Đề tài Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Xuân Quỳnh (1942-1988) là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhà thơi thời chống Mĩ. Con đường thơ ca của chị gần như trải qua một phần tư thế kỉ, khá phong phú về số lượng và tươi rói chất hiện thực đời sống. Thơ chị thấm đượm tình người và thể hiện “Một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong hạnh phúc đời thường”.

doc172 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được viết bằng trí tuệ của một bậc anh hùng kiệt xuất, một trái tim rực cháy của nhà ái quốc vĩ đại. Trong các tác phẩm ấy, Người không chỉ nêu lên những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc mà còn cất tiếng gọi vang dậy non sông với toàn thể đồng bào trước vận mệnh hiểm nghèo của đất nước; đồng thời còn gửi vào từng câu chữ muôn vàn tình thương yêu của Bác đối với toàn Đảng, toàn dân ta. 2. Truyện và kí a. Trước hết phải kể đến tập “Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc” được viết trong khoảng từ năm 1922 đến 1925. Đây là tập truyện kí rất đặc sắc được viết với bút pháp đầy sáng tạo, giàu chất trí tuệ và rất hiện đại. Truyện của Bác cô đọng, hàm súc, cốt truyện biến hóa linh hoạt, kết cấu độc đáo, hình tượng mới mẻ, giàu ý nghĩa thẩm mĩ. Tiêu biểu là tác phẩm “Vi hành”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”. “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, “Con rùa”…Những truyện này một mặt đã vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm một cách thâm thúy sâu cay vua quan phong kiến ôm chân thực dân xâm lược; mặt khác, bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam. b. Trong kháng chiến chống Pháp, Bác viết truyện “Giấc ngủ mười năm” rất giàu tính chất lãng mạn, lạc quan cách mạng. Người còn viết nhiều tác phẩm kí như “Nhật kí chìm tàu”, “Vừa đi đường vừa kể chuyện”. 3. Thơ ca Đây là lĩnh vực nổi bất nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Người: “Nhật kí trong tù” (1960), “Thơ Hồ Chí Minh” (1967)… a. “Nhật kí trong tù”: Thời kì 1942 - 1943, Bác Hồ sang Trung Quốc với tư cách “đại biểu dân Việt Nam”, song Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 14 tháng trời. Chính trong thời gian này, Bác đã viết “ Nhật kí trong tù” bằng bút pháp vừa cổ điển vừa mang màu sắc Đường Thi; lại vừa rất hiện đại,… Thơ Người thâm thúy, súc tích, “ý tại ngôn ngoại”, chấm phá như tranh thủy mặc. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về mặt tàn bạo của nhà tù Quốc Dân đảng và một phần xã hội Trung Quốc những năm 1942 - 1943, vừa là một bức chân dung tinh thần tự họa của một tù nhân vĩ đại có tâm hồn vô cùng phong phú, cao đẹp: Yêu nước thiết tha, khát khao tự do cháy bỏng, yêu thương con người, nhạy cảm với cảnh đẹp thiên nhiên; bất khuất, kiên cường, ung dung tự tại, tràn đầy niềm lạc quan. b. Bác Hồ còn viết nhiều bài thơ với bút pháp giản dị nhằm tuyên truyền đường lối của Đảng và động viên nhân dân hăng hái tham gia cách mạng như “Bài ca thợ thuyền”, “Bài ca dân cày”, “Bài ca thiếu niên”, “Bài ca du kích”, “Bài ca sợi chỉ”… c. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Bác cũng viết nhiều bài thơ tức cảnh, trữ tình thể hiện chất trữ tình đằm thắm và cảm hứng anh hùng ca thời đại của bậc đại trí, đại dũng với tâm hồn lạc quan tươi sáng, với phong thái ung dung tự tại và một tấm lòng luôn canh cánh nỗi niềm lo âu cho “nỗi nước nhà”. Tiêu biểu là các bài thơ: “Cảnh khuya”, “Báo tiệp”, “Nguyễn tiêu”, “Tức cảnh Pắc Bó”, “Pắc Bó hùng vĩ”, “Thượng sơn”, “Đi thuyền trên sông Đáy”, “Vô đề”… Là một vĩ nhân suốt đời “chỉ có một ham muốn”, “ham muốn tột bậc”, đó là độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, Bác không xem sự nghiệp văn thơ là sự nghiệp chính của mình. Song không vì thế mà sự nghiệp văn thơ của bác không trở thành di sản vô giá. Trái lại, văn thơ của Người là tiếng nói tâm hồn của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng” (Viên Ưng) luôn luôn lạc quan, tin vào sức mạnh của chân lí và của con người vươn tới Chân - Thiện - Mĩ. Bởi thế, tiếng nói ấy chính là “lời non nước” dành cho con cháu hôm nay và cả mai sau. Đề bài: Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đáp án – Hướng dẫn làm bài Sinh thời, Bác Hồ không tự nhận mình là nhà văn “Ngâm thơ ta vốn không ham”, mà người chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc đó là “Tổ quốc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do và đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Bác Hồ là người bạn lớn của văn nghệ. Người nhận thức được sức mạnh kì diệu của văn nghệ và vai trò to lớn của nó “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Vốn là một người có năng khiếu đặc biệt về văn chương, đời sống tâm hồn cao đẹp, cuộc đời từng trải, Bác Hồ đã sáng tạo được một sự nghiệp văn chương phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách, sâu sắc về tư tưởng, đọc đáo về nghệ thuật. Người trở thành một nghệ sĩ lớn. Người có ý thức và am hiểu sâu sắc về quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ từ phương diện tư tưởng, chính trị đến hình thức nghệ thuật. Điều đó trước hết được biểu hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác văn chương của người. 1. Trong bài thơ “Cảm hứng đọc Thiên gia thi”, một bài thơ có ý nghĩa tổng kết tập thơ “Nhật kí trong tù”, Bác Hồ đã viết: “Thơ xưa thường chuộng cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Chất thép ở đây chính là nội dung cách mạng, tính chất chiến đấu của thơ ca. Thơ ca không chỉ giải thích, mô tả hiện thực mà còn có tác dụng cải tạo hiện thực; còn nhà thơ phải biết tích cực tham gia vào sự nghiệp chiến đấu giành độc lập tự do và xây dựng cuộc sống mới của nhân dân. Quan điểm văn nghệ trên đây là sự kế tục và phát triển quan điểm thơ “chuyên chú ở con người” như Nguyễn Văn Siêu đã nói và tinh thần “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. Sau này trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, qua bức thư gửi cho các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Người khẳng định “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Lời dạy của Bác dã nhấn mạnh vai trò, chức năng của văn nghệ và sứ mệnh của người nghệ sĩ mới. Văn nghệ đã trở thành một mặt trận giống các mặt trận khác: quân sự, chính trị, ngoại giao,… Ở đó luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa địch và ta, giữa cái ác và cái mới, giữa cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa cái ác và cái thiện. Người nghệ sĩ, bằng vũ khí nghệ thuật nhuần nhị và sắc bén của mình phải là người nghệ sĩ tiên phong trên mặt trận ấy. 2. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương, mỗi người khi cầm bút cần xác định rõ viết cho ai (đối tượng), viết để làm gì (mục đích), viết cái gì (nội dung) và viết như thế nào (hình thức). Như vậ đối tượng và mục đích quy định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người viết có xử lí đúng mối quan hệ giữa mục đích và hình thức thì mới phát huy được hiệu quả hoạt động nghệ thuật. Trong một bài phát biểu khác, Bác Hồ cũng khẳng định “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thực, phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”. 3. Trong quan niệm nghệ thuật của mình, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến tính chân thật của tác phẩm. Phát biểu trong năm đầu cách mạng, Người đã uốn nắn một khuynh hướng “Chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt lại rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những vấn đề phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “người tốt, việc tốt”, uốn nắn, phê phán cái xấu. Tính chân thực vốn là cái gốc của văn chương xưa nay. 4. Bác Hồ cũng rất quan tâm đến tính nghệ thuật, mặt hình thức của tác phẩm. Tác phẩm phải có ngôn ngữ giản dị, trong sáng, dễ hiểu, nghệ thuật hất dẫn. Theo Bác, tác phẩm văn học phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích. Người nhắc nhở các nghệ sĩ: “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sáng tạo… Đề bài: Trình bày một cách ngắn gọn và đầy đủ những nét chính của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Mở bài Phong cách Hồ Chí Minh rất hấp dẫn, độc đáo, đa dạng mà thống nhất. Thân bài Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, ký đến thơ ca, Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng độc đáo và hấp dẫn. 1. Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chật chẽ. Lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.Văn chính luận của người có sự kết hợp giữa tình và lí, lời văn giàu hình ảnh, giọng điệu khi ôn tồn thân mật như đưa lẽ phải thấm vào lòng người, khi mạnh mẽ hùng hồn. 2. Truyện, kí của Người được viết với bút pháp rất hiện đại, đầy sáng tạo, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hõm hỉnh nhưng thâm túy, sâu cay. 3. Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. a. Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ mang màu sắc dân gian hiện đại. b.những bài thơ nghệ thuật hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại; giản dị mà sâu sắc, lấp lánh chất thép mà chứa chan chất tình, từ tư tưởng đến hành động có sự vận đông tự nhiên và nhất quán hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Kết luận Nhìn chung, văn thơ của Hồ Chí Minh có phong cách hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất. Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng của Hồ Chí Minh, “Tinh hòa của dân tộc, khí phách của non sông”. Đề bài: Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu vắn tắt nội dung tập thơ “Nhật kí trong tù” (Ngục trung nhật kí) của Chủ tịch Hồ chí Minh A. Yêu cầu - Nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu ngắn gọn nội dung tập thơ “Nhật kí trong tù”. - Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng. B. Ý chính cần có Y1. Hoàn cảnh sáng tác Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu năm 1942 đến cuối mùa thu năm 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ và đã sáng tác 133 bài thơ. Y2. Nội dung tập thơ “Nhật kí trong tù” a. Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, tàn bạo, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Đó là một chế độ mà luật pháp không đảm bảo và đầy rẫy những bất công (“Đường đời khó khăn”, “Đánh bạc”, “Ở Lai Tân”, “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”, “Người vợ bạn tù đến thăm chồng”…). Đó còn là một xã hội cực kì vô nhân đạo: người tù bị bóc lột đến tàn nhẫn; đã thế, còn bị “trói”, bị “xích”, bị “cùm”, chịu cảnh ăn đói, bệnh tật, chết chóc xảy ra như cơm bữa. b. Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem “Nhật kí trong tù” như một bức chân dung tự họa về con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Chân dung Bác trong tập thơ là hình ảnh một nhà ái quốc vĩ đại lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc (“Đêm thu”, “Ốm nặng”, “Không ngủ được”, “Ở Việt Nam có biến động”, “Tức cảnh”…), luôn luôn khát khao tự do. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn hiện lên trong tư thế người chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuật (“Đề từ”, “Bốn tháng rồi”, “Đánh cờ”…); vẫn ung dung tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan tươi sáng (“Ngắm trăng”, “Đi Nam Ninh”, “Trên đường đi”, “Buổi trưa”, “Pha trò”, “Giải đi sớm”, “Buổi sớm”, “Trời hửng”…) - Chân dung Bác Hồ còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người (“Phu làm đường”, “Người bạn tù thổi sáo”, “Vợ người bạn tù đến thăm chồng”, “Một người tù cờ bạc “chết cứng”, “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”…). - Tâm hồn Bác nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên (“Ngắm trăng”, “Giải đi sớm”, “Chiều tối”, “Mới ra tù tập leo núi”, “Trời hửng”, “Trên đường đi”). Tập “Nhật kí trong tù” đã bộc lộ rõ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Với những nội dung đấy, chúng ta hoàn toàn tán thành với lời bình luận rất sâu sắc và đúng đắn của Hoài Thanh “Tuy viết bằng chữ Hán nhưng về mặt nội dung và cả về phong cách, rõ ràng tập thơ là một tác phẩm văn học Việt Nam rất đậm đà tính dân tộc, một tác phẩm văn học lớn, có tác dụng giáo dục sâu sắc phẩm chất đạo đức cách mạng cho chúng ta ngày nay”. Phân tích “Chiều tối” để làm nổi bật nét cổ điển hiện đại. I.Giới thiệu vài nét về bài thơ. 1.”Nhật ký trong tù” là tập thơ đặc sắc của HCM. Qua những bài thơ hay và tiêu biểu của tập thơ, người đọc thấy màu sắc đậm đà của hồn thơ HCM là màu sắc cổ điển. Đó là giàu tình cảm với thiên nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung thư thái, bút pháp chấm phá như muốn ghi ấy linh hồn của tạo vật.. nhưng cổ điển mà vẫn gắn bó tinh thần của thời đại. Hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai ; trong quan hệ với thiên nhiên, con người luôn giữ vai trò chủ thể.. Không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Bài thơ “Chiều tối” thể hiện rõ sự kết hợp chất cổ điển và chất hiện đại đó. 2.Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ “Chiều tối” a. Trong bài thơ “ Chiều tối” HCM đã sử dụng hình ảnh cánh chim và chòm mây để diễn tả không gian và thời gian buổi chiều. Đó là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống. b. Ở bài “Chiều tối”, chung ta bắt gặp một pháp nghệ thuật rất quen thuộc-đó là bút pháp chấm phá, tả ít gợi nhiều. Đặc biệt tác giả dùng chữ “hồng” ở cuối bài thơ đẻ miêu tả cái tối. 3.Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ “Chiều tối” a. Nếu như trong thơ xưa, con người thường trở nên nhỏ bé nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn, thì ở bài tho “Chiều tối”, hình ảnh người lao động, “cô gái xay ngô” nổi bật lên và là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên, là linh hồn, là ánh sáng của bức tranh, chi phối toàn bộ khung cảnh nước non sơn thuỷ. b. Trong bài thơ “Chiều tối”, chúng ta nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động khoẻ khoắn, đó là sự vận động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp từ tàn lụi đến sự sống. Tóm lại bài thơ mang đạm tính chất cổ điển, hiện đại mang đậm phong cách Hồ Chí Minh vì thế bài thơ viết về chiều tối mà không âm u mà bừng sáng ở đoạn cuối. Phân tích bản “ Tuyên ngôn độc lập” (Theo quan điểm: từ góc độ văn chính luận) Mở bài Do hoàn cảnh không gian địa lý đặc biệt: lưng tựa Trường sơn hùng vĩ, mặt hướng ra Biển Đông bốn mùa sóng vỗ, trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã từng phải đương đầu với đủ loại ngoại xâm: từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, từ Đông vào.Vì vậy cùng với những chiến công hiển hách phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh, nền văn học của chúng ta cũng đã có những áng văn kiệt tác khẳng định đanh thép, hùng hồn chủ quyền độc lập dân tộc. Bên cạnh bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên sông Như Nguyệt, “Bình Ngô đại cáo” một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, ngày nay chúng ta có “Bản Tuyên ngôn độc lập” một áng văn chính luận mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh- “Tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông”- Phạm Văn Đồng. Thân bài: I.Vài nét về hoàn cảnh sáng tác. II.Đối tượng và mục đích của Bản Tuyên ngôn “ Bản Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử được Bác viết ra cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới: “Hỡi đồng bào cả nước… chúng tôi trịnh trọng tuyên bố với thế giới”. Vì viết cho đồng bào nên lời văn của Bản tuyên ngôn xiết bao xúc động vì đây là lời của người cha, người mẹ nói với các con: “ Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao Giọng của Người không phải sấm trên cao Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước Con nghe bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau” Vì tuyên bố với thế giới nên giọng văn của Bản tuyên ngôn sắc bén, lý lẽ đanh thép. Để tái hiện lại giờ phút thiêng liêng khi Bác đọc Bản tuyên ngôn tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trong bản trường ca “ Theo chân Bác”, Tố Hữu đã viết mấy câu thơ thật chân thực và xúc động: “ Người đọc tuyên ngôn…rồi chợt hỏi: “ Đồng bào nghe tôi nói rõ không?” Ôi câu hỏi hơn mọi lời kêu gọi Rất đơn sơ mà ấm bao lòng Cả muôn triệu một lời đáp: “ Có” Như Trường sơn say gió Biển Đông Vâng Bác nói chúng con nghe rõ Mỗi lời Người mang nặng núi sông” Và Người viết nhằm mục đích tuyên bố quyền độc lập của dân tộc ta và ngăn chặn âm mưu của Anh, Mỹ, đăc biệt là Pháp nhân danh bảo hộ, khai hóa, đồng minh, hòng cướp lại nước ta một lần nữa. III. Những lý lẽ có tính chất nguyên lý: Trước hết để khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta là đúng nguyên lý, phù hợp với công pháp quốc tế, Bác đã trích hai câu nói nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776 và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1791: “ Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc… Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi. Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. 1/ Ý kiến suy rộng ra ấy là một đóng góp vô cùng quan trọng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Một nhà văn hóa nổi tiếng của thế giới đã viết: “ Cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy là tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình”. Ý kiến suy rộng ra của Bác có thể được xem là tiếng chuông khởi đầu cho thời kỳ bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào những năm 60-70 của thế kỷ 20. =>Như thế là Bác đã dùng những lý lẽ của chính tổ tiên người Mỹ, người Pháp đã ghi trong những bản tuyên ngôn được cả thế giới công nhận và từng làm vẻ vang cho truyền thống, tư tưởng văn hóa của những dân tộc đó. Cách viết như thế là vừa khéo léo, vừa kiên quyết. 2/ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mỹ. 3/ Kiên quyết vì như ngầm cảnh cáo “Nếu họ tiến quân xâm lược Việt Nam, thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên mình, làm vấy bẩn lên lá cờ nhân đạo, thiêng liêng của những cuộc cách mạng vĩ đại của họ mà được cả thế giới ngưỡng vọng”. Ở đây Bác đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật rất hiệu quả trong việc đánh địch là dùng “gậy ông để đập lưng ông”. Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: “ Những câu tuyên ngôn trích trên kia vừa là quả táo với chúng ta, vừa là quả lựu đạn đối với kẻ thù: khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào” 4/ Vả lại cách viết như vậy, phải chăng Bác đã đặt ba bản tuyên ngôn ngang nhau, đặt ba cuộc cách mạng ngang nhau? Điều đó làm cho ta gợi lại niềm tự hào bài “ Đại Cáo bình ngô” nổi tiếng khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân xứng để đặt ngang hàng Triệu- Đinh- Lý- Trần của Việt Nam với Hán- Đường- Tống- Nguyên. Bác Hồ đặt cân xứng bản tuyên ngôn của ta với bản tuyên ngôn của Mỹ, Pháp.Cũng phải thôi, vì cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 hầu như đã giải quyết đúng nhiệm vụ hai cuộc cách mạng của Mỹ ( 1776) và của Pháp ( 1789). Bản tuyên ngôn của Bác đã nêu rõ: “ Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Đó cũng là yêu cầu đặt ra cho cuộc cách mạng nước Mỹ, đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa Bắc Mỹ ra khỏi ách thực dân Anh. Bản tuyên ngôn của Pháp cũng viết: “ Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Đây cũng là tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng dân quyền, nhân quyền của Pháp thế kỷ 18. IV. Những lý lẽ nhằm bác bỏ luận điệu sảo trá của kẻ thù: Tiếp đó là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân loại tiến bộ để đẩy lùi kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đe dọa nền độc lập dân tộc đó là thực dân xâm lược Pháp, Bác đã nêu lên lý lẽ và lập luận hết sức thuyết phục về mặt pháp lý nhằm bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc thực dân. 1/ Để vạch trần luận điệu về công lao khai hóa của Pháp đối với Đông Dương,Bác đã nêu rõ “ những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của chúng trong 80 năm thống trị nước ta về hai phương diện: chính trị và kinh tế, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ Tổ quốc ta thành ba kỳ: “ Giặc cướp hết non cao biển rộng Cướp cả tên nòi giống tổ tiên Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền Núi sông một khúc ruột liền chia ba” “ Tắm các phong trào yêu nước và cách mạng của ta trong những bể máu” Thi hành chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu lậu, bóc lột vơ vét đến tận xương tủy làm cho nước ta xơ xác, dân ta tiêu điều, cuối cùng chúng đã gây ra nạn đói rùng rợn khủng khiếp khiến cho từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Như vậy là khai hóa đó sao? Sự thực là các ngài đã khai tử cả dân tộc chúng tôi. 2/ Để phơi bày luận điệu xảo trá về “công lao bảo hộ Đông Dương” của Pháp, bản tuyên ngôn đã chỉ rõ đó không phải là công mà là tội. Vì chúng chẳng những không bảo hộ mà trong năm năm chúng đã bán đứng nước ta hai lần cho Nhật. 3/ Và cuối cùng bác bỏ lời tuyên bố là: Đông Dương là thuộc địa của chúng với tư cách là thành viên của đồng minh, bản tuyên ngôn chỉ rõ đó là tội: Pháp đã quỳ gối đầu hàng Nhật, kẻ thù của đồng minh, dâng Đông Dương cho Nhật làm một căn cứ đánh đồng minh. Pháp không còn tư cách gì là đồng minh để trở lại đây nữa. Và dân ta đã giành độc lập từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp, giành bằng sự nổi dậy của chính mình, giành khi đồng minh chưa bén mảng đến đây. Luận điểm này đứng về ý nghĩa pháp lý là vô cùng quan trọng. Nó sẽ dẫn đến lời tuyên bố hùng hồn tiếp theo của bản tuyên ngôn: “ Bởi thế, cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. 4/ Việt Nam đã độc lập đó là thực tế. Việt Nam phải được độc lập đó là theo các nguyên tắc của Hội nghị Cựu Kim Sơn của các nước đồng minh “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và thực tế đã trở thành một nước tự do, độc lập” chính là nhấn mạnh lý và sự ấy, đồng minh khó bẻ một lý nào. V. Những lý lẽ nhằm khẳng định dân tộc ta có đủ tư cách để hưởng độc lập Còn dân tộc ta thì sao? Dân tộc ta có xứng đáng được hưởng độc lập tự do hay không? Có đủ tư cách làm chủ đất nước mình hay không? Bản tuyên ngôn cũng đưa ra những lý lẽ đầy tính chất khẳng định. 1/ Nếu thực dân Pháp có tội phản bội đồng minh- dâng Đông Dương cho Nhật thì nhân dân ta đã anh dũng chống Nhật với tư cách là thành viên đồng minh. 2/ Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính chất hèn nhát phản động phi nhân đạo ở hành động thẳng tay khủng bố Việt Minh. Thậm chí đến khi thua chạy còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng thì nhân dân ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo với kẻ thù khi chúng đã thất thế “ Sau cuộc biến động 9 - 3Việt Minh đã giúp cho người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi trại giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ” Một dân tộc đã chịu bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh dũng chiến đấu cho độc lập, tự do; đã đứng hẳn về phe đồng minh chống phát xít; đã nêu cao tinh thần nhân đạo bác ái , như thế “ Dân tộc đó phải được tự do,. Dân tộc đó phải được độc lâp” * Nghệ thuật: Bản tuyên ngôn độc lập của Bác không chỉ thuyết phục người đọc bằng những lý lẽ chặt chẽ, mà còn lay động hàng triệu trái tim người đọc bởi lời văn đầy cảm hứng yêu nước, nhân đạo: “ khi đanh thép hùng hồn, khi căm giận uất ức, khi lâm li thắm thiết”. Vì là tuyên ngôn nên vừa khẳng định quyền của ta vừa vạch trần tội ác của giặc. Trong một đoạn văn ngắn mà Bác láy lại 13 chữ “ quyền” và sau đó 14 câu, câu nào cũng có “ chúng” nặng như búa tạ. Và mỗi chữ “ chúng” ấy,mỗi tội ác của “ chúng” ấy như trút xuống chữ “ ta” làm xúc động lòng người… “một dân tộc” hai lần nhấn mạnh chữ “ gan góc”, bốn lần nhấn mạnh chữ “ dân tộc”, rồi hai câu điệp lại như những nhát dao mỗi lúc chém xuống mạnh hơn “ dân tộc đó… dân tộc đó” “ đọc lên sảng khoái biết chừng nào”- Chế Lan Viên. Kết luận Tóm lại Bản Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn của Bác đã trở thành một bài văn chính luận mẫu mực nổi tiếng. Bởi bài văn đã xây dựng được một hệ thống lập luận chặt chẽ, đưa ra được những bằng chứng hùng hồn, không ai có thể chối cãi được. Đằng sau đó là một tầm tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh, Người đã tổng kết được một cách giản dị mà xúc tích những kinh nghiệm đấu tranh của nhiều thế kỷ giành độc lậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_luyen_tap_hoc_mai_2744.doc
Tài liệu liên quan