Dự án Nâng cao năng lực quản lý khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh Sơn La

Căn cứ Quyết định 194/CP ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc qui định các Khu rừng cấm, trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp.

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 52/1999/NĐ-CP.

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Căn cứ Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp tỉnh Sơn La.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp có diện tích 18.709 ha, trong đó diện tích đất có rừng 12.601 ha chiếm 67% diện tích của Khu bảo tồn. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 5.149 ha, phân khu phục hồi sinh thái 13.541 ha, phân khu hành chính dịch vụ 19 ha. Hiện tại Ban quản lý có 20 cán bộ, trong đó biên chế: 6, hợp đồng: 14, có 4 trạm bảo vệ tại các vị trí xung yếu của Khu bảo tồn.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp có vị trí chiến lược quan trọng của vùng Tây bắc nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng, với những nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. Do vậy đây là nơi đã có nhiều đoàn khoa học đến điều tra về đa dạng sinh học và được đánh giá là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, chính vì vậy năm 1968 khu vực Sốp Cộp đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt đưa vào hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Khu BTTN Sốp Cộp nằm hoàn toàn trong vành đai Nhiệt đới và đây cũng chính là nơi hội tụ của các luồng thực vật có trong khu vực đó là luồng thực vật Himalaya- Vân Nam- Quảng Châu từ phía Bắc đổ xuống, Malaysia-Indonesia từ phía Nam hướng lên; Luồng thực vật khô hạn india-Mianmar từ phía Tây sang và khu hệ thực vật đặc hữu bản điạ Bắc Vân Nam- Trung Hoa. Chính đặc điểm này đã tạo cho khu hệ thực vật phong phú về thành phần loài và đa dạng thực vật rừng. Đồng thời Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp là khu rừng phòng hộ đầu nguồn của một sông lớn là Sông Mã chảy qua huyện Sông Mã, qua một phần của đất bạn Lào rồi đổ ra tỉnh Thanh Hoá.

Qua kết quả nghiên cứu bước đầu và tập hợp những tài liệu hiện có, khu BTTN đã thống kê được 640 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 429 chi và 138 họ (xem danh lục thực vật). Trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất (>92%), tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), 2 ngành còn lại chỉ có 13 loài. Như vậy, so với danh lục thực vật điều tra trước kia, thì số loài đã ghi nhận lần này đã tăng thêm nhiều.

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dự án Nâng cao năng lực quản lý khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH SƠN LA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SỐP CỘP ----------------------------- Đề xuât Dự án Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF): NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Các văn bản gửi kèm theo: - Đánh giá nhu cầu bảo tồn - Đề xuất dự án VCF (gổm cả kinh phí và quá trình thực hiện dự án) - Đánh giá kinh tế - xã hội ======================== SƠN LA tháng 12 - 2007 ĐỀ XUẤT DỰ ÁN VCF Số dự án: 01 Thông tin khái quát về dự án Tên dự án: Nâng cao năng lực quản lý Khu BTTN Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La Tên khu rừng đặc dụng: Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp Tỉnh: Sơn La Huyện: Sốp Cộp Tên người liên hệ: Nguyễn Văn Luân Chức danh: Phó Chi cục Trưởng Địa chỉ: 40 Đường Lò Văn Giá, Thị xã Sơn La, Tỉnh Sơn La. Điện thoại: 022.853466; 0913252204 Fax: 022.857636 Email:cckl@sonla.gov.vn ; trinhvinhhien79@yahoo.com. Cơ quan chủ quản: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La. Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc dự án: năm 2008-2009. Tổng vốn của dự án: 929.200.000 VND = 58.075 USD. - Vốn đề nghị hỗ trợ của VCF: 799.200.000 VND = 49.950 USD. - Nguồn ngân sách: 130.000.000 VND = 8.125 USD. (Tỷ giá giữa VND và USD ngày 27 tháng 12 năm 2007 theo công bố của Ngân hàng là 16.000) II. Nội dung dự án 1. Căn cứ và lý do xây dựng đề xuất dự án: Căn cứ Quyết định 194/CP ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc qui định các Khu rừng cấm, trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp. Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 52/1999/NĐ-CP. Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Căn cứ Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp tỉnh Sơn La. Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp có diện tích 18.709 ha, trong đó diện tích đất có rừng 12.601 ha chiếm 67% diện tích của Khu bảo tồn. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 5.149 ha, phân khu phục hồi sinh thái 13.541 ha, phân khu hành chính dịch vụ 19 ha. Hiện tại Ban quản lý có 20 cán bộ, trong đó biên chế: 6, hợp đồng: 14, có 4 trạm bảo vệ tại các vị trí xung yếu của Khu bảo tồn. Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp có vị trí chiến lược quan trọng của vùng Tây bắc nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng, với những nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. Do vậy đây là nơi đã có nhiều đoàn khoa học đến điều tra về đa dạng sinh học và được đánh giá là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, chính vì vậy năm 1968 khu vực Sốp Cộp đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt đưa vào hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Khu BTTN Sốp Cộp nằm hoàn toàn trong vành đai Nhiệt đới và đây cũng chính là nơi hội tụ của các luồng thực vật có trong khu vực đó là luồng thực vật Himalaya- Vân Nam- Quảng Châu từ phía Bắc đổ xuống, Malaysia-Indonesia từ phía Nam hướng lên; Luồng thực vật khô hạn india-Mianmar từ phía Tây sang và khu hệ thực vật đặc hữu bản điạ Bắc Vân Nam- Trung Hoa. Chính đặc điểm này đã tạo cho khu hệ thực vật phong phú về thành phần loài và đa dạng thực vật rừng. Đồng thời Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp là khu rừng phòng hộ đầu nguồn của một sông lớn là Sông Mã chảy qua huyện Sông Mã, qua một phần của đất bạn Lào rồi đổ ra tỉnh Thanh Hoá. Qua kết quả nghiên cứu bước đầu và tập hợp những tài liệu hiện có, khu BTTN đã thống kê được 640 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 429 chi và 138 họ (xem danh lục thực vật). Trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất (>92%), tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), 2 ngành còn lại chỉ có 13 loài. Như vậy, so với danh lục thực vật điều tra trước kia, thì số loài đã ghi nhận lần này đã tăng thêm nhiều. 2. Mục tiêu của dự án: 2.1. Mục tiêu dài hạn: Nâng cao năng lực quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp nhằm góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học hiện có và tăng khả năng phòng hộ 2.2. Mục tiêu ngắn hạn: - Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ của Khu bảo tồn. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc lập kế hoạch quản lý để giảm thiểu các hoạt động bất lợi của con người. - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giá trị đa dạng sinh học, kinh tế- xã hội của Khu bảo tồn. 3. Những vấn đề xã hội quan trọng liên quan đến việc thực hiện dự án: Giống như nhiều khu đặc dụng khác của Việt Nam, khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp gồm 3 phân khu chức năng chính: i) phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; và ii) phân khu phục hồi sinh thái và iii) phân khu hành chính và dịch vụ. Tất cả gồm 28 tiểu khu. Các phần tiếp theo sẽ mô tả các khu vực này chi tiết và tóm tắt cơ chế quản lý cụ thể cho từng phân khu. - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Diện tích: 5.149 ha, chiếm 27,52% diện tích của khu bảo tồn, Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt có 2 phân khu: + Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Pu Cọp Mương (I), có diện tích 2.801 ha, ở trung tâm Khu BTTN, thuộc địa phận của xã Huổi Một. Ranh giới phía Bắc và Tây Nam phân khu này chạy theo đoạn ranh giới xã Huổi Một. Phía Đông theo đường khoảnh 413 tiểu khu 657. Rừng ở đây tốt nhất khu bảo tồn; các loài Vượn bạc má, Niệc cổ hung, Voọc xám đều xuất hiện ở đây. Đồng thời, đây là phân khu duy nhất có đai rừng nhiệt đới. +. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Pu Căm (II), có diện tích 2348 ha, ở phía Đông khu BTTN thuộc địa phận xã Huổi Một. Ranh giới phía Bắc và Tây Nam của phân khu lấy theo danh giới Khu BTTN. Phía còn lại theo ranh giới xã Huổi Một và đường phân thuỷ cuả suối Tùng Bục/Nậm công. So với phân khu nghiêm ngặt I. Phân khu Pu Căm cũng là vùng núi cao với kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới và có nhiều loài thực vật quý hiếm như Du sam, Bách xanh. Mục tiêu quản lý cơ bản của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật hiện có, trong đó đặc biệt chú trọng tới các loài bị đe doạ toàn cầu và phân bố hẹp. Tóm lại, tất cả các hoạt động khai thác, các hoạt động có tác hại làm thay đổi cảnh quan của hệ sinh thái rừng tại đây đều bị nghiêm cấm. Việc quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tập trung vào các giải pháp bảo tồn tất cả các yếu tố môi trường tự nhiên tại chỗ, trong đó tập trung vào việc bảo vệ các quần thể động thực vật quý hiếm, các loài thú lớn và sinh cảnh có liên quan. Bên cạnh đó công tác quản lý sẽ tập trung vào việc phục hồi các vùng sinh cảnh đang xuống cấp trong các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt thông qua khoanh nuôi tái sinh tự nhiên cho phù hợp. Không xây dựng các cơ sở hạ tầng làm ảnh hướng tới hệ sinh thái rừng. - Phân khu phục hồi sinh thái. Diện tích: 13.541 ha chiếm 72,37% diện tích khu bảo tồn. Phân khu phục hồi sinh thái cũng có 2 phân khu: + Phân khu phục hồi sinh thái Ngầm Trang (I) Diện tích 8.708 ha, ở phía Tây và Nam khu BTTN, thuộc địa phận xã Nặm Mằn, Dồm Cang. Đây cũng là khu vực có đỉnh Ngầm Trang cao nhất khu BTTN, và địa hình không quá dốc. Nó cũng là nơi nối với giải Pu Sam Sao bởi giải núi 1500- 1600m và tiếp giáp với khu BTTN của nước bạn Lào. Trước kia đây là khu rừng nguyên sinh, hiện nay rừng đã bị tàn phá mạnh. Trước kia đây cũng là khu vực có nhiều Voi. Hi vọng, khi rừng được phục hồi Voi từ nước bạn Lào sẽ có điều kiện để trở lại sinh sống. + Phân khu phục hồi sinh thái Mường Cai (II) Diện tích 2.293 ha, thuộc địa phận phía Bắc xã Mường Cai. Đây là sườn phía Nam của dãy núi Pu Căm, đồng thời hiện tại vẫn còn dấu vết của Voi rừng. Rừng cũng bị tàn phá, song vẫn còn một số diện tích rừng nguyên sinh với ưu hợp Du sam ở phía Tây của Huổi Hưa. - Phân khu hành chính dịch vụ (hay còn có thể được gọi là phân khu phục hồi sinh thái III), với diện tích: 2.540 ha. Khác với khu nghiêm ngặt, mục tiêu quản lý cơ bản đối với các vùng phục hồi là bảo vệ môi trường thiên nhiên tại chỗ và tái phục hồi các hệ sinh thái và cảnh quan, tạo cho quá trình diễn thế hệ sinh thái rừng theo hướng đi lên và ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các loài động thực vật tồn tại và phát triển. Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các đặc điểm của quá trình phát sinh và phát triển các quần thể rừng cũng như các hệ sinh thái rừng ở đây. - Tình hình tổ chức và quản lý bảo vệ: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên Sốp Cộp có tổng số 20 người, trong đó 6 người có trình độ đại học, số còn lại có trình độ trung cấp và sơ cấp. Kế hoạch quản lý hoạt động cho Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp giai đoạn 2006-2010 được xây dựng là cơ sở rất tốt cho công tác quản lý bảo tồn. Bên cạnh đó Dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp 2006-2010 đã được Bộ Nông nghiệp- phát triển nông thôn thẩm định và UBND tỉnh Sơn La phê duyệt đang góp phần quan trọng trong các hoạt động thực thi kế hoạch hoạt động của khu bảo tồn. Bên cạnh đó dự án VCF (thời kỳ 2008-09) được xây dựng và phê duyệt sẽ góp phần hỗ trợ thêm nguồn kinh phí của Nhà nước để Khu bảo tồn có điều kiện hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra cho thời kỳ 2006- 2010.. - Trong quá trình xây dựng các dự án, Khu BTTN đã bàn bạc với chính quyền địa phương để đảm bảo sự đồng thuận trong việc xây dựng và thực hiện dự án. Trao đổi trực tiếp, tổ chức các cuộc họp với người dân cũng như các Hội, đoàn thể địa phương để cùng nhau thống nhất các hoạt động triển khai dự án. Các hoạt động tiếp cận tài nguyên đều có ý nghĩa rất quan trọng với người dân bản địa vì có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội của cộng đồng nên Khu BTTN đã và sẽ tổ chức họp và ký các cam kết thoả thuận sử dụng tài nguyên cũng như đã có các biên bản góp ý đánh giá nhu cầu bảo tồn và kế hoạch quản lý hoạt động cho Khu bảo tồn thiên nhiên. Thoả thuận bước đầu các nội dung về mức độ sử dụng nguồn tài nguyên để hài hoà giữa đời sống người dân với bảo tồn như: Khu BTTN cho phép tiếp tục trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trên diện tích đất rừng hiện đang canh tác của những hộ đặc biệt khó khăn về đất sản xuất nhưng khi Khu BTTN có nhu cầu sử dụng đất thì họ phải cam kết trả lại. Sử dụng một số biện pháp xua đuổi thú rừng phá hoại mùa màng của người dân. Ngược lại, người dân cam kết không được phát nương làm rẫy, không săn bắt, bẫy thú và khai thác lâm sản trái phép. - Đề xuất dự án “Nâng cao năng lực quản lý Khu BTTN Sốp Cộp” cho Quỹ bảo tồn Việt nam là một dự án nhỏ, hỗ trợ về mặt kỹ thuật sẽ không làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của đồng bào địa phương nhưng sẽ góp phần thay đổi hành vi và nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học cho họ. Trong quá trình thực hiện dự án thì Khu BTTN cam kết có sự tham gia của cộng đồng địa phương. 4. Mô tả dự án: 4.1. Quy mô dự án: Quy mô về thời gian: Dự án được tiến hành trong 2 năm (2008-2009). Quy mô về địa điểm: Dự án được tiến hành chủ yếu đối với Khu bảo tồn, thiên nhiên Sốp Cộp và một số hoạt động tại vùng đệm. 4.2. Các hoạt động và dự kiến kết quả Kết quả 1: Xây dựng năng lực quản lý cho cán bộ của Khu BTTN Sốp Cộp. Các hoạt động: - Tổ chức đánh giá nhu cầu tập huấn về bảo tồn cho Ban quản lý, Hạt kiểm lâm, và cộng đồng có tham gia thoả thuận về sử dụng tài nguyên. - Tiến hành các gói thầu tập huấn. - Triển khai tập huấn cho Ban quản lý về vai trò của VCF và sử dụng các công cụ giám sát của VCF. - Tập huấn cho các thành viên được lựa chọn là điều phối viên của xã/cộng đồng. - Cung cấp các trang thiết bị nhỏ dùng cho tập huấn và quản lý (máy chiếu, máy vi tính xách tay, màn chiếu). - Xây dựng năng lực cho Ban quản lý dựa theo các yêu cầu đã được xác định cho các gói thầu tập huấn. Kết quả 2: Bổ sung các thông tin cơ bản. Các hoạt động: - Xây dựng nội dung, nhiệm vụ cho đánh giá đa dạng sinh học và kinh tế xã hội. - Tổ chức đánh giá nhanh đa dạng sinh học để bổ sung cho những nội dung còn thiếu trong những thông tin đang cần để giúp xây dựng kế hoạch quản lý Khu bảo tồn. - Điều tra về kinh tế xã hội. - Xây dựng bản đồ hiện trạng bảo tồn rừng, đồng thời phân tích những điểm nóng để xác định lại chiến lược bảo tồn. - Xác định ranh giới, đánh dấu các vùng phân khu chức năng và phổ biến cho cộng đồng và người dân nắm được ngoài thực địa dựa trên bản đồ được xây dựng. - Bổ sung mốc giới và xây dựng các bảng tuyên truyền hướng dẫn cho dân trong khu bảo tồn (tuỳ thuộc kinh phí nếu có). - Đề xuất chính để nâng cao đời sống nhằm giảm nguy cơ đe doạ vào khu bảo tồn. Cụ thể VCF giúp nguồn vốn để xây dựng các mô hình thí điểm nâng cao đời sống. Kết quả 3: Xây dựng thoả thuận về sử dụng tài nguyên đối với các cộng đồng địa phương: Các hoạt động: - Xây dựng xong các văn bản thoả thuận về sử dụng tài nguyên được công đồng, chính quyền, ban quản lý và người dân chấp thuận. Thống nhất về qui hoạch sử dụng đất trên lãnh thổ và quản lý tài nguyên trong khu vực. - Phân tích các bên liên quan: + Xác định các bên liên quan là ai tham gia vào qui hoạch sử dụng đất và tài nguyên trên lãnh thổ. + Tổ chức cuộc họp với các thành phần liên quan. + Phân tích tình hình sử dụng quĩ đất và tài nguyên, và các yếu tố ảnh hướng đến bảo tồn. Các bên liên quan thống nhất nhận định và qui hoạch sử dụng. - Dự thảo chỉnh lý và bổ sung các thể chế, văn bản pháp quy liên quan đến sử dụng đất và tài nguyên rừng, đa dạng sinh học trong khu vực. - Tổ chức góp ý về phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học, về sử dụng tài nguyên dựa trên cơ sở đã xây dựng bản đồ hiện trạng và qui hoạch phát triển. - Tỉnh, huyện nhất trí thông qua phê duyệt văn bản về sử dụng tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học - Phổ biến văn bản đó xuống tận cơ sở trong khu vực - Giám sát quá trình thực hiện - Tổ chức các cuộc họp với các bên liên quan để báo cáo kết quả triển khai và trưng cầu ý kiến chỉnh lý một số nội dung cần thay đổi trong thoả thuận sử dụng tài nguyên sau 6- 12 tháng thực hiện. Kết quả 4: Lập kế hoạch quản lý hoạt động và phân vùng. Các hoạt động: - Lập tổ công tác xây dựng kế hoạch quản lý, đưa ra mục tiêu, các kế hoạch cụ thể hay lịch trình làm việc. - Đề xuất kế hoạch hành động chi tiết cho các phân khu chức năng, bổ sung điều chỉnh qui hoạch và chức năng của các phân khu phát sinh mới, khoanh vùng trên bản đồ đã xây dựng. - Hoàn thành bản thảo kế hoạch quản lý Khu bảo tồn từ năm 2010 và định hướng đến năm 2015. - Trình UBND tỉnh thông qua kế hoạch quản lý đó. 5. Thực trạng các hoạt động đề xuất: Những năm trước đây, Khu BTTN Sốp Cộp mới chỉ xây dựng kế hoạch đầu tư mà chưa xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động. Các hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học mới chỉ tập trung vào chương trình quản lý bảo vệ rừng, hàng tháng các Kiểm lâm viên mới chỉ thực hiện các hoạt động tuần tra kiểm tra rừng, Ban quản lý Khu Bảo tồn cũng đã tổ chức các đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương nhưng hiệu quả thu được chưa cao, chưa làm thay đổi được nhận thức của cộng đồng địa phương do không có nguồn kinh phí cho các hoạt động và in ấn các tài liệu tuyên truyền. Ban quản lý Khu Bảo tồn cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng nhưng chỉ tập trung vào công tác tuần tra kiểm tra rừng và xử lý các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Chưa có các buổi họp thường xuyên theo định kỳ để cùng lập các kế hoạch quản lý hoạt động nên hiệu quả thu được chưa cao. Trong khu bảo tồn còn có các cộng đồng dân cư sinh sống, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn chính vì vậy đây cũng là một áp lực lớn đến tài nguyên rừng Công tác đào tạo cán bộ mới chỉ tập trung vào đào tạo về kỹ năng đa dạng sinh học và tuyên truyền nâng cao nhận thức nhưng số lượng rất ít và chất lượng đào tạo chưa cao, do chưa được đào tạo cơ bản. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ về các kiến thức bảo tồn còn rất hạn chế, chưa có kỹ năng trong việc kiểm soát tình trạng khai thác thực vật rừng, săn bắn bẫy bắt động vật, kiểm soát nạn cháy rừng, Các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo tồn chưa có. Hiệu quả thu được của các hoạt động chưa cao, chưa tạo được hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Các nguy cơ đe dọa đến nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn vẫn xảy ra. 6. Các điều kiện cần thiết để thực hiện dự án Nguồn lực của Khu BTTN: như đã nói đến ở trên, có tổng số 20 người, với 6 cán bộ có trình độ đại học, số còn lại là trung cấp và sơ cấp. Bên cạnh đó Hạt kiểm lâm của huyện cũng đã được thành lập. Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Sốp Cộp 2006-2010 đã được Bộ Nông nghiệp- phát triển nông thôn thẩm định và UBND tỉnh Sơn La phê duyệt góp phần quan trọng trong các hoạt động phối hợp để thực thi dự án VCF. Các hoạt động thừơng xuyên của dự án sẽ được Khu BTTN hỗ trợ tích cực từ nguồn nhân lực (lương và các khoản chi thường xuyên do BQL chi trả) và hỗ trợ cơ sở hạ tầng để thực thi dự án. Lương của các nhân viên tham gia dự án sẽ do BQL chi trả theo qui định hiện hành của nhà nước. Cộng đồng tham gia đóng góp vào dự án chủ yếu là nguồn nhân lực. VCF sẽ chi trả theo quy định cho các cán bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động của dự án. Cũng cần có chi phí của VCF trong việc thuê chuyên gia, mua một số vật tư thiết bị phục vụ các hoạt động khác nhau cho Khu BTTN như sẽ được đề xuất trong một số hoạt động và kinh phí kèm theo. 7. Tổ chức thực hiện: Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp sẽ thành lập Ban quản lý dự án dưới sự điều hành trực tiếp của Ban quản lý dự án VCF trung ương, trên có sở đó Ban quản lý dự án của Khu BTTN Sốp Cộp sẽ phối hợp với Ban quản lý dự án VCF trung ương để thực hiện dự án và tuyển chọn cán bộ thực hiện công tác dự án nhằm đảm bảo kế hoạch, tiến độ thực thi cũng như sử dụng kinh phí dự án hiệu quả. Khu BTTN sẽ sử dụng nguồn tài chính theo đúng kế hoạch được duyệt và các quy định của VCF. Ban quản lý dự án bao gồm: - Giám đốc dự án: Ông Nguyễn Văn Luân - Điều phối viên dự án: Ông Lò Văn Triển - Thư ký dự án: ... - Kế toán dự án: ... Bên cạnh đó, các chức năng (Tổ chức hành chính; Tài vụ; Kỹ thuật và nghiên cứu khoa học) và Hạt kiểm lâm sẽ đóng góp nguồn nhân lực của mình vào dự án để đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả. Các cơ sở vật chất của Khu BTTN cũng sẽ được sử dụng để phục vụ dự án khi có thoả thuận và yêu cầu của Dự án như: phương tiện, văn phòng, trang thiết bị ... Khu BTTN cũng sẽ liên hệ với chính quyền và các cơ quan hữu quan cũng như cộng đồng địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khả năng của Khu BTTN để hỗ trợ tích cực vào các hoạt động của Dự án. III. Hiệu quả của dự án: + Các hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường: - Đội ngũ cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên sẽ được nâng cao năng lực, kiến thức thu nhận từ các lĩnh vực hoạt động của dự án nên chắc chắn sẽ làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng; bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trên diện tích Khu Bảo tồn quản lý nói riêng và của vùng Tây Bắc nói chung. - Người dân sẽ được nâng cao nhận thức và các kỹ năng trong vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống cháy rừng cũng như từng bước chủ động tham gia vào việc xây dựng và thực hiện các hoạt động bảo tồn trong Khu BTTN và vùng đệm. - Chính quyền địa phương sẽ quan tâm và có sự phối kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như bảo tồn đa dạng sinh học của Khu BTTN và sẽ trở thành nhân tố tích cực trong việc bảo vệ và phát triển rừng. - Chức năng phòng hộ đầu nguồn của các lưu vực sông Mã và sông Đà được cải thiện rõ rệt nhờ rừng đầu nguồn nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên được quản lý- bảo vệ tốt. + Tính bền vững của dự án: - Dự án này hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho Khu Bảo tồn thiên nhiên nên sau khi tham gia dự án thì toàn bộ cán bộ, người dân tham gia vào dự án sẽ có thêm nhiều kỹ năng, kiến thức trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình dự án góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học và sẽ là nhân tố tích cực trong các hoạt động hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó thì sau khi kết thúc dự án cũng đã tạo ra sự tham gia hiệu quả của chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho Khu BTTN. - Thực hiện thành công dự án VCF ở giai đoạn 1 tại khu bảo tồn cũng chính là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các giai đoạn tiếp theo của dự án VCF (pha 2) tại đây vì trước tiên là khu bao tồn đã có nguồn nhân lực được đào tạo qua thực tiễn đảm bảo việc thực thi các hoạt động của giai đoạn tiếp theo sau này Sơn La,, ngày 22 tháng 12 năm 2007 CHI CỤC KIỂM LÂM SƠN LA PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Nguyễn Văn Luân Nhận xét về đề xuất dự án của UBND Tỉnh Sơn La. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Đại diện UBND tỉnh/bộ: (ký, họ tên, chức vụ, ngày) \ Kế hoạch hoạt động Hoạt động Thời gian ĐV chủ trì ĐV phối hơp 2008 2009 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Xây dựng năng lực quản lý 1.1. Tổ chức đánh giá các nhu cầu tập huấn về bảo tồn cho Ban Quản lý, Hạt Kiểm lâm và các xã tham gia thoả thuận về sử dụng tài nguyên. MB NRTA 1.2 Tiến hành các gói thầu về tập huấn. MB NRTA 1.3 Triển khai tập huấn cho Ban quản lý với nội dung gói thầu trên (1.2) MB NRTA 1.4 Tập huấn cho các thành viên là điều phối viên của xã/cộng đồng. ĐV trúng thầu 1.5 Cung cấp các trang thiết bị nhỏ dùng cho tập huấn và quản lý (máy chiếu, máy vi tính, màn hình máy chiếu) MB NRTA 1.6 Xây dựng năng lực cho Ban quản lý dựa theo các yêu cầu đã được xác định khi đánh giá nhu cầu bảo tồn để đưa ra các gói thầu tập huấn. ĐV trúng thầu 2. Bổ sung thông tin cơ bản 2.1. Xây dựng nội dung, nhiệm vụ cho đánh giá đa dạng sinh học và kinh tế xã hội. MB NRTA 2.2. Tổ chức đánh giá nhanh đa dạng sinh học để bổ sung cho những phần còn thiếu trong những thông tin đang cần để giúp xây dựng kế hoạch quản lý Khu bảo tồn ĐV 2.3. Điều tra về kinh tế xã hội ĐV trúng thầu 2.4. Xây dựng bản đồ về hiện trạng bảo tồn rừng, đồng thời phân tích những điểm nóng để xác định lại chiến lược bảo tồn. ĐV trúng thầu 2.5. Xác định ranh giới đã đánh dấu các phân khu chức năng và phổ biến cho người dân năm được ngoài thực địa dựa trên bản đồ đã xây dựng. MB - Bổ sung mốc giới và xây dựng bảng lơn tuyên truyền hướng dẫn cho dân trong khu bảo tồn (tuỳ thuộc vào kinh phí). Thực hiện ở pha sau 2.6. Đề xuất chính để nâng cao đời sống nhằm giảm nguy cơ đe doạ vào khu bảo tồn. VCF giúp nguồn vốn xây dựng thí điểm mô hình nâng cao đời sống. MB NRTA 3. Xây dựng thoả thuận về sử dụng tài nguyên đối với cộng đồng địa phương Ra văn bản thoả thuận được cộng đồng (chính quyền, ban quản lý và người dâ)n chấp thuận. Thống nhất về qui hoạch sử dụng đất trên lãnh thổ và quản lý tài nguyên trong vùng 3.1. Phân tích các bên có liên quan: MB + Xác định các bên liên quan là ai tham gia vào qui hoạch sử dụng đất, tài nguyên trong vùng. MB + Tổ chức cuộc họp với các thành phần liên quan. MB + Phân tích tình hình sử dụng quĩ đất và tài nguyên, các yếu tố ảnh hướng đến bảo tồn. Các bên liên quan thống nhất nhận định về qui hoạch sử dụng. MB 3.2. Dự thảo chỉnh lý và bổ sung các thể chế, văn bản pháp quy liên quan đến sử dụng đất và tài nguyên rừng, đa dạng sinh học trong khu vực. MB 3.3. Tổ chức góp ý về phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học, về sử dụng tài nguyên dựa trên cơ sở bản đồ hiện trạng và qui hoạch phát triển rừng đã được xây dựng. MB 3.4. Tỉnh, huyện phê duyệt văn bản nhất trí về thỏa thuận sử dụng tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học MB 3.5.Phổ biến văn bản đã được tỉnh phê duyệt.xuống cơ sở trong khu vực MB 3.6. Giám sát quá trình thực hiện MB NRTA 3.7. Tổ chức các cuộc họp các bên có liên quan để báo cáo kết quả triển khai và trưng cầu ý kiến chỉnh lý một số nội dung cần thay đổi trong thoả thuận sử dụng tài nguyên sau 6- 12 tháng thực hiện. MB 4. Lập kế hoạch quản lý và phân vùng 4.1. Lập tổ công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động, đưa ra mục tiêu và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdu_an_vcf_vn_1.doc