Dự án Quản lý rừng cộng đồng vì mục tiêu giảm nghèo

Dự án “Quản lý rừng cộng đồng vì mục tiêu giảm nghèo” (RVNA60) do Tổ chức Oxfam

Anh tài trợ được thực hiện tại 5 xã là Sa Pả, Bản Hồ và Lao Chải của huyện Sa Pa tỉnh

Lào Cai và xã Phước Tân, Phước Tiến thuộc huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận từ tháng

10/2007 đến tháng 8/2010. Một trong những kết quả mong đợi của dự án là nâng cao

khả năng tiếp cận và quản lý các nguồn tài nguyên rừng đối với các dân tộc thiểu số

nghèo thông qua hoạt động quy hoạch sử dụng đất và giao đất. Từ đó, dự án đã hợp

tác và hỗ trợ các cơ quan tài nguyên môi trường và lâm nghiệp của hai tỉnh xây dựng

phương pháp Quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân. Điểm

nổi bật của cách làm này là không chỉ tuân theo quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên

và Môi trường (Bộ TN&MT) [8, 9]; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [10] mà còn

huy động được sự tham gia của người dân vào quá trình này. Nhờ đó, hoạt động quy

hoạch sử dụng đất và giao đất đã đem lại thành công đáng khích lệ. Tất cả các xã tham

gia dự án đã lập được quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất; phần lớn đất nông nghiệp tập trung hoặc xen kẽ với đất lâm nghiệp đã được giao

cho các hộ gia đình. Người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ

đã có cơ hội tiếp cận, kiểm soát và quản lý các nguồn tài nguyên đất và rừng, tổ chức

lại sản xuất, góp phần cải thiện đời sống.

Nhằm giúp các cán bộ kỹ thuật ngoài việc nắm chắc trình tự và nội dung trong việc điều

tra, đo đạc, lập bản đồ quy hoạch và giao đất còn có thêm kiến thức và kỹ năng để huy

động sự tham gia của người dân, Oxfam Anh đã cho biên soạn Sổ tay Hướng dẫn quy

hoạch sử dụng đất và giao đất cấp xã có người dân tham gia. Cơ sở của cuốn Sổ tay

là Quy trình hướng dẫn kỹ thuật của Bộ TN&MT [7, 9] kết hợp với những kinh nghiệm

thực tế của Dự án và những minh họa về sự tham gia của người dân trong quá trình quy

hoạch sử dụng đất và giao đất tại các xã tham gia dự án.

Sổ tay do TS. Vũ Văn Mễ biên soạn với sự hợp tác và giúp đỡ của các đối tác dự án ở hai

tỉnh Lào Cai và Ninh Thuận như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Lâm nghiệp, Chi

cục Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sa Pa, Công ty lâm nghiệp Tân Tiến; Ủy

Ban Nhân Dân (UBND) Huyện Sa Pa và Bác Ái, UBND các xã và người dân tham gia dự

án. Cán bộ Oxfam Anh đã có các ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng sổ tay này.

Tuy vậy, mọi ý kiến nhận định trong sổ tay này hoàn toàn thuộc về tác giả, mà không

nhất thiết phản ánh quan điểm hay ý kiến của Oxfam Anh.

pdf31 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dự án Quản lý rừng cộng đồng vì mục tiêu giảm nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ quy hoạch sử dụng đất 2.4.3.1. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết Trên nền bản đồ địa chính của xã: đối với xã đã có bản đồ địa hình, xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Đối với xã chưa có bản đồ địa hình thì xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên nền bản đồ đã sử dụng để lập sổ mục kê đất đai hoặc bản đồ khác phù hợp nhất hiện có tại địa phương. 2.4.3.2. Xây dựng bản đồ tổng hợp Xây dựng bản đồ tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở kết quả tổng hợp từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết. 2.4.3.3. Xây dựng các biểu đồ minh họa Xây dựng các biểu đồ minh họa về diện tích, cơ cấu đất đai, sơ đồ chu chuyển đất đai. 2.4.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất chi tiết 2.4.4.1. Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất Xác định nhu cầu sử dụng đất theo các chỉ tiêu. Xác định nhu cầu khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp. Xác định nhu cầu sử dụng đất trong khu dân cư. 2.4.4.2. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất chi tiết Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng. Xác định vị trí, diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất trong từng kỳ kế hoạch. Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án trong từng kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong từng kỳ kế hoạch. Cân đối quỹ đất cho từng kỳ kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong kỳ quy hoạch sử dụng đất chi tiết. 2.4.5.1. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường Các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đảm bảo sử dụng hiệu quả, theo phương án quy hoạch. - Biện pháp chống rửa trôi, xói mòn, nâng cao độ phì của đất; khôi phục mặt bằng sử dụng đất - Biện pháp sử dụng đất tiết kiệm diện tích bề mặt, phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị sử dụng đất - Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. - Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ của rừng - Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng 2.4.4.3. Lập hệ thống biểu phân kỳ quy hoạch sử dụng đất 2.4.5. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất 40 41 2.4.5.2. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết Các biện pháp kinh tế. - Huy động các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án - Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Các biện pháp hành chính. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt - Kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch - Thực hiện tốt việc đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đối với lao động có đất bị thu hồi Các giải pháp khác. - Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường - Tiết kiệm cao nhất diện tích đất trồng lúa phải chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp - Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở; tổ chức tốt việc định canh, định cư; ổn định đời sống cho người dân được giao rừng, khoán rừng - Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất 2.4.6. Xây dựng báo cáo chuyên đề Lập các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ. Tập hợp các số liệu phân tích. 2.4.7. Thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết Chuẩn bị tài liệu phục vụ hội thảo. Tổ chức hội thảo. Chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo, số liệu, bản đồ. 2.4.8. Đánh giá, nghiệm thu kết quả Biện pháp tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động. Xây dựng các phương án (PA) quy hoạch sử dụng đất chi tiết Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất chi tiết Phân tích thông tin: - Họp thôn thông báo về xây dựng PA QHSDĐ - Thu thập các thông tin phản hồi từ người dân - Đảm bảo các vấn đề dân nêu ra phải được bổ sung Xác định các tồn tại - Các tồn tại về kinh tế xã hội - Các vấn đề tồn tại về an toàn lương thực - Các vấn đề tồn tại liên quan đến LSNG - Các tồn tại liên quan đến phụ nữ sử dụng đất - Các tồn tại đặc biệt liên quan đến người dân tộc Đưa ra ưu tiên - Đảm bảo các ưu tiên của dân tộc được tính đến - Họp thôn và nhóm nông dân nòng cốt - Phân tích lợi ích đối với người dân trong từng PA - Xác định nghĩa vụ của người dân trong từng PA - Chọn PA phản ánh nhu cầu của dân và của cộng đồng - Lựa chọn PA đem lại lợi ich cho cộng đồng - Phân định ranh giới hành chính thôn, xã trong cuộc họp với trưởng thôn - Xác định ranh giới đất của các chủ rừng trên địa bàn xã - Thảo luận với dân khi cần thiết Chuồng lợn Nhà ở Vườn cây ăn quả Bãi thải trâu Ruộng ngôRuộng lúa 42 43 Xác định các biện pháp bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường... Xây dựng báo cáo chuyên đề. Thông qua PA. Đánh giá, nghiệm thu kết quả. Trao đổi với đại diện của gia đình, phụ nữ. Họ được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Thảo luận với dân khi cần thiết. 2.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất (Bước 5) Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu phù hợp với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của kỳ kế hoạch 5 năm, quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Sản phẩm: Báo cáo chuyên đề về kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Bảng biểu số liệu, biểu đồ, sơ đồ kèm theo báo cáo. 2.5.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tại các cuộc họp thôn/bản cần trao đổi với trưởng thôn và người dân các nội dung: Thảo luận, trao đổi với người dân khi cần thiết. Đảm bảo rằng phương hướng và các mục tiêu phát triển phù hợp với phát triển cộng đồng và kinh tế hộ gia đình. Các mục tiêu đề ra có bền vững hay không? Các mục tiêu phát triển có mang tính kinh tế, xã hội và môi trường không? 2.5.2. Xác định và cụ thể hóa các chỉ tiêu sử dụng đất Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng. Xác định và cụ thể hóa diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch. Xác định và cụ thể hóa diện tích đất phải thu hồi trong kỳ kế hoạch. Xác định và cụ thể hóa diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. Biện pháp tăng cường sự tham gia của người dân. Xác định và phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất Gợi ý để người dân có ý kiến về những tồn tại liên quan đến an toàn lương thực. Các tồn tại liên quan đến lâm sản ngoài gỗ. Các tồn tại liên quan đến phụ nữ sử dụng tài nguyên rừng. Đảm bảo các ưu tiên của người dân tộc được tính đến. 2.5.3. Dự kiến các khoản thu chi liên quan đến đất đai Thu ngân sách từ việc đấu giá đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công. Các chi phí cho quản lý đất đai tại xã. 2.5.4. Lập hệ thống biểu kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu Mẫu biểu từ biểu 01/KH đến biểu 14/KH. Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT. 2.5.5. Xác định các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất Các biện pháp kinh tế. Các biện pháp hành chính. Các giải pháp khác. 2.5.6. Xây dựng báo cáo chuyên đề Báo cáo chuyên đề về kế hoạch sử dụng đất. Các sơ đồ, biểu đồ, số liệu phân tích. 2.5.7. Thông qua báo cáo chuyên đề Chuẩn bị tài liệu phục vụ hội thảo. Tổ chức hội thảo. Chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo, số liệu, bản đồ. 2.5.8. Đánh giá, nghiệm thu kết quả Chuẩn bị tài liệu phục vụ hội thảo. Tổ chức hội thảo. Chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo, số liệu, bản đồ. 44 45 2.6.2. Xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 2.6.2.1. Đối với các xã không thuộc khu vực phát triển đô thị Đối với các xã không thuộc khu vực phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất thì trình tự, nội dung trình thông qua và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu được thực hiện như sau: Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu được nhân sao thành 10 bộ gửi về phòng TN&MT để tổ chức thẩm định. Hồ sơ gồm: - Tờ trình của UBND xã trình UBND huyện xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu - Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu - Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất - Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Tổ chức thẩm định quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Chỉnh sửa, hoàn chỉnh tài liệu, trình thông qua Hội đồng nhân dân xã quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Hoàn thiện tài liệu, hồ sơ quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu trình UBND huyện xét duyệt. Biện pháp tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động: Xây dụng tài liệu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Xét duyệt chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Đánh giá, nghiệm thu Bước 6 và bàn giao sản phẩm. Thảo luận, trao đổi với dân khi cần thiết 2.6. Xây dựng báo cáo thuyết minh, duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Bước 6) Mục tiêu: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, lập hồ sơ trình thông qua, xét duyệt, bàn giao sản phẩm và công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Sản phẩm: Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất chi tiết (kèm theo các bảng biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ và bản đồ thu nhỏ). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Các bản đồ chuyên đề có liên quan. 2.6.1. Xây dựng các tài liệu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. Hoàn chỉnh hệ thống bảng biểu số liệu, sơ đồ, bản đồ thu nhỏ kèm theo báo cáo tổng hợp. - Hoàn chỉnh hệ thống bảng biểu số liệu theo mẫu biểu ban hành + Biểu hiện trạng sử dụng đất + Biểu quy hoạch sử dụng đất + Biểu kế hoạch sử dụng đất - Hoàn chỉnh hệ thống phụ biểu số liệu có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Hoàn chỉnh các sơ đồ, bản đồ thu nhỏ khui theo báo cáo tổng hợp Hoàn chỉnh bản đồ sản phẩm. - Bản đồ sản phẩm - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất - Các bản đồ chuyên đề có liên quan Nhân sao tài liệu, hội thảo và hoàn chỉnh các sản phẩm của dự án. 46 47 2.6.3. Đánh giá, nghiệm thu 2.6.3.1. Đánh giá nghiệm thu sản phẩm Dự án Sản phẩm của Dự án lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu, gồm: - Quyết định của UBND cấp huyện về việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết - Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu - Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất - Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất - Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội đồng nhân dân, trình UBND cấp có thẩm quyền xét duyệt Các bản đồ chuyên đề có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết. 2.6.3.2. Giao nộp sản phẩm Dự án Các sản phẩm được lưu trữ tại UBND huyện một bộ (01), Phòng TN&MT một bộ (01), UBND xã một bộ (01). 2.6.4. Công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất 2.6.4.1. Chuẩn bị tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để công bố: Quyết định của UBND cấp huyện về việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất. 2.6.4.2. Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Biện pháp tăng cường sự tham gia của người dân. Công bố quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết Niêm yết quyết định và kết quả điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết tại nơi sinh hoạt hàng tháng của cộng đồng. Đảm bảo rằng mọi ý kiến phản ánh của người dân đều được thu thập và ghi chép. 48 03 GIAO ĐẤT, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT - Tổ chức triển khai phương án đến từng thôn bản để cho người dân biết kế hoạch và phương hướng thực hiện - Họp dân tại từng thôn bản để phổ biến đến người dân về kế hoạch cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Đồng thời hướng dẫn người sử dụng đất viết đơn xin cấp đất - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Tổ chức họp thôn để người dân cho ý kiến vào phiếu lấy ý kiến của khu dân cư cho từng hộ về nguồn gốc sử dụng và thời điểm sử dụng đất - Hội đồng tư vấn giao đất xã cùng với đại diện của các thôn bản tổ chức xét duyệt giao đất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kèm theo biên bản xét duyệt của Hội đồng tư vấn giao đất của xã - Thông báo kết quả xét duyệt - Danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; danh sách công khai các trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng thôn bản và có xác nhận của đại diện các thôn, bản 3.1. Trình tự đăng ký giao đất cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính Thành lập Hội đồng tư vấn giao đất cấp xã. UBND xã lập phương án giao đất và trình UBND huyện phê duyệt. - Tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật và các chính sách về đất đai tại từng thôn bản, nội dung tuyên truyền gồm: Luật Đất đai; chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về đất đai - Tuyên truyền cho người dân biết về quy hoạch sử dụng đất có người dân tham gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt 49 - Danh sách các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện giao đất cấp GCNQSDĐ - Tờ trình UBND xã kèm theo danh sách các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện giao đất cấp GCNQSDĐ - Phiếu chuyển thông tin số liệu địa chính cho cơ quan thuế - Danh sách hộ gia đình, cá nhân về việc giao đất, cấp GCNQSDĐ - Tờ trình Phòng TN&MT về việc giao đất và cấp GCNQSDĐ - UBND huyện ra quyết định giao đất và cấp GCNQSDĐ - Hội đồng tư vấn giao đất xã cùng người dân đại diện của thôn bản đó tổ chức giao nhận đất cho các hộ gia đình, cá nhân ngoài thực địa 50 51 Để thu hút được sự tham gia của người dân, trong quá trình giao đất, cần tổ chức họp dân các thôn/bản với những nội dung và kết quả mong đợi khác nhau: 3.2. Trình tự đăng ký giao đất cấp đổi GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính Lập danh sách thu hồi GCNQSDĐ đã cấp (lập riêng cho đất nông, lâm nghiệp, đất ở và lập cho từng năm). Tổ chức họp dân triển khai tại thôn bản để phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Họp thôn lần 2 Để phổ biến kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại cuộc họp này sự tham gia của người dân là đóng góp ý kiến vào bản kế hoạch, thời gian biểu làm việc cho sát với lịch thời vụ của họ. Họp thôn lần 3: Được tổ chức để các hộ xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất. Để phát huy sự tham gia của người dân vào công việc kê khai này, cán bộ hướng dẫn, giải thích và giúp dân kê khai chính xác nhằm tránh sự nhầm lẫn sau này. UBND xã lập tờ trình kèm theo danh sách đã lập, trình UBND huyện ra Quyết định thu hồi GCNQSDĐ đã cấp. Phòng TN&MT kiểm tra hồ sơ thu hồi GCNQSDĐ, lập tờ trình kèm theo danh sách trình UBND huyện ra quyết định thu hồi GCNQSDĐ đã cấp các năm. UBND huyện ra quyết định thu hồi GCNQSDĐ. Hội đồng tư vấn giao đất xã cử tổ công tác đến từng thôn bản để hướng dẫn người sử dụng đất viết đơn xin cấp đổi GCNQSDĐ theo mẫu biểu. UBND xã lập danh sách cấp, cấp đổi GCNQSDĐ, tờ trình, trình UBND huyện ra Quyết định cấp đổi GCNQSDĐ. Phòng TN&MT kiểm tra hồ sơ cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, lập tờ trình kèm theo danh sách cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ và thảo quyết định cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, trình UBND huyện ra quyết định cấp đổi GCNQSDĐ. UBND huyện ra quyết định cấp đổi GCNQSDĐ. 3.3. Viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Việc viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ TN&MT. Trong GCNQSDĐ đã ghi tên cả vợ và chồng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm bình đẳng về giới, phát huy vai trò của người phụ nữ trong tiếp cận và quản lý tài nguyên đất đai. 3.4. Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi cấp GCNQSD đất Lập sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi cấp GCNQSD đất theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 2/8/2007 của Bộ TN&MT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Họp thôn lần 1: Được tổ chức ngay khi bắt đầu triển khai công việc giao đất. Thành phần tham gia là các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, các chủ hộ và đặc biệt là phụ nữ tham dự họp càng nhiều càng tốt, ít nhất cũng phải chiếm 1/3. Bởi vì, họ là những người trực tiếp khai báo diện tích các lô thửa đất đang sử dụng và nhận đất trực tiếp trên thực địa. Tại cuộc họp, cán bộ trong Tổ công tác giao đất trình bày cụ thể và rõ ràng Phương án giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi mọi người tham dự họp hiểu rõ mục đích giao đất và cách thức làm thì họ sẽ tham gia đầy đủ và chủ động thực hiện; đồng thời còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình giao đất sau này. 52 3.5. Lập các bảng biểu Biểu tổng hợp hộ gia đình, cán nhân cấp mới GCNQSĐ nông nghiệp và đất ở nông thôn. Biểu tổng hợp hộ gia đình, cá nhân cấp mới GCNQSDĐ lâm nghiệp. Biểu thống kê đất đai. Sự tham gia: có hai hình thức tham gia: tham gia trong các cuộc họp thôn và tham gia với tư cách là đại diện cho cộng đồng dân cư trong thôn. Để có được một cuộc họp dân đạt yêu cầu cần thiết phải: Làm tốt công tác chuẩn bị trước khi họp Bằng mọi biện pháp làm cho mọi người hiểu rõ mục đích họp và khuyến khích, động viên người dân tham gia họp. Chuẩn bị chu đáo nội dung để trình bày trước dân. Xác định hợp lý về thời gian họp (bao giờ họp, giờ bắt đầu, giờ kết thúc họp), địa điểm họp. Các bước trong một cuộc họp dân Đầu tiên, chào hỏi và giới thiệu thành phần tham gia. Giới thiệu rõ ràng, mạch lạc mục đích cuộc họp. Trình bày nội dung, nêu vấn đề để trao đổi, thảo luận. Hướng dẫn kỹ thuật và cụ thể cho việc thảo luận từng nội dung. Tạo ra không khí dân chủ, bình đẳng khuyến khích sự thảo luận. Tổng hợp chung rõ ràng về cái gì đã nhất trí, cái gì chưa nhất trí cần phải thảo luận tiếp. Trao đổi cuối cùng. Kết thúc cuộc họp. Lời cảm ơn và nêu sự mong muốn gặp lại trong quá trình quy hoạch và giao đất. Những kỹ năng cần có Tạo ra không khí đoàn kết, hợp tác và cộng đồng trách nhiệm trong cuộc họp. Dành phần lớn thời gian vào trao đổi, thảo luận. Hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thảo luận. Tìm mọi cách khuyến khích người dân phát biểu để thu thập được nhiều thông tin. Tóm tắt, tổng hợp trung thực, không áp đặt, không lồng chủ ý cá nhân. Không nên kéo dài thời gian họp khi có hiện tượng chán và mệt mỏi từ những người dự họp. 53 Tham gia với tư cách là người đại diện cộng đồng: - Người dân đại diện của thôn tham gia vào quá trình xét duyệt kết quả giao đất - Xác nhận vào danh sách công khai thông báo những người có đủ điều kiện và những người không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thôn - Người đại diện cho cộng đồng cư dân của thôn tham gia cùng với Hội đồng tư vấn giao đất của xã tiến hành giao đất cho hộ gia đình và cá nhân ngoài thực địa Tác động của sự tham gia: Sự tham gia của người dân vào quá trình giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đảm bảo giao đúng quy hoạch sử dụng đất và phương án giao đất đã được xây dựng, giao đúng thửa đất, đúng mục đích sử dụng, góp phần hạn chế tranh chấp đất đai. 54 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai. 2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004). Luật Bảo vệ và phát triển rừng. 3. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), ngày 29/10/2004, Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai. 4. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006). Ngày 3/3/2006, Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Ngày 2/11/2009, Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 10. UBND tỉnh Lào Cai (2008). Ngày 29/10/2008, Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ban hành quy định trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 11. Oxfam Anh (2010). Dự án RVNA60, tháng 4/2010, Quy trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp và đất ở nông thôn có người dân tham gia do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai tổng hợp. 12. Oxfam Anh (2008). Dự án RVNA60, tháng 4/2008, Đề cương dự án lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 2008-2010 của xã Phước Tân huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận của Sở Tài nguyên và môi trưởng tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Quang Đồng, Trương Thị Trà Linh, Vũ Văn Mễ và Nguyễn Công Tráng Hình ảnh minh họa: tác giả có sử dụng một số hình vẽ minh họa với sự đồng ý của Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia Biên tập và chịu trách nhiệm nội dung: Oxfam Anh In theo giấy phép xuất bản số: 293 - 2010/CXB/46 - 09/TN 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Ngày 1/11/2004, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc Hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). Ngày 30/6/2005, Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT về Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. 1. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007). Ngày 25/5/2007, Nghị định 84/2007/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Ngày 15/6/2007, Thông tư 06/2007/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Ngày 2/8//2007, Thông tư 09/2007/ TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Được thành lập năm 1942 tại Anh, Oxfam Anh hỗ trợ lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1955. Hiện tại, Oxfam trở thành một trong những tổ chức phát triển, nhân đạo và vận động chính sách hàng đầu thế giới. Oxfam có các chương trình hoạt động tại nhiều vùng miền khắp Việt Nam trong các lĩnh vực sinh kế và hạ tầng cơ sở ở nông thôn, giáo dục cơ bản, quản lý thiên tai và thay đổi chính sách kinh tế xã hội ở cấp quốc gia. Oxfam Anh là thành viên của Oxfam Quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflupla_handbook_vn_1248.pdf
Tài liệu liên quan