Đề tài Quản lý rủi ro tỷ giá VPBank – chi nhánh Đông Anh

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã làm nổi bật hơn những tồn tại, thách thức và rủi ro mà các NHTM Việt Nam cần tập trung giải quyết trong tương lai gần.

Tồn tại cơ bản của các NHTM Việt Nam là năng lực cạnh tranh yếu và rất dễ bị tổn thương từ những biến động hay những cú sốc bất lợi ở trong nước hoặc ngoài nước. Do năng lực tài chính yếu, trình độ và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế (quản trị ngân hàng, quản trị kinh doanh và quản lý rủi ro, trình độ công nghệ ngân hàng, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng chưa cao.

Những thách thức mà các NHTM Việt Nam phải vượt qua là: sức ép cạnh tranh gia tăng do việc nới lỏng, dỡ bỏ những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài trong việc tiếp cận, gia nhập thị trường; sức ép ngày càng tăng từ phía các cổ đông về kỳ vọng tăng trưởng tài sản có, lợi nhuận, cổ tức

Các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động ngày càng cao và sát hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, yêu cầu về tiện ích, chất lượng dịch vụ ngày càng cao và với chi phí hợp lý.

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm, môi trường hoạt động ngân hàng thay đổi nhanh và còn chứa đựng các yếu tố khó dự báo, đo lường.

Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội có lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận.

Trong số các loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro hoạt động là loại rủi ro bao trùm, và trong đó không thể không nói đến rủi ro về tỷ giá. Đây là loại rủi ro do không kịp thời ban hành các quyết định hoặc có không đầy đủ các quy trình hoạt động phòng chống rủi ro tỷ giá và các thủ tục tác nghiệp, do thiếu cán bộ có đủ trình độ, kinh nghiệm, đạo đức.

Với mong muốn nâng đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank, tác giả chọn đề tài “Quản lý rủi ro tỷ giá VPBank – chi nhánh Đông Anh.”

 

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quản lý rủi ro tỷ giá VPBank – chi nhánh Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã làm nổi bật hơn những tồn tại, thách thức và rủi ro mà các NHTM Việt Nam cần tập trung giải quyết trong tương lai gần. Tồn tại cơ bản của các NHTM Việt Nam là năng lực cạnh tranh yếu và rất dễ bị tổn thương từ những biến động hay những cú sốc bất lợi ở trong nước hoặc ngoài nước. Do năng lực tài chính yếu, trình độ và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế (quản trị ngân hàng, quản trị kinh doanh và quản lý rủi ro, trình độ công nghệ ngân hàng, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng chưa cao. Những thách thức mà các NHTM Việt Nam phải vượt qua là: sức ép cạnh tranh gia tăng do việc nới lỏng, dỡ bỏ những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài trong việc tiếp cận, gia nhập thị trường; sức ép ngày càng tăng từ phía các cổ đông về kỳ vọng tăng trưởng tài sản có, lợi nhuận, cổ tức… Các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động ngày càng cao và sát hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, yêu cầu về tiện ích, chất lượng dịch vụ ngày càng cao và với chi phí hợp lý. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm, môi trường hoạt động ngân hàng thay đổi nhanh và còn chứa đựng các yếu tố khó dự báo, đo lường. Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội có lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Trong số các loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro hoạt động là loại rủi ro bao trùm, và trong đó không thể không nói đến rủi ro về tỷ giá. Đây là loại rủi ro do không kịp thời ban hành các quyết định hoặc có không đầy đủ các quy trình hoạt động phòng chống rủi ro tỷ giá và các thủ tục tác nghiệp, do thiếu cán bộ có đủ trình độ, kinh nghiệm, đạo đức. Với mong muốn nâng đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank, tác giả chọn đề tài “Quản lý rủi ro tỷ giá VPBank – chi nhánh Đông Anh.” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trên các phương diện như: cơ cấu tổ chức, các chính sách, nhân lực, công nghệ, quy trình tác nghiệp… từ đó thấy những tồn tại bất cập và tìm ra giải pháp khắc phục những thiếu sót đó. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của rủi ro tỷ giá, quản lý rủi ro tỷ giá và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – chi nhánh Đông Anh trong khoảng thời gian từ 2008 – 2010. 3. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích so sánh để giải quyết các vấn đề. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần như: lời mở đầu, lời giới thiệu, lời cam kết, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo… thì nội dung chính của chuyên đề được gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về VPBank. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá VPBank – Chi nhánh Đông Anh. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ VPBANK 1.1 Tổng quan về VPBank 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của VPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng Long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán. VPBank đã có tổng số 131 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc: - Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch - Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch. - Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch. - Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch. 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union (tính đến 31/08/2009) Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2009, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: 2.506 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước. 1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank Trong những năm vừa qua, VPBank đã rất nỗ lực để nâng cao vị trí mình trong hệ thống các Ngân hàng TMCP, cụ thể VPbank đã đạt được một số thành tựu sau: 1.2.1 Về huy động vốn của VPBank Quy mô huy động vốn của VPBank tăng trưởng cao và ổn định, tương ứng với tốc độ tăng tài sản có. Trong giai đoạn 2005 – 2007, đặc biệt giai đoạn từ đầu năm 2008 đến nay, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các Tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các Ngân hàng. Trước các biến động về giá huy động trên thị trường, VPBank đã chủ động áp dụng những chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch giữa lãi suất cho vay – huy động và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh. Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp về cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để đạt được những thành tựu trên, có một nguyên nhân chủ yếu là VPBank đã không ngừng nâng cao vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản một cách mạnh mẽ. Bảng 1.1 Bảng tổng kết về quy mô của VPBank từ năm 2004 - 2009. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng tài sản 4,149 6,090 10,159 18,137 20,334 27,998 Vốn chủ sở hữu 199 391 1 756 2,260 2,270 2,513 LN trước thuế 60 76 157 314 318 382 Dư nợ tín dụng 1,864 3,014 5,031 13,324 13,609 15,679 (Nguồn: Phòng Nghiên Cứu Phát Triển VPBank) Qua những con số ở bảng 1.1, ta thấy, từ năm 2004 đến năm 2009 quy mô tài sản tăng lên 674%, trong đó có sự tăng lên tương xứng của Vốn chủ sở hữu. Điều này tạo ra những lợi thế trong cạnh tranh của VPBank với các NHTM khác như về chi phí, uy tín… Chính vì vậy, dư nợ tín dụng cũng tăng lên mạnh mẽ, đã làm cho lợi nhuận trước thuế tăng từ 43 tỷ đồng năm 2003 lên 382 tỷ đồng năm 2009. Lợi nhuận của ngân hàng không ngừng thay đổi và chứng tỏ một quy mô sử dụng vốn và quản lý vốn ngày càng hiệu quả. VPBank liên tục đạt những kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ. Tổng lợi nhuận trước thuế và sau dự phòng rủi ro của toàn hệ thống VPBank tăng 382 tỷ đồng so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ bình quân (ROE) là: 11.93% ; Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA) là: 0.9%. Sự phân tích trên đã chứng tỏ VPBank là một ngân hàng đang vươn lên mạnh mẽ và năng động, tích cực hội nhập và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường ngân hàng. 1.2.2 Hoạt động tín dụng của VPBank Tổng dư nợ tín dụng của VPBank đến cuối tháng 5/2009 là 13.665 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với cuối tháng trước, tăng 5% so với cuối năm 2008 và giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó cho vay bằng VNĐ đạt 13.383 tỷ đồng chiếm 98% tổng dư nợ. Đến cuối tháng 5/2009 VPBank mới đạt 18,6% kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm 2009. Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, VPBank đã tích cực triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất, đến cuối tháng 5/09 dư nợ các khoản hỗ trợ lãi suất của VPBank đạt gần 1.000 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu toàn hàng đến cuối tháng 5/2009 là 366 tỷ đồng (chiếm 2,68% tổng dư nợ), giảm 75 tỷ đồng so với cuối năm trước (giảm 0,7% về tỷ lệ). Nợ cần chú ý đến cuối tháng 5/2009 là 240 tỷ đồng (chiếm 1,76% tổng dư nợ), giảm 256 tỷ đồng so với cuối năm trước. 1.2.3 Hoạt động kinh doanh vốn giao dịch liên ngân hàng Tổng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) đến cuối tháng 5/2009 là 1.118 tỷ đồng – giảm 240 tỷ đồng so với cuối năm trước. Nguyên nhân nguồn vốn thị trường 2 giảm là do trong 5 tháng đầu năm nguồn vốn huy động từ dân cư (thị trường 1 của VPBank tăng khá mạnh (tăng 1.570 tỷ đồng), trong khi dư nợ tín dụng 2 tháng đầu năm giảm, chỉ tăng trở lại từ tháng 3/2009 nên mức tăng dư nợ thấp hơn nhiều (dư nợ chỉ tăng 692 tỷ đồng) so với tăng nguồn vốn, nguồn vốn của VPBank tạm thời dư thừa nên VPBank đã chủ động điều chỉnh giảm nguồn vốn huy động trên thị trường 2. Tổng tiền gửi có kỳ hạn, cho vay liên ngân hàng và đầu tư trái phiếu các loại đến cuối tháng 5 là 3.958 tỷ đồng – tăng 1.175 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong đó riêng tiền gửi có kỳ hạn và cho vay liên ngân hàng là 1.930 tỷ đồng – tăng 569 tỷ đồng so với cuối năm trước. Số dư đầu tư trái phiếu Chính phủ và trái phiếu khác là 2.028 tỷ đồng – tăng 606 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong 5 tháng đầu năm, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường đặc biệt là USD cũng có nhiều biến động, nguồn ngoại tệ mua bán khan hiếm, tuy nhiên ngân hàng vẫn luôn cố gắng khai thác các nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của các khách hàng xuất nhập khẩu tại VPBank. 1.2.4 Hoạt động của các công ty con trực thuộc VPBank VPBank có 2 công ty trực thuộc (sở hữu 100% vốn) là AMC và Công ty chứng khoán. - Công ty Quản lý tài sản VPBank (AMC) tiếp tục triển khai các dự án bất động sản hiện tại (Fideco, Bình Tân – Sakico 362 Phố Huế, Dự án Hòa Bình – Đầm Sen...), phối hợp với các chi nhánh VPBank triển khai các văn phòng trụ sở, thẩm tra hồ sơ thiết kế, hồ sơ thanh quyết toán XDCB tại các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc... - Công ty Chứng khoán VPBank, với sự hồi phục dần của thị trường chứng khoán, giao dịch của thị trường trong tháng 5/2009 đã diễn ra sôi động với xu hướng tăng điểm mạnh mẽ, hoạt động của công ty trong tháng 5/2009 cũng diễn ra hết sức sôi động. Trong tháng số lượng tài khoản mở mới đạt 146 tài khoản, lũy kế đạt 4.880 tài khoản. Tổng giá trị giao dịch chứng khoán niêm yết toàn công ty đạt 530 tỷ đồng, phí môi giới thu được đạt gần 1,3 tỷ đồng. Tuy tình hình thị trường phục hồi và tăng điểm thời gian gần đây, song định hướng và chỉ đạo đầu tư của các cấp lãnh đạo Công ty Chứng khoán là không tham gia đầu tư, tập trung vào phân tích tình hình thị trường cũng như các công ty niêm yết để có bước chuẩn bị thích hợp về sau, đồng thời xử lý và cơ cấu lại danh mục hiện tại. Tổng thu nhập thuần của công ty 5 tháng trong năm 2009 đạt 16,6 tỷ đồng, tổng chi phí hoạt động là 18,4 tỷ đồng. 1.2.5 Các sản phẩm dịch vụ của VPBank 1.2.5.1 Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank Hệ thống thanh toán được thiết kế để chuyển tiền từ TCTD này sang TCTD khác một cách nhanh chóng và hiệu quả, dù là chuyển tiền trong nước hay chuyển ra nước ngoài. Tuy là Ngân hàng Nhà nước vận hành hệ thống thanh toán trong nước, các TCTD cũng phải thiết lập và duy trì một môi trường kiểm soát thích hợp đối với phần của mỗi ngân hàng tham gia trong hệ thống để đảm bảo rằng việc thanh toán được thực hiện không có sai sót, kịp thời, sử dụng toàn bộ số tiền thu được, đồng thời đảm bảo rằng mỗi khoản thanh toán đều phải có đủ chứng từ, đúng các bước và được phê duyệt. Những nguyên tắc này cũng được áp dụng cho các hệ thống thanh toán quốc tế như SWIFT. Vì khối lượng giao dịch và số tiền chuyển qua hệ thống thanh toán của NHNN và SWIFT hàng ngày là rất lớn và hầu hết các giao dịch đều được hoàn thành, nên VPBank luôn có biện pháp kiểm soát hoạt động chặt chẽ. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của VPBank. Bảng 1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank giai đoạn 2007 – 2008 Đơn vị : Triệu USD Nội dung 2007 2008 Lượng GD Giá trị Lượng GD Giá trị Thanh toán nhờ thu NK 182 5 600 14,8 Chuyển tiền TTR 2.957 150 8.783 190 Thông báo L/C xuất 124 6,8 188 14 Thanh toán L/C xuất 94 2 170 8.6 Thanh toán nhờ thu XK 2 1,4 20 0.39 Mở L/C nhập khẩu 948 64 1806 126 Tổng cộng 4.307 229,2 11.567 353,79 (Nguồn: Trung tâm thanh toán VPBank) Trước đây theo mô hình thanh toán phân tán thì chỉ cho phép xử lý TTQT ở một số Chi nhánh cấp I. Các Chi nhánh khác và Phòng giao dịch không có cán bộ thao tác kỹ thuật TTQT cũng không có phần mềm để tự thực hiện giao dịch TTQT tại đơn vị mình. Hiện nay, theo mô hình tập trung, mô hình này cho phép Hội sở có thể kết nối online để quản lý và xử lý trực tuyến các giao dịch TTQT trên màn hình của tất cả các Chi nhánh và Phòng Giao dịch của VPBank. Điều này phù hợp với xu thế chung của Ngân hàng hiện đại, cho phép bán sản phẩm rộng khắp trên toàn hệ thống, chuyên môn hóa nghiệp vụ thanh toán. Tốc độ tăng trưởng trong hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank luôn đạt ở mức cao và ổn định là nhờ sự đóng góp của mạng SWIFT. Trung bình khoảng 6.000 điện SWIFT/tháng. 1.2.5.2 Hoạt động kinh doanh thẻ của VPBank Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của VPBank đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Hoạt động này đã thực sự trở thành một dịch vụ của ngân hàng hiện đại mang tính nền tảng, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng cho việc huy động vốn, cũng như cấp tín dụng. Sau khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink vào cuối năm 2006. VPBank đã ký hợp đồng với Diebold mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đặt ATM tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành có sự hiện diện của VPBank. Đến nay, đã có 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đi vào hoạt động. Đến 31/12/2007, số lượng thẻ Autolink phát hành là gần 17,000 thẻ. Số lượng thẻ Platinum là 752 thẻ, trong đó có 508 thẻ Tín dụng. Tháng 7/2007, VPBank đã hoàn thành việc kết nối với hệ thống ATM của Vietcombank. Tính đến tháng 9/2009, VPBank đã phát hành được 60.000 thẻ Autolink và 5.000 thẻ Platinum. 1.2.5.3 Các dịch vụ khác của VPBank Bên cạnh những dịch vụ kể trên, VPBank cũng thể hiện mình trên các lĩnh vực khác như: Dịch vụ kiều hối và séc du lịch, dịch vụ “gửi và giữ tài sản”, “giữ két sắt”, “nhờ thu tự động”… Trên đây là những thành công vượt bậc mà VPBank đã đạt được. Mọi CBNV, thành viên của VPBank đang tràn đầy niềm tin để vượt qua những khó khăn trước mắt, quyết tâm hoàn thành những mục tiêu mà hội đồng cổ đông đã đề ra. 1.3 Kế hoạch tăng vốn của VPBank Ngoài các mục tiêu đề ra ở trên VPBank còn có kế hoạch dài hạn cho quá trình tăng vốn của mình. Ngày 16/3/2010, VPBank đã tổ chức Đại hội cổ đông năm 2010. Theo đó, cổ đông VPBank đã thống nhất phương án tăng vốn điều lệ VPBank từ 2117 tỷ đồng lên 4000 tỷ đồng. Việc tăng vốn trong năm 2010 được thực hiện làm 2 đợt, dự kiến chậm nhất vào ngày 31/12/2010. Cụ thể: + Đợt 1, tăng vốn điều lệ thêm 339 tỷ đồng từ 2117 tỷ đồng lên 2456 tỷ đồng. VPBank thực hiện sử dụng 229 tỷ đồng từ nguồn thặng dư năm 2009 chưa phân phối dưới hình thức phát hành thêm 33,9 triệu cổ phần dành cho các cổ đông hiện hữu tại thời điểm chốt danh sách cổ đông. Tỷ lệ phân phối là 16,01%, trong đó tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu là 6% và tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng là 10,01%. Giá phát hành cổ phần cho đối tượng tham gia tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận dùng chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn quỹ thặng dư, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ cho cổ đông bằng mệnh giá. Hội đồng quản trị Ngân hàng dự kiến thời gian thực hiện xong việc tăng vốn đợt 1 sẽ trong tháng 4/2010. + Đợt 2, VPBank thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 1543 tỷ đồng từ 2456 tỷ đồng lên 4000 tỷ đồng. Việc tăng vốn này thông qua việc phát hành thêm 154 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu tại thời điểm chốt danh sách chào bán cổ phần. Tỷ lệ phân phối là 62,83%. Theo VPBank, số vốn tăng thêm được sử dụng vào bổ sung nguồn vốn hoạt động (1451,8 tỷ đồng); đầu tư vào công nghệ là 140,2 tỷ đồng; đầu tư vào tài sản 290,4 tỷ đồng. Trong đó việc đầu tư tài sản là để mua đất và xây dựng trụ sở. Trong thời gian tới mua VPBank dự kiến mua đất và xây dựng trung tâm dữ liệu theo đúng tiêu chuẩn quy định của NHNN khoảng 58 tỷ đồng. Xây dựng trự sở chính chi nhánh Cần Thơ khoảng 14,5 tỷ đồng. Xây dựng trụ sở chính tại chi nhánh Hải Phòng, Huế khoảng 58 tỷ đồng. Mua đất và xây dựng trụ sở tại một số địa phương khác khoảng 159,9 tỷ đồng. Khoản 1451 tỷ đồng để đầu tư vào cổ phiếu, chứng từ có giá có khả năng thanh khoản cao, vay trung và dài hạn... với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng khoảng 12-15%/năm. Tăng vốn lên 12 nghìn tỷ đồng vào 2014 Ngoài ra thì trong kì họp cổ đông cũng thông qua các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2010. Bảng 1.3 Chỉ tiêu của VPBank trong năm 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 Tăng trưởng 2010/2009 Tổng tài sản 27,998 40,000 68% Tổng dư nợ 15,679 23,000 47% Tổng huy động 24,995 40,000 60% Lợi nhuận trước thuế 382 650 70% Lợi nhuận sau thuế 253 487.5 93% (Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank 2009) Qua bảng trên chúng ta thấy năm 2010, VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 650 tỷ đồng, tương đương tăng 70% so với năm 2009. Kế hoạch cho giai đoạn 2010 – 2014, cũng dự kiến tăng trưởng vốn điều lệ lên 12 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 467% so với 31/12/2009. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2014 dự kiến tăng lên 2800 tỷ đồng được mục tiêu của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt là rất lớn. Đây là mục tiêu rất lớn và kế hoạch này cũng là một thách thức mà ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam cần phải quyết tâm để thực hiện trong năm nay, và trong việc thực hiện kế hoạch dài hạn của mình. Trên đây chúng ta đã đi qua sơ lược về lịch sử hình thành, tình hình hoạt động, kinh doanh của VPBank. Phần sau của chuyên đề xin được đề cập về thực trạng công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – chi nhánh Đông Anh. CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TẠI VPBANK - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 2.1 Giới thiệu sơ lược về ngành Ngân hàng 2.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại Đầu tiên ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian. Ở mỗi nước có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại. Ví dụ: Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư. Ở Thổ Nhĩ Kì: ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác… Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. 2.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn của NHTM Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giáy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam,các tổ chức nước ngoài; - Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước; - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng của NHTM Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. A, Cho vay Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. B, Bảo lãnh NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM C, Chiết khấu Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. C, Cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112277.doc
Tài liệu liên quan