Đường biển học

+) Bí quyết giúp bạn tư duy chính xác và tăng trưởng trí tuệ. Con ngƣời

ta hay chú ý đến việc tăng lên về mặt kiến thức mà bỏ lỡ mất một mặt rất

quan trọng đó là tƣ duy. Thậm chí nhiều ngƣời còn chẳng biết tƣ duy là gì

nữa là luyện rèn tƣ duy. Qua phần này các bạn sẽ nắm đƣợc tƣ duy quan

trọng nhƣ thế nào một cách sâu sắc, làm thế nào để tƣ duy đúng và cách

luyện rèn tƣ duy của bạn. Đây cũng chính là những phần tôi tâm đắc

nhất ở quyển sách này.

Thêm nữa, biển kiến thức thật vô vàn và có đi cả đời cũng chẳng đi hết

đƣợc vậy thì ta tìm cách tăng kiến thức nhƣ thế nào cho đúng? Có phải cái

gì chúng ta cũng thích học hay không hay là phải lựa chọn lĩnh vực nào

nên học? Cách đi tắt trong biển học này là gì? Vì trí tuệ, tƣ duy ảnh hƣởng

đến toàn bộ khía cạnh trong cuộc sống từ làm việc, học tập đến sinh hoạt

cuộc sống thƣờng ngày nên quyển sách này lấy nhiều ví dụ bao trùm lên

mọi góc độ của cuộc sống trong đó có rất nhiều ví dụ điển hình là những

tình huống mà nhiều ngƣời mắc phải.

pdf201 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 10/12/2023 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đường biển học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăm học Giỏi thật Đường biển học Chu Như Minh Trang 145 nhƣng tình hình không khá hơn là mấy. Lớp 4 cũng nhƣ vậy vẫn học sinh tiên tiến và không học ở nhà. Lúc đó Lan đã lớn hơn nên Lan đi chơi rất nhiều. Thậm chí, thi học kỳ Lan cũng không ôn. Vậy là trong tất cả 4 năm, lúc nào Lan cũng cho rằng mình dốt mà chƣa từng có một ý niệm nào trong đầu là mình giỏi bao giờ. Tuy nhiên, đó chỉ là những suy nghĩ của Lan lúc đó về bản thân mình. Nhƣng bây giờ khi lớn lên thì Lan lại không cho rằng nhƣ vậy. Có thể lúc đó bảng điểm của Lan rất kém (vì Lan không bao giờ học ở nhà thì làm sao có điểm cao đƣợc) nhƣng khả năng của Lan thì không phải là tồi (nhƣng lúc đó, một cô bé 6,7 tuổi không đủ khả năng để tƣ duy ra điều đó). Lan còn nhớ lớp 3, khi nghe cô giáo dạy hát, Lan có khả năng hát theo đƣợc chuẩn nhƣ cô dạy và luôn đƣợc 10 chứng tỏ khả năng cảm thụ âm nhạc của Lan là tốt. Tuy nhiên, rất may trong những năm đó là Lan không học mà ham chơi nhƣng lại toàn chơi những trò bổ ích. Vì gia đình không có điều kiện mua búp bê, hay đồ chơi nào cho Lan nên Lan lại toàn nghịch cỏ cây, chơi với động vật, thăm thú đồng lúa, ngắm nhìn mây trời và chơi vận động thể thao nhƣ nhảy dây với các bạn thành ra quãng thời gian đó lại là lúc Lan tìm hiểu thiên nhiên. Lan ngắm nghía kỹ càng từng đƣờng gân lá, soi kỹ từng chấm nhỏ trên ngƣời con gà. Chính những kinh nghiệm trong khoảng thời gian đó đã giúp đỡ Lan rất nhiều sau này. Học kỳ một lớp 5 có một điều đặc biệt đã xảy ra. Tự dƣng hôm đó, không hiểu tại sao lúc ở nhà Lan lại giở sách môn Khoa học ra và ngồi học thuộc lòng bài cũ. Lan có bao giờ học ở nhà đâu. Và càng không hiểu tại sao tự dƣng hôm đó cô giáo chủ nhiệm của Lan lại kiểm tra 15 phút môn khoa học đúng cái bài Lan học. Thế là Lan bất ngờ và Lan làm đƣợc bài. Sau đó, Lan nhớ nhƣ in Lan là ngƣời duy nhất trong lớp đạt điểm 9-cũng là điểm cao nhất lớp. Lan thực vô cùng sung sƣớng khi nghe cô giáo gọi tên Lan và khen trƣớc mặt cả lớp. Trời ơi, Lan chƣa từng bao giờ đạt điểm cao nhất lớp. Lan cũng chƣa từng bao giờ đƣợc khen trƣớc cả lớp. Đó thật là một niềm vinh hạnh lớn của Lan. Vậy mà bạn biết không vì sƣớng quá trƣớc cái bài kiểm tra đó mà Lan đâm ra chăm học một cách bất ngờ. Bốn năm trời không bao giờ Lan ngồi học ở nhà mà tự dƣng ngay cái ngày hôm đó và từ hôm đó cho đến hết năm lớp 5, vừa về nhà vứt cặp sách lên Đường biển học Chu Như Minh Trang 146 giƣờng (nhà Lan lúc đó không có bàn học) và không đợi phút nào Lan đã bỏ sách ra nằm trên giƣờng hoặc ngồi trên cầu thang hoặc ngồi ở hè và học! Lan học quên ăn, quên ngủ và quên cả thời gian. Những bài kiểm tra điểm cao cứ thế tăng dần theo vào đó Lan “đột nhiên” trở thành một trong những học sinh có thành tích xuất sắc nhất lớp và cũng “đột nhiên” bị nhiều bạn hỏi bài. Nhà không có đèn điện nhƣ bây giờ nên lúc nào Lan cũng học từ trƣa đến khi nào không-thể-nhìn-đƣợc-chữ nữa thì Lan thôi học. Và dù trời đã rất tối rồi nhƣng nếu vẫn nhìn đƣợc chữ thì Lan vẫn cứ học dù ánh sáng có mờ ảo thế nào đi nữa. Lan nhớ rằng, trong cả cuộc đời mình mẹ Lan không bao giờ phải nhắc Lan là: “Ngồi vào bàn học đi” mà mẹ Lan toàn phải nhắc ngƣợc lại: “Mày học làm gì mà lắm thế? Học nhƣ thế để đầu óc nó mụ mị ra à?” vì lúc nào mẹ Lan cũng thấy Lan đang học! Nhƣng hồi đó Lan lại chỉ toàn học thuộc lòng nào là Văn, Khoa, Sử, Kỹ thuật không có bài nào là Lan không học thuộc nhƣng Lan lại rất ít khi học Toán và Tiếng Anh (do không có ai hƣớng dẫn Lan về phƣơng hƣớng học nên Lan thích học cái gì thì Lan học cái đó). Do đó, Toán Lan vẫn học không giỏi nhƣng môn khác thì gần nhƣ bài kiểm tra nào cũng đƣợc 10, thật khó tìm ra bài nào Lan đƣợc 9. Cô giáo chủ nhiệm vì thế rất yêu quý Lan. Vâng, Lan chăm đến nỗi cô ruột của Lan đến nhà nhìn thấy Lan ngồi học trên cái tải gạo (không có bàn học) và cũng không có đèn điện giữa lúc trời mờ mờ tối nên cô Lan đã ngay lập tức mua cho Lan một cái đèn học. Cô Lan sau này cứ nhắc về việc đó mãi. Thời gian này Lan cũng luyện đƣợc cách chơi cờ tƣớng (bộ môn rèn luyện tƣ duy rất tốt) và biết chơi bài. Từ một cô học sinh sợ sệt và không có gì là nổi trội năm đó Lan đã đƣợc đại diện cho lớp đi thi học sinh thanh lịch của trƣờng mặc dù Lan biết là mình sẽ chẳng đạt giải vì so với các bạn khác độ thanh lịch và khả năng hát của Lan còn kém xa nhƣng Lan vẫn đi thi thể hiện tài năng hát. Đó cũng là một hành động thể hiện ý chí của một cô bé 10 tuổi (Lan đi học sớm 1 năm). Mặc dù biết bản thân mình hát chán vô cùng (bây giờ vẫn rất chán) khi nhận đƣợc yêu cầu đi thi của cô chủ nhiệm Lan vẫn luyện tập và đi thi. Lan còn nhớ sáng hôm Lan đi thi, Lan vẫn chƣa chuẩn bị đƣợc đồ dùng gì để thi cả. Nhà Lan không có váy và cũng chẳng có phấn son thế là Lan mặc quần đến trƣờng.Đi đến trƣờng trong lúc đợi đến lƣợt mình thì Lan gặp cô bạn học cùng lớp Lan, nó thấy Lan không có váy nên đèo Lan về nhà nó và Đường biển học Chu Như Minh Trang 147 lấy váy cho Lan mặc và đánh phấn cho Lan. Đó là một câu chuyện xúc động mà Lan luôn nhớ mãi. Đó là sức mạnh của một bài kiểm tra đạt điểm 9. Chính bài kiểm tra đó đã tạo động lực cho Lan học tập và bứt phá trong năm cuối cấp 1. Vì hồ sơ lớp 5 sáng chói nên Lan đƣợc tuyển thẳng vào lớp chọn trƣờng cấp 2. Lan còn nhớ một kỉ niệm, do Lan vẫn có ý niệm trong đầu là sức mình rất bình thƣờng, các bạn khác rất giỏi nên Lan không tin là mình đƣợc vào lớp chọn. Khi những học sinh ngày đầu sang trƣờng cấp 2 để xem mình học lớp nào trong số các lớp khối 6. Lan cứ đi tìm tên Lan ở những lớp bình thƣờng với bạn Lan mãi mà chẳng thấy đâu. Lan lo lắng và sợ mình không vào đƣợc cấp 2. Mãi sau Lan mới ra bảng danh sách lớp chọn thì thật không ngờ Lan xếp ở vị trí số 5 (danh sách xếp theo điểm từ cao xuống thấp). Chính vì vậy, chỉ vì một bài kiểm tra đạt 9 mà Lan thành ra vô cùng chăm học dẫn đến đạt kết quả học tập cao bất ngờ. Kết quả học tập của Lan không phải do bài kiểm tra cao điểm mà là do sự chăm học của Lan. 99% học tập giỏi là do chăm chỉ mà thành bởi vì chăm học khiến cho tƣ duy ta đƣợc mài sắc do quá trình lặp đi lặp lại (chính là làm bài tập nhiều lần cho quen, ôn đi ôn lại kiến thức, tƣ duy liên tục nhiều lần, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn tác động của lặp lại trong phần phƣơng pháp rèn luyện trí nhớ) và cũng nhờ chăm học mà lƣợng kiến thức ta thu nhận đƣợc tăng lên. Vì vậy học sinh giỏi thƣờng thích thú vì mình học giỏi và cố gắng để không bị tụt hạng họ lại càng chăm học và trở nên giỏi hơn nữa. Tôi nói ra phần này với mục đích nhằm giải thích tác dụng của chăm học và lƣời học. Tóm lại, chăm học thì sẽ học giỏi còn lƣời học thì sẽ dốt. Nhƣng chúng ta cần thiết phải loại bỏ áp lực tâm lý của việc bị điểm kém 9 Đường biển học Chu Như Minh Trang 148 dẫn đến không tự tin vào khả năng của mình dẫn đến việc lƣời học. Tâm lý phải vững là vì nhƣ vậy. Hãy phá vòng tròn học dốt và gia nhập vòng tròn học giỏi bạn nhé. Bạn có biết áp lực tâm lý ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc học không? Vậy thì ngƣời học cần phải có những tố chất và điều kiện gì để học tập thành công? 3. Những tố chất và điều kiện then chốt để học thành công là gì? a.Điều kiện thứ nhất: Tự học Tự học là điều kiện bắt buộc để học tập thành công và học sinh giỏi là những ngƣời phải có khả năng tự học tốt. Không có một thầy cô nào có khả năng học thay cho học trò của mình. Thầy cô chỉ là những ngƣời hƣớng dẫn phƣơng cách, gợi mở và chỉ đƣờng cho học trò còn việc có hiểu bài và ứng dụng bài đƣợc hay không còn phải do chính ngƣời học trò đó. Chính vì vậy có khi thầy cô giảng thì ngƣời học trò thông minh, biết cách tƣ duy, đã hiểu bài ngay nhƣng ngƣời học trò lƣời tƣ duy thì vẫn cứ giảng mãi mà không hiểu. Thậm chí có bạn chỉ cần đọc sách giáo khoa mà không cần ai dạy cũng hiểu. Trong lớp với cùng chung thầy cô giáo nhƣng có bạn học giỏi có ngƣời học dốt là do trình độ của các trò khác nhau. Thầy cô giáo thậm chí là bố mẹ cũng không thể theo san sát con, học trò của mình để quản lý xem họ nên học vào giờ nào, học những cái gì, lấy tài liệu ở đâu đƣợc mà chỉ có chính ngƣời học trò đó mới làm đƣợc việc đó. Vì vậy, điều quan trọng là ngƣời học trò phải có tinh thần tự kiểm soát bản thân, tự học không cần đợi ngƣời khác nhắc nhở, quản lý. Ngƣời học trò ngoài tài liệu mà các thầy cô đƣa ra cũng cần tự tìm cho mình những tài liệu hay để học. Ví dụ, một học sinh giỏi ngoài học các tài liệu của nhà trƣờng, của thầy cô chỉ bảo còn có thể tự tìm những quyển sách, đề thi Quốc Gia, Quốc Tế học để nâng cao trình độ của mình. Tuy nhiên, ngƣời học trò thông minh cũng cần tìm cho mình những thầy, cô giỏi để học tập và định hƣớng cho họ. Bởi vì thầy cô luôn là những ngƣời có kinh nghiệm và trí tuệ có thể hƣớng dẫn cho trò khỏi mắc sai lầm bởi vì dù có thông minh nhƣ thế nào đi nữa thì lƣợng kiến thức và trình độ tƣ duy của học sinh cấp 1,2,3 vẫn rất hạn chế nếu không có sự chỉ bảo đúng sẽ rất dễ đi nhầm đƣờng. Đường biển học Chu Như Minh Trang 149 Khi tự học, lúc đó học sinh không có ngƣời giảng giải, hỗ trợ nên học sinh bắt buộc phải tự tƣ duy, tự mày mò cách. Tác dụng của tƣ duy là nhƣ thế nào hẳn các bạn đã biết qua các chƣơng trƣớc. Khi bạn tự học bạn hãy làm theo những lời khuyên trong các chƣơng trƣớc cộng thêm tự tìm tài liệu, sách vở, đề thi để tôi luyện. Nếu lúc đầu, ngƣời học sinh đó làm theo cách này không đƣợc, họ phải tự biết tìm cách khác. Qua đó sẽ rèn luyện khả năng tƣ duy cho ngƣời học sinh đó. Vì tƣ duy đƣợc luyện nên tất nhiên sẽ trở nên thông minh hơn. Nếu chỉ nghe thầy, cô giảng mà không chịu tự học, tự suy thì học sinh sẽ trở nên bị động, ỷ lại vào thầy cô và lƣời tƣ duy. Khi nghe thầy cô giảng học sinh có thể mất tập trung và không chú ý vào bài giảng (rất nhiều học sinh đi học nhƣng không chú ý nghe giảng) nhƣng một khi đã xác định tự làm bài tập thì bắt buộc ngƣời học sinh đó phải tập trung thì mới hy vọng giải đƣợc bài. Lan cũng có phần may mắn khi có khả năng tự học tốt một-cách-ngẫu- nhiên. Nhƣ vừa viết ở trên hồi lớp 5 những gì Lan học ở nhà toàn là tự học và vì vậy Lan chỉ học thuộc lòng các môn xã hội mà lại không học Toán và Tiếng Anh. Lúc đó, Lan không có ai hƣớng dẫn cả. Lan biết mình chƣa học tốt Toán còn Tiếng Anh thì đó là môn Lan sợ nhất và có thể nói là Lan gần nhƣ không biết gì về Tiếng Anh mặc dù Lan đã học nó từ lớp 2. Vậy mà có bạn lại cứ tƣởng là học sinh giỏi là sẽ dễ dàng giỏi tất cả các môn vậy. Học sinh giỏi vẫn luôn có nỗi sợ của mình và có những môn mà họ dốt vô cùng. Lan đã dốt Tiếng Anh đến tận hết lớp 12. Vẫn cái đà chăm chỉ học nên lớp 6 Lan vẫn chăm học nhƣng chính Lan cũng không hiểu tại sao Lan quay ngoắt từ việc chỉ luôn học thuộc lòng Cái đƣợc cốt yếu do tự học đó là học sinh phải tự tƣ duy, tìm cách. Trong đó bao gồm cả việc tự tƣ duy xem nên tự học thế nào? Đường biển học Chu Như Minh Trang 150 sang chỉ học Toán và lƣời học các môn xã hội. Vì vậy, trình độ Toán của Lan tăng lên trông thấy. Trong các lớp cấp 2 Lan học đều nhƣng lƣợng kiến thức cấp 2 khác hẳn cấp 1 nên sức học của Lan kém hẳn và trong đầu vẫn luôn có suy nghĩ là mình thật dốt. Nhất là trong khi lớp Lan học lại là lớp chọn, các bạn thực sự học rất tốt và luôn là tâm điểm chú ý của các thầy cô còn Lan thì chẳng gây ra sự chú ý gì cả. Cấp 2 Lan không hề đƣợc đi học thêm cho đến lớp 9, Lan chỉ học chính buổi sáng ở trƣờng. Dƣờng nhƣ Lan đang cố học Toán nhƣng có cái gì đó không ổn. Lớp 6,7 Lan vẫn không có bất kì quyển sách nâng cao nào và không đi học thêm, cái mà Lan vẫn tự học cũng chỉ dừng lại ở sách giáo khoa. Từ lớp 6, tự dƣng không hiểu sao cô ruột thứ hai của Lan lại trở thành nhà thơ! Cô Lan là nông dân chính gốc lại thành nhà thơ khiến Lan không thể không thấy buồn cƣời. Sau đó, khi cô Lan đem cho Lan tuyển tập thơ của một Câu Lạc Bộ nào đó, Lan đã đoán ngay ra đƣợc, cô Lan cũng chẳng là nhà thơ chuyên nghiệp gì mà chỉ là gia nhập một câu lạc bộ thơ (có thể do những ngƣời rảnh rỗi muốn làm thơ không chuyên). Một cô bé lớp 6 mà lại đi học sớm 1 năm cũng đủ nhận ra điều đó. Vậy là cô Lan hay đem các bài thơ của cô Lan làm đến cho Lan xem còn dạy Lan cách làm thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát nhƣng Lan biết thơ tự do thì cô Lan không làm đƣợc. Thế là thời gian mấy tháng liền, chiều chiều Lan ngồi làm thơ các thể loại còn rủ cả cô bạn của Lan làm thơ nữa. Thơ của Lan đúng vần điệu nhƣng nội dung thì chán và không có ý nghĩa gì nổi trội. Bản chất trong Lan chƣa có cái gì sâu sắc thì lấy gì mà viết để có nội dung sâu sắc. Sau này, khi có tầm hiểu biết sâu thì thơ của Lan mới thực sự có hồn nhƣng phải cảm ơn cô ruột của Lan đã đem khả năng thơ đến cho Lan. Lan đƣa các bài thơ của Lan cho cô Lan duyệt. Chắc cô Lan không có đƣợc bạn thơ tri kỷ nên lôi Lan ra để bàn thơ với cô cũng nên. Lan nhớ lớp 6 có một bài kiểm tra tập làm văn 2 tiết là 90 phút vậy mà Lan đã dành ra khoảng 17 phút để làm một bài thơ trong phần mở bài sau đó để kịp viết hết bài văn trong thời gian còn lại Lan đã phải tốc ký mãnh liệt. Bài văn đó Lan đƣợc 9 điểm- một điểm hiếm có lúc đó. Nhƣng mà chính vì khả năng và những tháng này tƣ duy trừu tƣợng và khả năng liên tƣởng, đả kích nội tâm của Lan tăng lên mãnh liệt. Sau này trình độ văn, thơ và khả năng tƣ duy hình ảnh, trừu tƣợng của Lan tốt đƣợc cũng do khả năng thơ từ Đường biển học Chu Như Minh Trang 151 lớp 6. Có đƣợc khả năng này là rất tốt bởi vì những lời dạy của thánh hiền thƣờng viết bằng thơ và chỉ có ngƣời có khả năng hiểu ý nghĩa của những lời thơ sâu xa đó mới hiểu đƣợc. Đồng thời xin lƣu ý với bạn đọc rằng thơ và nhạc là hai cách hữu hiệu để nhớ lâu một nội dung nào đó, giải thích vì sao lời dạy thánh hiền hay viết bằng thơ là nhƣ vậy (đã giải thích rõ trong phần rèn luyện khả năng ghi nhớ). Lan cứ tự học theo sách giáo khoa cho đến khi lớp 8. Tự dƣng hôm đó Lan đi ngang qua hiệu sách ở gần nhà và nhìn thấy mấy quyển sách nâng cao cũ, kể từ đó Lan bắt đầu mua và học theo sách nâng cao môn Toán, Lý và Hóa học. Lan dần nhận ra mình chăm tự học theo sách nâng cao hơn là sách giáo khoa. Lan vẫn luôn thích thú tự mày mò học sách nâng cao (vì Lan không đi học thêm, nhà lại không có ngƣời đủ trình độ hƣớng dẫn Lan).Vậy mà Lan cũng có khả năng tự hiểu sách nâng cao. Chính vì tự học nhƣ vậy nên Lan phải tự tƣ duy (không có ai nghĩ hộ và làm hộ bài) và vì tự tƣ duy nên khả năng tƣ duy của Lan phát triển. Đầu năm lớp 8, Lan vẫn sợ các môn tự nhiên Toán, Lý và Hóa học và cảm thấy mình thua xa các bạn khác. Vậy là ngẫu nhiên lại một bài kiểm tra nữa đã làm thay đổi cuộc đời Lan. Lớp 8 là năm đầu tiên chúng Lan học Hóa học. Lan chẳng thích học môn đó và không biết mấy về Hóa. Lan nhớ đó là bài kiểm tra một tiết đầu tiên của môn Hóa học. Lan vừa làm bài và vừa sợ không biết mình đƣợc mấy đây. Đó là một tình huống khắc nghiệt. Lan nhớ, Lan đã suy nghĩ rất nhiều về bài đó đến khi thời gian chỉ còn có 2 phút mà Lan vẫn đang băn khoăn câu khó nhất. Lan cứ tƣ duy, tƣ duy và viết rất nhanh trong 2 phút đó. Lan làm bài xong và cũng không biết mình làm có đúng không. Nhƣng khi trả bài, mắt Lan sáng chóe khi nhìn thấy điểm 10. Đúng, đó là điểm 10 duy nhất trong lớp. Lại một lần nữa, một bài kiểm tra đã cứu sống Lan. Thế là để giữ vững vị thế là ngƣời đạt điểm cao nhất môn Hóa trong lớp Lan đâm ra miệt mài học hóa. Lan mua rất nhiều sách nâng cao về và học trong lớp 8 và lớp 9. Lan còn nhớ lớp 9 Lan đã tự học đƣợc cân bằng thăng bằng electron cái mà nhiều ngƣời học sinh cấp 3 phải mơ màng. Về Toán và Lý Lan đứng sau các bạn nhƣng riêng Hóa Lan vẫn tự hào luôn đứng trong hàng ngũ đầu lớp về môn này. Vì chăm chỉ học Hóa, Lan đã Đường biển học Chu Như Minh Trang 152 thành công ở một môn học rồi, do niềm tự hào và tự tin hơn Lan chăm chỉ học cả Toán nữa. Lớp 9, ngoài các sách nâng cao thông thƣờng, Lan tự mua một quyển Toán Quốc Gia lớp 6 về và làm đƣợc hết nửa quyển. Bạn đừng cho rằng Toán Quốc Gia lớp 6 là dễ, thật ra nó khó so với cả trình độ lớp 9 và toàn những bài liên quan đến số học! Lớp 9 lúc nào Lan cũng học đến 11 giờ đêm. Qua quá trình tự tìm sách nâng cao học, tự học và làm bài, tƣ duy của Lan đã đƣợc mài sắc, khả năng tự học độc lập và suy nghĩ độc lập của Lan đã tốt hơn. Trong các cấp học cấp 3 và đại học Lan đã tìm tòi các tài liệu ngoài tài liệu nhà trƣờng chỉ dạy và nghiên cứu những tài liệu đó một cách công phu. b.Điều kiện thứ hai: Ý chí và sự Kiên trì Cổ nhân đã dạy rằng trên đời này không có việc gì khó chỉ sợ con ngƣời ta không có đủ ý chí và sự kiên trì để thực hiện nó mà thôi. Ý chí và sự kiên trì là điều mà bất kì một ngƣời nào muốn thành công trong bất cứ một lĩnh vực gì đều cần phải có. Các bậc vĩ nhân từ xƣa đến nay luôn coi trọng hai yếu tố này và bằng cách nào đó luôn muốn nhắc nhở ngƣời đời sau cần phải nuôi trong mình ý chí và kiên trì. Việc để học thành tài không phải là một việc dễ dàng, con đƣờng đi đến đỉnh vinh quang thật nhiều chông gai và lắm cạm bẫy. Nếu ngƣời học không có ý chí quật cƣờng khi thấy những khó khăn đó sẽ hoảng sợ cộng thêm việc không tự tin vào bản thân mình và vững về tâm lý sẽ khiến cho ngƣời đó không dám đƣơng đầu với khó khăn dẫn đến thất bại. Những học sinh thiếu ý chí và kiên trì thƣờng nhìn thấy bài khó là sợ và không làm. Họ sợ cả kiến thức sách giáo khoa chứ chƣa nói đến kiến thức nâng cao. Để đi từ xuất phát là điểm khởi đầu đến đích phải vƣợt qua rất nhiều khó khăn là A,B,C,D. Ngƣời nào không có ý chí, kiên trì sẽ dừng lại khi chƣa đến điểm A. Họ nhìn thấy khó khăn là đã chùn bƣớc. Ngƣời nào có ý chí sẽ A B C D ĐIỂM KHỞI ĐẦU ĐÍC H ĐẾN Đường biển học Chu Như Minh Trang 153 đến đƣợc A nhƣng nhìn thấy khó khăn B lại sợ. Phải là ngƣời có ý chí mãnh liệt thực sự mới vƣợt hết mọi khó khăn và đến đích. Hiểu đƣợc sức mạnh của ý chí và sự kiên trì là điều vô cùng thiết thực nhƣng làm đƣợc theo nó thì bạn mới thành công. Để thành công sẽ gặp nhiều nguy hiểm và khó khăn. Mặt khác gần nhƣ rất hiếm trƣờng hợp mà thành công sẽ đến ngay lập tức khi bạn vừa hành động hoặc thực hiện lần đầu tiên bởi vì để đạt đƣợc thành công thì không chỉ phụ thuộc vào một mình bạn. Thành công hay không còn phụ thuộc vào thời cơ và các yếu tố của xã hội, môi trƣờng, ngƣời khác vì thế bạn dễ dàng thất bại. Trên đời này rất nhiều những ngƣời giỏi giang nhƣng thất bại là vì nhƣ vậy. Hãy nhớ rằng để sáng chế ra bóng đèn Edison cần thực hiện gần mƣời ngàn thí nghiệm mới ra đƣợc trong khi con ngƣời ta thƣờng muốn thành công mà lại là thành công luôn. Edison cũng đâu phải muốn sáng chế bóng đèn là đã có thể lƣờng trƣớc mọi thứ cần có để làm đƣợc chiếc bóng đâu? Vậy mà một ngƣời học sinh luôn muốn làm đƣợc bài tập ngay trong lần đầu tiên làm. Thật ra tƣ duy con ngƣời khó mà có thể bao quát và biết mọi thứ trƣớc khi làm để thành công ngay. Bởi vì có nhiều thứ con ngƣời không biết nên thất bại. Nhƣng sau khi thất bại thì họ lại biết. Bạn có thể xem lại phần lý giải tại sao thất bại lại là mẹ của thành công của tôi ở chƣơng IV. Nếu không kiên trì cũng không thể thành công trong con đƣờng học tập là nhƣ vậy. Tôi đã rất băn khoăn về việc hồi cấp 3 khi nhìn thấy những bài toán rất khó tôi lại thấy rất thích thú và thích thử những bài toán đó. Giá nhƣ niềm thích thú và thái độ không sợ hãi đó có thể duy trì cho mọi công việc khó thì thật tốt. Đường biển học Chu Như Minh Trang 154 Lan còn nhớ trong buổi học đầu tiên của Lan ở trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, thầy giáo có giảng một câu: “Tất cả những ngƣời thi đỗ vào trƣờng Ngoại Thƣơng phải là những ngƣời trong đầu có sạn, bởi vì chỉ cần nhầm một câu đã đủ để trƣợt”. Đúng vậy, với một trƣờng lấy điểm sàn vào trƣờng là 26,5 tức là 3 môn phải đạt 9 và 9 và 8,5 thì tức là trừ những câu khó làm sai ra thì chỉ cần nhầm một câu bình thƣờng cũng đủ để trƣợt. Vậy những ngƣời không có ý chí có dám thi vào hay không? Lan hy vọng câu chuyện của Lan sẽ giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về ý chí. Học gần hết lớp 9, Lan muốn thi chuyên giống nhƣ nhiều bạn trong lớp nhƣng bố Lan nhất định không cho Lan thi. Bố Lan muốn Lan học trƣờng mới mở ở ngay gần nhà để đi học cho tiện nhƣng Lan suy luận là học trƣờng mới mở thì chất lƣợng không thể bằng đƣợc trƣờng chuyên. Lan đã phải chiến đấu rất mãnh liệt mới đƣợc bố đồng ý cho thi. Nhƣng để vào đƣợc trƣờng chuyên thì một ngƣời đi học thêm của nhiều thầy giỏi còn trƣợt còn Lan, Lan chỉ đọc sách nâng cao lại không hề biết nội dung thi gồm có những phần gì nên dù cố gắng rất nhiều Lan vẫn thiếu tận vài điểm. Lần thất bại đó Lan đã chán nản mất vài ngày liền và cái cảm giác thất bại mới thật khó chịu nơi Lan. Lớp 10 Lan lại tiếp tục vào lớp chọn đứng đầu của trƣờng THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Đúng vậy, trƣờng Lan học là một trƣờng phổ thông chứ không phải trƣờng chuyên.Lan còn nhớ nhƣ in năm lớp 10 Lan học rất dốt môn Vật Lý. Nhƣ đã viết ở trên các năm cấp 2 Lan chỉ luyện chủ yếu là Toán và Hóa học. Gốc Hóa của Lan thì rất tốt nhƣng Vật Lý thì kém. Vậy mà chƣơng trình Vật Lý lớp 10 lại khó. Lan còn nhớ Lan đã từng có bài kiểm tra Vật Lý lớp 10 bị 4 điểm. Năm lớp 11 tình hình vẫn vậy. Lan vẫn nhớ hôm kiểm tra Vật Lý 11, khi làm bài Lan có liếc nhìn bài bạn bên cạnh và bị thầy giáo là thầy Nam bắt đƣợc. Thật lấy làm xấu hổ vì trong cuộc đời một ngƣời liêm khiết nhƣ Lan (theo lời các bạn đại học của Lan), Lan vẫn đã quay cóp vài lần.Vì vậy Lan xác định lúc đầu là không thi khối A vì có Vật Lý mà khối D là Toán, Văn, Anh Lan lại dốt Tiếng Anh nên Lan thi khối B là Toán, Hóa, Sinh. Vì vậy, lớp 11 Lan rất chăm học Sinh học cốt để thi khối B. Đường biển học Chu Như Minh Trang 155 Lớp 10 Lan đƣợc trƣờng chọn đi thi Giải Hóa học Thành Phố lại một lần nữa Lan thất bại bởi vì thiếu chỉ 0,25 điểm. Đề Hóa năm đó có những dạng rất mới và yêu cầu trình độ tƣ duy cao. Lan đã dùng hết năng lƣợng để phân tích và tƣ duy vậy mà Lan cách giải 3 có mỗi 0,25 điểm. Năm đó không có giải 4. Lại một lần nữa Lan đau khổ! Vậy mà sang đầu năm lớp 12 Lan lại đổi ý. Lan thấy mình không phù hợp làm bác sĩ và quyết định lại thi khối A. Nhƣng với gốc Vật Lý nhƣ vậy liệu Lan có thi đƣợc không? Nhất là trong khi ở trƣờng các bạn đã hoàn thành chƣơng trình thi 2 chƣơng của Vật Lý rồi, bây giờ Lan xác định thi khối A Lan phải học đuổi theo các bạn những tận 2 chƣơng. Nhƣng với ý chí sắt đá, Lan không sợ trƣớc khó khăn. Chấp nhận mình dốt Vật Lý và phải học đuổi. Lan đi học thêm tận 2 nơi để đuổi kịp các bạn vì rất sợ Vật Lý nên Lan rất hay học Vật Lý hơn Hóa học. Các bạn biết không thầy giáo dạy Vật Lý lớp 12 của Lan lại vẫn là thầy Nam và hẳn thầy đã nhận ra đƣợc một điều là trình độ môn này của Lan khác hẳn lớp 11. Học kỳ 2 năm lớp 12 Lan thành ra toàn lấy đề Olympic Quốc Gia Vật Lý và những bài Vật Lý rất khó hỏi riêng thầy. Lan và thầy thƣờng bàn luận riêng về những đề tài Vật Lý nhƣ vậy. Vậy mà mới chỉ năm ngoái thôi, thầy vừa bắt đƣợc Lan quay cóp bài của bạn. Dù khó khăn nhƣ vậy nhƣng Lan vẫn xác định thi khối A và lập kế hoạch để thi. Lớp 12, Lan cần xác định mình phải thi vào trƣờng đại học nào. Bạn biết không, Lan đã xác định thi vào 2 trƣờng trong số các trƣờng lấy điểm cao nhất toàn quốc khối A và B trong khi trong đầu vẫn cứ nghĩ mình là dốt. Điều đó có nghĩa là trình độ thì nghĩ là mình chẳng bằng đƣợc nhiều ngƣời nhƣng mà lại thích vào trƣờng xịn bằng ngƣời. Lan thích Ngoại Thƣơng vì Lan nhớ một lần năm lớp 9 cô giáo dạy Hóa của Lan có nói về một chị đạt giải Quốc Gia nên đƣợc tuyển thẳng vào 2 trƣờng đại học Ngoại Thƣơng và Đại học Quốc Gia và chị ý đã chọn trƣờng Ngoại Thƣơng. Trong đầu Lan nghĩ Ngoại Thƣơng chỉ chọn khối D nên Lan không dám thi nhƣng không ngờ khi xem danh sách trƣờng đại học Lan lại thấy trƣờng chọn cả sinh viên khối A. Trƣờng Ngoại Thƣơng lúc đó là một trong những trƣờng lấy điểm cao nhất toàn quốc liên tục nhiều năm liền. Trong lòng Lan bừng sáng. Vậy là một cô bé không có gì nổi trội và vẫn Đường biển học Chu Như Minh Trang 156 luôn nghĩ là mình dốt là bình thƣờng trong 12 năm liền, lúc đó lại thích thi vào 2 trƣờng lấy điểm chuẩn rất cao. Sang học kỳ 2 năm lớp 12, Lan đi thi thử đại học xem thử điểm của mình đƣợc khoảng bao nhiêu để xác định chính xác trƣờng muốn vào. Mỗi lần thi thử lại là một lần khiến Lan rất buồn vì không có lần nào Lan thi thử đƣợc trên 20 điểm. Mà Ngoại Thƣơng năm trƣớc năm của Lan lấy tận 23,5. Mà dƣới 20 điểm thì Đại học Bách Khoa Lan cũng chẳng vào đƣợc. Có lần thi thử Lan còn chẳng dám đi xem điểm vì biết chắc chắn điểm sẽ thấp. Cái khó của ngƣời thi đại học là không biết trình độ của mình đang ở mức nào để chọn trƣờng. Trong lòng Lan vô cùng sợ hãi và lo lắng vì khối A Lan chỉ đƣợc thi một trƣờng nếu thi trƣợt t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduong_bien_hoc.pdf
Tài liệu liên quan