ấm. Cảm hứng đi tìm sách của ông cũng như đi tìm bạn: “Đi tìm sách lại cũng là đi tìm bạn cũ” (Bài 200 - Tín tức Tứ Kỳ học xá hý trình thục trưởng Đặng Long Luyện); việc đó cũng: “Chỉ cốt nhặt nhạnh cái văn chương trước đây đã làm ra” (Bài 201 - Tứ Kỳ Huấn đạo Đặng thi tặng); cũng là để: “Văn chương còn lại hãy cùng nhau đem ra mà bàn luận” (Bài 201). Ông quí mỗi cuốn sách tìm được, trân trọng coi như sách quí của ngàn năm: “Di văn trân trọng từng gói thẻ tre” (Bài 202 - Trùng phỏng Tứ Kỳ tư đạc Đặng khê nghị nhân đồng chu dạ phiếm lâm giang chi tác). Thẻ tre là sách viết trên các thanh tre xâu cuộn lại chỉ có ở thời Tần - Hán - Đường cách nay trên dưới 2.000 năm. Khi gặp được nơi có nhiều sách quí, ông phải lặn lội đi cho hết vì sợ bỏ sót sách quí: “Đi tìm sách vòng quanh vùng đất biển” (Bài 223 - Thư thị Đông quận chư văn hữu). Đặc biệt, tỉnh Hải Dương là nơi ông lưu lại lâu ngày hơn và dùng dằng không muốn rời, vì ở đây vừa có nhiều cảnh đẹp, vừa có nhiều sách quí nhất, lại vốn có nghề in sách lâu đời nhất (làng Hồng Lục và Liễu Tràng, huyện Gia Lộc). Đây lại là nơi thờ ông tổ của nghề in sách nước ta là Thám hoa Lương Nhữ Hộc (1420-1501; đỗ tiến sĩ năm 1442, làm quan Tả Thị lang bộ Lễ, 2 lần đi sứ nhà Minh, học được nghề in bản khắc gỗ, đem về dạy cho dân làng, nên được lập đền thờ và tôn là Tổ sư nghề khắc gỗ in sách). Điều này được thể hiện qua bài 208 - Thục đường dạ toạ biệt Đặng Huấn đạo lưu đề nhất luật (Đêm chia tay quan Huấn đạo họ Đặng ở trường học để lại một bài thơ): Vũ hậu cầu thư quá Tứ Kỳ Lâm hành hà sự khước trì tri Cựu giao tân nghị hân tương ngộ Đoạn giản tàn biên khủng hoặc di Nguyệt hạ bồi hồi cầm vận tịch Đăng tiền tỉ ỷ tửu bôi si Minh triêu hựu giá thiên chu khứ Bích thượng đề thi uý sở trị. Dịch nghĩa: Sau cơn mưa ta đi tìm sách qua huyện Tứ Kỳ Ra đi sao cứ thấy lề mề không dứt ra được Bạn cũ chuyện mới vui mừng khôn xiết khi gặp lại nhau Sách cũ long lề sợ lại bị mất đi Dưới ánh trăng bồi hồi nghe tiếng đàn bịn rịn Trước ngọn đèn nhấp nhỏm với chén rượu say Sáng mãi đã phải ra đi theo chiếc thuyền con Để lại bức thư trên vách làm vui lòng người tri kỷ. Ông là người có trách nhiệm cao trong công việc, nên luôn lo lắng sợ không làm tròn công việc được giao: “Mấy độ nhận việc vua giao mà chưa hoàn thành” (Bài 219 - Trùng ngọ tiên nhất nhật thư hoài), nên luôn trăn trở: “Ra đi từ buổi đầu thu, nay đã vào mùa hạ, Đến tận đầu nguồn mới thấy thẹn là mình chẳng có tài” (Bài 221 - Mạn hứng)… nhưng ông vẫn rất vui với tâm niệm: “Thi thư không thẹn với danh giá của gia đình xưa nay” và “Gặp xuân, nhờ xuân nói giúp nguyện vọng của chúng tôi” (Bài 235 - Tặng Đường Trạch Tiên Thuỷ tú tài Vũ Kỳ Niên). Khi hoàn thành công việc đi tìm sách quí ở hầu khắp các tỉnh Bắc Hà, ông cảm thấy yên lòng và vô cùng phấn khởi và được thể hiện qua bài “Thư thị Đông quận chư văn hữu” (Nhân cùng các bạn làng văn quận Đông): Cầu thư chu hải quận đối khách thượng thành Đông Chiếu toạ hữu minh nguyệt Mãn liêm lai thanh phong Kim tiêu phùng ngã bối Minh nguyệt thị thiên trung Thi tửu kham hành lạc Thanh ca thử dạ đồng. Dịch nghĩa: Đi tìm sách vòng quanh vùng đất biển Được làm bạn cùng khách quí thành Đông Trăng sáng soi vào chỗ ngồi Gió mát bay tràn rèm cửa Đêm nay ta gặp nhau đây Có trăng sáng giữa bầu trời Thơ với rượu tha hồ vui sướng Đêm nay ta cùng cất cao tiếng hát trong trẻo. Trên đây cũng là những vần thơ kết thúc chuyến đi tìm sách ở Bắc Hà của Phan Thúc Trực. Là người làm công tác Địa chí Thư viện tỉnh Nghệ An lâu năm, tôi thật sự cảm phục và trân trọng về danh nhân văn hoá Phan Thúc Trực, về sức học và đọc, tinh thông sử sách, nên đã thi đậu đầu một khoa thi Tiến sĩ - (Đình nguyên - Thám hoa), xứng danh với tấm biển vua ban khi ông vinh qui bái tổ: “Khôi đa sĩ” (Người đứng đầu trong nhiều nho sĩ). Với trọng trách thực hiện nhiệm vụ vua giao cho đi tìm sách quí trong dân gian, ông xứng đáng là người đi tiên phong trong công tác sưu tầm sách và xây dựng đài ngọc - “Tàng thư lâu” - cho cung đình Huế và cho ngành Thư viện Việt Nam. Ông là tấm gương sáng cho đội ngũ cán bộ thư viện học tập và noi theo. Cán bộ thư viện phải là những người yêu quí sách và tuyên truyền để mọi người dân cũng đều yêu quí sách, bảo vệ sách và năng đọc sách để góp phần chung tay xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phát triển, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Phan Thúc Trực thật xứng đáng với câu khen ngợi mà quan Tham tri Trương Quốc Dụng đã dành cho: Một nhành mai trên cả trăm đoá hoa (Bách hoa đầu thượng nhất chi mai)./. (*) Phần phiên âm và dịch nghĩa thơ từ chữ Hán Phan Thúc Trực trong bài viết này của Nhà giáo Nguyễn Thế Đạt (Câu lạc bộ Hán Nôm Nghệ An). Xin chân thành cảm ơn Nhà giáo đã bỏ nhiều công sức phiên âm, dịch nghĩa tác phẩm Cẩm Đình thi tuyển tập để tôi có đủ thông tin, tài liệu thực hiện bài viết này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_vhoa_35__1788.pdf