Giáo án Hoá Học 9 - Nguyễn Thị Việt Nga

Tiết 1:ôn tập hoá 8

Tiết 2: Tính chất hoá học của ôxit .

Tiêt 3+4 : Một số oxit quan trọng

Tiết 5: Tính chất hoá học của axit

Tiết 6+7: Một số axit quan trọng

Tiết 8 : Luyện tập

Tiết 9 : Thực hành

Tiết 10: Kiểm tra

Tiết 11: Tính chất hoá học của bazo

Tiết 12+13 Một số bazo quan trọng

Tiết 14 Tính chất hoá học của muối

Tiết 15 Một số muối quan trọng

Tiết 16 Phân bón hoá học

Tiết 17 Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.

Tiết 18 Luyện tập

Tiết19 Thực hành

Tiết 20 Kiểm tra

Tiết 21 Tính chất vật lí của kim loại

Tiêt 22 Tính chất hoá học của kim loại

Tiết 23 Dãy hoạt động hoá học của kim loại

Tiết 24 Nhôm

Tiết 25 Săt

 

doc171 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Hoá Học 9 - Nguyễn Thị Việt Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n : + Etilen là ng/liệu để điều chế nhựa PVC, PE , r­îu etylic, axitaxetic,đicloetan. +Dùng để kích thích quả mau chín . Hoạt động 5: Củng cố : Qua bài học này em cần nắm vững những vấn đề gì ? - học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ sgk. - H/s nhóm giải bài tập 1 sgk tr119 - Đáp án : a) có 1 liên kết đơn. b) 1 liên kết đôi . c) 1 liên kết đơn và 2 liên kết đôi . 4 Hướng dẫn về nhà : - Học bài , làm bài tập 2,3,4 tr119 sgk ; bài 37.1,2,3,4 tr42sbt . - Tìm hiểu trước bài : > D. Kinh nghiệm rút ra: .................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................... Ngày 22/2/2009 Tiết47 : AXETI LEN A. Mục tiêu bài học - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học của axêtilen. - Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết 3 - Cũng cố kiến thức chung về hidrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo CO2 và H2O đồng thời toả nhiều nhiệt - Nắm được ứng dụng quan trọng của axetilen - Cũng cố kỹ năng viết PTPƯ cộng và bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần cấu tạo. B. Chuẩn bị - Mô hình phân tử Axetilen, sản phẩm ứng dụng của axetilen. - Tranh vẽ những ứng dụng của axetilen - Bình cầu, phễu chiết, chậu thủy tinh, bình thu khí ống dẫn khí. - Đất đèn, nước, dd brom. C.Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2 Bài cũ : 1: Trình bày cấu tạo phân tử và viết CTCT của êtilen . 2.Nêu các tính chất hoá học của etilen ? viết phương trình hoá học Học sinh nhận xét, bổ sung, GV đánh giá. 3. Bài mới GV giới thiệu CTPT- PTK của axetilen. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS và kiến thức chính Hoạt động 1: tính chất vật lí GV đưa bình khí axetilen thu sẵn cho học sinh quan sát. Hãy nêu rõ trạng thái, màu sắc, khả năng hoà tan của axetilen? Hãy nêu nhận xét chung về tính chất vật lí của các hiđrocacbon? Học sinh quan sát bình đựng khí axetilen và rút ra tính chất vật lí : Axetilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Học sinh nêu nhận xét: Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử ? Hãy so sánh CTPT của etilen và axetilen. GV: nếu ở mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử etilen bớt đi 1 nguyên tử H thì sẽ có hoá trị tự do và hình thành thêm 1 liên kết giữa hai nguyên tử C. Hãy viết CTCT của C2H2? GV nêu khái niệm liên kết 3 và đặc điểm cấu tạo của C2H2. Học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe Học sinh xếp mô hình phân tử C2H2 và viết CTCT : H – C C – H viết gọn CHCH - Giữa 2 nguyên tử C có 3 liên kết-> liên kết 3. Trong liên kết 3 có 2 liên kết kém bền dễ bị đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học. Hoạt động 3: Tính chất hoá học ? Theo em axetilen có cháy không? có làm mất màu dd brom không? GV đốt cháy axetilen trong không khí. Gọi học sinh nhận xét và viết phương trình hoá học . GV dẫn khí C2H2 vào ống nghiệm đựng dd Brom. Gọi học sinh nhận xét và viết phương trình hoá học . GV thông báo: sản phẩm mới sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với một phân tử brom nữa. Hãy viết phương trình hoá học ? Học sinh nêu dự đoán. 1. Axetilen có cháy không? Học sinh quan sát, nêu nhận xét và viết phương trình hoá học : Axetilen cháy tạo thành CO2 và H2O, toả nhiệt: 2 C2 H2 + 5O2 4 CO2 + 2 H2O 2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không? Học sinh quan sát nhận xét, viết phương trình hoá học : Axetilen làm mất màu dd bom CHCH + Br- Br -> Br- CH = CH- Br Br- CH = CH- Br + Br- Br -> Br2-CH- CH-Br2 Hoạt động 4: ứng dụng GV treo tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen Hãy cho biết các ứng dụng quan trọng của axetilen? Học sinh quan sát sơ đồ và nêu ứng dụng của axetilen: - Làm nhiên liệu trong đèn xì oxi-axetilen. - Làm nguyên liệu để sản xuất nhựa P.V.C, cao su, axitaxetic... Hoạt động 5: Điều chế GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ. Mô tả quá trình hoạt động của thiết bị? Bình đựng dd NaOH có vai trò gì? ( loại bỏ các khí có lẫn trong C2H2 như H2S, PH3 ...) Hãy viết phương trình hoá học điều chế C2H2 từ đất đèn và nước? Học sinh quan sát hình vẽ sgk. Học sinh thảo luận nhóm và trả lời. CaC2 + 2 H2O -> C2H2 + Ca(OH)2 canxicacbua Hoạt động 6: củng cố luyện tập. GV cho học sinh nhắc lại kiến thức cần nhớ sgk. Yêu cầu học sinh làm bài tập 1,2 sgk. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc cấu tạo, tính chất của axtilen. - Làm bài tập 3,4,5 sgk. - Ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết. D.Kinh nghiệm rút ra: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày 24/2/2009 Tiết 48: KIỂM TRA A, Mục tiêu: - Đánh giá nhận thức của học sinh về tính chất hoá học của hiđrocacbon ,mối quan hệ giữa tính chất và cấu tạo của hiđrocacbon. - Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập. - Rèn luyện kỹ năng phân tích hiện tượng và viết phương trình hoá học . B. Chuẩn bị: - GV ra đề, photo. - Học sinh tự ôn tập. C. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E D. Nội dung kiểm tra. ĐỀ CHẴN: A/PHẦN TRẮC NGHIỆM : Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu1: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: A. Hiđrocacbon có liên kết đôi trong phân tử làm mất màu dung dịch brom. B. Chất nào làm mất màu dung dịch brom, chất đó là etilen hoặc axetilen. C. Hiđrocacbon có liên kết đôi hoặc liên kết ba trong phân tử tương tự như etilen hoặc axetilen làm mất màu dung dịch brom. D. Etilen và axetilen làm mất màu dung dịch brom. Câu2: ở ĐKTC 1 lít hiđrocacbon A có khối lượng bằng 1 lít cacbon oxit CO. A là chất nào? A CH4; B C2H4 C C2H2 D C2H6 Câu 3: Đốt cháy 1mol hiđrocacbon A thì tạo ra CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là 2:3 và A không làm mất màu dd brom . A là chất nào? A. CH4; B . C2H4 C . C2H2 D . C2H6 Câu 4: Biết 0,02 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ 200 ml dung dịch brom 0,1M. Vậy X là : A. C2H2 B. C2H4 C. C6H6 D. C2H2 B/ PHẦN TỰ LUẬN : Câu1, Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 3 bình khí riêng biệt: CO2; CH4; C2H4. Câu2, Cho 1 gam hỗn hợp metan và etilen đi vào bình dung dịch brom. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp, biết rằng muốn phản ứng xẩy ra hoàn toàn phải dùng 80 gam dung dịch brom nồng độ 5%. ( cho H = 1; C=12; Br= 80)./. Đáp án: A,Trắc nghiệm: (mỗi câu đúng 0,75 điểm ) 1C; 2B; 3D; 4B; B, Tự luận (7 điểm) Câu1: (3 điểm) Dẫn lần lượt 3 khí vào 3 ống nghiệm đựng dd Brom. Khí nào làm mất màu dd Brom thì đó là khí etilen C2H4. Dẫn hai khí còn lại vào 2 ống nghiệm đựng dd nước vôi trong khí nào làm nước vôi trong vẫn đục thì đó là khí CO2. Khí còn lại là khí metan CH4 C2H4 + Br2 --> C2H4Br2 CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O Câu 2:( 4 điểm) Viết đúng phương trình hoá học (1điểm) Chỉ etilen tham gia pư : C2H4 + Br2 --> C2H4Br2 Tính đúng khối lượng Brom pư với etilen : 1 điểm- . Tính đúng khối lượng C2H4 = (1 điểm) Tính được thành phần phần trăm của các chất trên (1 điểm): % C2H4= 70%, %CH4= 30% ĐỀ LẺ A/PHẦN TRẮC NGHIỆM : Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Các Hydrocácbon: Mê tan ; Êtylen ; A xêtylen; có tính chất hóa học nào chung : A. Có thể tác dụng với dung dịch Br2. B. Có thể tác dụng với khí Clo. C. Có thể tác dụng với khí O xy. D. Không có tính chất nào chung. Câu 2. Khí Mê tan có lẫn tạp chất là Êtylen, dung dịch chất nào sau đây có thể dùng để tinh chế Mêtan ? A. Nước vôi trong . B. Dung dịch xút. C. Nước Brôm. D. Nước biển ( Dung dịch NaCl ) Câu 3. Những Hiđrôcácbon nào sau đây trong phân tử vừa có liên kết đơnvừa có liên kết 3? A. Axetilen. B. Mê tan . C.Etylen . D.Không có chất nào Câu 4: Đốt cháy 2,24 lít hiđrcacbon A cần 5,6 lit oxi. A là chất nào: A CH4, B.C2H2 C. C2H4 D. C2H6 B/- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu 1.Trình bày phương pháp hóa học để làm sạch các hợp chất : a, Loại CO2 khỏi C2H2 . b, Loại C2H4 khỏi CO2 . c, Loại C2H4 khỏi CH4 . Câu 2. Cho 1 gam hỗn hợp metan và etilen đi vào bình dung dịch brom. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp, biết rằng muốn phản ứng xẩy ra hoàn toàn phải dùng 80 gam dung dịch brom nồng độ 5%. ( cho H = 1; C=12; Br= 80) ĐÁP ÁN: A. Trắc nghiệm: (mỗi câu 0,75 điểm ) 1C, 2C. 3A, 4B B. Tự luận : Câu 1: a, Dẫn hỗn hợp khí đi qua bình đựng dd nước vôi trong khí CO2 bị giữ lại, làm khô khí bằng H2SO4 đặc thu được C2H2 tinh khiết. b.và c. Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dd Brom, khí C2H4 bị giữ lại , làm khô khí thì thu được CO2 hoặc CH4 tinh khiết. CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O C2H4 + Br2 --> C2H4Br2 Câu 2: 4 điểm Viết đúng phương trình hoá học (1điểm) Chỉ etilen tham gia pư : C2H4 + Br2 --> C2H4Br2 Tính đúng khối lượng Brom pư với etilen : 1 điểm- . Tính đúng khối lượng C2H4 = (1 điểm) Tính được thành phần phần trăm của các chất trên (1 điểm): % C2H4= 70%, %CH4= 30% D.Thu bài nhận xét : E. Kinh nghiệm rút ra: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày3/3/2009 Tiết 49: BEN ZEN A. Mục tiêu: - Nắm được công thức cấu tạo của ben zen. - Nắm được tính chất vật lý,tính chất hoá học và ứng dụng của benzen. - Cũng cố về kiến thức hiđrcacbon, viết công thức cấu tạo của các chất và các phương trình phản ứng, cách giải bài tập hoá học. B. Chuẩn bị: - Mô hình phân tử benzen. - Tranh vẽ mô tả thí nghiệm của benzen với brôm, tranh ứng dụng của brom. - Benzen, dầu ăn, dung dịch brôm, nước, ống nghiệm C. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức. Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài cũ: 1. Nêu tính chất vật lí và đặc điểm cấu tạo của axetilen? 2. Nêu tính chất hoá học của axetilen và viết phương trình hoá học ? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS và kiến thức trọngtâm Hoạt động 1: Tính chất vật lí GV biễu diễn mẫu chất ben zen. Gọi học sinh làm thí nghiệm: TN1: nhỏ vài giọt C6H6 vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ--> nhận xét tính tan của benzen trong nước. TN2: nhỏ vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen, lắc đều --> nhận xét khả năng hoà tan của ben zen. Hãy cho biết tính chất vật lí của benzen? Học sinh quan sát benzen đựng trong ống nghiệm. Học sinh làm thí nghiệm, quan sát nhận xét hiện tượng. Rút ra tính chất vật lí của benzen: Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, độc.Hoà tan được nhiều chất: dầu ăn, cao su... Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử GV cho học sinh lắp mô hình . GV thông báo công thức cấu tạo của benzen. Hãy nêu đặc điểm liên kết trong phân tử benzen? GV bổ sung và kết luận. Học sinh lắp mô hình phân tử benzen. Học sinh trả lời: sáu nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều, có 3 liên kết đơn xen kẽ 3 liên kết đôi. Hoạt động 3: Tính chất hoá học Hãy dự đoán tính chất hoá học của benzen? GV yêu cầu học sinh nêu khẳng định. Gọi 1 học sinh viết phương trình hoá học . GV thông báo và giải thích sự tạo thành muội than khi đốt cháy benzen trong không khí ( do thiếu oxi). Benzen có làm mất màu dd brom không? GV biễu diễn TN: cho vào ống nghiệm đựng dd brom 1ml benzen, lắc nhẹ, để yên. GV giải thích: benzen có liên kết đôi nhưng không làm mất màu dd brom, do phân tử benzen có cấu tạo đặc biệt khác với etilen và axetilen. GV treo tranh vẽ và mô tả TN của benzen tác dụng với brom khi đun nóng có bột sắt xúc tác. Bình đựng dd NaOH có vai trò gì? GV gọi học sinh viết phương trình hoá học GV cho học sinh nêu dự đoán. GV thông báo: benzen không tác dụng với dd brom --> benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Tuy vậy ở điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2... Em có kết luận gì về tính chất hoá học của benzen? Phản ứng đặc trưng của benzen là phản ứng gì? ( pư thế) Học sinh dựa vào công thức phân tử và công thức cấu tạo của benzen nêu dự đoán. 1. Benzen có cháy không? Học sinh khẳng định: benzen cháy tạo ra khí CO2 và hơi nước C6H6 + O2 6 CO2 + 3H2O Học sinh nêu dự đoán. Học sinh quan sát TN, nhận xét: dung dịch brom không mất màu. Học sinh lắng nghe. 2. Benzen có phản ứng thế với brom không? Học sinh quan sát tranh vẽ và nêu nhận xét. Học sinh trao đổi và trả lời: hấp thụ khí hiđrobromua HBr. Học sinh viết phương trình hoá học: C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (brom benzen) 3. Benzen có phản ứng cộng không? Học sinh dự đoán. Học sinh viết ptpư cộng của benzen và H2. C6H6 + 3H2 C6H12 ( xiclohexan) Học sinh nêu kết luận sgk: benzen vừa có phản ứng thế (dễ), vừa có phản ứng cộng (khó). Hoạt động 4: ứng dụng của benzen GVtreo tranh sơ đồ ứng dụng của benzen và gọi học sinh nêu ứngdụng. Học sinh nêu các ứng dụng:làm nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, thuốc trừ sâu,dung môi. Hoạt động 5: củng cố luyện tập GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ sgk. Học sinh làm bài tập 2 sgk. 4.Hướng dẫn học bài: về nhà học thuộc các tính chất và cấu tạo của benzen, làm các bài tập còn lại ở sgk. D. Kinh nghiệm rút ra: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày 8/3/2009 Tiết 50 DẦU MỎ – KHÍ THIÊN NHIÊN A. Mục tiêu: -Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên. - Biết Crackinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ. - Đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam,vị trí của một số mỏ dầu, tình hình khai thác dầu khí ở nước ta. - Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu và khí. B.Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học - Chuẩn bị mẫu dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và ứng dụng của chúng. - Tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ. - Các số liệu có liên quan đến bài học. C. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức. Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài cũ: 1.Nêu tính chất vật lí và cấu tạo phân tử của benzen? 2. Nêu tính chất hoá học của benzen và viết phương trình hoá học minh hoạ? 3.Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSvà kiến thứctrọngtâm Hoạt động 1: Dầu mỏ GV yêu cầu học sinh quan sát mẫu dầu mỏ rút ra tính chất vật lí của dầu mỏ Dầu mỏ có ở đâu: trên mặt đất, trong lòng đất hay dưới đáy biển? GV yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ hình 4-17 sgk và đọc thông tin . Mỏ dầu có cấu tạo như thế nào? Dầu mỏ có thành phần như thế nào? Cách khai thác dầu mỏ? Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và quan sát tranh vẽ. Tại sao phải chế biến dầu mỏ? Dầu mỏ được chế biến như thế nào? Các sản phẩm chính thu được từ dầu mỏ? GV treo tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm Hãy so sánh nhiệt độ sôi của các sản phẩm từ đó thấy được cơ sở của việc chưng cất dầu mỏ? Cho biết ứng dụng của các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ? GV thông báo: lượng xăng thu được từ chưng cất dầu mỏ là rất ít vì vậy người ta phải dùng phương pháp crăckinh dầu mỏ để thu được lượng xăng lớn hơn. 1. Tính chất vật lý Học sinh quan sát mẫu chất, nêu nhận xét - Dầu mỏ là chất lỏng sánh màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ. Học sinh đọc thông tin và dựa trên kiến thức thực tế để trả lời: Dầu mỏ có ở trong lòng đất, dưới đáy biển, tập trung thành mỏ dầu. Mỏ dầu có cấu tạo gồm 3 lớp: + Trên: khí mỏ dầu + Giữa: dầu và khí + Dưới: nước mặn -Thành phần: 1 hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrôcác bon là và 1 số hợp chất khác. -Khai thác: Khoan giếng, bơm hút 3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Học sinh đọc thông tin sgk,thảo luận nhóm với bạn và trả lời. - Chưng cất dầu mỏ thu được khí đốt, xăng, dầu diezen... Học sinh nêu ứng dụng của các sản phẩm. Dầu nặng crăckinh---> xăng + hỗn hợp khí Hoạt động 2: Khí thiên nhiên GV: ngoài dầu mỏ, khí thiên nhiên cũng là một nguồn hiđrocacbon quan trọng. Em hãy cho biết khí thiên nhiên có ở đâu? Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì? Chúng có ứng dụng gì trong thực tế? Cách khai thác? GV tổng kết lại các ý kiến của học sinh Học sinh đọc thông tin sgk và trả lời các câu hỏi. Yêu cầu nêu được: + Khí thiên nhiên có trong lòng đất thường tập trung tạo thành mỏ khí. + Thành phần chủ yếu là metan CH4. + Khai thác: khoan mỏ. + ứng dụng: làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và công nghiệp. Hoạt động 3: Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam Em biết gì về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở nước ta? Hiện nay (23/2/2009) nước ta đã chưng cất được dầu thô ở nhà máy lọc dầu Dung quất, các sản phẩm là xăng, dầu hỏa... Khi khai thác và vận chuyển dầu mỏ, khí thiên nhiên cần chú ý gì? Học sinh đọc thông tin sgk và kết hợp kiến thức thực tế để trả lời. + Vị trí: ở thềm lục địa phía nam, trữ lượng 3-4 tỉ tấn( quy ra dầu), có chất lượng tốt. + Tình hình khai thác: ngày càng tăng về sản lượng và quy mô. Học sinh : cần chống hoả hoạn, rò rỉ gây ra cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Hoạt động 4: củng cố Gv cho học sinh tóm tắt nội dung chính của bài. 4.Hướng dẫn học bài: về nhà học bài và làm các bài tập sgk. D. Kinh nghiệm rút ra: ................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày 8/3/2009 TIẾT 51: NHIÊN LIỆU A. Mục tiêu - Nắm nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy có sự toả nhiệt và phát sáng. - Nắm được cách phân loại nhiên liệu và nắm được một số đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng - Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu B.Chuẩn bị : đồ dùng dạy học - ảnh hoặc tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn lỏng khí - Biểu đồ hàm lượng các bon trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu. C. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài cũ: 1. Nêu tính chất vật lí của dầu mỏ ? Thành phần của dầu mỏ? 2. Nêu các sản phẩm chưng cất được từ dầu mỏ và ứng dụng của chúng? 3. Bài mới Hoạt động của Giáo viên Hoạt động củaHS và kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiên liệu Hãy kể tên 1 vài loại chất đốt? ?Vì sao gọi là chất đốt Chất đốt cháy còn gọi cách khác là nhiên liệu ? Nhiên liệu là gì? Điện có phải là nhiên liệu không? ( Không) Người ta dựa trên cơ sở nào để phân loại nhiên liệu? Nhiên liệu được phân loại như thế nào? Kể các nhiên liệu rắn? Than mỏ được hình thành như thế nào? Có mấy loại than? Đặc điểm của mỗi loại và ứng dụng của chúng? GV treo biểu đồ % cacbon và năng suất toả nhiệt của than và gỗ. Sử dụng các nhiên liệu rắn có tác động gì đến môi trường? Kể các loại nhiên liệu lỏng thường dùng? Chúng được sử dụng trong lĩnh vực nào? năng suất toả nhiệt như thế nào? Gồm cố những loại khí nào? có ưu điểm gì? GV thông báo thành phần của khí lò cốc lò cao ( CO), khí than ( CO, H2) I. Nhiên liệu là gì? Học sinh kể: Than, cũi, dầu, khí ga -Học sinh : Vì khí đốt cháy có sự toả nhiệt và phát sáng. Học sinh nêu định nghĩa: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? Học sinh đọc thông tin sgk và kết hợp thực tế trả lời. Học sinh: chia làm 3 loại: Rắn, lỏng, khí 1. Nhiên liệu rắn: HS: kể than mỏ, gỗ(củi). HS đọc thông tin và trả lời. HS quan sát so sánh năng suất toả nhiệt của các loại than và gỗ. HS : gây ô nhiễm môi trường lãng phí 2. Nhiên liệu lỏng Học sinh đọc thông tin sgk HS kể: dầu mỏ, rượu. Để đốt các động cơ, đun nấu và thắp sáng. 3. Nhiên liệu khí - Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than. - Có năng suất toả nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây hại cho môi trường. Hoạt động 3: Sử dụng nhiên liệu như thế nào? ? Sự cháy sẽ diễn ra lúc nào? -Muốn sự cháy diễn ra hiệu quả ta phải làm gì? HS: - Lúc có oxi (oxi càng nhiều sẽ càng có sự cháy lớn) - Cung cấp đủ khí oxi cho quá trình cháy - Tăng diện tiếp xúc của nhiên liệu với khí hoặc oxi. - Điều chỉnh lượng nhiên liệu cho phù hợp để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết. Hoạt động 4: củng cố luyện tập GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài học. HS làm bài tập 2,3,4 sgk. Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại. Nghiên cứu trước bài luyện tập. Ngày 13/3/2009 TIẾT 52: LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV. A. Mục tiêu: - Cũng cố kiến thức về hiđrô các bon – nhiên liệu - Tính chất vật lý, tính chắt hoá học của các loại hiđrô các bon ứng dụng và công thức cấu tạo của chúng. - Các loại nhiên liệu – tính chất và cách sử dụng nhiên liệu B, Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Bảng phụ C. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài cũ: * Bài cũ lồng vào bài mới 3. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ GV yêu cầu 4 HS lên bảng điền các thông tin vào bảng : Cấu tạo và tính chất và ứng dụng của mêtan, êti len, axêti len và benzen. Mê tan Ê ti len Axê ti len Benzen Công thức cấu tạo H C - H H CH2 = CH2 CHCH Đặc điểm cấu tạo của phân tử Chỉ có liên kết đơn trong phân tử Có liên kết đôi trong phân tử Có liên kết ba trong phân tử mạch vòng 6 cạnh đều 3 lk đôi xen kẽ 3 lk đơn Phản ứng đặc trưng Phản ứng thế Phản ứng cộng Phản ứng cộng Phản ứng thế ứng dụng Làm nhiên liệu Làm nguyên liệu trong công nghiệp Làm nhiên liệu nguyênliệutrong công nghiệp Làm nguyên liệu dung môi Sau khi HS điền xong yêu cầu HS cả lớp nhận xét bổ sung. Hoạt động 2: II. Làm bài tập 1. Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử sau:C3H8; C3H6; C3H4 CH3-CH2-CH3 C3H8 Prôpan CH2=CH- CH3 C3H6 Prôpilen CHC- CH3 C3H4 Prôpin Bài 4: GV hướng dẫn HS giải. Theo bài ra ta có: = (mol) =0,2 (mol) =(mol) = 0,3x2 = 0,6(mol) C=0,2x12 = 2,4 (g) = 0,6x1 = 0,6(g) MA=2,4 + 0,6 + 0,6 = 3,0 (g) Trong A chỉ có chứa C và H Gọi CT của A là CxHy (x,y1) x:y= CT của A có dạng (CH3)n Vì MA 15n < 40 Nếu n = 1 => CH3 vô lí. Nếu n= 2=> C2H6. vậy A là C2H6 b, A không làm mất màu dd Brom vì trong A không có liên kết đôi. c, C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl 4.Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại các bài đã chữa. - Làm các bài tập còn lại ở sgk và các bài tập 42.1-> 42.4 sách bài tập. - Đọc trước bài thực hành. Ngày 15/3/2009 TIẾT 53:THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA HIĐRÔCACBON Mục tiêu: Cũng cố kiến thức về hiđrô các bon – Dầu mỏ Rèn luyện các kỹ năng thí nghiệm: Lắp dụng cụ, quan sát, so sánh và ghi chép. Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Dụng cụ: ống nghiệm cỡ nhỏ, ống dẫn chữ L, Chữ Z, ống nghiệm có móc giá đỡ, đèn cồn, ống nhỏ giọt, diêm - Hoá chất: Khí axêtilen( đất đèn, nước), ben zen, dd bom. C. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài cũ: 1. Tính chất vật lí, tính chất hoá học của axêtilen? 2. Tính chất vật lí của Benzen? 3. Bài mới I Tiến hành thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS và kiến thức chính 1.Thí nghiệm 1 a. Điều chế axêtilen Giáo viên: làm thí nghiệm điều chế axêtilen như hình vẽ 4.26a khí ta có thể thu khí C2H2 bằng cách nào? Vì sao? Thử viết phương trình phản ứng? Nhận xét về tính chất vật lí của axetilen? b. Tính chất của axêtilen. Yêu cầu HS tiến hành TN và nêu nhận xét, kết luận C2H2 + Br2C2H2Br2 C2H2Br2 + Br2C2H2Br4 C2H2 + 5/2 O2 à2 CO2 + H2O GV giải thích khi đốt cháy khí C2H2 khí tạo ra có mùi hôi 2. Thí nghiệm 2: T/c vật lí của benzen Yêu cầu HS nghiên cứu và làm TN như sgk Dùng ống nhỏ giọt cho khoảng 1ml benzen vào ống nghiệm chứa 2ml nước cất. Lắc kĩ sau đó để yên trên giá, quan sát chất lỏng trong ống nghiệm. Tiếp tục cho tiếp khoảng 2ml dd bom loãng vào ống nghiệm lắc kĩ sau đó để yên trên giá - quan sát. - học sinh quan sát và nhận xét: Khi cho đất đèn vào nước thấy có hiện tượng sủi bọt khí. HS: thu bằng cách đẩy nước. CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 HS tiến hành điều chế C2H2 theo nhóm và thử các tính chất của C2H2 Lắp thí nghiệm như hình 4 26b Nhận xét hiện tượng xẩy ra: Học sinh: dung dịch Brôm bị nhạt màu dầnà mất màu. -Axêtylen đã tác dụng với dung dịch brôm Đốt cháy có ngọn lửa màu xanh và đồng thời toả nhiệt. HS:Làm thí nghiệm theo sách giáo khoa Khi lắc kỹ thấy có hiện tượng gì. Kừt luận: - Benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước - ở điều kiện bình thường Benzen không làm mất màu nước brôm, ben zen hoà tan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_hoa_hoc_9_nguyen_thi_viet_nga.doc
Tài liệu liên quan