Giáo án Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi

- “Lao xao” vừa là từ tượng thanh, vừa là từ tượng hình tả hoạt động của con người - nơi đông người “chợ cá làng ngư phủ” – Đối với câu dưới “Dắng dỏi” thiếu tiếng ve ngân, khi chiều về chợ tan, nên gợi cho người trông cảnh có hơi buồn man mát. Nghệ thuật đảo ngữ, và đối phổ biến trong thơ cổ. Đưa từ tượng thanh đầu câu để nhấn mạnh hoạt động chủ yếu hằng ngày của dân làng chài, khác với cảnh sống lầu cao ở hút tầm nhìn xa lạ lạnh lẽo tịch mịch.

- Cảm giác bên trong con người (“Rồi việc, hóng mát”) rồi biểu hiện ra thính giác (nghe nhiều “đùn đùn”), rồi thị giác (nhìn cây hòe, thạch lựu “đỏ” rực màu hoa), khướu giác (thưởng thức mùi thơm hoa sen) Các giác quan còn hổ trợ cho nhau vừa nhận biết, vừa cảm thấy, từ đó cho ta hiểu nhà thơ có sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế với thiên nhiên. Thiên nhiên như có hồn, có chiều sâu. Đây là hướng phát triển “giác quan thứ sáu” rất đặc biệt hiếm có.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo án Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ…../…./…./….. Tiết………. CẢNH NGÀY HÈ Nguyễn Trãi A. Mục đích, yêu cầu: 1. Mục đích: Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, yêu đất nước của Nguyễn Trãi. - Tìm ra nét đặc sắc trong bài thơ. Liên hệ với thơ Nôm của Nguyễn Trãi. 2. Yêu cầu: - GV cần chuẩn bị các dụng cụ dạy học: sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi gợi ý cho học sinh, giấy, bút long, sơ đồ và biểu bản. - HS cần đọc trước tác phẩm và soạn bài ở nhà. Phương pháp: Tổ chức giờ dạy: kết hợp các phương pháp đọc, gợi ý tìm hiểu, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Hỗ trợ: các hình ảnh biểu bảng để tạo trực quan sinh động. Diễn biến tiết dạy: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (3’) 2. Vào bài mới: (1’) Giới thiệu chung: Nguyễn Trãi (1380 - 1442), là anh hùng dân tộc, một nhà chính trị lổi lạc, một danh nhân văn hóa thế giới. Một nhân vật lịch sử toàn đức, toàn tài hiếm có. Là một nhà văn nhà thơ kiệt xuất. 3. Tìm hiểu nội dung Cảnh Ngày Hè: Hoạt động Nội dung Thời gian Giáo viên (GV) Học sinh (HS) Yêu cầu HS phần tiểu dẫn. Diễn dẫn giải HS những phân mục trong “Quốc âm thi tập” và tầm quan trọng của bài thơ “Cảnh ngày hè”. 01 HS đọc phần tiểu dẫn, rõ, tốc độ vừa phải. I. Tìm hiểu đôi nét về “Quốc âm thi tập”: đây là tập thơ Nôm khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Trãi – Ông được xem xem là một trong những người mở đường cho sự phát triển của thơ ca tiếng Việt. Ø “Quốc âm thi tập” gồm 256 bài thơ, chia làm bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú. Chúng ta chỉ tìm trong phần Vô đề, phần này gồm 5 mục: Ngôn chí, Mạn thuật, Tự thán, Tự thuật, và Bảo kính cảnh giới. + Nội dung: vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi, lý tưởng nhân nghĩa trong sáng, lòng kiên định, yêu nước thương dân, ông còn có một tâm hồn rộng lớn của tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống… + Thể thơ: Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, tạo vẻ mới cho thơ dân tộc. 5’ Yêu cầu một HS đọc bài thơ, các HS còn lại theo dõi kỹ. ? Em hãy cho biết vị trí, và bố cục bài thơ Cảnh ngày hè trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi? ? Bài thơ nói về chủ đề gì? GV nhận xét, nêu chủ đề bài thơ. Giải nghĩa từ ngữ khó. HS đọc thơ thật diễn cảm, vừa phải. HS trả lời. HS trả lời. HS có thể hỏi thêm về từ ngữ khó cần thiết mà mình chưa hiểu. II. Đọc hiểu văn bản (bài thơ): 1. Vị trí: Cảnh ngày hè là bài số 43 trong Mục Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập. 2. Bố cục: 2 phần 1) 6 câu đầu: bức tranh sinh động ngày hè và thủ pháp nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Trãi. 2) Vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng của tác giả. 3. Chủ đề: Bài thơ gợi lên bức tranh ngày hè muôn màu, và toát lên cái đáng quý chính là tấm lòng yêu thương cảnh sắc thiên nhiên, yêu đời, yêu dân nước cao rộng. 4’ ? Các em hãy tìm những từ ngữ đặc tả âm thanh và đặc tả hình ảnh trong 6 câu đầu bài thơ Cảnh ngày hè? ? Tác giả sử dụng cách ngắt nhịp câu đầu như thế nào? ? Em hãy chỉ ra các động từ trong 6 câu thơ và cho biết tác dụng của những từ ấy? GV dẫn giải về tác dụng, ý nghĩa hình tượng của từ ngữ. ? Các từ “lao xao”, “dắng dỏi” có tác dụng gì? ? Quá trình sử dụng các giác quan giao cảm của tác giả thể hiện chủ yếu ra sao? GV tổ chức nhóm 4 HS thảo luận nhanh (mỗi phần trong 15 giây), sau đó mỗi đại diện nhóm lên bảng điền nhanh thông tin vào sơ đồ biểu bảng. (Đây là phương pháp trực quan để biết được khả năng hiểu bài tại lớp, giúp HS năng động hơn). GV nhận xét, chốt lại ý phần a). GV yêu cầu một HS đọc hai câu thơ cuối. Và một HS tiếp theo đọc phần giải thích điển cố (7) trang 118 Sgk. GV giải thích thêm. ? Em hãy cho biết ý nghĩa câu thơ cuối? ? Em đã hiểu được điều gì trong tâm hồn và lí tưởng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối? GV nhận xét, sơ kết ý hai câu trong phần b). HS thảo luận nhóm. Sau đó mỗi nhóm cử một em trả trả lời, hay bổ sung. Nhóm 2 HS thảo luận. HS trả lời, hay bổ sung. Nhóm 2 HS thảo luận. Đại diện mỗi nhóm HS trả lời, hay bổ sung. (HS nhớ lại kiến thức về từ loại). Chia lớp ra 3 nhóm thảo luận. Sau khi thảo luận các nhóm thống nhất ý kiến, một HS trả lời. HS tư duy, sử dụng kiến thức phân tích từ ngữ, và xếp loại từ. Các HS chú ý nghe một HS đọc. HS có thể hỏi thêm về chỗ chưa hiểu. HS đọc hai câu kết. HS đọc điển cố. HS trả lời. HS trả lời cảm nhận chung về hai câu thơ. 4. Phân tích: a) Bức tranh sinh động ngày hè và thủ pháp nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Trãi. - Nhà thơ nêu ra những nét rất đặc trưng của mùa hè, cảnh vật: hòe, thạch lựu, sen hồng (hồng liên), chợ cá, âm thanh ve ngân, lại có lầu vắng (tịch dương - về chiều); tất cả là khung cảnh mang đậm nét làng quê Việt Nam. - Cách ngắt nhịp có sự thay đổi lạ, do bắt đầu từ câu 1: “Rồi,/ hóng mát/ thuở ngày trường”; thay vì theo nhịp thơ đường, ở đây tác giả nhấn ở nhịp đầu, nhịp điệu cả câu có sự tăng tiến, rồi dần chậm lại: 1/2/3. Số tiếng trong nhịp cũng tăng đều và hợp với diễn tả cảm giác thoải mái của chủ thể. - Các động từ: đùn đùn, trương, phun, tịn diễn tả trạng thái của mùa hè, đã vào lúc rộ hè. - Những động từ trên có tác dụng rất lớn, động từ láy và các động từ được sắc thái hóa cao, tạo cho ta cảm giác như mình thấm hòa với không gian và khung cảnh với những dấu hiệu rất sôi động. à Cảnh được tái hiện qua thủ pháp đặc tả nghệ thuật, bằng cái nhìn tinh tế của nhà thơ. Trước mắt là thiên nhiên: cây cỏ hoa lá đang đua nhau, tỏa sắc hương làm cho không gian trở nên dễ chịu, con người cũng dâng tràn nhựa sống. - “Lao xao” vừa là từ tượng thanh, vừa là từ tượng hình tả hoạt động của con người - nơi đông người “chợ cá làng ngư phủ” – Đối với câu dưới “Dắng dỏi” thiếu tiếng ve ngân, khi chiều về chợ tan, nên gợi cho người trông cảnh có hơi buồn man mát. Nghệ thuật đảo ngữ, và đối phổ biến trong thơ cổ. Đưa từ tượng thanh đầu câu để nhấn mạnh hoạt động chủ yếu hằng ngày của dân làng chài, khác với cảnh sống lầu cao ở hút tầm nhìn xa lạ lạnh lẽo tịch mịch. - Cảm giác bên trong con người (“Rồi việc, hóng mát”) rồi biểu hiện ra thính giác (nghe nhiều “đùn đùn”), rồi thị giác (nhìn cây hòe, thạch lựu “đỏ” rực màu hoa), khướu giác (thưởng thức mùi thơm hoa sen)… Các giác quan còn hổ trợ cho nhau vừa nhận biết, vừa cảm thấy, từ đó cho ta hiểu nhà thơ có sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế với thiên nhiên. Thiên nhiên như có hồn, có chiều sâu. Đây là hướng phát triển “giác quan thứ sáu” rất đặc biệt hiếm có. ØBiểu bảng phụ 1: Âm thanh, màu sắc, cảnh vật, con người. ØBiểu bảng phụ 2: biện pháp nghệ thuật, câu thơ (xác định gạch dưới từ), tác dụng. Sơ kết: Bức tranh thiên nhiên phần nhiều sống động, nghệ thuật chuẩn mực cao do ngôn từ giàu sắc thái của Nguyễn Trãi tạo nên, qua đó ta thấy được sự đa tài, và cảm nhận thiên tinh tế bằng tấm lòng thanh bạch của ông. b) Vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng của tác giả. “Dẻ có Ngu cầm, đàn một tiếng; Dân giàu đủ khắp đồi phương”. - Nguyễn Trãi vốn đã là người luôn lo cho dân cho nước, và giữ vững lập trường: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu”, hay “Bui có một niềm ưu ái cũ”. Và ngay trong hai câu cuối của bài thơ này, trong niềm vui cảnh thiên nhiên của ông vẫn có sự ưu ái ấy, là lo cho dân được ấm no hết thảy, “dân giàu đủ khắp đồi phương”. Muốn được như vua Ngu Thuấn khảy đàn cho phượng về đậu trền khắp đồng, vang tiếng thanh bình ngàn năm, dân an lạc, không có cảnh tiêu cực diễn ra. Sơ kết: Tóm gọn trong hai câu thôi, mà thể hiện trọn vẹn lí tưởng sống cao đẹp của Nguyễn Trãi, một người luôn chăm lo cho dân. Tấm lòng nhân ái và mẫu mực, là thể hiện cốt cách một tâm hồn vĩ đại. 26’ ? Em hãy nêu lại những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ này? Và cho biết tác dụng nghệ thuật của các biện pháp đó? GV nhận xét, diễn giải, tổng kết. GV kết luận giá trị, ý nghĩa bài thơ. HS trả lời và bổ sung. 5) Tổng kết: a) Nghệ thuật: - Nghệ thuật Việt hóa thơ Đường, câu thất ngôn xen với câu lục ngôn, các biện pháp nghệ thuật cách tân độc đáo: đặc tả thiên nhiên bằng các động từ giàu sức gợi, tạo nên cảnh sinh động. - Nghệ thuật miêu tả trình tự các sự vật từ tầm xa đến tầm gần, nhằm tăng cảm xúc thẩm mỹ. - Nghệ thuật đảo ngữ, làm bật âm thanh, không khí náo nhiệt và vui tươi. - Nhịp thơ biến hóa phù hợp, kết hợp tinh tế cách ngắt nhịp 3/4 và 4/3, nhịp lạ ở câu lục ngôn, làm cô đọng hàm xúc (cảm xúc dồn nén). b) Kết luận: Với những thành công nghệ thuật, Cảnh ngày hè xứng đáng là một trong những bài thơ mở đường cho sự phát triển thơ tiếng Việt. Về nội dung, Cảnh ngày hè trọn vẹn một nội dung nhân văn yêu nước và nêu cao cốt cách của anh hùng dân tộc. 4’ Củng cố và dặn dò: 2’ HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK. Dặn dò: Các em về học thuộc lòng bài thơ. Đọc lại tác phẩm: Tấm Cám, An Dương Vương chuẩn bị cho bài Tóm tắt văn bản tự sự tiết sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccanhngayhe_doc_9657.doc
Tài liệu liên quan