Dịch vụ thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế

1. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG BỐI CẢNH CỦA NHỮNG x u THẾ LỚN

Việt Nam là một bộ phận cấu thành của thế giới. Sự phát triển của Việt Nam

không tách rời và luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của những xu thế lớn trên thế giới

và khu vực. Sau đây là một sổ xu thế chủ yếu có tác động đến sự phát triển giáo dục

và đào tạo ở Việt Nam.

1.1. Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế

Trục cốt lõi của xu thế toàn cầu hóa đa diện này là toàn cầu hóa về kinh tế

đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính.

Toàn thế giới sẽ tiến tới một thị trường dạng thống nhất.

Tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính tương đối. Không một

nước nào (cho dù đó là siêu cường kinh tế) có thể phát triển một cách biệt lập.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dịch vụ thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỊCH VỤ THÔNG TIN TRONG ĐIÈU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Mai Hà* Tóm tắt: Trên cơ sở tổng kết những xu thế lớn của thế giới, bài viết phân tích những cơ hội và thách thức của giáo dục, đào tạo ở Việt Nam dẫn tới yêu cầu tất yếu phải đổi mới đào tạo nhân lực chuyên ngành thông tin - thư viện nói chung và thay đôi nội dung "Dịch vụ thông tin ” trong chương trình đào tạo nhân lực thông tin - thư viện giai đoạn mới. 1. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG BỐI CẢNH CỦA NHỮNG x u THẾ LỚN Việt Nam là một bộ phận cấu thành của thế giới. Sự phát triển của Việt Nam không tách rời và luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của những xu thế lớn trên thế giới và khu vực. Sau đây là một sổ xu thế chủ yếu có tác động đến sự phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. 1.1. Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế Trục cốt lõi của xu thế toàn cầu hóa đa diện này là toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính... Toàn thế giới sẽ tiến tới một thị trường dạng thống nhất. Tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính tương đối. Không một nước nào (cho dù đó là siêu cường kinh tế) có thể phát triển một cách biệt lập. 1.2. Xu thế hình thành xã hội thông tin Ngày nay, trên nền của những tiến bộ thực sự có ý nghĩa về công nghệ thông tin và phát triển cơ cấu thông tin quốc gia, loài người đang tiến tới ngưỡng cửa của xã hội thông tin toàn cầu. Đặc điểm nổi bật của xã hội thông tin là sự phát triển không dựa chủ yếu vào các nguồn dự trữ tự nhiên như trong xã hội công nghiệp mà chủ yếu dựa vào nguồn tri thức về khoa học và công nghệ, tức các nguồn nhăn lực tri thức có khả năng tái tạo, tự sàn sinh và không bao giờ cạn. Xã hội thông tin toàn cầu và sự phát triển của nền kinh tế tri thức mở ra cho céc rước đan'* nhát tnển nhírpg cơ hội t'ếp cận và t'ến rbận nhữn2 tbrnh cuả củ? bộ khoa học và công nghệ để xây dựng những ngành nghề mới có hàm lượng kỹ thuật và tri thức cao, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về đào tạo nguồn nhân lực trình độ và tay nghề cao và vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin. Nhiều thay đổi đang diễn ra, tò khái niệm đến phương châm hoạt động, từ phương thức tư duy, ra quyết định đến phương thức học tập. Trong khi đó, thời gian vật chất của con người lại giới hạn. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển, phải học tập thường xuyên và thích nghi cao độ với những biến động. Vì vậy, xã hội thông tin mới phải hướng tới học tập thường xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thong mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại. * Phó Giáo sư , Tiến sĩ, Bộ Khoa học và Công nghệ 92 1.3. Xu thê giao lưu văn hóa toàn câu Trong bối cảnh toàn cầu hoá, giao lưu văn hoá giữa các nước trên thế giới là điều tất yếu và do đó, bất cứ dân tộc nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải đẩy mạnh giao lưu văn hoá. Phát triển bản sắc văn hoá dân tộc có nghĩa là giữ gìn và tăng cường những giá trị thúc đẩy sự phát triển và hạn chế (hoặc loại bỏ) những yếu tố cản trở sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Như vậy, phát triển văn hóa dân tộc không phải là cự tuyệt sự giao lưu với các nền văn hoá khác mà trái lại, chỉ có tăng cường giao lưu thì văn hoá dân tộc mới có thể phát triển, trở nên phong phú. Năng lực để hội nhập và phát triển chỉ có thể có được, nếu có nền giáo dục và đào tạo tiền tiến. 1.4. Tốc độ đổi mới khoa học và công nghệ ngày càng tăng Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã nhận thấy tốc độ đổi mới trong khoa học và công nghệ tăng vô cùng nhanh, và cũng vì vậy thời gian từ lúc phát minh ra một công nghệ mới, một sản phẩm mới đến khi đưa ra sản xuất đại trà và thời gian tồn tại trên thị trường của các sản phẩm ngày càng được rút ngắn. Điều này đã và sẽ tạo ra những đột biến, tạo những năng lực nội sinh cho những dân tộc nào biết đầu tư cho tri thức. 1.5. Hội nhập quốc tế: cơ hội mới cho Việt Nam Hội nhập quốc tế (HNQT) đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày một gia tăng. Đây là quá trình tìm kiếm lợi ích trong khuôn khổ hợp tác và cạnh tranh. Trong quá trình đó, bên cạnh những lợi thế có được do mở rộng quan hệ, tiếp thu kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế, các nước đang phát triển cũng gặp không ít khó khăn, thách thức về thị trường, vốn, trình độ quản lý, trình độ khoa học và công nghệ, buộc phải nhanh chóng đối mới một cách toàn diện cả về phương thức lãnh đạo, quản lý, xây dựng định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để rút ngắn khoảng cách phát triển. Hội nhập quốc tế (intemational integration) là quá trình phát triển và tích hợp để trở thành bộ phận cấu thành tích cực của hệ thống quốc tế với thể chế được thống nhất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các bên tham gia (xem thêm [1 và 3]). Theo khái niệm này, hội nhập quốc tế có những đặc điểm sau đây: Tính tự nguyện (Willingness): nguyên tắc này đảm bảo không quốc gia nào bị ép hội nhập quốc tế. Chấp thuận luật lệ chung (Regulations acceptance): Nguyên tắc này khuyến cáo các quốc gia tham gia phải chấp thuận luật lệ chung đã có hoặc sẽ hình thành, đồng thời các luật lệ nội bộ cũng phải thích ứng với những luật lệ chung. Tính hợp chuẩn (Standards conformity): Nguyên tắc này khuyến cáo các quốc gia tham gia phải chấp thuận vấn đề họp chuẩn chung. Cạnh tranh bình đẳng (Fair competition): Cạnh tranh bình đẳng là hệ quả tất vếu khi quốc gia nào cũng hướng tới lợi ích bền vững chính đáng trên cơ sở chấp thuận luật lệ chung và họp chuẩn. 93 Lợi ích bền vững (Sustainable interest): Đảm bảo lợi ích bền vững là yếu tố sống còn của hội nhập quốc tế nói chung. Đồng thời đó cũng là mục tiêu để các quốc gia hội nhập quốc tế, cùng hợp tác, cạnh tranh và phát triển. 2. NHỮNG Cơ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM 2.1. Những cơ hội * Khả năng tiếp cận với những tri thức khoa học và công nghệ tiền tiến, có cơ hội tăng tổc trong phát triển và rút ngắn con đường công nghiệp hóa; * Khả năng tiếp cận với những thành tựu mới trong cải cách giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại hóa của thời đại thông tin và truyền thông; * Có khả năng tạo môi trường phát triển năng động và thích nghi, sẵn sàng với xu thế toàn cầu hóa với hợp tác đa phương và cạnh tranh để phát triển trên cơ sở tri thức khoa học và công nghệ; * Cả xã hội đang chuyển theo hướng kinh tế tế thị trường và hội nhập quốc tế. 2.2. Những thách thức * Trình độ dân trí thấp, hiện trạng giáo dục và đào tạo không kịp bắt nhịp với những đổi mới về kinh tế và hội nhập; * Khả năng bị lệ thuộc về công nghệ do trình độ quản lý kinh tế và xã hội yếu kém; * Mặt bằng giá trị kinh tể và giá trị tâm lý, đạo đức và thẩm mỹ xã hội đang xáo trộn theo hướng không chuẩn; 3. ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NHÂN L ự c CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN Như vậy, với nhiều tên gọi khác nhau: nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số hoá, nền kinh tế thông tin, hoặc nền kinh tế học hỏi... thế giới chúng ta đang chứng kiến sự hình thành của nền kinh tế mới khách quan và tất yếu. Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhiíiig đều nhằm diễn đại iĩiệí nội dung co bân: ngày nay sãn xuấí và íLiiyồiỉ lái thông tin - tri thức trở nên quan trọng hon nhiều so với sản xuất và phân phối hàng hoá công nghiệp. Ở tất cả các nước với nhiều trình độ phát triển khác nhau, thông tin và tri thức đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội. Quá trình xử lý thông tin và chất lượng của quá trình xử lý thông tin sẽ tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Việc hình thành nên những xã hội thông tin đang có chiều hướng lan rộng ngày càng mạnh mẽ và mang tính quốc tế, không loại trừ bất kỳ quốc gia nào. Lãnh đạo hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến việc dùng thông tin và tri thức để tạo thế cạnh tranh tương đối của họ, hoặc ít ra cũng là để khắng định chỗ đứng của họ trong một thị trường toàn cầu đa dạng và năng động. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. 94 Vậy đổi mới đào tạo nhàn lực thông tin - thư viện ở Việt Nam nên theo hướng nào? Trước hết phải nhận thấy rằng, trong những mặt hạn chế của nền giáo dục và đào tạo Việt Nam, luôn có những điểm yếu rất cơ bản, mà nếu không khắc phục được, thì mục tiêu của mọi cuộc cải cách giáo dục đều coi như bị vứt bỏ, đó là những cử nhân, kỳ sư được đào tạo thiếu tri thức và năng lực trong ba vấn đề: ■ Khả năng chủ động và sáng tạo trong một thế giới đa dạng và luôn thay đổi; ■ Khả năng tư duy hệ thống có tầm chiến lược, ■ Tri thức cơ bản và rộng, có văn hỏa và ngôn ngữ giao tiếp. Để thực hiện đổi mới theo những hướng trọng điểm trên, cần có những giải pháp đổi mới căn bản như sau: 1. Đổi mới nhận thức của lãnh đạo các cấp về giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nhân lực thông tin - thư viện. 2. Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên. 3. Tăng cường kết cấu hạ tầng thông tin - thư viện. 4. Cập nhật và đổi mới giáo trình giảng dạy. 4. BÀN V Ì NỘI DUNG "DỊCH v ụ THÔNG TIN" TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN 4.1. Đặc điếm của nhu cầu đối với dịch vụ thông tin hiện nay• • • o • • / Như đã phân tích ở phần I, với những xu thế của toàn cầu hóa và hội nhập quôc tê, nhu câu của xã hội đối với thông tin ngày càng đa dạng và với nhiêu mức độ phức tạp và chuyên sâu khác nhau, người ta có thể thấy rõ một số đặc điểm của nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin trong giai đoạn hiện nay: ■ Nhu cầu thông tin là rất đa dạng; ■ Nhu cầu thông tin đòi hỏi vừa chuyên sâu vừa có tính tổng hợp cao; ■ Nhu cầu thông tin đòi hỏi cần phải được đáp ứng hiệu quả nhất: nhanh, đủ và kinh tế nhất; 4.2. Đặc điểm của dịch vụ thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế Trước hết, cần nhấn mạnh đến định nghĩa của tác giả bài viết này đối với hai khái niệm “Thông tin” và “Dịch vụ thông tin”: Thông tin là tổ hợp của một hay nhiều tín hiệu được xử lý và có ỷ nghĩa. Dịch vụ thông tin là năng lực xử lý và quản trị thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin. Để đáp ứng những đặc điểm của nhu cầu thông tin như đã nêu ở trên, dịch vụ thông tin đã và đang được hình thành với những đặc điểm cơ bản sau: ■ Dịch vụ thông tin cần đảm bảo tính hệ thống-, tức là Dịch vụ thông tin cần phải 95 được hình thành trên nên của hệ thông cơ sờ dữ liệu thông nhât và có độ tin cậy; ■ Dịch vụ thông tin cần đảm bảo tỉnh đa dạng: muốn đạt được tính đa dạng của Dịch vụ thông tin, cần phải có tiềm lực thông tin đủ mạnh, thiết chế hoạt động thông tin linh hoạt tối đa; ■ Dịch vụ thông tin cần đảm bảo tính tiện ích: Dịch vụ thông tin cần phải được hình thành trên cơ sở công nghệ cao, phục vụ nhu cầu tin đa dạng, phục vụ người dùng tin kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, dễ tiếp cận, dễ khai thác (thân thiện); ■ Dịch vụ thông tin cần đảm bảo tính hiệu quà: Dịch vụ thông tin cần phải hỗ trợ quá trình ra quyết định và có giá cả hợp lý. 4.3 Đổi mới nội dung “Dịch vụ thông tin” theo hướng tạo sự chủ động và sảng tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay Nhận thức được tính cấp bách của việc đổi mới nội dung “Dịch vụ thông tin”, với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho các khóa sau đại học, tác giả đề xuất đối với nội dung bài giảng về Dịch vụ thông tin nên có cấu trúc như sau: 1. Tổng quan về khái niệm và quá trình hình thành các dịch vụ thông tin: chiếm khoảng 30% số giờ giảng. 2. Nghiên cứu các đối tượng chủ yếu có nhu cầu và sử dụng dịch vụ thông tin: 20% 3. Kiến thức về xu thể hình thành (dự báo) nhu cầu dịch vụ và thị trường thông tin: 30% số giờ giảng. 4. Kiểm tra, thực hành và khảo sát thực tế: 20%. V. THAY LỜI KẾT Nhận thức được tính tất yếu hội nhập quốc tế đối với công cuộc phát triển, hầu hết các quốc gia đều chủ động tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tể dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tiến tới hội nhập quốc tế sâu rộng. Nếu nội dung “Dịch vụ thông tin” được đổi mới như trên, thì vế cơ bản vẫn giữ được những nội dung cần thiết nhất trong chương trình giảng dạy, đồng thời sẽ tạo không gian cho tư duy sáng tạo đối với việc định hướng nhu cầu thông tin, trên cơ sở đó xác định phương pháp luận hình thành cho chiến lược tạo dịch vụ thông tin một cách hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Globalization and the Intensifìcation of Global Competition Seen in the IEEE: What Impact will International Mobility of Research Personnel have on R&D? Science & Technology Trends - Quarterly Review - NISTEP, July 2012, No.43, p.52. 96 2. King, D .w . and Bryant, E.c. (1971), The evaluation o f information services and products, Washington DC: Iníbrmation Resources Press. 3. Mai Hà (2015), Hội nhập quốc tế về Khoa học và Công nghệ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí X ã hội học, số 1, trang 70-82. 4. Mai Hà (2007), Khoa học và Công nghệ Việt Nam hướng tới hội nhập, Tạp chỉ Xã hội học, sổ 2, trang 81-88. Mai Hà (2010), Khoa học và Công nghệ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Sách "Việt Nam đôi mới và phát ừ-iển", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 81 97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdich_vu_thong_tin_trong_dieu_kien_hoi_nhap_quoc_te.pdf