Giáo án mầm non

I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Dạy trẻ nặn người

- Kỹ năng sử dụng các vật liệu tạo hình.

- Trẻ biết lăn tròn, lăn dài, ấn dẹp, chia đất cân đối

- Phát triển các cơ ngón tay, rèn luyện sự khéo léo

- Phát triển tưởng tượng cho trẻ

- Trẻ biết sắp xếp vật liệu tạo hình một cách ngăn nắp gọn gàng sau khi sử dụng.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh

II./ CHUẨN BỊ:

- Mẫu của cô.

- Đất nặn cho cô và trẻ

- Bảng nặn, khăn lau tay

- Vật liệu tạo hình

III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN:

 

doc59 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chủan trước là thua cuộc. - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Hồi tĩnh: cùng đi với cô dạo quanh sân trường vừa đi vừa hít thở - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý - Trẻ làm mẫu - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý - Trẻ chơi - Trẻ hít thở ĐIỀU GÌ BÉ THÍCH? I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Phát triển óc quan sát, nhận xét và sự nhạy cảm của các giác quan - Trẻ biết và phân biệt chức năng của các giác quan lưỡi, tai, mắt, mũi, da. - Trẻ biết hát những bài hát có chứa các bộ phật trên cơ thể . II./ CHUẨN BỊ: - Một số quả có vị chua, ngọt, đắng - Chai dầu thơm - Một số bông hoa thật - Một số bài hát có chứa các bộ phận trên cơ thể - Đàn organ III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Mũi ai thính? - Trẻ đọc đồng dao bài “ Đi cầu đi quán” - Cô cho trẻ nhắm mắt lại và lấy chai dầu thơm xịt và hỏi trẻ có nghe được mùi gì không? - Nhờ cái gì mà các con ngửi được mùi thơm? - Bây giờ các con thử lấy tay bịt mũi lại xem có còn ngửi được mùi thơm không? - Vậy mũi dùng để làm gì? - Ngoài chức năng ngửi ra mũi dùng để làm gì? - Cô giáo dục trẻ giữ gìn mũi cho thật sạch, không cho tay vào mũi hay cho các vật vào mũi sẽ rất nguy hiểm. Hoạt động 2: Điều gì bé thích? - Cho trẻ nếm các vị chua, ngọt, đắng - Cho từng trẻ quan sát sắc mặt của nhau và miêu tả cho các bạn khác nghe điều gì cảm nhận được khi ăn những thứ đó. - Cô yêu cầu trẻ thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ khi được nếm các vị đó. - Trong các vị mà các con vừa được nếm, các con thích vị nào nhất? - Cô giáo dục trẻ: Không nên ăn những thức ăn có nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe và bị sâu răng. Hoạt động 3: Đôi mắt xinh xinh - Cô đọc câu đố: “Chúng nhấp nháy cùng nhau Chúng di chuyển cùng nhau Chúng khóc cùng nhau Chúng cùng nhìn mọi thứ Nhưng chúng không bao giờ nhìn thấy nhau” Đố các con đó là gì? (đôi mắt) - Đôi mắt dùng để làm gì? - Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt - Các con nhắm mắt lại có nhìn thấy gì không? - Cô cho trẻ xem bông hoa sau đó cho trẻ nhìn lên ánh đèn điện (không cho nhìn lâu). - Cho trẻ nhận xét sau khi nhìn hai vật. - Đôi mắt rất quan trọng, phải biết giữ gìn đôi mắt. Khi chơi các con không được dùng tay hay lấy vật nhọn chọc vào mắt sẽ rất nguy hiểm. - Cả lớp cùng đọc bài thơ Đôi mắt Hoạt động 4: Ai đoán giỏi - Các con nghe được là nhờ đâu? - Cô giới thiệu trò chơi - Cô đánh một đoạn nhạc cho trẻ lắng nghe và đoán xem đó là bài hát gì? - Cho cả lớp thể hiện lại bài hát mà trẻ vừa đoán - Cô cho trẻ chơi vài lần. - Lần 2: Cô chia trẻ thành hai nhóm và yêu cầu trẻ hát các bài hát có chứa các bộ phận trên cơ thể. Nhóm nào hát được nhiều bài thì sẽ thắng. - Kết thúc - Trẻ đọc đồng dao - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nếm - Trẻ quan sát và miêu tả - Trẻ thể hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ đoán - Trẻ hát - Trẻ chơi BÉ THÍCH AI NHẤT? Ngày thứ nhất: Thứ hai, ngày 10.11.2008 1. Trẻ đến lớp: 2. Trò chuyện đầu giờ: 3. Hoạt động có chủ đích : 4. Hoạt động góc: 5. Hoạt động ngoài trời: 6. Ăn ngủ vệ sinh : 7. Hoạt động chiều: - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của các cháu. - Nhắc nhở trẻ chào cô và ba mẹ khi đến lớp - Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày - Phân công tổ trực nhật. Hoạt động 1: Giới thiệu - Cho trẻ xem VCD về hoạt động của trường, lớp - Cô gợi ý cho trẻ nói về những người bạn thân mà trẻ chơi trong lớp. - Cô giáo dục trẻ. - Cô cho trẻ nêu cách vẽ. Hoạt động 2: Bé thích ai nhất? - Cô quan sát - Cô nhắc nhở trẻ bố cục bức tranh cho hài hòa, cân đối. - Cô chú ý đến những trẻ vẽ yếu và cho trẻ xem mẫu lại đồng thời gợi ý thêm cho trẻ vẽ. Hoạt động 3: Lớp mình thật vui - Sau khi trẻ vẽ xong cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm và sau đó cô mở nhạc bài Lớp chúng mình cho trẻ vận động theo nhạc. - Kết thúc Góc gia đình : + Nấu các món ăn gia đình Góc cô giáo: + Biểu diễn các bài hát mà trẻ thích + Nhắc trẻ thể hiện đúng vai chơi Góc tạo hình : + Cho trẻ hoàn thành sản phẩm ở hoạt động có chủ đích. Góc khám phá: Những cục đá nhỏ tan nhanh hơn cục đá to Cách chơi: Đổ nước vào 2 ly. Cho một cục đá to vào một ly và ly kia bỏ những cục đá nhỏ. Quan sát điều gì sẽ xảy ra? Khoanh tròn ly nào đá tan nhanh hơn. Lần 2: Cho các cục đá nhỏ vào ly có nước và các cục đá nhỏ khác vào đĩa khô và thử xem bên nào tan nhanh hơn. Trò chơi vận động: “ Bỏ khăn” + Cô nhắc lại luật chơi và cách chơi + Cô cho trẻ chơi Chơi tự do: + Tô màu, vẽ + Chơi với cát, nước. + Chơi các trò chơi: Cầu tuột, bập bênh, thú nhún, xe đạp. + Động viên các bé béo phì – dư cân chơi các trò chơi vận động + Quan sát, nhắc nhở tổ trực nhật dọn bàn ăn + Không đi lên chiếu, không quăng ném gối, ngủ đúng giờ. + Nhắc nhở trẻ trước khi về nhớ thực hiện bảng điểm danh + Nhắc bé đi học đúng giờ để tập thể dục sáng cùng bạn NHẬN XÉT : ĐIỀU GÌ BÉ THÍCH? Ngày thứ hai: Thứ ba, ngày 11.11.2008 1. Trẻ đến lớp: 2. Trò chuyện đầu giờ: 3. Hoạt động có chủ đích : 4. Hoạt động góc: 5. Hoạt động ngoài trời: 6. Ăn ngủ vệ sinh : 7. Hoạt động chiều: - Cô trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ - Nhắc nhở trẻù thực hiện bảng điểm danh - Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày . - Nhắc nhở trẻ biết xếp dép lên kệ và bỏ rác vào thùng. Hoạt động 1: Mũi ai thính? - Trẻ đọc đồng dao bài “ Đi cầu đi quán” - Cô và trẻ cùng trò chuyện về chức năng của cái mũi - Cô giáo dục trẻ giữ gìn mũi cho thật sạch, không cho tay vào mũi hay cho các vật vào mũi sẽ rất nguy hiểm. Hoạt động 2: Điều gì bé thích? - Cho trẻ nếm các vị chua, ngọt, đắng - Cô yêu cầu trẻ thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ khi được nếm các vị đó. - Cô giáo dục trẻ. Hoạt động 3: Đôi mắt xinh xinh - Cô đọc câu đố - Cô và trẻ cùng trò chuyện về đôi mắt - Cô cho trẻ xem bông hoa sau đó cho trẻ nhìn lên ánh đèn điện (không cho nhìn lâu). - Cho trẻ nhận xét sau khi nhìn hai vật. - Giáo dục trẻ giữ gìn đôi mắt Hoạt động 4: Ai đoán giỏi - Cô giới thiệu trò chơi - Cô cho trẻ chơi vài lần. - Lần 2: Cô chia trẻ thành hai nhóm và yêu cầu trẻ hát các bài hát có chứa các bộ phận trên cơ thể. - Kết thúc Góc gia đình : + Trẻ phân vai trước khi chơi + Nấu các món ăn ưa thích. Góc xây dựng : + Cô tiếp tục quan sát bé xây dựng mô hình ngôi nhà bé mà trẻ thích + Gợi ý cho bé biết sử dụng nhiều loại đồ chơi lắp ráp để xây dựng mô hình Góc văn học – làm quen chữ viết: + Sử dụng các bài thơ, câu chuyện, trò chơi câu đố nói về các giác quan và các bộ phận của cơ thể Trò chơi vận động : Người tài xế giỏi Chơi tự do : + Chơi cát nước + Chơi cầu tuột, xe đạp, bập bênh.. + Vận động các bé dư cân, béo phì tham gia vào các trò chơi vận động. Góc khám phá: Những cục đá nhỏ tan nhanh hơn cục đá to + Nhắc nhở trẻ không đi lên chiếu, gối, không quăng ném gối + Quan sát giờ ăn của trẻ nhắc nhở trẻ khi ăn không khua muỗng + Chơi tự do NHẬN XÉT : NĂM NGÓN TAY ĐẸP Ngày thứ ba: Thứ tư, ngày 12.11.2008 1. Trẻ đến lớp: 2. Trò chuyện đầu giờ : 3. Hoạt động có chủ đích: 4. Hoạt động góc : 5. Hoạt động ngoài trời : 6. Ăn ngủ vệ sinh : 7. Hoạt động chiều : - Nhắc nhở trẻ thực hiện bảng điểm danh và bảng thời tiết - Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ - Nhắc nhở một số nề nếp lễ giáo Hoạt động 1: Múa cho đẹp nhé! - Cô đàn bài “Năm ngón tay đẹp” cho trẻ nghe - Cô đàn cho trẻ hát - Trẻ vận động mẫu - Cô hướng dẫn trẻ vận động - Cả lớp vận động minh họa - Cô cho trẻ kết thành 2 nhóm thể hiện lại bài hát - Chia 3 nhóm thể hiện bài hát theo sự sáng tạo của trẻ Hoạt động 2: Nghe hát Trống cơm - Cô giới thiệu bài nghe hát. - Lần 2: Cô mở nhạc trong máy hát Hoạt động 3: TCAN Nghe tiếng hát tìm đồ vật - Cô nói cách chơi - Cho trẻ chơi từ 2-3 lần. - Kết thúc Góc âm nhạc + Biểu diễn các bài trẻ thích Góc văn học - đọc sách : + Cô gợi ý cho bé biết kể chuyện theo tranh. + Biết cách sử dụng rối khi kể chuyện. + Quan sát và hướng dẫn bé cách đọc sách, mở sách, tư thế ngồi xem sách. Góc khám phá: những cục đá nhỏ tan nhanh hơn cục đá to Quan sát: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể Chơi tự do : + Chơi cát, nước + Chơi thú nhún, bập bênh, xe đạp, leo thang + Quan sát, nhắc nhở bé chơi nhẹ nhàng, không ném cát, nước vào người bạn. + Vận động các bé dư cân, béo phì tham gia vào các trò chơi vận động. + Cô giới thiệu các chất dinh dưỡng có trong món ăn. + Quan sát trẻ thay quần áo, nhắc nhở trẻ gấp quần áo gọn gàng + Nhắc trẻ mặc đồ thể dục. + Chơi tự do NHẬN XÉT : CHÚNG TA CÙNG BẬT NHÉ! Ngày thứ tư : Thứ năm, ngày 13.11.2008 1. Trẻ đến lớp: 2. Trò chuyện đầu giờ: 3. Hoạt động có chủ đích : 4. Hoạt động góc: 5.Hoạt động ngoài trời: 6. Ăn ngủ vệ sinh : 7. Hoạt động chiều: - Nhắc nhở trẻù thực hiện bảng Một ngày của bé, bảng điểm danh - Cô nhắc trẻ chào cô và ba mẹ khi đến lớp - Cô trò chuyện với trẻ về một số nề nếp của lớp . - Nhắc nhở trẻ biết nhặt rác bỏ vào thùng, xếp dép lên kệ Hoạt động 1 : Cùng nhau khởi động - Cho trẻ đi dích dắc kết hợp đi nhón chân, mũi chân, khom lưng, chạy nhanh sau đó trẻ về hàng ngang -Tay, chân, lưng bụng, bật - Trẻ về 2 hàng Hoạt động 2 : Vận động “Bật sâu” - Cô giới thiệu tên vận động. - Cô mời trẻ lên thực hiện vận động - Cô nhắc lại cách thực hiện vận động - Cho cả lớp thực hiện 2 – 3 lần, động viên trẻ thực hiện đúng động tác. Hoạt động 3 : Trò chơi “ Chúng ta cùng bật nhé”. - Cô chia trẻ ra làm 2 đội thực hiện vận động bật sâu. Sau đó, trẻù lấy viết gạch dưới chữ cái e, ê trong bài thơ mà cô đã dán sẵn trên bảng. - Đội nào gạch dưới được nhiều chữ cái hơn và thực hiện đúng như yêu cầu của cô thì đội đó sẽ thắng. Hoạt động 4: trò chơi Kéo co - Cô nói luật chơi và cách chơi - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Hồi tĩnh: cùng đi với cô dạo quanh sân trường vừa đi vừa hít thở Góc cô giáo : + Cô giáo hướng dẫn học trò tập thể dục. + Biểu diễn các bài hát mà bé biết. + Nhắc nhở bé thể hiện đúng vai chơi. Góc xây dựng : + Cô tiếp tục quan sát và hướng dẫn cho bé cách phân vai và thảo luận đầu giờ chơi. + Gợi ý cho bé biết sử dụng nhiều loại đồ chơi lắp ráp để xây dựng công trình. Quan sát : Trò chuyện về các bộ phận của cơ thể Chơi tự do : + Chơi cát nước + Chơi cầu tuột, xe đạp, bập bênh.. + Vận động các bé dư cân, béo phì tham gia vào các trò chơi vận động. Góc khám phá: Những cục đá nhỏ tan nhanh hơn cụa đá to + Quan sát giờ ăn của trẻ nhắc nhở trẻ không làm rơi vãi cơm và không nói chuyện trong giờ ăn + Quan sát việc xếp quần áo của trẻ + Trẻ chơi tự do. NHẬN XÉT : MẮT ĐỂ LÀM GÌ Ngày thứ năm: Thứ sáu, ngày 14.11.2008 1. Trẻ đến lớp: 2. Trò chuyện đầu giờ : 3. Hoạt động có chủ đích: 4. Hoạt động góc : 5. Hoạt động ngoài trời : 6. Ăn ngủ vệ sinh : 7. Hoạt động chiều : - Cô nhắc phụ huynh khi gởi thuốc phải ghi vàký tên vào sổ - Nhắc nhở trẻù điểm danh khi đến lớp. - Cô trò chuyện với trẻ về một số nề nếp của lớp . - Nhắc nhở trẻ không lấy nhầm tên của bạn khi điểm danh Hoạt động 1: Giới thiệu – Đọc thơ - Cô cho trẻ xem tranh bò mẹ và bê con. - Cô và trẻ cùng đàm thoại về bức tranh: - Cô đọc cho trẻ nghe - Lần 2 cô giảng giải nội dung Hoạt động 2: Đàm thoại - Cô đọc lại nhiều lần cho cả lớp đọc theo - Cả lớp đọc. Nếu trẻ gặp khó khăn cô nhắc trẻ để trẻ đọc tiếp. - Cho trẻ đọc cả lớp, nhóm, cá nhân Hoạt động 3: Trò chơi Truyền tin - Cô nói cách chơi - Cô lấy thẻ từ cho trẻ xem. - Cho trẻ chơi vài lần. Những lần sau cô có thể nói một câu hoặc một đoạn thơ cho trẻ truyền tin. Hoạt động 4: Cùng làm bê con - Cô làm bò mẹ, trẻ làm Bê. Cô yêu cầu những chú bê hãy quan sát nơi mình sẽ đi khoảng một phút, sau đó nhắm mắt lại, bước đi 5 – 6 bước rồi mở mắt ra, bước tiếp 2 – 3 bước rồi dừng lại. - Kết thúc Góc gia đình : + Tổ chức cho bé chơi đóng vai mẹ con. + Tiếp tục hướng dẫn cho bé cách sử dụng các đồ chơi cho đạt kỹ năng. + Nhắc nhở bé thể hiện tốt vai chơi của mình. Góc văn hoc – Chữ viết : + Hướng dẫn trẻ sử dụng rối để kể chuyện + Tìm từ có chứa chữ cái e, ê và nối lại cho đúng. Trò chơi vận động : Thi xem ai nói đúng + Cô nói cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đưng ở giữa cầm một quả bóng, cô vừa tung bóng cho từng trẻ vừa nói tên đồ dùng nào đó. Ví dụ: cô nói: Cái chén – Trẻ nói: ăn cơm. Cái ly – uống nước + Sau đó có thể yêu cầu ngược lại. Chơi tự do : + Chơi cát, nước + Chơi cầu tuột, đu quay, bập bênh, chạy xe đạp. + Quan sát, nhắc nhở trẻ chơi nhẹ nhàng, không ném cát, nước vào người bạn. + Vận động các bé dư cân, béo phì tham gia vào các trò chơi vận động. + Tiếp tục rèn thao tác vệ sinh: rửa tay, lau mặt. + Nhắc nhở trẻ khi thay đồ không được cởi bỏ hết quần áo. + Cho trẻ xem phim. + Trẻ chơi tự do. NHẬN XÉT : MẠNG HOẠT ĐỘNG 1 tuần (10/1112008 – 14/11/2008) PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Tập thể dục sáng. Hoạt động: Chúng ta cùng bật nhé! Trò chơi: kéo co Rửa tay, lau mặt, đánh răng Vệ sinh cá nhân Biết cầm bút đúng và tô chữ cái PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Hoạt động: Mắt để làm gì Nói trọn câu, lễ phép Mạnh dạn tự tin trả lời các câu hỏi của cô Đọc các bài thơ về các giác quan. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Hoạt động: Điều gì bé thích? HĐG: Cắt dán tranh về các giác quan Trò chuyện với trẻ về các bộ phận t rên cơ thể Khám phá: Những cục đá nhỏ tan nhanh hơn cục đá to TÔI LÀ AI? PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Hoạt động: Bé thích ai nhất? Hoạt động: Năm ngón tay đẹp Nghe hát: Trống cơm Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật Cắt dán món ăn bé thích PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI - Hát các bài hát về bản thân, cơ thể bé. - Bé biết quan tâm, giúp đỡ các bạn và cô giáo. - Biết giữ gìn cơ thể của mình - HĐG: Đóng vai mẹ con - Nấu những món ăn mà trẻ thích MẮT ĐỂ LÀM GÌ I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ đọc bài thơ với nhịp điệu nhẹ nhàng - Trẻ thuộc tên bài thơ và hứng thú tích cực hoạt động - Phát triển sự chú ý, tai nghe, trí nhớ - Trẻ trả lời mạch lạc trọn câu và thực hiện theo các yêu cầu của cô II./ CHUẨN BỊ: - Hệ thống câu hỏi đàm thoại - Tranh bò mẹ và bê - Các thẻ từ: đôi mắt, bò mẹ, bê con III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Giới thiệu – Đọc thơ - Cô và trẻ cùng đàm thoại về bức tranh vẽ bò mẹ và bê con: - Trong tranh vẽ gì? - Con bò con được gọi là gì? - Bò là con vật nuôi ở đâu? - Người ta nuôi bò để làm gì? Có một bài thơ nói về bò mẹ và bê con, lớp mình lắng nghe cô đọc nha! - Cô đọc cho trẻ nghe - Lần 2 cô giảng giải nội dung: bài thơ nói về bò mẹ đốø bê con đôi mắt dùng để làm gì. Đôi mắt rất quan trọng, phải biết giữ gìn đôi mắt. Khi chơi các con không được dùng tay hay lấy vật nhọn chọc vào mắt sẽ rất nguy hiểm Hoạt động 2: Đàm thoại - Bài thơ nói về ai? - Bò mẹ đố bê cái gì? - Bê trả lời ra sao? - Khi bò mẹ kêu Bê nhắm mắt thì Bê có đi được không, cả lớp? - Bê đã nghe mẹ dạy gì? - Cô đọc lại nhiều lần cho cả lớp đọc theo - Cả lớp đọc. Nếu trẻ gặp khó khăn cô nhắc trẻ để trẻ đọc tiếp. - Cho trẻ đọc cả lớp, nhóm, cá nhân - Các con có biết tác giả đã đặt tên bài thơ này là gì không? Hoạt động 3: Trò chơi Truyền tin - Cô chuẩn bị các thẻ từ: đôi mắt, bò mẹ, bê con - Cách chơi: cho trẻ chia thành nhiều nhóm nhỏ, yêu cầu mỗi nhóm sẽ cử đại diện một bạn lên gặp cô, cô sẽ nói nhỏ cho bạn này nghe từ mà cô muốn truyền. Sau khi nghe xong bạn này sẽ chạy về hàng của mình và truyền vào tai của bạn kế tiếp từ mà mình vừa nghe được, cứ như thế truyền cho đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng sẽ chạy lên và nói to cho cả lớp biết từ vừa nghe được. - Cô lấy thẻ từ cho trẻ xem. - Cho trẻ chơi vài lần. Những lần sau cô có thể nói một câu hoặc một đoạn thơ cho trẻ truyền tin. Hoạt động 4: Cùng làm bê con - Cô làm bò mẹ, trẻ làm Bê. Cô yêu cầu những chú bê hãy quan sát nơi mình sẽ đi khoảng một phút, sau đó nhắm mắt lại, bước đi 5 – 6 bước rồi mở mắt ra, bước tiếp 2 – 3 bước rồi dừng lại. - Kết thúc - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ đọc - Trẻ đoán - Trẻ chơi - Trẻ vận động NĂM NGÓN TAY ĐẸP I./MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ chơi và hiểu được luật chơi - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ - Trẻ hát và vận động minh họa thành thạo bài hát - Trẻ lắng nghe và nhận được giai điệu và nói được tên bài hát - Phát triển tai nghe cho trẻ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể II./ CHUẨN BỊ: - Khăn voan, dây kim tuyến, , dụng cụ gõ . - Đàn organ - Máy cassette III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Dạy múa minh hoạ bài Năm ngón tay đẹp - Trò chơi: Lắc tay cho đều - Bây giờ các con lắng nghe xem bài gì nhé! - Cô đàn bài “Năm ngón tay đẹp” cho trẻ nghe (trẻ có thể hát theo) - Các con vừa hát bài hát gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác? -Bây giờ lớp mình cùng hát lại bài Năm ngón tay đẹp với cô nhé! - Cô đàn cho trẻ hát * Trò chơi: Cả nhà cùng đi chơi - Các con ơi! Nếu bài hát này mà được vận động minh họa thì sẽ thật sinh động. Bạn nào có thể múa minh họa bài hát này cho cô và các bạn cùng xem được không? - Cô mời trẻ lên múa minh họa. Từ những động tác mà trẻ vừa minh họa cô có thể chỉnh sửa lại cho phù hợp với bài hát hơn. - Cô hỏi trẻ bạn vừa vận động minh họa bài hát gì? - Bây giờ lớp mình cùng vận động minh họa bài Năm ngón tay đẹp với cô nhé! - Dạy trẻ múa từng câu cho đến hết bài. - Cả lớp vận động minh họa * Trò chơi: Gió thổi - Cô cho trẻ kết thành 2 nhóm: nhóm bạn trai đứng bên tay phải của cô và nhóm bạn gái đứng bên tay trái của cô. Sau đó cô hỏi trẻ nhóm nào nhiều hơn? - Cả lớp vận động minh họa - Cô thấy các bạn vận động minh họa theo bài hát rất hay nhưng bây giờ cô muốn lớp mình chia 3 nhóm: một nhóm sử dụng nhạc cụ, một nhóm sử dụng đạo cụ còn một nhóm không sử dụng gì cả. Sau đó các con thể hiện bài hát theo ý của các con nhé! - Cô cho từng nhóm thể hiện lại bài hát theo sự sáng tạo của trẻ Hoạt động 2: Nghe hát Trống cơm - Hồi nãy giờ các con đã hát và vận động minh họa theo bài hát rất hay. Bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe nha! - Các con biết không, trong kho tàng dân ca Việt nam có rất nhiều làn điệu dân ca như dân ca Bắc bộ, dân ca Trung bộ, dân ca Nam bộ. Trong làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh có bài Trống cơm rất hay. Hôm nay cô sẽ hát cho lớp mình cùng nghe. -Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? - Bài này vui hay buồn? - Lần 2: Cô mở nhạc trong máy vi tính Hoạt động 3: TCAN Nghe tiếng hát tìm đồ vật - Cách chơi: Trẻ tham gia chơi vừa đi xung quanh theo vòng tròn vừa nghe bạn hát, khi trẻ đi đến càng gần nơi giấu đồ vật thì lớp sẽ hát to, càng xa nơi giấu đồ vật thì hát càng nhỏ. Trẻ tham gia chơi sẽ đoán và chỉ ra đồ vật được giấu ở đâu. - Cho trẻ chơi từ 2-3 lần. - Kết thúc - Trẻ hát - Năm ngón tay đẹp do nhạc sĩ Bùi Anh Tôn sáng tác - Trẻ chú ý - Năm ngón tay đẹp - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thể hiện lại bài hát theo ý thích của trẻ - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctkmn0003_7779.doc
Tài liệu liên quan