Đồ án Thiết kê hệ thống thoát nước khu đô thị thạch phúc – Hà Nội

Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề bức xúc trên toàn cầu nhất là tại các nước đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến môi trường là điều tất yếu. Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường sống trong đó bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và nhà nước, các tổ chức và mọi người dân đều quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước khỏi sự ô nhiễm của rác thải và nước thải đó chính là thu gom và xử lý chúng một cách triệt để nhất trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

 

Hướng tới các mục tiêu đó và đồng thời tổng hợp các kiến thức đã học trong 5 năm học tại khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường Đô Thị, ngành Cấp thoát nước, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, em đã nhận đề tài tốt nghiệp: " Thiết kế hệ thống thoát nước khu đô thị Thạch Phúc –Hà Nội".

 

Trong quá trình thể hiện đồ án em đã nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn Thoát nước, đặc biệt là sự hướng dẫn của TS.Mai Liên Hương. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án .

 

Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo.

 

doc237 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Thiết kê hệ thống thoát nước khu đô thị thạch phúc – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt ngiệp khóa 2005-2010 Tên đề tài: thiết kê hệ thống thoát nước khu đô thị thạch phúc – hà nội Lời nói đầu Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề bức xúc trên toàn cầu nhất là tại các nước đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến môi trường là điều tất yếu. Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường sống trong đó bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và nhà nước, các tổ chức và mọi người dân đều quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước khỏi sự ô nhiễm của rác thải và nước thải đó chính là thu gom và xử lý chúng một cách triệt để nhất trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hướng tới các mục tiêu đó và đồng thời tổng hợp các kiến thức đã học trong 5 năm học tại khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường Đô Thị, ngành Cấp thoát nước, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, em đã nhận đề tài tốt nghiệp: " Thiết kế hệ thống thoát nước khu đô thị Thạch Phúc –Hà Nội". Trong quá trình thể hiện đồ án em đã nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn Thoát nước, đặc biệt là sự hướng dẫn của TS.Mai Liên Hương. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án . Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo. Hà nội, ngày 8 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Khuất Thị Thu Hiền Mục lục Chương 1. TổNG QUAN CHUNG Về KHU ĐÔ THị MớI THạCH PHúC-Hà NộI 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý. Khu Đô thị Thạch Phúc, Hà Nội có vị trí tự nhiên nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Đường trục phát triển kinh tế Bắc – Nam, Hà Tây cũ (điểm đầu của tuyến đường có mặt cắt 150m). Khu vực nghiên cứu quy hoạch bao gồm một phần phạm vi địa giới hành chính xã Phụng Thượng – huyện Phúc Thọ và các xã Đại Đồng, Lại Thượng, Phú Kim – huyện Thạch Thất. - Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 32. - Phía Tây giáp sông Tích Giang. - Phía Đông giáp xã Ngọc Tảo, Huyện Phúc Thọ. - Phía Nam giáp thị trấn Liên Quan, Huyện Thạch Thất. * Quy mô đất đai khu vực nghiên cứu: diện tích khoảng 657ha. 1.1.2. Địa hình, địa mạo. Khu vực tả ngạn sông Tích Giang có địa hình đồng bằng, khá bằng phẳng, cao độ trung bình dao động từ 3-10m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết. Khu Đô thị Thạch Phúc, Hà Nội nằm trong vùng khí hậu tỉnh Hà Tây cũ với đặc điểm nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Mùa đông- Từ tháng 11 đến tháng 3 (đồng thời là mùa khô): Lạnh rõ rệt so với mùa hạ, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất xuống đến 16 - 170. Thời tiết nồm và mưa phùn là hiện tượng khá độc đáo của nửa cuối mùa đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Hướng gió chủ đạo trong mùa là gió Đông Bắc. Mùa Hè – Từ tháng 4 đến tháng 10 (đồng thời là mùa mưa): Nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1700 – 1850 mm và tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9 trong mấy tháng này lượng mưa đạt từ 822,8mm. Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 12, 01, 02 trong 3 tháng chỉ đạt 19,9mm, số ngày mưa trong năm 140,2 ngày. Hướng gió chủ đạo trong mùa là gió Đông Nam, thỉnh thoảng có gió Tây Nam vào các tháng 6, 7. Nhiệt độ + Nhiệt độ trung bình năm là 22,40C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,20C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 20,70C. + Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 41,00C + Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 4,50C. + Biên độ trung bình của nhiệt độ không khí là 6,50C. b. Độ ẩm không khí. Độ ẩm trung bình các tháng đều lớn hơn 80%, độ ẩm giữa các tháng biến đổi ít, giữa các tháng ẩm nhất và khô nhất chỉ chênh nhau khoảng 5-10%, độ ẩm năm đạt khoảng 84% 1.1.4. Địa chất thuỷ văn. Khu vực lập quy hoạch chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của Sông Tích. Sông Tích cung cấp nguồn nước mặt và là dòng chính để tiêu thoát nước cho khu vực. Sông Tích nằm ở phía Nam khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, bắt nguồn từ dãy núi Tản Viên có nhiệm vụ tiêu chính cho toàn bộ phí Tây Bắc của tỉnh Hà Tây, con sông này chảy theo hướng Bắc xuống Nam hợp lưu vực sông Đáy ở xã Đại Đồng huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Mực nước ngầm nông ( từ 5-8 m) và khá dồi dào 1.1.5. Địa chất công trình. Khu vực có nền đất khá đồng nhất, có tầng đất dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong. 1.1.6. Tài nguyên khoáng sản và sinh vật Hiện trạng khu vực không có tài nguyên, khoáng sản gì đáng kể. Sét có nhiều ở Đại Đồng, dùng để sản xuất gạch, ngói, đá ong cung cấp vật liệu xây dựng khu đô thị. 1.1.7. Cảnh quan môi trường Khu vực nghiên cứu không có đặc điểm cảnh quan nổi bật, ngoại trừ một số tuyến ao hồ ven làng và hệ thống kênh mương nội đồng ruộng có thể tận dụng tạo cảnh quan cho quy hoạch đô thị và kết hợp với việc tiêu thủy về mù lũ. Các khu dân cư làng xóm nằm rải rác, không có đặc điểm cảnh quan nổi bật và di tích danh thắng cần bảo vệ và lưu giữ. 1.2. Đặc điểm hiện trạng Đặc điểm nổi bật và cũng là yếu tố thuận lợi nhất cho phát triển khu vực là: - Diện tích đất thổ canh lớn, thuận lợi cho đầu tư xây dựng; - Các công trình kiến trúc không có gì nổi bật, nhỏ lẻ chủ yếu là các công trình nhà ở dân cư thôn xóm tập trung thuận lợi cho phân khu quy hoạch. - Trong khu vực nghiên cứu không có dự án nhỏ lẻ nào được lập và phê duyệt. Ngoại trừ dự án quy hoạch chi tiết 1/2000 Tây Thăng Long đã được phê duyệt nằm sát với đường 32 và có một phần xác định là đất công nghiệp sản xuất thuộc xã Phụng Thượng huyện Phúc Thọ. Tuy nhiên đồ án này sẽ phải điều chỉnh lại do hướng tuyến của đường trục kinh tế xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây cũ đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu sử dụng đất cũng như hướng tuyến đường trục chính của khu đô thị này. - Khu vực có khá nhiều khu mộ rải rác trong các thửa ruộng của dân cần có biện pháp quy hoạch quy tập hợp lý. Khu tượng đài liệt sĩ tại xã Đại Đồng và Phụng Thượng cần được tôn trọng, chỉnh trang cải tạo thành một thành phần của khu đô thị. 1.2.1. Dân số và lao động Tỷ lệ làng xã trong khu vực là nhỏ và quan điểm giữ nguyên làng cũ không phát triển rộng ra mà sẽ xây dựng đô thị hiện đại ở khu vực ngoài ranh giới làng xóm do vậy số liệu dân số sẽ không ảnh hưởng nhiều tới phương án quy hoạch mà chỉ là con số tính toán cho công tác quản lý và hướng nghiệp cho nhân dân chuyển đổi nghề nghiệp. Phân bố dân số theo từng đơn vị hành chính như sau: Bảng I.1: Thống kê số liệu dân số trên địa bàn huyện Thạch Thất Số TT Tên xã Diện tích (ha) Tổng dân số (người) Chỉ tiêu (m2/ng) 1 Xã Đại Đồng 508 9.500 535 2 Xã Lại Thượng 813 8.415 966 3 Xã Phú Kim 598 8.812 679 Cộng 26.727 Cơ cấu lao động của huyện như sau: - Lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 60,4% - Lao động công nghiệp và xây dựng: 29,6% - Lao động thương mại và dịch vụ: 10% 1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai: Tổng diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 655 ha, trong đó đất đai của các xã để nghiên cứu quy hoạch cụ thể như sau: BảngI.2: Tổng hợp đất nghiên cứu khu đô thị Thạch Phúc theo các huyện, xã Tổng diện tích nghiên cứu QH 1/2000: 657ha STT Tên xã/huyện Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) I Huyện Thạch Thất 498.2789 75.86 1 Xã Đại Đồng 226.6478 34.51 2 Xã Lại Thượng 107.6669 16.39 3 Xã Phú Kim 163.9642 24.96 II Huyện Phúc Thọ 158.5510 24.14 1 Xã Phụng Thượng 158.5510 24.14 Cộng đất NCQH 656.8299 100 Trong khu vực phần lớn là đất ruộng, còn lại chủ yếu là đất chưa sử dụng và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, gia cầm. Nghiên cứu không tính phần đất làng xóm hiện trạng. Phần đất này được đề nghị giữ nguyên trạng và có khoảng đệm dự trữ cho phát triển là ranh giới tiếp giáp với khu vực đô thị. Bảng I. 3: Tổng hợp sử dụng đất hiện trạng Chức Năng Diện tích (m2) Tỷ trọng (%) Khu A- Xã Đại Đồng - Thạch Thất 2266478 100 Đất ở 9953 0.44 Đất công cộng 724 0.03 Đất sản xuất 31427 1.39 Đất nông nghiệp 2027562 89.46 Đất chăn nuôi 104041 Đất hoa màu 49024 Đất Trồng lúa 1874497 Đất mặt nước 94770 4.18 Đất nghĩa trang 15820 0.70 Đất giao thông 86946 3.84 Đường nhựa 8960 Đường thửa ruộng 77986 Khu B- Xã Phụng Thượng - Phúc Thọ 1585510 100 Đất ở 9057 0.57 Đất sản xuất 8238 0.52 Đất nông nghiệp 1515378 95.58 Đất chăn nuôi 100283 Đất Trồng lúa 1415095 Đất mặt nước 8117 0.51 Đất nghĩa trang 6945 0.44 Đất giao thông 37775 2.38 Đường thửa ruộng 37775 Khu C- Xã Phú Kim - Thạch Thất 1639642 100 Đất ở 13494 0.82 Đất sản xuất 18446 1.13 Đất nông nghiệp 1518707 92.62 Đất chăn nuôi 11001 Đất Trồng lúa 1507706 Đất kỹ thuật 1533 0.09 Đất mặt nước 50116 3.06 Đất nghĩa trang 2564 0.16 Đất giao thông 34782 2.12 Đường thửa ruộng 34782 Khu D- Xã Lại thượng - Thạch Thất 1076669 100 Đất ở 9387 0.87 Đất sản xuất 11100 1.03 Đất nông nghiệp 975522 90.61 Đất chăn nuôi 8124 Đất trồng lúa 963626 Đất hoa màu 3772 Đất mặt nước 18047 1.68 Đất giao thông 62613 5.82 Đường thửa ruộng 62613 Tổng diện tích đất nghiên cứu 6568299 Nguồn: Số liệu đo được trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 1.2.3. Hiện trạng kiến trúc - xây dựng: - Hiện tại trên khu vực nghiên cứu chưa khai thác, sử dụng vào mục đích xây dựng nên chưa có công trình xây dựng cơ bản nào, chủ yếu chỉ có một số nhà dân xây dựng đơn giản nằm rải rác trong khu vực. Do vậy việc xây dựng mới trong khu vực này sẽ không có ảnh hưởng lớn tới đời sống của dân cư nội tại. - Ngoài ra, trong khu vực còn có một số các hộ dân nằm sát tuyến quốc lộ 32 và gần nút giao giữa đường 32 và đường trục kinh tế xã hội Bắc – Nam, Hà Tây cũ và đường tỉnh lộ 419 cần có biện pháp quy hoạch hợp lý cho bộ phân dân cư này; nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân với cân bằng lợi ích của nhà đầu tư và không gian cảnh quan đô thị. Khu đô thị sẽ chuyển đổi một lượng lớn đất nông nghiệp mục đích khai thác đô thị, nên việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho nông dân khu vực được học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp cần được tính đến trong dự án. Bảng I.4. Thống kê hiện trạng nhà ở trong khu vực nghiên cứu (*) TT Chức năng Diện tích (m2) Số lượng (nhà/lô) Đất Tạm/ 1 tầng 2-5 tầng > 5 tầng I Huyện Phúc Thọ 1 Xã Phụng Thượng 9057 10 (lô trống); 2 (đang xây) 9 (nhà tạm); 16 (nhà B1) 7 (nhà B2); 4 (nhà B3); 5 (nhà B4) 0 II Huyện Thạch Thất 1 Xã Đại Đồng 9953 1 (lô trống) 39 (nhà tạm) 1 (nhà B2) 2 Xã Lại Thượng 9387 27 (lô đất) 3 Xã Phú Kim 13494 69 (lô đất) 3 (nhà B1) 1 (nhà B2); 2 (nhà B3) (*):Theo số liệu đo được trên bản đồ địa hình và khảo sát hiện trạng. Hiện một số hộ dân đang tiến hành xây dựng nhà kiên cố. 1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: - Giao thông: Hiện trạng giao thông đối ngoại đi qua khu vực nghiên cứu có hai tuyến đường chính, bao gồm: + Quốc lộ 32: Quy mô đường cấp 4 đồng bằng, áo đường làm bằng bêtông atfan chất lượng tốt. Chiều rộng nền đường từ 9-28.5m, chiều rộng mặt đường từ 8.5 – 22.5m + Đường tỉnh 419 (tỉnh lộ 80 cũ): Quy mô cấp 5 đồng bằng, áo đường làm bằng bêtông atfan chất lượng tốt. Bình quân nền đường rộng 6.5 – 7m, mặt đường rộng 4.5m + Ngoài ra còn có đường mới xây dựng thuộc xã Đại Đồng nối ra quốc lộ 32, chất lượng đường tốt, chiều rộng mặt đường khoảng 7m và đường Cần Thơ vào xã Lại Thượng có chiều rộng mặt đường khoảng 4m. Hiện tại tất cả các xã nằm trên địa bàn nghiên cứu đều có đường ôtô tới trung tâm, mặt đường chủ yếu đã được cứng hoá, giao thông nội đồng đã được cấp phối hoặc tôn nền đất. - Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: Các công trình thuỷ lợi: Trong khu vực nghiên cứu có rất nhiều các sông, kênh mương thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nội đồng và các hồ điều hoà. Đi qua địa bàn có kênh tưới Đồng Mô qua xã Lại Thượng, Phú Kim, có bề rộng trung bình 30m; kênh tưới nối với đường 32 chạy dọc từ Bắc tới Nam qua Đại Đồng, sát với đường 419 ở Phú Kim, có bề rộng trung bình khoảng 7m; và mương tưới qua xã Phụng Thượng sát với Thôn Nam có bề rộng khoảng 6m, phục vụ tưới tiêu cho nội đồng. Công trình đầu mối hiện tại không có trạm bơm thuỷ lợi lớn nào nằm trong khu vực mà chỉ có các trạm bơm nhỏ phục vụ cho việc tưới tiêu với quy mô nhỏ. Hiện trạng nền: Khu vực ruộng lúa có cao độ nền hiện trạng từ 1.5m – 10.5m; độ dốc nền i = 0.0015. Khu vực đã xây dựng có cao độ nền từ 2m – 12m Hiện trạng thoát nước mưa: Khu vực nghiên cứu hầu như chưa có hệ thống thoát nước mưa, chủ yếu nước chảy tràn trên bề mặt địa hình tự nhiên và thoát ra sông suối. Hiện trạng cấp nước: Hệ thống cấp nước sạch đi vào khu dân cư chưa có, dân cư tại đây vẫn chủ yếu sử dụng nguồn nước mưa, nước giếng khoan và nước mặt chưa qua xử lý chất lượng không đảm bảo. Hiện trạng cấp điện: Lưới điện cao áp: Qua khu vực nghiên cứu có hệ thống đường dây 110 KV tiết diện AC - 185 Lưới điện trung thế: Từ trạm trung gian 110KV có các xuất tuyến 35, 15, 6KV, các xuất tuyến này được đi trên không và cấp điện cho các trạm biến áp khu vực. Trạm biến áp phân phối: Khu vực dân cư hiện trạng sử dụng các trạm biến áp phân phối loại treo trên cột bê tông. Trên địa bàn chủ yếu là đất ruộng và đất trồng màu nên chưa có nhu cầu phụ tải điện. Lưới điện hạ thế 0.4KV: Hầu hết trên địa bàn sử dụng lưới điện nổi 380/220V ba pha bốn dây trung tính nối đất - Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Hiện trạng thoát nước bẩn: Hiện tại khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước bẩn, nước thải sinh hoạt chủ yếu xả trực tiếp vào hệ thống kênh mương ao hồ tự nhiên. Hiện trạng thu gom chất thải rắn: Việc thu gom quản lý chất thải rắn hiện nay chưa có đơn vị nào đảm nhiệm, khu vực chưa có một bãi xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh. Hiện trạng nghĩa trang: Khu vực nghiên cứu có hai khu nghĩa trang liệt sĩ của hai xã Phụng Thượng và Đại Đồng; ngoài ra có rất nhiều khu mộ của dân chôn rải rác lẫn với đất canh tác trên địa bàn, chủ yếu là tự phát. Các khu mộ chôn cất tự do lãng phí quỹ đất và ành hưởng đến điều kiện vệ sinh cảnh quan môi trường. Cần có biện pháp quy hoạch và quy tập các diện mộ này nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như cảnh quan chung của khu vực. Bảng I.5. Tổng hợp đánh giá hiện trạng STT Tên hạng mục Đơn vị tính Khối lượng Dây 110 Kv KM 3.34 01 Hệ thống điện Dây 35Kv KM 7.12 Dây 22 Kv KM 7.96 Trạm biến áp Trạm 10 02 Kênh mương Mương xây M 7.86 Mương đất M 11.52 Đường đất KM 14.59 03 Giao thông Đường tỉnh lộ KM 6.6 Đường làng KM 22.15 1.2.5. Đánh gía hiện trạng Khu vực nghiên cứu trong địa giới hành chính của 4 xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ; Đại Đồng, Lai Thượng và Phú Kim huyện Thạch Thất. Đất đai chủ yếu là đất canh tác và một số hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản; trừ một số hộ dân nằm rải rác trên các trục đường chính: đường quốc lộ 32 và tỉnh lộ 419 theo các quyết định cấp đất của huyện. Cần có biện pháp đối với các hộ dân này nhằm đảm bảo ổn định đời sống tránh xáo trộn quá mức. Trừ những trường hợp bắt buộc phải di dời để đảm bảo cảnh quan chung khu vực còn lại cố gắng tôn trọng hiện trạng tránh di dời. Đất đi khu vực nghiên cứu hiện là đất canh tác nên việc lựa chọn, thay đổi chức năng sử dụng đất có ảnh hưởng tơi đời sống của người dân, cần có nghiên cứu chuyển đổi nghề nhằm đảm bảo cuộc sống dân cư sở tại. Trong khu vực có các tuyến đường chính quốc lộ 32 và tỉnh lộ 419 và thêm vào đó là tuyến đường trực dự kiến xây dựng mới với mạt cắt 150m là điều kiện thuận lợi chuyên đổi nghề nhằm pháp triển khu đô thị mới. Khu vực còn rất nhiều đường dây điện cả cao thế và trung hạ thế đi qua, cần có biện pháp chuyển hướng tránh ảnh hưởng tới khu vực quy hoạch sau này. Hệ thống tiêu thoát nước chủ yếu cho phần nội đồng, khu dân cư trong làng cần chủ yếu dùng thoát nước tự nhiên. Đây là vấn đề cần xem xét trong đồ án để đảm bảo thoát nước và tránh ảnh hưởng đến khu vực dân cư cũ. 1.3. Khái quát về vấn đề quy hoạch khu đô thị Thạch Phúc. Quy mô: Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực khoảng 657ha Tính chất: Là khu đô thị mới, hiện đại theo hướng bền vững và cân bằng sinh thái Cơ sở quy hoạch: * Các cơ sở kinh tế: Là hoạt động thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí và ở đô thị theo dạng khu đô thị mới xây dựng trên quan điểm cân bằng sinh thái. * Quan điểm phát triển: + Phát triển hài hoà trên cơ sở tiềm năng sẵn có của khu vực và kêu gọi mọi nguồn vốn đầu tư, kể cả đầu tư 100% vốn nước ngoài. + Bảo đảm tốt cảnh quan môi trường và không phá vỡ cảnh quan xung quanh. + Bảo đảm an toàn và hiện đại đáp ứng được yêu cầu cao về công nghệ và quy mô hoạt động. + Phù hợp với tiềm năng của quỹ đất và hiện trạng khu vực. * Cơ sở kỹ thuật: Tuyến đường có sẵn là: + Trục đường chính Bắc – Nam có mặt cắt rộng 150m (trong đó đường đối ngoại có mặt cắt 42m và hai dải đường đô thị có mặt cắt 54m) và các tuyến đường chính khác theo Quy hoạch chung Đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam, tỉnh Hà Tây cũ. + Tuyến đường tỉnh lộ 80 chạy qua khu vực nghiên cứu thuộc huyện Thạch Thất đã và đang được xây dựng cải tạo nâng cấp rải nhựa là một yếu tố quan trọng cho phát triển khu vực. + Hệ thống kênh mương và ao hồ trong khu vực nghiên cứu, đặc biệt là kênh Đồng Mô - là kênh nội đồng lớn chạy qua khu vực nghiên cứu. Đây là một yếu tố thuận lợi cho khai thác cảnh quan cũng như xử lý hệ thống thoát nước mặt về mùa lũ. * Quy mô xây dựng: + Căn cứ kết quả điều tra khảo sát và đánh giá tiềm năng về các điều kiện tự nhiên, hiện trạng quỹ đất xây dựng và hiện trạng hạ tầng khác + Căn cứ tính chất của khu đô thị. * Chỉ tiêu sử dụng đất: Do đây là mô hình đô thị mới xây dựng theo quan điểm sinh thái nên chỉ tiêu có thể lấy cao hơn chỉ tiêu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. - Phân bố dân cư: + ở thấp thầng: 25 - 40m2/người + ở cao tầng: 10 - 15m2/người + ở làng xóm và tái định cư: 30 - 50m2/người - Phân bố cơ cấu đất đai cơ bản: + Đất ở: 30 – 40% + Đất công công cộng: 10 - 15% + Đất giao thông: 15 - 25% + Đất cây xanh: 10 – 15% Phải đảm bảo có vành đai xanh bảo vệ và các yêu cầu cây xanh cách ly khác như cách ly tuyến điện, đê, khu vực đặc biệt .v..v... 1.4. Những tiền đề phát triển 1.4.1.Vị trí và tác động của mối quan hệ trong khu vực Khu đô thị Thạch Phúc nằm trên tuyến Đường trục kinh tế Bắc –Nam giao cắt với đường quốc lộ 32 là nút giao thông quan trọng, có ý nghĩa lớn về mặt cảnh quan và kinh tế của khu vực. Thêm vào đó Khu vực nằm gần khu đô thị Tây Thăng Long đã được phê duyệt quy hoạch với các chức năng là khu đô thị mới và chủ yếu phát triển công nghiệp về phía giáp với đường 32. Đây là một động lực quan trọng cho việc hình thành và phát triển Khu đô thị Thạch Phúc nhằm bổ trợ thêm các chức năng sử dụng đất cho khu đô thị này. Một đặc điểm quan trọng nhất đó là khu vực phần lớn là đất ruộng, chỉ có rải rác một số nghĩa địa của dân và một số ít dân cư nằm trên các trục đường chính. Do vậy rất thuận lợi cho việc phát triển đô thị cũng như giảm chi phí đầu tư xây dựng, đảm bảo tính khả thi cao cho dự án. 1.4.2. Tính chất Thuộc hai huyện Phúc Thọ và Thạch Thất, Khu đô thị Thạch Phúc có các tính chất đặc trưng sau: - Là Khu đô thị được xây dựng trên quan điểm sinh thái; - Là Khu vực mang tính chất thương mại dịch vụ và ở; - Là khu vực gần các làng xóm cũ, bên cạnh đó còn có một số khu vực nhà ở nằm rải rác và xen kẽ trên các trục đường chính đã phát triển mạnh theo xu thế hiện đại; - Là khu vực cửa ngõ của tuyến Đường trục Bắc – Nam (phần có mặt cắt 150m); 1.4.3. Quy mô đất đai và dân số Do tính chất của khu vực là khu đô thị sinh thái, nên chỉ tiêu đất đai được lấy cao hơn quy chuẩn. Khu vực nghiên cứu gần khu vực làng xóm cũ với mật độ dân cư thấp, do vậy việc tăng chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn khoảng 10 – 20% là chấp nhận được. Chỉ tiêu đất đai xác định khoảng 72m2/người làm cơ sở tính toán cho toàn khu đô thị. Chỉ tiêu được tính cao hơn cho các lô biệt thự, nhà ở thấp tầng và thấp hơn cho các chung cư cao tầng, nhà ở cao tầng hỗn hợp. Chênh lệch từ 16 – 50m2/người. 1.5. Định hướng phát triển không gian và sử dụng đất 1.5.1. Chọn đất xây dựng và chọn hướng phát triển Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, triệt để khai thác quỹ đất hiện có, hạn chế di dời nhà dân và xáo trộn đời sống dân cư sở tại, đảm bảo gìn giữ bản sắc cuộc sống mang tính truyền thống lâu đời của làng, theo nguyên tắc: - Khống chế khu vực phát triển của làng là các khoảng đệm cây xanh kinh tế như trồng rau sạch, cây ăn quả mang hiệu quả kinh tế cao nhằm đảm bảo cuộc sống của dân cư sau khi chuyển đổi nghề nghiệp; hoặc là các mặt nước kênh mương nhằm tạo ra khu vực sinh thái và không phá vỡ cấu trúc không gian truyền thống của làng, tạo cảnh quan đẹp cho làng cũng như khu vực đô thị, tránh tình trạng “làng trong phố”, “hay phố trong làng”. - Không gian tiếp theo là các khu vực đất giành cho tái định cư và tách hộ của dân cư sở tại đồng thời với các khu vực phát triển dịch vụ thương mại phục vụ cho chuyển đổi nghề của nông dân các xã bị lấy đất làm đô thị, đảm bảo cuộc sống ổn định và lối sống hiện đại. - Khu vực hai bên tuyến Đường trục Bắc – Nam là khu vực phát triển mạnh đô thị với các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hiện đại đảm bảo xây dựng một đô thị đẹp hiện đại và cân bằng sinh thái. - Một số khu vực dân cư nằm trên tuyến đường bắt buộc phải mở rộng, cần có biện pháp di dời tái định cư và các chế độ ưu đãi khác để đảm bảo ổn định cuộc sống. - Các khu vực nghĩa địa nhỏ lẻ nằm rải rác cần phải quy tập về một khu vực gần nhất và nằm trong khu cây xanh để đảm bảo cảnh quan khu đô thị cũng như vệ sinh môi trường đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng. - Di chuyển hoặc đề nghị chuyển đổi chức năng các xí nghiệp công nghiệp nhỏ lẻ, không thích hợp lấy đất xây dựng khu công cộng nhằm đảm bảo tính mỹ quan và đồng bộ của khu đô thị. 1.5.2. Cơ cấu tổ chức quy hoạch 1. Định hướng chung và phân khu vực quy hoạch Định hướng chung của quy hoạch định hướng Đường trục kinh tế Bắc – Nam, tỉnh Hà Tây cũ đã được xác định, trong khu vực nghiên cứu có những khu vực ổn định như sau: Các làng xóm hiện có (trừ một số nhà ở trên tuyến đường chính bắt buộc phải di dời do mở rộng mặt cắt đường) Mạng lưới giao thông chủ yếu hiện có, có nghiên cứu mở rộng mặt cắt đảm bảo phù hợp với khu đô thị hiện đại. Hệ thống kênh mương thoát nước chính. Trên cơ sở hiện trạng và định hướng phát triển của Quy hoạch chung đường trục Bắc – Nam khu vực với hai trục đường chính đường tỉnh lộ 80 và đường trục Bắc nam dự kiến xây dựng) đã phân chia phường thành 3 khu vực tương đối xấp xỉ nhau về quy mô (xem bản vẽ QH-03), bao gồm: Khu vực 1: Bao gồm phần đất phía Tây của đường trục Bắc - Nam và giới hạn bởi đường tỉnh lộ 80 qua khu vực nghiên cứu, thuộc đất xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất. Khu vực 2: Phần đất phía Tây của đường tỉnh lộ 80, thuộc đất của các xã Lại Thượng và một phần của Phú Kim, huyện Thạch Thất. Khu vực 3: Phần đất phía Đông của đường trục Bắc – Nam thuộc một phần đất xã Đại Đồng, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất và chủ yếu là đất xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ 2. Tổ chức và phân bố các công trình công cộng A/ Các cơ quan: Các cơ quan hành chính cấp khu vực và cấp khu nhà ở được bố trí theo tiêu chuẩn quy phạm và đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu cho khu vực. + Khu hành chính cấp khu vực bao gồm các công trình UBND, công an, y tế, giáo dục, PCCC, bưu điện… được bố trí tập trung tại khu 3 trên tuyến đường chính vào khu vực này đảm bảo tính uy nghiêm và chức năng của công trình + Các khu hành chính cấp khu ở bao gồm các công trình như UBND, công an, trạm y tế, nhà văn hóa khu vực... được bố trí theo các đơn vị ở, đảm bảo phục vụ đủ các dịch vụ thiết yếu. B/ Công trình dịch vụ văn hoá, cây xanh, TDTT, vui chơi giải trí: Tiêu chí phát triển đô thị là đảm bảo cân bằng sinh thái và tạo cảnh quan môi trường đẹp và đảm bảo điều kiện vi khí hậu tốt nhất, do vậy đô thị được xây dựng trên cơ sở nối kết giữa các tuyến cây xanh và các khu cây xanh tập trung kết hợp với hệ thống kênh mương, hồ, ao xây dựng mới làm thành một thảm xanh cho các công trình nằm lọt trong nó. - Toàn khu đô thị có 4 khu vực cây xanh tập trung chính, ngoài ra là các khu vực cây xanh dọc tuyến đường, dọc hệ thống kênh mương và phần đệm sinh thái. Khu vực cây xanh tập trung bao gồm: + Khu cây xanh công viên tại khu vực 1 nằm trong lõi của khu vực này, tạo điểm không gian xanh cho khu vực này và cải tạo vi khí hậu khu vực. + Khu cây xanh công viên trung tâm với chức năng công viên vui chơi giải trí và nghỉ tĩnh của toàn khu đô thị. Khu vực này cũng chính là trọng tâm của 2 tuyến đường giao thông chính (hai tuyến có dải phân cách cây xanh rộng) nối khu vực hai bên của tuyến Đường trục Bắc – Nam. + Hai tuyến cây xanh còn lại một ở khu vực 2 và một ở khu 3, khu ở phía Nam, là các tuyến cây xanh kết hợp dịch vụ buôn bán theo dạng tuyến phố đi bộ vừa có ý nghĩa về mặt cảnh quan cải tạo vi khí hậu vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế cho việc phát triển đô thị bền vững. - Ngoài ra các lõi cây xanh còn được bố trí trong nội bộ khu ở đảm bảo độ thông thoáng và tiêu chuẩn quy phạm. Mật độ cây xanh đảm bảo không dưới 30%. - Khu vực trung tâm TDTT nằm sát vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochien05n1 9-5.doc
  • dwg01khong gian_Su dung dat-hien.dwg
  • bak02VT pa1.bak
  • dwg02VT pa1.dwg
  • bak03VTPAII-chon .bak
  • dwg03VTPAII-chon .dwg
  • bak04+05TRAC DOC 13-29.bak
  • dwg04+05TRAC DOC 13-29.dwg
  • bak06- so do +07txl mai du phong.bak
  • dwg06- so do +07txl mai du phong.dwg
  • dwg08Bun nuoc chuan nhat -Do an di in.dwg
  • dwg09-bomchuan.dwg
  • dwg10-chi tiet lang ngang 1.dwg
  • dwg11-12-13CTN S.DAY -hien.dwg
  • bak14thi cong.bak
  • dwg14thi cong.dwg
  • bak15-tien do thi cong.bak
  • dwg15-tien do thi cong.dwg
  • erracad.err
  • dwgb.DWG
  • dwgbb.dwg
  • docGiay giao Nhiem vu TKTN.doc
  • dwgkhung ten.dwg
  • docphan tieu de.doc
  • xlsxtlpa1.xlsx
  • xlsxTLPA2-chon.xlsx
  • bmptphucchon.bmp