Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng và phương pháp nghiên cứu của dân tộc học

Mỗi một khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của nó. Đối tượng nghiên cứu là những khách thể mà khoa học đó nghiên cứu để tìm hiểu những qui luật biến đổi, phát triển và những đặc trưng, những mối liên hệ cơ bản của nó. Chẳng hạn: triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, xã hội học Dân tộc học với tư cách là một ngành khoa học cũng có đối tượng nghiên cứu riêng.

Tuy nhiên, để đối tượng của môn học được nghiên cứu có hiệu quả thì cần phải có phương pháp khoa học để nghiên cứu nó, thấy rõ được đặc trưng của nó, giúp cho nhận thức của con người về khoa học đó đầy đủ và chính xác hơn. Ngoài những phương pháp chung thì mỗi khoa học phải có phương pháp đặc thù của môn học (phương pháp riêng ).

Nắm được đặc trưng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu mới giúp cho chúng ta hiểu đúng và càng hiểu sâu sắc hơn về khoa học dân tộc học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng và phương pháp nghiên cứu của dân tộc học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phê chuẩn Ngày tháng năm 200 Chủ nhiệm Bài 1 Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng và phương pháp nghiên cứu của dân tộc học mở đầu Mỗi một khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của nó. Đối tượng nghiên cứu là những khách thể mà khoa học đó nghiên cứu để tìm hiểu những qui luật biến đổi, phát triển và những đặc trưng, những mối liên hệ cơ bản của nó. Chẳng hạn: triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, xã hội học Dân tộc học với tư cách là một ngành khoa học cũng có đối tượng nghiên cứu riêng. Tuy nhiên, để đối tượng của môn học được nghiên cứu có hiệu quả thì cần phải có phương pháp khoa học để nghiên cứu nó, thấy rõ được đặc trưng của nó, giúp cho nhận thức của con người về khoa học đó đầy đủ và chính xác hơn. Ngoài những phương pháp chung thì mỗi khoa học phải có phương pháp đặc thù của môn học (phương pháp riêng ). Nắm được đặc trưng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu mới giúp cho chúng ta hiểu đúng và càng hiểu sâu sắc hơn về khoa học dân tộc học. Nội dung I. Lược khảo quá trình hình thành và phát triển của dân tộc học 1. Quá trình hình thành và phát triển Dân tộc học trên thế giới * Dân tộc học là gì? Dân tộc học là một khoa học nghiên cứu các tộc người và các dân tộc về mọi mặt của đời sống xã hội trong quá trình tộc người. * Quá trình phát triển của Dân tộc học: Quá trình phát triển của xã hội loài người cũng là quá trình nâng cao tri thức của con người về môi trường xung quanh, về chính bản thân con người, sự hiểu biết, thông tin về các tộc người láng giềng và các tộc người xa xưa. - Trong thời cổ đại: + Đã có sự quan sát của con người để cầu mong sự nhân hoà. + Là những yêu cầu tìm hiểu, thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị và cả các mục tiêu chiến tranh như: tìm hiểu xem tộc người khác sản xuất như thế nào, tổ chức bộ máy quyền lực ra sao, vị trí, phương thức tác chiến ra ?... + Những tài liệu về đời sống sinh hoạt của các tộc người như: “Sáng thế kỷ” (trong Kinh Cựu Ước); “Trường ca Hôliát và Ôđi xê” của Hôme và những đội quân Hy Lạp; “Kinh thi” của Khổng Tử; “Sử ký” của Tư Mã Thiên (Trung Quốc) đều có tư liệu về Dân tộc học. - Trong thời kỳ trung cổ: + Những tri thức về Dân tộc học tiếp tục được tích luỹ. Chẳng hạn như sự thành lập nhà nước Bát Đa, các học giả ả Rập đã nghiên cứu nhiều tư liệu về các dân tộc vùng này. Tác phẩm: “Cuộc đời của Mác Cô Pê Lê” đã ghi chép phong tục tập quán của các nước phương Đông. Những cuộc thám hiểm của Ma Gien Lăng, Cơ rít xtốp Cô Lông có nhiều tư liệu về các tộc người ở châu á, châu Mỹ + Tuy nhiên, Dân tộc học trong thời kỳ này về cơ bản là không có sự phát triển mạnh mẽ vì trong điều kiện thế giới quan tôn giáo và uy lực của nhà thờ chi phối. - Thời kỳ cận đại và trung đại: + Thế kỷ 18, những tri thức về Dân tộc học phát triển mạnh mẽ và tạo ra những tiền đề chín muồi cho sự hình thành khoa học Dân tộc học. Vì sao? -> Thế kỷ 15, giai cấp tư sản ra đời đấu tranh chống phong kiến, trước hết là thành trì tư tưởng của nó là thế giới quan tôn giáo. Mở đầu cho các cuộc đấu tranh đó là thời kỳ phục hưng (thế kỷ 16) và thế kỷ ánh sáng (thế kỷ 17). -> Có nhiều phát minh quan trọng, tư tưởng vạch thời đại như: Thuyết tiến hoá của Đác Uyn, những tư tưởng của Mông Te xkyơ, Vôn Te, Lốc Cơ Trong sự phát triển đó, Dân tộc học cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nó còn nằm trong khoa học lịch sử, song đã có cơ sở lý luận và phương pháp riêng như: . Về cơ sở lý luận, quan điểm về tính quy luật phổ biến của quá trình lịch sử tôn giáo đã có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử; những tiến bộ của các dân tộc theo quy luật của nó mà người ta sau này, đều phân chia lịch sử loài người thành các giai đoạn khác nhau như: Mông muội – dã man – gia trưởng – văn minh (Phu Ri Ê). Các học giả đã chú ý nghiên cứu các dân tộc hoang giã. . Về phương pháp riêng của nó, do xuất hiện phương pháp phân tích quá khứ được áp dụng, người ta đã hướng vào phân tích các dân tộc lạc hậu ngoài châu Âu, được chuyển vào lịch sử cổ đại ở châu Âu. + Thế kỷ 19, Dân tộc học đã phát triển và trở thành một khoa học độc lập, có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu riêng. Cơ sở lý luận nền tảng cho khoa học Dân tộc học là thuyết tiến hoá của Đác Uyn. Với học thuyết này, quan niệm về sự phát triển và biến đổi của mọi vật trên thế giới từ đơn giản đến phức tạp, diễn ra không phải ngẫu nhiên mà nó có tính quy luật phổ biến, xác định sự phát triển của lịch sử cũng là một quá trình. Sử dụng quy tắc siêu hình của thuyết tiến hoá, các nhà khoa học đã nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thuỷ và văn hoá nhân loại, hình thành trường phái Dân tộc học đầu tiên đó là: tăng phái “Tiến hoá luận”. Đại biểu là: Bastian, Ba Cô Phen, Tay Lo, Mooc Gan. Trong đó, Mooc Gan đã có nhiều đóng góp cho Dân tộc học như: . Ông là người đầu tiên phân kỳ xã hội nguyên thuỷ trên cơ sở sự sản xuất và xã hội. . Xác định tính phổ biến của cơ sở xã hội loài người là Thị tộc. . Nghiên cứu quá trình tiến hoá của hôn nhân và gia đình. . Nghiên cứu về người Anh Điêng ở bắc Mỹ. => Tuy nhiên, trường phái này cũng bộc lộ một số hạn chế: . Xem xét sự phát triển của lịch sử còn đơn giản. . áp dụng các phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học còn máy móc. . Còn sinh học hoá các quá trình xã hội, cường điệu các hiện tượng tâm lý trong quá trình xã hội. - Thời kỳ hiện đại: + Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, xuất hiện các trường phái: -> Trường phái “Văn hoá lịch sử”, có ba nhóm:”Hình thái học văn hoá”của Phơnobênê út (người Đức), “Viên nơ” của Guy ôm Xmít (người áo), “Vòng văn hoá” của Gơ rép nơ (người Đức). Họ đều phê phán thuyết tiến hoá, chống lại phương pháp lịch sử trong Dân tộc học, phủ nhận tính quy luật lịch sử trong sự phát triển của các hiện tượng Dân tộc học. Tư tưởng chung là đều lấy văn hoá làm tiêu chí chủ yếu để xem xét lịch sử các dân tộc, coi Dân tộc học như là khoa học về văn hoá của các tộc người. Họ dựa vào các hiện tượng văn hoá ngẫu nhiên (cả văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần) qui vào thành những vùng văn hoá và tác động lẫn nhau để giải thích sự phát triển văn hoá của các dân tộc. Về phương pháp, họ sử dụng chủ yếu bằng phương pháp điền giã, mang nặng tính phán đoán chủ quan. -> Cũng trong thời kỳ này xuất hiện các trường phái: “Tâm lý chủng tộc”, gồm: “Xã hội học” của Đuých ken (Pháp), “Phân tâm học” của Phờ rốt (Mỹ) đều đi sâu phân tích tâm lý tộc người. Theo họ, đời sống và hành vi cá nhân, xã hội phụ thuộc vào tâm lý. Xã hội được điều hành không phải từ quy luật hinh tế – xã hội, mà là quy luật tâm lý – sinh học. Họ phân tích lịch sử một cách cực đoan -> Đây là cơ sở để cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc về sau này và được đẩy lên một cách cực đoan thành chủ nghĩa phát xít. => Tuy nhiên, có thể thấy rằng các trường phái Dân tộc học nêu trên, đều là trường phái Dân tộc học tư sản. Tuy có những quan niệm mới tiến bộ, song nó không khỏi có những hạn chế nhất định, vì nó bị chi phối bởi hệ tư tưởng tư sản, bởi lợi ích của giai cấp tư sản, biện hộ cho sự xâm lược và bành chướng của giai cấp tư sản. -> Trong nửa đầu thế kỷ XX xuất hiện trường phái Dân tộc học mới – trường phái Dân tộc học Mác xít, tiêu biểu là: Gu be rơ, Tôn xtốp, Brôm lây Họ dựa vào những nguyên lý, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, để giải thích một cách khoa học các vấn đề dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, con người. Như vậy: - Dân tộc học hình thành do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật. - Dân tộc học được hình thành ở giữa thế kỷ XIX, do nhu cầu nhận thức về các dân tộc gắn liền với sự phát triển và bành trướng của CNTB. - Dân tộc học Mác xít ra đời nhằm phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, nhân loại, con người. 2. Dân tộc học ở Việt Nam - Dân tộc học ở Việt Nam ra đời muộn hơn, nhưng những kiến thức về Dân tộc học xuất hiện sớm. + Các nguồn tư liệu dân gian về Dân tộc học được ghi chép thành văn bắt đầu từ thế kỷ XV, nhưng cũng mới chỉ còn rải rác như: . “Dư địa chí” (Nguyễn Trãi), viết về sự phân bố dân cư, văn hoá và tập quán của người Kinh. . “Việt điện u linh” (Lý Tế Xương), có nhiều tư liệu về Dân tộc học. . Lê Quý Đôn, nói về các công cụ sản xuất, tập quán sản xuất, đồ ăn, quần áo, trang sức, nhạc cụ dân tộc . Các tác phẩm khác như: Cao Bằng ký lược, gia phả, tộc phả, văn bia + Trong thời kỳ xâm lược và đô hộ, thực dân Pháp đã chú ý nghiên cứu các tộc người ở Việt Nam một cách có hệ thống, để phục vụ cho mục đích cai trị và nghiên cứu Dân tộc học. . Nghiên cứu các tộc người thiểu số ở phía Bắc, Tây Nguyên. . Có cơ quan nghiên cứu: trường Viễn đông bát cổ. . Có tạp chí nghiên cứu: Tạp chí Đông Dương, tạp chí Những người bạn của Huế cổ kính. + Sau năm 1954, ở miền Nam, Mỹ, Nguỵ đã có nhiều công trình nghiên cứu các tộc người thiểu số ở Trường Sơn, Tây Nguyên. Chúng thành lập Bộ sắc tộc để đặc trách các vấn đề cư dân thiểu số ở Tây Nguyên. - Mốc đánh dấu Dân tộc học ở Việt Nam trở thành một chuyên ngành khoa học vào năm 1958. Tổ Dân tộc học được thành lập nằm trong viện sử học Việt Nam. Sau đó, các cơ quan chuyên trách nghiên cứu và giảng dạy dân tộc học được hình thành và phát triển, các công trình khoa học nghiên cứu dân tộc học ngày càng mang tính hệ thống chuyên sâu. - Ngày nay, Dân tộc học ở Việt Nam được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, các trường quân đội. Dân tộc học trở thành ngành khoa học quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển của mỗi dân tộc và cộng đồng dân tộc Việt Nam. Một số thành tựu của Dân tộc học ở Việt Nam: -> Nghiên cứu xác định trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các tộc người ở Việt Nam, làm căn cứ cho các chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc. -> Nghiên cứu, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống của các tộc người ở Việt Nam, góp phần bảo tồn, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. -> Cùng Sử học, Khảo cổ học nghiên cứu làm sáng tỏ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (từ đời các Vua Hùng đến nay). -> Nghiên cứu xác định các tộc người trên đất nước Việt Nam (54 dân tộc), góp phần thực hiện đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ biên giới, an ninh quốc gia. II. Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng, phương pháp nghiên cứu của dân tộc học 1. Đối tượng nghiên cứu của Dân tộc học * Đối tượng nghiên cứu của Dân tộc học - Nghiên cứu quá trình vận động, biến đổi, xu hướng phát triển của các tộc người và các dân tộc. Dân tộc học nghiên cứu tộc người (ethues), dân tộc (Nation) toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như: + Nguồn gốc ra đời, cấu tạo thành phần, sự phân bố các tộc người và các dân tộc; văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần của các tộc người và các dân tộc. + Những biến đổi về đời sống, mối quan hệ lịch sử - văn hoá giữa các tộc người, dân tộc. + Nghiên cứu tộc người và cơ cấu xã hội tộc người, nhóm dân tộc và cộng đồng tộc người - ngôn ngữ. - Dân tộc học nghiên cứu tất cả các tộc người, dân tộc trên thế giới và ở Việt Nam dù ở thang bậc phát triển cao hay thấp, thiểu số hay đa số, đã tồn tại trong quá khứ hay đang tồn tại hiên nay. + Tất cả các tộc người, dân tộc hiện đại và lạc hậu. + Các tộc người, dân tộc phát triển và đang phát triển. + Các tộc người có chữ viết và không có chữ viết. + Các tộc người, dân tộc trên thế giới từ thời cổ đại đến nay, bao gồm ở các giai đoạn lịch sử. - Dân tộc học tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc lịch sử dân tộc người, đặc điểm và đặc trưng của các tộc người và các dân tộc. Trong đó, nghiên cứu văn hóa tộc người, dân tộc người là quan trọng nhất. + Văn hóa trên lĩnh vực văn hoá hoạt động sản xuất (Dân tộc học gọi là văn hóa mưu sinh). + Văn hoá vật chất. + Trên lĩnh vực văn hoá xã hội. + Trên lĩnh vực văn hoá tinh thần. Như vậy phạm vi nghiên cứu của Dân tộc học phản ánh tính chất bình đẳng, bảo đảm tính khách quan và khoa học của Dân tộc học. * Phân biệt đối tượng nghiên cứu của Dân tộc học với các ngành khoa học khác như khảo cổ học; ngôn ngữ học. - Dân tộc học: Nghiên cứu đặc điểm đặc trưng văn hoá tộc người, dân tộc. - Khảo cổ học: Xác định niên đại của các di chỉ tìm thấy để tìm hiểu lịch sử phát triển của con người. - Ngôn ngữ học: Tìm hiểu sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngôn ngữ một cách toàn diện như cấu trúc, hình thức... 2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Dân tộc học Đối tượng nghiên cứu của Dân tộc học quy định nhiệm vụ nghiên cứu của Dân tộc học. - Nghiên cứu cấu tạo thành phần các tộc người và cả dân tộc. Làm rõ mỗi nước, mỗi vùng, cả cộng đồng thế giới có bao nhiêu thành phần dân tộc. - Nghiên cứu lịch sử , đặc điểm của các tộc người và các dân tộc. Là cơ sở khẳng định và tự hào về truyền thống đấu tranh, xây dựng dân tộc. - Nghiên cứu những vấn đề đặc thù kinh tế - xã hội của các dân tộc, tộc người (các HTKT-XH). Nghiên cứu HTKT-XH một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của ĐSXH, nghiên cứu tất cả các loại hình thái kinh tế - xã hội. - Nghiên cứu văn hoá dân tộc người và các dân tộc. Nghiên cứu truyền thống, phong tục tập quán, tiếng nói chữ viết, tín ngưỡng tôn giáo, nghi lễ lễ hội... cả trong sản xuất vật chất, đời sống chính trị, khoa học, sáng tạo nghệ thuật. Ví dụ: . Văn hoá lao động, sản xuất: (cách tác động của con người với tự nhiên) Trồng lúa: Nam bộ: xạ, Bắc bộ: cấy, miền Núi: chọc lỗ. . Văn hoá vật chất: Nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà xây, lều (dân du mục – Mông Cổ), nhà tuyết (người ét ki mô - bắc Mỹ) ẩm thực: ăn đũa; thìa, dĩa, bốc... Ăn kiêng:ấn Độ kiêng thịt bò, Thiên Chúa Giáo kiêng thịt chó, đạo Hồi kiêng thịt lợn... . Văn hoá tinh thần: Phong tục tập quán: người Cà Tu cưa răng căng tai... Văn hoá nghệ thuật: Trung Quốc: thơ Đường luật, Việt Nam: thơ Lục bát... Tín ngưỡng: thờ Chúa, thờ Phật, thờ Thành Hoàng, thờ tổ tiên... . Văn hoá xã hội: về giao tiếp ứng xử: phụ nữ ấn Độ không được gọi tên chồng và nhờ chồng giúp đỡ trước mặt mẹ chồng; phụ nữ Nhật rất ngạc nhiên khi thấy người khác đi cả dép vào trong nhà; người Bun Ga Ri gật đầu là phản đối, lắc đầu là đồng ý. . Hôn nhân: đa thê, đa phu... Đám cưới có nơi 2 ngày; có nơi 8 ngày; có nơi chỉ có anh, chị em ruột dự đám cưới; có nơi mời đúng 100 người; có nơi cấm cô dâu, chú rể có mặt trong đám cưới... . Ly hôn: Thiên Chúa Giáo cấm không cho ly hôn; Hồi giáo muốn bỏ vợ, người chồng chỉ cần thông báo với vợ là xong... - Nghiên cứu địa lý tộc người và các dân tộc. Địa vực cơ trú của công đồng cư dân, lãnh thổ của các quốc gia dân tộc, điều kiện tự nhiên, môi sinh của các cộng đồng tộc người, các dân tộc. Như vậy, Dân tộc học nghiên cứu sự tương đồng và sự khác biệt của tất cả các dân tộc trên thế giới, từ nguồn gốc xuất thân, sự biến đổi trong toàn bộ chiều dài lịch sử của nhân loại từ cổ đại cho đến ngày nay. 3. Chức năng của Dân tộc học Đảm bảo xem xét, đánh giá, nhìn nhận tổng quát về các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc. - Chức năng cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. - Chức năng dự báo, bổ sung -> Xu hướng phát triển của các tộc người, các dân tộc. 4. Phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học - Phương pháp luận của Dân tộc học ở Việt Nam là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp điền dã (đi thực địa): nghiên cứu một vấn đề của một dân tộc nào đó phải xuống trực tiếp, tận nơi để tìm hiểu, thu nhập tư liệu. + Phương pháp điền dã bao gồm nhiều hình thức: quan sát trực tiếp, hỏi chuyện, ghi chép, vẽ, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, sưu tầm hiện vật và lấy mẫu, tham gia các hoạt động của nhân dân... + Phương pháp điền dã dân tộc học thường được tiến hành bằng hai cách: Nghiên cứu nhiều điểm (phương pháp diện) và nghiên cứu điểm. - Sử dụng phương pháp của các khoa học xã hội và nhân văn (phương pháp liên ngành). 5. ý nghĩa nghiên cứu Dân tộc học ở Việt Nam và với Quân đội - Dân tộc học ngày càng trở thành ngành khoa học quan trọng ở Việt Nam phục vụ sự nghiệp cách mạng. - Nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc chống sự phá hoại của kẻ thù. - Là cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. - Góp phần xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. => Chú ý, liên hệ chức năng, nhiệm vụ của quân đội hiện nay, những yêu cầu cần thực hiện trong tham gia thực hiện công tác dân vận, VĐQC hiện nay. Kết luận Dân tộc học là một khoa học có đối tượng, nhiệm vụ, chức năng và phương pháp nghiên cứu riêng. Nắm vững những vấn đề trên, sẽ giúp cho việc học tập, nghiên cứu Dân tộc học đạt hiệu quả tốt, góp phần nâng cao hiểu biết để quán triệt, chấp hành và thực hiện tốt quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong quá trình hội nhập quốc tế và trước việc lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hiện nay. Hướng dẫn nghiên cứu 1. Đối tượng, nhiệm vụ của Dân tộc học là gì? 2. Chức năng và phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học? Ngày tháng năm 200 Giáo viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_1_doi_tuong_nhiem_vu_chuc_nang_mon_dan_toc_hoc_2353.doc
Tài liệu liên quan