Gây hứng thú cho học sinh lớp 2 học phân môn luyện từ và câu thông qua phương pháp trò chơi

Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng, đang tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với những môn học khác Tiếng Việt là môn học có nhiều sự đổi mới cả về mục đích, nội dung và quan niệm dạy học. Bao gồm sáu phần môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở để tiếp thu và lĩnh hội tri thức các môn học khác.

 Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Phân môn Luyện từ và câu tuy bản chất là cung cấp vốn từ (từ ngữ) và học về câu (ngữ pháp), song trong sách giáo khoa không đưa ra “những kiến thức đóng khung có sẵn” mà là “hệ thống các bài tập” Học sinh (h/s) muốn lĩnh hội tri thức không thể khác là thực hành giải tất cả các bài tập trong sách giáo khoa. Vậy một giờ Luyện từ và câu (LTVC) ở lớp 2 được tiến hành ra sao ?

 

doc28 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Gây hứng thú cho học sinh lớp 2 học phân môn luyện từ và câu thông qua phương pháp trò chơi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả lời cho câu hỏi nào? (câu hỏi ai?) + Tôi bỏ băng giấy mở nhóm từ 3 yêu cầu học sinh đọc. + Sau đó đến lúc này tôi mới yêu cầu: Sắp xếp từ ở 3 nhóm thành một câu theo mẫu Ai làm gì? Với cách đưa trò chơi vào củng cố nghĩa, từ loại của một nhóm từ này sẽ giúp học sinh hiểu sâu bài, giờ học cũng bớt đi sự gò bó áp đặt khuôn thước do kiến thức mẫu đưa ra. Có thể nói để phương pháp trò chơi thực sự có hiệu quả trong giờ học luyện từ và câu ở lớp 2 thì mỗi giáo viên phải lựa chọn trò chơi hay và hiệu quả nhất cho mỗi bài dạy. Trong một tiết giáo viên không nên tổ chức quá 2 trò chơi song cũng có bài chỉ cần tổ chức một trò chơi. Đổi mới trò chơi vận dụng để giải bài tập giáo viên chỉ được tổ chức một lần trong tiết dạy. Cần phối hợp liên hoàn, linh hoạt và sáng tạo giữa các phương pháp truyền thống, hiện đại và trò chơi để tiết học sôi nổi, hứng thú và hiệu quả. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: A. DẠY THỰC NGHIỆM. * Tự thuật một kế hoạch bài dạy (dạy lớp 2A) (Ngày dạy: 28/10/2013) Tiết 23: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? I. Mục tiêu: - Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp (BT1). - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Như thế nào?” (BT2, BT3) - Học sinh yêu thích môn học, kích thích sự tìm tòi, ham hiểu biết về các loài thú. II. Đồ dùng dạy học. - 4 tờ tô ki có ghi tên các con vật trong bài 1 (tr 45) - Các hoa giấy màu xanh, màu đỏ; hồ dán. - Bảng phụ chép lời giải bài 1. III. Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra: ?Giờ trước học bài gì? ? Kể tên 1 số bài loài chim mà em biết? ? Những loài chim nào nào có giọng hót hay? ? Những loài chim nào biết bắt chước tiếng nói của người? - Yêu cầu 1 học sinh đọc chữa bài 3 (với BTTV) [ giáo nhận xét, sửa sai, cho điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Trong tiết học trước các em đã được mở rộng vốn từ về các loài chim. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục được mở rộng vốn từ về loài thú sống trong rừng qua việc tìm hiều một số đặc điểm của chúng. Đồng thời tiết học này sẽ dạy các em đặt câu và LTVH có cụm từ “Như thế nào?” Š Giáo viên ghi đầu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Xếp các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp a. Thú dữ, nguy hiểm Mẫu: Hổ b. Thú không nguy hiểm. Mẫu: Thỏ - Giáo viên cho học sinh chơi trò: Phân nhanh các nhóm từ (thời gian chơi: 2 phút) - Giáo viên yêu cầu: N1 + N2: Dán hoa màu xanh dưới tên thú dữ, nguy hiểm. N3 + N4: Dán hoa màu đỏ dưới tên thú không nguy hiểm. - Kết thúc thời gian giáo viên treo 4 tờ giấy/4 nhóm lên bảng và cùng lớp nhận xét đúng sai Š giáo viên chốt lời giải đúng (treo bảng phụ). Thú dữ, nguy hiểm Thú không nguy hiểm Hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó, sư tử, bò rừng, tê giác thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu Kết luận nhóm nhanh, đúng thắng cuộc. - Giảng: Đây là tên các loài thú sống trong rừng. Thú dữ, nguy hiểm là những con thú mà thức ăn của chúng là thịt các con động vật khác có khi chúng còn tấn công ăn thịt cả con người, còn thú không nguy hiểm là con thú bản tính thường hiền lành thức ăn là cỏ cây hoa, lá không gây hại cho con người. ? Kể tên loài thú khác mà em biết không có tên trong bài và xem xét đó là thú dữ hay thú không dữ? Giáo viên chốt kiến thức bài và liên hệ cách bảo vệ các loài thú Bài 2: Giáo viên nêu đề bài. - Yêu cầu thảo luận nhóm 2. (giáo viên gợi ý học sinh nên trả lời thành câu) - Nhiều nhóm báo cáo, giáo viên chốt cách trả lời đúng. a. Thỏ chạy nhanh như bay b. Sóc chuyền từ cành này sang cành khác thoăn thoắt. c. Gấu đi lặc lè. d. Voi kéo gỗ rất khoẻ -Các câu hỏi trên có điểm gì giống nhau? - Giáo viên khắc sâu: Để hỏi về đặc điểm của người, vật, con vật ta dùng câu hỏi như thế nào? ? Dựa vào các câu hỏi trong bài, đặt một câu hỏi về đặc điểm con vật khác em yêu thích? (ví dụ: con Trâu) Bài 3: Giáo viên ghi đề lên bảng - Giáo viên hướng dẫn câu mẫu a. Trâu cày rất khoẻ ? Nêu từ in đậm trong câu? ? Từ “rất khoẻ” nêu đặc điểm về việc gì của con trâu? ? Để hỏi về việc đó, ta hỏi như thế nào? Các câu khác học sinh làm vở - Thu chấm 1 số bài, nhận xét - Giáo viên nhận xét bài trên bảng, chốt lời giải đúng. - 1 học sinh trả lời - 3 - 5 học sinh trả lời miệng tên các loài chim theo yêu cầu của giáo viên . - Lớp quan sát vở Š nhận xét, cách điền dấu chấm, dấy phẩy vào đoạn văn Đọc tên bài + mở sách giáo khoa - Lớp chia 4 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 tờ giấy tô ki và hoa để dán. -Học sinh trong nhóm tiếp sức nhau dán hoa - 1 học sinh đọc to - Lớp vỗ tay khen thưởng - Học sinh khá, giỏi có thể kể thêm. -Học sinh đọc thầm bài - Các nhóm thảo luận (bạn hỏi bạn trả lời) - Học sinh có thể có nhiều phương án trả lời đúng khác nhau -“ Đều có cụm từ như thế nào? ở cuối câu” - Học sinh khá giỏi đặt câu hỏi và trả lời. - Học sinh nêu yêu cầu đề :“Đặt câu hỏi cho từ in đậm” “Rất khoẻ” - “Việc cày của con trâu” “Trâu cày như thế nào?” - 1 học sinh lên bảng chữa Câu Câu hỏi a. Trâu cày rất khoẻ b. Ngựa phi nhanh như bay c. Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, sói thèm rỏ rãi. d. Đọc xong nội quy, khỉ nâu cươid khành khạch. a. Trâu cày như thế nào? b. Ngựa phi như thế nào? c. Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, sói thèm như thế nào? d. Đọc xong nội quy khỉ nâu cười như thế nào? - Giáo viên kết luận: Tất cả những từ in đậm trong bài đều là những từ miêu tả đặc điểm, trạng thái của các con vật. Vậy muốn hỏi về đặc điểm, trạng thái của người, vật, con vật ta dùng câu hỏi như thế nào. Khi viết câu hỏi cuối câu phải ghi dấu chấm hỏi (?) 3. Củng cố bài. - Trò chơi: Giáo viªn cho học sinh nghe đoạn băng có các bài hát: “Chú voi con ở bản Đôn”, “Ngựa ta phi nhanh”, “Con chim vành khuyên”. Š Mục đích: Mở rộng sự hiểu biết về loài chim, loài thú và các đặc điểm của chúng. 4. Hướng dẫn tự học: Tìm hiểu các loài thú qua (sách, báo) và chuẩn bị bài sau Tiết 24 - Học sinh nghe xong băng hát. Thi xem ai kể nhanh, kể đúng tên các con vật được nêu trong bài và đặc điểm của chúng; xét xem con vật nào thuộc loài chim, con vật nào thuộc loài thú. B. KHẢO SÁT: Đề bài (thời gian 6’) Câu 1 (5 đ): Nối lên các con thú với đặc điểm của chúng: Hổ hiền lành Nai hung dữ Cáo nhanh nhẹn Sóc ranh mãnh Câu 2(5đ): Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? trong mỗi câu sau: a. Bạn Mai rất ngoan b. Cái áo này đẹp quá. * KẾT QUẢ Lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá TB Yếu 2A 35 25 71,4% 9 25,7% 1 2.9% 0 0 Với một thời gian ngắn ngủi để áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy - học phân môn luyện từ và câu tôi thấy 100% học sinh hứng thú học, các giờ học mất đi sự trầm lắng thay vào đó là không khí sôi nổi, hào hứng. Chất lượng lớp thực nghiệm đi lên rõ rệt. Việc áp dụng những trò chơi vào dạy Luyện từ và câu là một hướng đi đúng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh mở ra một triển vọng tốt đẹp trong mông Tiếng Việt nói chung, phân môn luyện từ và câu nói riêng, 4. Bài học kinh nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú tạo hiệu quả cho giờ học luyện từ và câu ở lớp 2, tôi nhận thấy: Trước hết người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi, trao đổi kiến thức, cập nhật những vấn đề mới của xã hội. Cần khơi dậy hứng thú học tập, lòng say mê thích học hỏi của học sinh. Làm cho học sinh cảm thấy mỗi giờ học là một buổi tham quan kỳ thú. Không nên gò ép các em theo một khuôn thước nhất định. Biết trân trọng và phát huy tính sáng tạo của học sinh. Cần phối kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học. Cần coi trọng phương pháp trò chơi và phát huy tối đa tiềm lực của phương pháp này trong dạy học phân môn luyện từ và câu. Tuy nhiên khi vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học giáo viên cần chú ý: Trò chơi phải góp phần thực hiện được mục tiêu bài học. Trò chơi phải được chuẩn bị kỹ, chu đáo phù hợp với đối tượng học sinh (về thẩm mỹ và nội dung) Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện. Không nên lạm dụng trò chơi. Chỉ nên chọn 1 trò chơi hay áp dụng cho 1 bài. Trong 1 tiết chỉ nên tổ chức từ 1 đến 2 trò chơi. Tuyệt đối tránh hiện tượng tổ chức 2 trò chơi trong 1 bài tập. Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Giáo viên cần “khéo” tổ chức trò chơi để trò chơi học tập mang đúng nghĩa của nó: Học mà chơi, chơi mà học. Giáo viên cần kích thích sự thi đua giành phần thắng giữa các bên tham gia. Trò chơi không nên tổ chức kéo dài vì nó sẽ ảnh hưởng tới mạch kiến thức. 5. Phạm vi áp dụng. Kinh nghiệm được áp dụng cho tất cả giáo viên lớp 2 khi dạy phân môn Luyện từ và câu. IV. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và vận dụng phương pháp trò chơi vào việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2, tôi thấy đây là một phương pháp dạy học đặc biệt quan trọng. Nó giúp mỗi học sinh đến với tri thức bằng sự chủ động, sáng tạo có mong muốn khám phá kiến thức học để thể hiện mình, do đó cùng với thời gian ý thức học tập của các em được nhân lên và kết quả giảng dạy sẽ đạt tới đỉnh điểm. V. ĐỀ NGHỊ Mỗi giáo viên cần có cho mình một hướng riêng trong cách vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để giờ dạy đạt được hiệu quả cao nhất. Tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường cần tổ chức nhiều các cuộc thi: Sắc hoa học trò – Văn + Toán tuổi thơ - Hoa ngũ sắc để học sinh vừa học vừa chơi, chơi mà học. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2. Do thời gian ngắn ngủi, kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung không thể tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến mang tính chủ quan, cảm tính. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Mạo Khê, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Mạc Thị Lý VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS – TS Bùi Văn Huệ. Tài liệu: Tâm lí học Tiểu học – NXB Giáo dục – 1997. 2. Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Giáo trình Tiếng việt 1 – NXB ĐHSP. 3. Lê A – Nguyễn Quang Ninh- Bùi Văn Toán – phương pháp Dạy học Tiếng việt – NXB Giáo dục 1997. 4. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga- Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học – NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm 2007. 5. GS – TS Lê Phương Nga. Tài liệu: Dạy học tập đọc ở tiểu học – NXB Giáo dục – 2003. 6. GS- TS Lê Phương Nga.Tài liệu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II – NXB Đại học Sư phạm. 7. Nguyễn Trí – Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục 2002. Nghiên cứu lí luận dạy học. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Nghiên cứu SGK và phương pháp dạy học TV. Nghiên cứu SGK- SGV (TV2- NXB- Giáo Dục). Nghiên cứu nội dung chương trình TV- Lớp 2 - Thiết kế bài giảng TV2 ( NXB- Hà Nội). MỤC LỤC I. Đặt vấn đề: Lí do chọn đề tài trang 1 1. Cơ sở lý luận trang 2 2. Cơ sở thực tiễn trang 2 II. Nội dung nghiên cứu 1. Điều tra thực trạng trang 3 1.1. Đặc điểm nội dung SGK phân môn LTVC ở lớp 2 trang 3 1.2. Dự giờ khảo sát trang 5 2. Biện pháp thực hiện trang 7 2.1. Về nhận thức của GV trang 7 2.2. Về nội dung trang 8 III. Kết quả nghiên cứu trang 19 A. Dạy thực nghiệm Trang 19 B. Khảo sát trang 23 * Kết quả trang 24 IV. Kết luận trang 25 V. Đề nghị trang 25 VI. Tài liệu tham khảo trang 27 Mục lục trang 28

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc201cgay_hung_thu_cho_hoc_sinh_lop_2_hoc_phan_mon_luyen_tu_va_cau_thong_qua_phuong_phap_tro_choi_7832.doc