Đồ án Tính toán, thiết kế hoán cải, lập quy trình lắp dựng, thử nghiệm cổng trục di chuyển trên rail RMG tại tổng công ty tân cảng Sài Gòn

- Cổng trục là loại máy trục dạng cổng được sử dụng chủ yếu ở ngoài trời, phục vụ công tác xếp dỡ, lắp đặt hàng. Chúng ta thường gặp cổng trục làm việc và sử dụng nhiều trong các công trường xây dựng, các kho bãi lộ thiên, trong các bến cảng, ga, trong khai thác hầm mỏ, lâm sản

- Tùy thuộc vào kết cấu cầu mà cổng trục chia ra làm hai loại: 1 dầm và 2 dầm.

+ Xe con của cổng trục 1 dầm được cấu tạo với những bộ phận treo dùng ray đơn khi tải trọng nâng từ 510 tấn.

+ Trường hợp cổng 1 dầm với tải trọng lớn hơn, người ta dùng xe lăn kiểu treo trên hai ray, kiểu consol hay không consol treo. Ở cổng trục với cầu hai dầm xe lăn tương tự như cầu trục.

+ Cổng trục 2 dầm: dùng xe con tương tự với cầu trục. Xe con thường tự hành nhờ cơ cấu dẫn động gắn trực tiếp lên nó hoặc dẫn động bằng cáp kéo với bộ tời được cố định trên kết cấu kim lọai.

Cổng trục 2 dầm: xe con có thể di chuyển trên ray, hay xích. Xe con di chuyển trên ray thì dễ chế tạo và giá thành rẻ hơn xe con di chuyển trên xích, nhưng ngược lại nếu xe con di chuyển trên xích thì có thể xác định được chính xác vị trí của xe con. Trường hợp sử dụng cáp kéo xe con có khối lượng nhỏ hơn nhưng không thuận tiện trong sử dụng, bảo dưỡng vì dây cáp mau mòn và dễ trùng

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Đồ án Tính toán, thiết kế hoán cải, lập quy trình lắp dựng, thử nghiệm cổng trục di chuyển trên rail RMG tại tổng công ty tân cảng Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỔNG TRỤC HOÁN CẢI RMG 13+1 Giới thiệu chung về các loại cổng trục Cổng trục là loại máy trục dạng cổng được sử dụng chủ yếu ở ngoài trời, phục vụ công tác xếp dỡ, lắp đặt hàng. Chúng ta thường gặp cổng trục làm việc và sử dụng nhiều trong các công trường xây dựng, các kho bãi lộ thiên, trong các bến cảng, ga, trong khai thác hầm mỏ, lâm sản… Tùy thuộc vào kết cấu cầu mà cổng trục chia ra làm hai loại: 1 dầm và 2 dầm. Xe con của cổng trục 1 dầm được cấu tạo với những bộ phận treo dùng ray đơn khi tải trọng nâng từ 5¸10 tấn. Trường hợp cổng 1 dầm với tải trọng lớn hơn, người ta dùng xe lăn kiểu treo trên hai ray, kiểu consol hay không consol treo. Ở cổng trục với cầu hai dầm xe lăn tương tự như cầu trục. Cổng trục 2 dầm: dùng xe con tương tự với cầu trục. Xe con thường tự hành nhờ cơ cấu dẫn động gắn trực tiếp lên nó hoặc dẫn động bằng cáp kéo với bộ tời được cố định trên kết cấu kim lọai. Cổng trục 2 dầm: xe con có thể di chuyển trên ray, hay xích. Xe con di chuyển trên ray thì dễ chế tạo và giá thành rẻ hơn xe con di chuyển trên xích, nhưng ngược lại nếu xe con di chuyển trên xích thì có thể xác định được chính xác vị trí của xe con. Trường hợp sử dụng cáp kéo xe con có khối lượng nhỏ hơn nhưng không thuận tiện trong sử dụng, bảo dưỡng vì dây cáp mau mòn và dễ trùng. Ưu điểm của cổng trục: Kết cấu đơn giản, độ tin cậy và tính ổn định cao trong quá trình làm việc, tải trọng nâng và chiều cao nâng không đổi trong vùng hoạt động của nó. Tất cả các loại cổng trục, tùy thuộc mục đích sử dụng mà có các thông số cơ bản (chiều cao nâng H, tầm rộng L, tải trọng nâng Q) có thể thay đổi được khi cần thiết. Ngày nay người ta còn nghiên cứu tăng hiệu quả sử dụng các cổng trục đã có. Việc hiện đại hóa cổng trục cho phép gia tăng tải trọng nâng, nhịp và chiều cao nâng của chúng. Chẳng hạn chỉ cần gia cố các phần nối của xà ngang cổng trục loại K-183 mà tải trọng nâng của nó tăng lên từ 18¸25 tấn Gần đây, việc cải tiến cổng trục và việc tăng khả năng mang tải của xà ngang bằng cách tạo ra ứng lực ban đầu của xà ngang,đều tạo bởi các đối trọng thông qua các thanh giằng. Với phương pháp tạo ứng suất ban đầu thì với cổng trục hiện có, người ta có thể tăng tải trọng của nó lên từ 1.5¸2 tấn. Hoặc cùng với tải trọng nâng như vậy, nhịp của nó lớn hơn và khối lượng của nó nhỏ hơn kiểu cũ. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc giảm giá thành chế tạo, vật liệu được sử dụng có hiệu quả hơn. Nhược điểm của cổng trục: Khả năng cơ động kém di chuyển với khoảng cách không lớn lắm. Khó có khả năng làm việc ở nơi chật hẹp… Cổng trục con – son RMG 13+1: Hình 1. : Cổng trục con – son. Giới thiệu chung Cổng trục con – son RMG 13+1 được sử dụng để khai thác hàng hóa ngoài bãi, phục vụ công tác xếp dỡ container. Với khẩu độ rộng 32m, cổng trục RMG 13+ 1 có thể làm hàng đạt hiệu quả hơn so với các loại cẩu khung trước đó, diện tích chiếm bãi trung bình so với hiệu quả khai thác cũng nhỏ hơn. Đối với cẩu khung 3+1, mỗi 01 cẩu làm việc với 03 hàng container và 01 làn đường xe chạy. Cẩu 13+1, ứng với 01 cẩu sẽ làm hàng với 13 hàng container ở trong lòng cẩu, và 02 làn đường xe chạy ở 02 đầu con – son. Như vậy, cẩu 13+1 khai thác, tận dụng bến bãi hiệu quả hơn. Nguyên lý hoạt động: Cẩu 13+1 sử dụng nguồn năng lượng là năng lượng điện của bãi. Nguồn động lực của cẩu là các động cơ điện và động cơ thủy lực. Khi cẩu hoạt động, các động cơ điện và động cơ thủy lực cũng được điều khiển hoạt động. Từ đó dẫn động các cơ cấu làm việc thông qua các bộ truyền cơ khí hay thủy lực. Cơ cấu di chuyển xe tời giúp đưa xe con di chuyển dọc theo dầm chính của cẩu, từ đó đưa khung chụp tới các vị trí làm hàng. Cẩu 13+1 có thể làm hàng ở cả 02 đầu con – son. Thông số kĩ thuật của cẩu khung 13+1 hiện tại: Tốc độ nâng hạ hàng (không tải/ đầy tải): 10/10 m/phút. Tốc độ di chuyển xe tời có tải và không tải: 40/40 m/phút. Tốc độ di chuyển cẩu có tải và không tải: 40/40 m/phút. Khẩu độ ray: 32 m. Chiều cao nâng: 14 m. Chiều cao hạ so với mặt cầu cảng: 0 m Năng suất xếp dỡ của cẩu: 15 container/1 giờ. Thông số kĩ thuật của khung cẩu 13+1 yêu cầu hoán cải: Tốc độ nâng hạ hàng (không tải/ đầy tải): 20/40 m/phút. Tốc độ di chuyển xe tời có tải và không tải: 50/70 m/phút. Tốc độ di chuyển cẩu có tải và không tải: 40/40 m/phút. Khẩu độ ray: 26 m. Chiều cao nâng: 11,5 m. Chiều cao hạ so với mặt cầu cảng: 3 m Năng suất xếp dỡ của cẩu: 30 container/1 giờ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC_1. gioi thieu cong truc.doc
  • doc0PHAN 01.doc
  • doc0PHAN 02.doc
  • doc0PHAN 3.doc
  • doc0PHAN 4.doc
  • bak1_A0_Tong the_09.10.2010_R.bak
  • dwg1_A0_Tong the_09.10.2010_R.dwg
  • dwg2_A0_Kết cấu thép chung_11.10.2010_C.dwg
  • dwg3_4_A0_Kết cấu thép dầm chính _17.10.2010_xong.dwg
  • dwg5_A0_Kết cấu thép chân_09.10.2010_R.dwg
  • dwg6_A0_BO TRI CHUNG XE RUA_10.10.2010_ok.dwg
  • dwg7_A0_CCnang _17.10.2010_xong.dwg
  • dwg8_A0_Cơ cấu di chuyển xe con_09.10.2010_R.dwg
  • dwg9_A0_sdtd.dwg
  • dwg10_A0_lap dung.dwg
  • dwg11_A0_BO TRI LAN CAN_14.10.2010_TAN.dwg
  • docBIA 01.doc
  • dwgBo tri TBN (11-2010).dwg
  • docC_0 loi gioi thieu.doc
  • docC_1 GTC.doc
  • docC_2 LC PA.doc
  • docC_2. KCT.doc
  • docC_3. CCnang.doc
  • docC_4. CC di chuyen xe toi.doc
  • docC_5 tinh on dinh.doc
  • xltC2_kct.xlt
  • docmuc luc.doc
  • docP_3. quy lap rap va thu nghiep.doc
  • dwgThanh giằng_11.10.2010_R.dwg
  • dwgthiet bi.dwg
  • docTL tham khao.doc
  • dwgTong the truoc hoan cai.dwg
Tài liệu liên quan