Giáo án Tấm cám

-Tấm từ cô gái nghèo mồ côi trở thành Hoàng

hậu. Đó là thể hiện triết lí "ở hiền gặp lành".

Đây là quan niệmphổ biến được thể hiện trong

các truyện cổ tích thần kì ở Việt Nam

Nhưng con đường đó không dễ dàng đơn giản

mà phải qua quá trình đấu tranh quyết liệt, giành

giật hạnh phúc.

b. Mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội

-Từ đoạn truyện về cái chết của Tấm trở đi,

phản ánh mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội ( mặc dù

còn mờ nhạt nhưng vấn đề về địa vị và quyền lợi

đẳng cấp đã được đặt ra)

-Mẹ con Cám với sự tàn nhẫn độc ác luuôn luôn

muốn chiếm đoạt những gì thuộc về Tấm, muốn

tiêu diệt Tấm đến cùng.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Tấm cám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẤM CÁM A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp H S: - Tìm hiểu truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để nắm được: + Nội dung của truyện. + Biện pháp nghệ thuật chính của truyện. - Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì; nhận biết được một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại. - Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Tốm tắt ngắn gọn sử thi Ra- ma-ya-na? Chủ đề tác phẩm? - Diễn biến tâm trạng của Ra-ma trong đoạn trích Ra-ma buộc tội 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc SGK - Phần này đề cập những nội dung gì? Gọi HS đọc SGK - Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn I. Tìm hiểu chung Có ba nội dung: - Phân loại truyện cổ tích thần kì: Cổ tích thần kì, cổ tích loài vật và cổ tích sinh hoạt. - Đặc trưng của cổ tích thần kì: Sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của truyện; thể hiện ước mơ của nhân dân về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. - Tấm Cám thuộc cổ tích thần kì. Đây là kiểu truyện phổ biến trên thế giới: Lọ Lem (Pháp), Cô Tro Bếp (Đức), Con cá vàng (Thái Lan)... II. Đọc hiểu 1. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám a. Mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi, quả thị...)? - Yếu tố nào đã giúp Tấm vượt qua những nỗi đau trong khi giải quyết những mâu thẫn với mẹ con Cám ở phần đầu của truyện? - Tấm là cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với dì ghẻ. Tấm phải làm việc suốt ngày đêm. -- Tấm vừa chăm chỉ hiền lành vừa cả tin chân thật: + Khi cái yếm đỏ tưởng chừng về tay, thì bị Cám lừa lấy mất hết cá, tôm trong giỏ. Phản ứng của Tấm là ngồi khóc. + Bụt cho cá bống, mẹ con Cám lừa bắt giết thịt.Tấm cũng chỉ biết khóc. + Không được đi xem hội, lại còn phải nhặt thóc, gạo ra riêng khi mẹ Cám đã trộn lẫn. Tấm cũng chỉ khóc. - Truyện đã mượn yếu tố kì ảo để giải quyết, cứ mỗi lần Tấm ôm mặt khóc thì Bụt lại xuất hiện để an ủi phù trợ: + Tấm mất yếm đào, Bụt cho cá bống + Tấm mất cá bống,Bụt cho cơ hội đổi đời + Tấm bị hắt hủi, tước bỏ khát khao giao cảm với mọi người, Bụt cho chim sẻ nhặt giúp thóc gạo, Tấm có quần áo đẹp đi dự hội và thành - Giải quyết mâu thuẫn theo hướng ấy đã chứng tỏ mong muốn gì của tác giả dân gian? - Tấm trải qua mấy kiếp hồi sinh? Em hãy phân tích cụ thể? Hoàng hậu. - Tấm từ cô gái nghèo mồ côi trở thành Hoàng hậu. Đó là thể hiện triết lí "ở hiền gặp lành". Đây là quan niệm phổ biến được thể hiện trong các truyện cổ tích thần kì ở Việt Nam Nhưng con đường đó không dễ dàng đơn giản mà phải qua quá trình đấu tranh quyết liệt, giành giật hạnh phúc. b. Mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội - Từ đoạn truyện về cái chết của Tấm trở đi, phản ánh mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội ( mặc dù còn mờ nhạt nhưng vấn đề về địa vị và quyền lợi đẳng cấp đã được đặt ra) - Mẹ con Cám với sự tàn nhẫn độc ác luuôn luôn muốn chiếm đoạt những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng. - Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh: chim vàng anh, cay xoan đào, khung cửi, quả thị. -Sau khi bị mẹ con Cám chặt cây, Tấm bị chết. Một cô Tấm hiền lành lương thiện ngã xuống, - Em hãy nhận xét thái độ của Tấm trước hành vi của mẹ con Cám từ đầu đến cuối truyện, có sự chuyển biến ra sao? - Ý nghĩa chung nhất của một cô Tấm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy: + Vàng Anh bị giết, Tấm hoá thành cây xoan đào toả mát cho vua. + Xoan đào bị chặt làm khung cửi, khung cửi lên tiếng tuyên chiến với kẻ thù. + Khung cửi bị đốt lại mọc lên cây thị. Một quả thị thơm ngát trên cây. - Đó là những vạt Tấm gửi gắm kinh hồn, cũng là những gì bình dị thân thương trong cuộc sống đời thường. Đó là những hình ảnh tạo thẩm mĩ cho truyện. - Thái độ phản kháng của Tấm ngày càng cao.Lúc đầu chỉ biết ôm mặt khóc ( Tấm ý thức được nỗi khổ của mình, nhưng bất lực) Ở phần sau, cuộc đấu tranh rất quyết liệt, nhưng Tấm không khóc bao giờ và cũng không thấy Bụt xuất hiện. Nhân dân lao động muốn qua nhân vật Tấm thể hiện ý thức của mình: Muốn có hạnh phúc con người phải tự giành giật và giữ lấy thì hạnh phúc ấy mới bền lâu các quá trình biến hoá của Tấm? - Em hãy phát biểu suy nghĩ về sự biến hoá cuối cùng của Tấm? 2. Ý nghĩa quá trình biến hoá của Tấm - Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm (không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt được). Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng. Tất nhiên có sự phù trợ của Bụt. Thực ra chiến thắng trong truyện cổ tích là chiến thắng của niềm mơ ước chứ không phải chiến thắng trong đời thực. Vì thế nhân vật chính luôn luôn nhận được sự phù trợ của các lực lượng siêu nhiên. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý: Bụt chỉ can thiệp vào cuộc đời Tấm khi cô đang còn là một cô gái ngây thơ, trong trắng và yếu đuối. Giai đoạn biến hoá về sau của Tấm, ta không còn thấy Bụt xuất hiện nữa. Vai trò của Bụt chấm dứt khi Tấm thực sự bước vào cuộc đấu tranh giành lại sự sống.Tính tích cực chủ động của nhân vật Tấm thể hiện ở điểm này. - Tấm ẩn mình trong quả thị và từ quả thị bước - Em có suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám? HS thảo luận ra trở lại làm người + Đây là một chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam: Sọ Dừa, Công chúa ếch... Ý nghĩa cổ xưa của các chi tiết này là một quan niệm thuộc về tâm linh tin rằng người có thể thành vật và vật có thể thành người. Sau này, một lớp ý nghĩa mới bao trùm lên, mang tính chất hiện đại hơn, thể hiện quan niệm dân gian về một nội dung tốt đẹp ẩn tàng sau một hình thức bình thường thậm chí thô kệch. + Cô Tấm biến thành quả thị và bước ra từ quả thị là một chi tiết mang tính thẩm nĩ. Qua mấy kiếp phong trần, Tấm trở lại làm người, không lam lũ nghèo hèn, không cao sang quyền quý mà vẫn bình dị như xưa. Trở lại với cuộc sống bên bà lão hàng nước,Tấm dường như đã trở lại chính mình và làm lại cuộc đời. Về phương diện kết cấu, Tấm bước ra từ quả thị trở lại làm người đóng vai trò kết thúc một tiến trình của truyện cổ tích để bắt đầu một tiến trình Bài tập về nhà (SGK) mới - Có thể có những lí giải khác nhau. GV hướng các em đến kết thúc của truyện, nhưng sao cho những suy nghĩ cũng như cách xử sự trong cuộc sống cần nhân văn. Ghi nhớ: - Sự biến hoá của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ. - Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Gợi ý: - Yếu tố thần kì: Nhân vật thần kì (Bụt ), vật thần kì (cá bống ) - Về kết cấu, truyện cổ tích thần kì có hai dạng: + Truyện về người đi tìm: Người đi tìm phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, cuối cùng tìm được đối tượng bị mất (công chúa bị bắt cóc, chàng trai đi tìm và cứu được công chúa) + Truyện về nạn nhân: Nạn nhân phải trải qua nhiều hoạn nạn, cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Tấm Cám có dạng kết cấu thứ hai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf59.pdf
Tài liệu liên quan