Đồ án Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sinh học tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội

Sự tăng trưởng của nền kinh tế được coi là cốt lõi của phát triển. Tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn là điều kiện quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu của con người và đáp ứng các yêu cầu về cải thiện lâu dài điều kiện sống. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng ngày càng được quan tâm hơn. Với các nhà khoa học thì sự quá sức chịu đựng của Trái đất đang là vấn đề nhức nhối. Với người tiêu dùng do thu nhập và điều kiện sống ngày một cao nhu cầu về một môi trường trong lành, có nhiều sản phẩm thân môi trường là một đòi hỏi chính đáng. Nhưng với các nhà sản xuất vấn đề môi trường luôn được coi là một gánh nặng. Đầu tư để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường luôn được coi là một loại đầu tư không sinh lợi. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là kinh tế phát triển mà tài nguyên thiên nhiên vẫn đảm bảo đủ cân bằng để có môi trường trong lành là một bài toán khó. Hiện nay, với sự ra đời của sản xuất sạch hơn (SXSH) đã góp một phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề này.

Sản xuất sạch hơn với sự đa dạng về các giải pháp thực hiện, hiệu quả mang lại giải quyết được cả hai vấn đề kinh tế và môi trường. Vì SXSH hoàn toàn khác về mặt bản chất so với kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống. Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống là việc sử dụng hàng loạt các kỹ thuật và các hoá chất để xử lý chất thải các nguồn phát thải khí và chất thải lỏng. Các công nghệ này nhìn chung không làm giảm lượng chất thải phát sinh. Chúng chỉ có thể giúp làm giảm độ độc hại và trên thực tế chỉ chung chuyển ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác mà thôi ví dụ : chất ô nhiễm không khí được chuyển vào nước thải trong khi nước thải được phảt ra lại có thể chuyển ô nhiễm sang các chất thải rắn. Sự khác biệt chủ yếu giữa biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống và SXSH là ở việc xác định các thời điểm tiến hành các biện pháp này. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống được tiến hành sau khi các chất thải ô nhiễm đã phát sinh (còn được gọi là biện pháp phản ứng và xử lý), trong khi đó SXSH là biện pháp chủ động biết trước và phòng ngừa chất thải ô nhiễm trước khi chất thải ô nhiễm phát sinh.

Ở nước ta sản xuất sạch hơn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp mặc dù trên thế giới vấn đề này đã được áp dụng thành công. Bằng cách áp dụng SXSH để đấu tranh với vấn đề ô nhiễm và chất thải, mức độ phụ thuộc vào các giải pháp cuối đường ống có thể được giảm bớt và trong một số trường hợp có thể loại bỏ hoàn toàn. Với nguồn vốn và khả năng kỹ thuật còn hạn chế, việc áp dụng sản xuất sạch hơn chắc chắn sẽ giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên.

Từ những vấn đề trên sau quá trình học tập tại Trường ĐHKTQD - Khoa Kinh tế Quản lý Môi trường - Đô thị và hơn ba tháng thực tập tại Công ty Mai Động- Hà Nội tôi đã tiến hành đề tài "Bước đầu nghiên cứu, áp dụng SXSH tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội".

 

doc78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sinh học tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty Mai Động. Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế quản lý môi trường - đô thị và các cán bộ của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế quản lý môi trường & Đô thị đã truyền cho em những kiến thức cơ bản về kinh tế học môi trường và các cán bộ trong Công ty Mai Động đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô ThS. Lê Thu Hoa GV khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này! Lời cam đoan Tôi xin cam đoan nội dung bài viết do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của ngời khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm kỷ luật với nhà trờng. Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2002 Ký tên Nguyễn Hồng Toản Mục lục Trang Chương I - Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn 10 I. Sản xuất sạch hơn 10 1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn, định nghĩa SXSH của UNEP 10 1.1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn 10 1.2. Khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP 12 2. Các loại hình và mục tiêu của sản xuất sạch hơn 13 3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn 14 3.1. Lợi ích kinh tế của sản xuất sạch hơn ……………………………………. 14 3.1.1. Sản xuất kinh tế của sản xuất sạch hơn 14 3.1.2. Giảm chi phí tổng thể 15 3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện do tăng lợi thế so sánh 15 3.1.4. Sản xuất sạch hơn là con đường tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính 15 3.1.5. Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14 16 3.2. Lợi ích môi trường của sản xuất sạch hơn 16 3.2.1. Môi trường được cải thiện một cách liên tục 16 3.2.2. Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường, giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý 16 3.2.3. Đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất 17 4. Kinh nghiệm của các nước khi áp dụng sản xuất sạch hơn 20 5. Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 21 5.1. Quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 21 5.2. Các hạn chế khi tiếp cận và thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp Việt Nam 24 II. Phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn 25 1. Xác định và đánh giá chi phí của dự án đầu tư cho SXSH 25 1.1. Xác định chi phí - lợi ích 26 1.2. Đánh giá chi phí - lợi ích 27 2. Đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho SXSH 27 2.1. Giá trị hiện tại ròng 28 2.2. Thời gian hoàn vốn 28 2.3. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 29 3. Đánh giá về kỹ thuật 30 4. Đánh giá về môi trường 30 chương II : Thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty Cơ khí Mai Động - phân xưởng kéo ống 32 I. Tổng quan về Công ty Cơ khí Mai Động 32 1. Phạm vi và quy mô hoạt động 32 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất chính của công ty. 33 3. Các kết quả công ty đã thực hiện trong những năm gần đây 33 3.1. Về kinh tế 33 3.2. Về thị trường 34 3.3. Chính sách môi trường của công ty 35 4. Nguồn chất thải chính của công ty 35 II. Hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống 36 1. Nhiệm vụ hoạt của phân xưởng 36 2. Quy trình hoạt động sản xuất của phân xưởng 37 2.1. Chuẩn bị nấu 38 2.2. Nấu gang 39 2.3. Kéo ống 39 3. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của phân xưởng 39 4. Hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng phân xưởng 40 4.1. Cân bằng vật liệu trong công đoạn nấu gang đúc ống 42 4.2. Chi phí cho một mẻ nấu gang đúc ống 42 5. Nguồn chất thải chính và cách xử lý chất thải của phân xưởng 43 5.1. Nguồn chất thải chính của phân xưởng 43 5.2. Cách xử lý chất thải của phân xưởng 43 III. ảnh hưởng của nguồn chất thải tới môi trường 44 1. Tác động của chất thải rắn tới môi trường 44 2. Tác động của nước thải tới môi trường 44 3. Tác động của khí thải, bụi/bồ hóng, tiếng ồn 44 4. ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động và cộng đồng 44 chương III : Nghiên cứu - áp dụng SXSH cho phân xưởng đúc và đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp SXSX tại phân xưởng Kéo ống 46 I. Lựa chọn trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn tại Công ty cơ khí Mai Động 46 1. Quy trình sản xuất sản phẩm ống cấp nước bằng gang xám 47 2. Đánh giá nguồn và đặc điểm chất thải 48 3. Các cơ hội thực hiện SXSH đối với các công đoạn sản xuất 50 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH 53 4.1. Các giải pháp cần thực hiện ngay 53 4.2. Các giải pháp cần phân tích thêm 54 II. Đánh giá hiệu quả việc đầu tư cho giải pháp - đúc ly tâm - tại phân xưởng kéo ống 57 1. Khái quát quy trình hoạt động của phương pháp đúc ly tâm và sự phù hợp với mục tiêu của công ty 57 1.1. Khái quát quy trình hoạt động của phương pháp đúc ly tâm của công ty kéo ống 57 1.2. Giải pháp đúc ly tâm phù hợp với mục tiêu của công ty 58 2. Mục đích đánh giá hiệu quả đầu tư cho dây chuyền đúc ống theo phương pháp đúc ly tâm 60 3. Một số giả thiết để đánh giá 60 4. Xác định chi phí - lợi ích của dự án 60 4.1. Xác định chi phí 60 4.2. Xác định lợi ích 61 5. Phân tích dự án đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn đúc ly tâm qua một số chỉ tiêu 66 5.1. Thời gian hoàn vốn 66 5.2. Giá trị hiện tại ròng 67 6. Phân tích độ nhạy và rủi ro khi thực hiện đầu tư 68 6.1. Phân tích độ nhạy khi thực hiện giải pháp 69 6.2. Rủi ro khi thực hiện đầu tư 70 7. Đánh giá kết quả phân tích đầu tư cho giải pháp thay thế dây chuyền đúc ly tâm 70 Kiến nghị 72 Kết luận 74 Phụ lục 76 Tài liệu tham khảo 78 Lời nói đầu Sự tăng trưởng của nền kinh tế được coi là cốt lõi của phát triển. Tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn là điều kiện quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu của con người và đáp ứng các yêu cầu về cải thiện lâu dài điều kiện sống. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng ngày càng được quan tâm hơn. Với các nhà khoa học thì sự quá sức chịu đựng của Trái đất đang là vấn đề nhức nhối. Với người tiêu dùng do thu nhập và điều kiện sống ngày một cao nhu cầu về một môi trường trong lành, có nhiều sản phẩm thân môi trường là một đòi hỏi chính đáng. Nhưng với các nhà sản xuất vấn đề môi trường luôn được coi là một gánh nặng. Đầu tư để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường luôn được coi là một loại đầu tư không sinh lợi. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là kinh tế phát triển mà tài nguyên thiên nhiên vẫn đảm bảo đủ cân bằng để có môi trường trong lành là một bài toán khó. Hiện nay, với sự ra đời của sản xuất sạch hơn (SXSH) đã góp một phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề này. Sản xuất sạch hơn với sự đa dạng về các giải pháp thực hiện, hiệu quả mang lại giải quyết được cả hai vấn đề kinh tế và môi trường. Vì SXSH hoàn toàn khác về mặt bản chất so với kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống. Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống là việc sử dụng hàng loạt các kỹ thuật và các hoá chất để xử lý chất thải các nguồn phát thải khí và chất thải lỏng. Các công nghệ này nhìn chung không làm giảm lượng chất thải phát sinh. Chúng chỉ có thể giúp làm giảm độ độc hại và trên thực tế chỉ chung chuyển ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác mà thôi ví dụ : chất ô nhiễm không khí được chuyển vào nước thải trong khi nước thải được phảt ra lại có thể chuyển ô nhiễm sang các chất thải rắn. Sự khác biệt chủ yếu giữa biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống và SXSH là ở việc xác định các thời điểm tiến hành các biện pháp này. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống được tiến hành sau khi các chất thải ô nhiễm đã phát sinh (còn được gọi là biện pháp phản ứng và xử lý), trong khi đó SXSH là biện pháp chủ động biết trước và phòng ngừa chất thải ô nhiễm trước khi chất thải ô nhiễm phát sinh. ở nước ta sản xuất sạch hơn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp mặc dù trên thế giới vấn đề này đã được áp dụng thành công. Bằng cách áp dụng SXSH để đấu tranh với vấn đề ô nhiễm và chất thải, mức độ phụ thuộc vào các giải pháp cuối đường ống có thể được giảm bớt và trong một số trường hợp có thể loại bỏ hoàn toàn. Với nguồn vốn và khả năng kỹ thuật còn hạn chế, việc áp dụng sản xuất sạch hơn chắc chắn sẽ giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên. Từ những vấn đề trên sau quá trình học tập tại Trường ĐHKTQD - Khoa Kinh tế Quản lý Môi trường - Đô thị và hơn ba tháng thực tập tại Công ty Mai Động- Hà Nội tôi đã tiến hành đề tài "Bước đầu nghiên cứu, áp dụng SXSH tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội". Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : * Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống, tìm hiểu các nguyên nhân gây tổn thất nguyên liệu, năng lượng, tìm khả năng hạn chế, giảm thiểu sự tổn thất này và đưa ra các cơ hội cho sản xuất sạch hơn, đồng thời đánh giá hiệu quả của giải pháp đầu tư cho sản xuất sạch hơn được lựa chọn. * Phạm vi nghiên cứu : Sản xuất sạch hơn bao gồm trong đó rất nhiều tiềm năng, giải pháp với phạm vi áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu dây truyền sản xuất ống cấp nước bằng gang xám trong phân xưởng Kéo ống - Công ty Mai Động và đưa ra các giải pháp với dây chuyền này. Đề tài chỉ đánh giá hiệu quả của một giải pháp đầu tư được lựa chọn để thực hiện sản xuất sạch hơn là thay dây chuyền đúc "Rót" bằng dây chuyền đúc ly tâm. chuyên đề gồm ba phần chính như sau : chương I - Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn. Chương II - Thực trạng hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống Công ty cơ khí Mai Động và các tác động tới môi trường. Chương III - Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn và đánh giá hiệu quả của giải pháp thay thế dây chuyền đúc rót bằng dây chuyền đúc ly tâm tại phân xưởng Kéo ống Công ty cơ khí Mai Động. Chương I : Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn. I. sản xuất sạch hơn. 1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn, định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP. 1.1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn. Hiểu được những giá trị mà một doanh nghiệp đạt được nhờ sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là bước đi đầu tiên trên con đường tiến tới phát triển bền vững. Tiến tới một thế giới mà ở đó các nguồn lực được quản lý hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, cả thế hệ hiện nay và thế hệ tương lai. Giai đoạn trước những năm 1960 khi nền công nghiệp chưa phát triển, khi mà chất thải của các quá trình sản xuất và tiêu dùng được đỏ hoàn toàn ra môi trường trong khi vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm nhiều, hay con người vẫn còn nghĩ đó là vấn đề của tự nhiên vì vậy con người chỉ biết đổ chất thải vào môi trường. Triết lý về một thế giới vô tận với các nguồn lực không bao giờ cạn và khả năng tiếp nhận và hấp thụ vô hạn độ các chất thải đã từng là đòn bẩy phát triển công nghiệp suốt từ sau thời kì cách mạng công nghiệp. Các quá trình sản xuất công nghiệp hiện tại điều tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào và phát sinh chất thải ở đầu ra dưới các dạng khác nhau. Để bảo vệ môi trường cho đến nay đã có nhiều loại phương án được áp dụng và trên cơ sở cân nhắc các chi phí - lợi ích của chúng người ta đã xếp thứ bậc của các phương án này từ phương án được ưa chuộng nhất đến phương án ít được ưa chuộng nhất. (Sơ đồ hình bên). Theo cách tiếp cận truyền thống, việc bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu vào giải quyết các loại chất thải sau khi chúng đã được phát sinh, tức là xử lý cuối đường ống. Các nhà sản xuất công nghiệp sẽ thực hiện xử lý các chất phế thải bằng cách vận chuyển chất thải đem đổ bỏ hoặc tái chế/tái sử dụng bên ngoài nhà máy. Cách làm này đòi hỏi những khoản chi phí (xử lý, nộp phí, vận chuyển, sự cố…) và vì thế luôn bị xem là tạo ra gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp nên không được các doanh nghiệp thực hiện một cách hăng hái và tích cực. Cách tiếp cận cuối đường ống như vậy đã trở nên lạc hậu và không còn thích hợp nữa bởi tính không chủ động, ít hiệu quả; hơn nữa năng lực thu gom, xử lý chất thải và khả năng hấp thụ của môi trường không thể theo kịp với đà gia tăng chất thải ngày càng nhiều trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng một cách tiếp cận mới tiên tiến theo kiểu phòng ngừa tổng hợp trong quản lý môi trường. theo cách tiếp cận này các doanh nghiệp thực hiện và tránh phát sinh chất thải ngay tại nguồn. Cách tiếp cận mới này khác cơ bản với cách tiếp cận xử lý cuối đường ống ở thời điểm thực hiện, đây là cách tiếp cận theo hướng dự đoán và phòng ngừa trước khi chất thải sinh ra. Cách tiếp cận mới này được biết đến với tên gọi SXSH. Ưa chuộng nhất ít ưa chuộng nhất Sản xuất sạch hơn phòng ngừa chất thải Tái chế/tái sử dụng tại chỗ Tái chế/tái sử dụng bên ngoài Tái chế/làm lại, thu gom, xử lý chất thải Kiểm soát/xử lý Đổ chất thải Hình 1. Sơ đồ hệ thống thứ bậc quản lý môi trường 1.2. Khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP. Theo UNEP - chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc : Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừa tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm làm tăng hiệu quả tổng thể và làm giảm các nguy cơ đối với con người và môi trường. * Đối với các quy trình sản xuất : SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải gây ô nhiễm ngay tại nguồn thải. * Đối với các sản phẩm : SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ khi thiết kế đến khi thải bỏ. *Đối với các dịch vụ : SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Các khái niệm khác như hiệu quả sinh thái, giảm thiểu chất thải hay phòng ngừa ô nhiễm đều có chung một mục tiêu là loại trừ/giảm thiểu ô nhiễm/chất thải ngay tại nguồn gốc, nơi chúng được sinh ra. Tuy nhiên, chiến lược SXSH khác ở chỗ đây là một hệ thống các phương pháp, thủ tục đánh giá các nguyên nhân gây ra ô nhiễm/chất thải và phát triển các phương án có thể được áp dụng trên thực tế. Hệ thống này được thiết kế một cách có bài bản, nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể. Hơn nữa, nội dung chiến lược SXSH còn bao gồm hệ thống quản lý SXSH được xác định rõ ràng cho phép liên tục cải thiện tình hình kinh tế và môi trường của đơn vị. SXSH không chỉ là chiến lược trong lĩnh vực môi trường, vì nó còn bao gồm trong mình cả những nội dung kinh tế quan trọng. Trong bối cảnh của chiến lược này, chất thải được coi là một loại "sản phẩm" có giá trị kinh tế âm. Mọi hoạt động làm giảm mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt việc phát sinh chất thải, đều có tác dụng nâng cao năng suất, đem lại lợi ích kinh tế cho xí nghiêp. Cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa còn có nghĩa rằng các vấn đề về môi trường phải được giải quyết trước khi chúng có thể phát sinh. Tức là, ngay từ khâu lựa chọn các quy trình, các loại nguyên liệu, mẫu thiết kế, phương tiện vận tải, dịch vụ, v.v… Các tiếp cận này giúp giải quyết có hiệu quả vấn đề tiêu chí tài nguyên vì rằng ô nhiễm không những chỉ làm xuống cấp môi trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy tính kém hiệu quả của quy trình sản xuất hoặc quản lý. Trên thực tế SXSH có nghĩa là : * Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản xuất ra; * Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu; * Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có ích cho môi trường; * Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường; * Giảm chi phí và tăng lợi nhuận; 2. Các loại hình và mục tiêu điển hình của SXSH. SXSH đòi hỏi các doanh nghiệp áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừa tổng hợp bao gồm nhiều loại hình giải pháp với các mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều nhằm làm tăng hiệu quả tổng thể và làm giảm nguy cơ đối với con người và môi trường. Theo tính chất có thể chia các giải pháp SXSH thành các nhóm như sau: * Các giải pháp quản lý nội vi : là những biện pháp liên quan đến thay đổi thực tiễn hiện tại hoặc sử dụng các biện pháp mới trong vận hành và bảo dưỡng thiết bị, nhằm làm tăng hiệu suất hoạt động của trang thiết bị hiện có, tiết kiệm năng lượng và chi phí trong quá trình vận hành. * Các giải pháp liên quan đến thay đổi nguyên vật liệu: thay nguyên vật liệu đầu vào bằng các loại không hoặc ít độc hại hơn đối với môi trường và con người, các nguyên vật liệu có chất lượng tốt hơn nhằm làm giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất. * Các giải pháp cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động : các giải pháp này nhằm mục đích vận hành các công đoạn sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào hơn và thải ra ít hơn. Giải pháp này thường liên quan đến đào tạo công nhân hoặc bổ sung thiết bị giám sát, kiểm soát quá trình. * Các giải pháp thay thế cải tiến thiết bị: Các giải pháp được thực hiện nhằm giảm lượng tiêu hao và thất thoát nguyên vật liệu, giảm lượng phát thải vào môi trường, cải thiện độ an toàn trong môi trường làm việc của công nhân. * Các giải pháp thay đổi công nghệ, trình tự hoặc phương pháp tổng hợp như giảm thiểu phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất . * Các giải pháp tái chế/ tái sử dụng hoặc tận thu các nguồn vật liệu bị thải ra ngay trong quy trình sản xuất đó hoặc sử dụng cho mục đích khác ngay trong phạm vi công ty. * Các giải pháp thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó nhằm tiết kiệm lượng tiêu thụ nguyên vật liệu và các hoá chất thải độc hại, tạo ra dòng sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong các loại giải pháp nêu trên, các giải pháp quản lý nội vi và một số giải pháp cải tiến trong quy trình sản xuất thường là những giải pháp không tốn hoặc tốn rất ít chi phí nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả không nhỏ, có thể thực hiện ngay và thường xuyên; Các giải pháp còn lại tuỳ theo trường hợp cụ thể có thể đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn hoặc gặp những hạn chế về công nghệ và khả năng thực hiện, vì vậy việc thực hiện sẽ có thể chậm hơn. 3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn. Việc áp dụng rộng rãi các biện pháp SXSH có thể mang lại những lợi ích rất đáng kể cả về phương diện kinh tế và phương diện môi trường. sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn nguyên vật liệu và tối ưu hoá nguyên vật liệu, năng lượng; điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm xuống và tiết kiệm được chi phí quản lý chất thải. 3.1. Lợi ích kinh tế của Sản xuất sạch hơn. 3.1.1. Sản xuất sạch hơn giúp năng suất lao động được tăng lên. Sản xuất sạch hơn làm cho hiệu quả sản xuất cao hơn, có nghĩa là có nhiều sản phẩm hơn được sản xuất ra trên một đơn vị đầu vào nguyên nhiên vật liệu thô. Điều này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho cơ sở sản xuất đó, chẳng hạn như giảm tỷ lệ sai hỏng sản phẩm, năng cao chất lượng sản phẩm khi cơ sở áp dụng các cải tiến của sản xuất sạch hơn hay đơn giản hơn là quản lý quá trình sản xuất chặt chẽ hơn. Tăng năng suất thông qua ứng dụng sản xuất sạch hơn : Hiệu quả và năng suất các hoạt động của một công ty có thể được cải thiện đáng kể bằng nhiều cách và những lợi ích chủ yếu của sản xuất sạch hơn mang lại là: - Độ tin cậy cao hơn của thời gian biểu và các kế hoạch ngân sách. - Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn nguyên vật liệu. - Cải tiến điều kiện làm việc. - Giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý về môi trường. 3.1.2. Giảm chi phí tổng thể. Sản xuất sạch hơn giúp tối ưu hoá các quy trình sản xuất và sẽ giúp cho lượng chất thải phát sinh được giảm bớt, do mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng và nước được giảm bớt. Vì thế, các chi phí cũng giảm đi đáng kể. Các chi phí hoạt động bảo vệ môi trường không còn là những chi phí bổ sung như trước nữa, nhờ vào việc giảm bớt các chi phí đầu vào như chi phí cho nguyên vật liệu, năng lượng, hoặc dịch vụ bị biến thành phế thải trong quá trình sản xuất và chi phí để xử lý chất thải. Như vậy, có thể thấy sản xuất sạch hơn về tổng thể có thể giúp cho các doanh nghiệp giảm được những chi phí này. 3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện do tăng lợi thế so sánh. Hiện nay do nhận thức của người tiêu dùng ngày một tăng cao nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường ngày càng nhiều đặc biệt là thị trường quốc tế. Chính vì vậy, áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ làm tăng lợi thế so sánh của công ty trên trường quốc tế. Các công ty có hiện trạng môi trường tốt và các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường sẽ có lợi thế trên thị trường. 3.1.4. Sản xuất sạch hơn là con đường tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính. Hiện nay, quản lý môi trường hiệu quả là một điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ một đề xuất hỗ trợ tài chính nào. Các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến sự xuống cấp của môi trường. Hơn bao giờ hết, những dự án tìm kiếm vốn vay hay trợ giúp tài chính ngày càng được xem xét kỹ lưỡng về triển vọng môi trường. Sản xuất sạch hơn tạo ra một hình ảnh môi trường tích cực của tổ chức vay tiền và do vậy cải thiện được sự tiếp cận đến với các nguồn tài chính của các tổ chức này. 3.1.5. Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000. Sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều để thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 vì rất nhiều các công việc ban đầu khi tiến hành đánh giá để nhận chứng chỉ ISO 14000 đã được tiến hành thông qua đánh giá sản xuất sạch hơn . Chứng chỉ ISO 14000 sẽ đem lại khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn và mở ra tiềm năng cũng như khả năng cạnh tranh cho công ty. 3.2. Lợi ích môi trường của sản xuất sạch hơn . Về cơ bản ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm để phòng ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải vì vậy sản xuất sạch hơn có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường. 3.2.1. Môi trường được cải thiện một cách liên tục. Sản xuất sạch hơn làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng nước hoặc năng lượng, hay giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên vật liệu độc hại hoặc kém chất lượng được đưa vào sử dụng, giảm thiểu lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và mức độ độc hại của chất thải làm cho sản phẩm trở nên dễ chấp nhận hơn xét trên khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên quan điểm môi trường. ảnh hưởng trực tiếp là tải lượng ô nhiễm thải vào môi trường giảm đi, chất lượng môi trường được cải thiện. Sản xuất sạch hơn còn giúp cải thiện điều kiện làm việc do chất lượng nước, không khí được bảo vệ tốt hơn. 3.2.2. Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường, giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý . Giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ra chất thải có nghĩa là dễ dàng thoả mãn các quy định và tiêu chuẩn về môi trường, làm giảm các tác động không tốt đến môi trường do cơ sở công nghiệp gây nên tạo điều kiện phát triển bền vững. Mức độ ô nhiễm Trước SXSH Tiêu chuẩn mt Sau SXSH thời gian 0 Hình 2 : Tuân thủ tốt hơn các quy định môi trường. 3.2.3. Đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất. Sản xuất sạch hơn tránh được hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng sinh ra.Theo các nhà kinh tế cổ điển : Nền kinh tế được trình bày như một hệ thống khép kín và tuyến tính, được mô tả qua hình(trang sau). Có một điều không hoàn toàn thoả đáng trong mô hình này đó chính là môi trường tự nhiên. Việc bỏ sót không coi môi trường là một thành tố của hệ thống kinh tế là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Đây thực sự là một thiếu sót lớn, vì các gia đình và các xí nghiệp đều có tác động qua lại đối với môi trường tự nhiên. Có một điều không hoàn toàn thoả đáng trong mô hình này đó chính là môi trường tự nhiên. Việc bỏ sót không coi môi trường là một thành tố của hệ thống kinh tế là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Đây thực sự là một thiếu sót lớn, vì các gia đình và các xí nghiệp đều có tác động qua lại đối với môi trường tự nhiên. Cung cấp cho sx Các gia đình Người tiêu thụ H.H và D.V Chủ nhân của tài nguyên H.H và D.V Tiền hưởng lợi từ Các yếu tố sản xuất: Tiền lương Tiền thuê Lợi nhuận Tiền lãi Thị trường Nơi người mua và người bán tiếp xúc nhau Chi phí tiêu thụ Các xí nghiệp Nhà sản xuất H.H và D.V Người sử dụng tài nguyên Hình 3 : Định nghĩa truyền thống về hệ thống kinh tế đơn giản. Vai trò của môi trường tự nhiên có thể chia thành ba nhóm sau : * Cung cấp nguyên liệu thô. * Nơi chứa chất thải. * Cung cấp ngoại ứng tích cực. Quan điểm cân bằng vật chất được thể hiện qua hình sau: Rrp Môi trường tự nhiên Rp Rdp MR Sx G Rdc TT Rc Rrc Hình 4. Sơ đồ cân bằng vật chất Trong đó : - MR : Tài nguyên tự nhiên dạng nguyên liệu thô. - Rp : Chất cặn bã trong sản xuất . - G : Hàng hoá - Rc : cặn bã sau tiêu dùng - Rdc : Chất phát thải ra môi trường. - Rrc : Chất tái tuần hoàn sau tiêu dùng. - Rdp : Chất phát thải ra môi trường sau sản xuất . - Rrp : Chất tái tuần hoàn sau sản xuất . quan điểm nhìn nhận của động lực học : Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng: M'R = Rdp + Rdc Rdp = Rp - Rrp Rdc = Rc - Rrc = G - Rrc MR = Rp + G - (Rrp + Rrc) (1) Nguyên lý của nâng cao chất lượng môi trường là giảm thiểu tối đa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên dạng nguyên liệu thô MR. Dựa trên cơ sở cân bằng (1) để giảm thiểu tối đa MR ta có các phương án sau: Thứ nhất: Giảm Rp : giảm tối đa chất cặn bã sau sản xuất, phương án này có khả thi nhưng phải đầu tư cho quy trình công nghệ sản xuất. Hiện nay, giảm dần các chất thải vào môi trường đã đang và sẽ giúp con người thực hiện những mong muốn này mà đôi khi không cần tới lượng đầu tư quá lớn, thậm chí không cần phải có đầu tư ban đầu nhờ áp dụng SXSH. Thứ hai: Giảm G : tức là giảm sản xuất hàng hoá không phù hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8417.DOC
Tài liệu liên quan