Giáo án Tập làm văn: bài 6 – tiết 5 miêu tả trong văn bản tự sự

 Thuý Vân là một cô gái đẹp với khuôn mặt tròn trĩnh, đầy đặn như trăng rằm, nét lông mày sắc như nét ngài, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, tóc óng mượt như mây, da trắng như tuyết. So với Thuý Vân, Kiều còn đẹp hơn rất nhiều. Nàng có làn da trắng như tuyết, đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét mùa xuân. Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Đến hoa cũng phải ghen về sắc thắm của khuôn mặt nàng, liễu cũng phải hờn giận về nét trẻ trung tươi mát của thân hình nàng. Kiều không chỉ đẹp về sắc mà còn có nhiều tài và có tâm hồn đa cảm.

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn: bài 6 – tiết 5 miêu tả trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 32 Soạn: Giảng: Tập làm văn: Bài 6 – Tiết 5 miêu tả trong văn bản tự sự A-Mục tiêu bài học: - Thấy được vai trò của yếu m.tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong VB tự sự. - Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một VB. B-Chuẩn bị: - Đồ dùng: Bảng phụ. - Những điều cần lu ý: Tự sự là một trong những phương thức chủ đạo, chính yếu mà các nhà văn thường vận dụng để phản ánh, tái hiện hiện thực. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng kết hợp với m.tả và biểu cảm, có khi cả thuyết minh và nghị luận nữa. C-Tiến trình tổ chức Dạy – Học: I-ổn định tổ chức: 9A2: 9A3: II-Kiểm tra: III-Bài mới: ở lớp 6, 7, 8 cá em đã được làm quen với thể loại văn tự sự, trong đó nv và sự việc là q.trọng. Để nv, sự việc hiện lên cụ thể, rõ nét cần phải sử dụng yếu tố m.tả. Vậy phải sử dụng yếu tố m.tả như thế nào ? C.ta cùng nhau đi tìm hiểu bài... - HS đọc đ.trích. - Đ.trích kể về trận đánh nào ? Trong trận đánh đó. nv Q.Trung làm gì, x.hiện như thế nào ? - Nếu chỉ kể sự việc đó theo trình tự như vậy đã giúp người đọc hình dung sự việc diễn ra ntn chưa? Vì sao? - Em hãy tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn - Các yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong đoạn văn tự sự? - HS đọc ghi nhớ. - Tìm những yếu tố tả người, tả cảnh trong hai đ.trích: Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân ? Phân tích giá trị của những yếu tố m.tả ấy trong việc thể hiện ND mỗi đ.trích ? - Dựa vào đ.trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đv kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố m.tả để tả cảnh ngày xuân ? -Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình ? I-tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VB tự sự: *Đ.trích: sgk (91). a-Kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. Trong trận đánh đó, vua Q.Trung dàn thành trận chữ “nhất”, cứ 10 người đi trước khênh một bức, lấy rơm dấp nước phủ kín, lưng dắt dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau. Vua Q.Trung cưỡi voi đi đốc thúc. => Đoạn văn khô khan, không giúp người đọc hình dung về sự việc b-Các chi tiết m.tả sự chống trả của quân Thanh: nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào, phun khói lửa ra, khói toả mù trời. - Các chi tiết m.tả sự tiến công của quân Tây Sơn: vừa che ván vừa xông thẳng lên, trước khi hai bên chạm nhau thì quăng ván, cầm dao ngắn chém bừa. - Các chi tiết m.tả sự thất bại của quân Thanh: chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết... thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối. Nhờ có yếu tố m.tả mà đoạn văn trích sinh động cụ thể, gợi cảm hơn. *Ghi nhớ: -Yếu tố m.tả trong VB tự sự là những chi tiết cụ thể, xác thực về cảnh vật, nv, s.việc được kể trong VB. -Yếu tố m.tả giúp cho bài văn tự sự trở nên hấp dẫn., sinh động, gợi cảm. II-Luyện tập: 1-Bài 1 (92): a-Chị em Thuý Kiều: *Tả Thuý Vân: - Tả gương mặt: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. - Tả nụ cười: Hoa cười ngọc thốt đoan trang. - Tả tóc: Mây thua nước tóc. - Tả làn da: Tuyết nhường màu da. *Tả Thuý Kiều: - Tả mắt và lông mày: Làn thu thuỷ nét xuân sơn. - Tả nhan sắc nói chung: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh, Một hai nghiêng nước nghiêng thành. - Tả tài: Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. =>Mặc dù Nguyễn Du tả hai chị em Thuý Kiều bằng bút pháp ước lệ tượng trưng rất quen thuộc trong văn học trung đại nhưng vẫn làm nổi rõ chân dung của từng người bằng yếu tố m.tả xen vào trong các dòng tự sự. b-Cảnh ngày xuân: Cỏ non...bông hoa.->Gợi bức tranh xuân mới mẻ, tinh khôi, đầy sức sống; khoáng đạt, trong trẻo; nhẹ nhàng, thanh khiết. Tà tà... bắc ngang.->Cảnh nhạt dần, lặng dần. =>Các yếu tố m.tả làm nổi bật vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Kiều, vẻ đẹp của thiên nhiên trong ngày xuân, cho VB thêm sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ. 2-Bài 2 (92): Lễ hội tan cuộc. Chị em Thuý Kiều thơ thẩn ra về. Bóng chiều từ từ ngả về phía tây. Trên nhịp cầu nhỏ, nhìn xuống dòng nước uốn quanh, lòng người đi hội bỗng trở nên buồn, nao nao như sắp có điều gì không may xảy ra. 3-Bài 3 (92): Thuý Vân là một cô gái đẹp với khuôn mặt tròn trĩnh, đầy đặn như trăng rằm, nét lông mày sắc như nét ngài, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, tóc óng mượt như mây, da trắng như tuyết. So với Thuý Vân, Kiều còn đẹp hơn rất nhiều. Nàng có làn da trắng như tuyết, đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét mùa xuân. Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Đến hoa cũng phải ghen về sắc thắm của khuôn mặt nàng, liễu cũng phải hờn giận về nét trẻ trung tươi mát của thân hình nàng. Kiều không chỉ đẹp về sắc mà còn có nhiều tài và có tâm hồn đa cảm. IV- Hướng dẫn học bài: - Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp những bài tập còn lại. - Đọc bài: Viết bài TLV số 2 – Văn tự sự. D-Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet32mieuta_3259.doc
Tài liệu liên quan