Giáo trình Dịch hại cây trồng

Trong mô đun dịch hại cây trồng, chúng tôi muốn giới thiệu cho người

học và bạn đọc các nội dung chính như sau:

- Sâu hại cây trồng

- Bệnh hại cây trồng

- Cỏ dại hại cây trồng

- Sinh vật khác cây trồng

pdf101 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Dịch hại cây trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại được chia làm 3 nhóm: nhóm hòa bản, chác lác và cỏ lá rộng. * Đặc điểm chung của nhóm cỏ hòa bản: - Có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn - Lá có hai phần là bẹ lá và phiến lá - Lá nọ mọc đối nối tiếp lá kia từng đốt - Bẹ lá bao quanh thân - Lá dài và hẹp, gân lá song song * Đặc điểm chung của nhóm cỏ chác lác: - Thân thường hình tam giác, đặc ruột - Không phân biệt bẹ lá và phiến lá - Lá dinh quanh thân theo 3 hàng, từ 3 phía quanh thân. - Gốc các lá hình thành 1 ống bao quanh thân - Lá dài và hẹp, gân lá song song. * Đặc điểm chung của nhóm cỏ lá rộng: - Lá rộng hơn 2 nhóm trên - Gân lá hình mạng lưới (đối với song tử diệp) và song song (đối với đơn tử diệp). 1.4. Các biện pháp quản lý 1.4.1 Biện pháp canh tác - Làm đất - Cách gieo trồng phù hợp - Thời gian gieo trồng thích hợp 70 - Luân canh - Nhử cỏ: tạo ẩm cho một đến hai đợt cỏ mọc rồi tiêu diệt chúng trước khi trồng. - Trồng trọt phủ bóng râm - Phủ bạt, xác thực vật. 1.4.2 Biện pháp sinh học Là việc dùng các sinh vật như côn trùng, các loài cá và động vật ăn cỏ, vi sinh vật gây bệnh, cây trồng có khả năng cạnh tranh cao để giới hạn sự xâm nhập và cạnh tranh của cỏ dại. 1.4.3 Biện pháp hóa học Sử dụng các loại thuốc trừ cỏ hóa học. 2. Nhóm cỏ họ hòa bản 2.1. Đặc điểm chung - Có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn; - Lá có hai phần là bẹ lá và phiến lá; - Lá nọ mọc đối nối tiếp lá kia từng đốt; - Bẹ lá bao quanh thân; - Lá dài và hẹp, gân lá song song; Hình 1.3.1: Thân, lá, hoa của nhóm cỏ hòa bản 2.2. Nhóm cỏ họ hòa bản gây hại cây trồng ngập nƣớc 2.2.1 Cỏ lồng vực nƣớc (cỏ gạo) (Echinochloa crus - galli) - Rễ hình sợi mảnh, màu trắng nhạt. - Thân mọc đơn độc hoặc thành bụi nhỏ. Thân dài rộng, lá màu lục, hình mũi mác dài, nhọn đầu, phẳng, ráp ở mặt trên; mép lá sắc khi cỏ già. - Cụm hoa hình chuỳ hẹp giống hình tháp, thẳng đứng, dài 10 - 20 cm. - Quả bầu dục nhọn đầu. Hạt nhiều, nhẹ, nhỏ như hạt vừng. Hình 1.3.2: Cỏ lồng vực nước (cỏ gạo) 71 - Cỏ lồng vực nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á, ngày nay có ở hầu khắp các nước nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, cỏ lồng vực mọc phổ biến khắp nơi, là một trong những loài cỏ nguy hại nhất trên ruộng lúa, bờ ruộng, ven bờ nước. Lây lan bằng hạt. 2.2.2 Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona) Hình 1.3.3: Cỏ lồng vực cạn - Cỏ dại hằng năm, mọc thành khóm, nhiều chồi, mảnh, cao 70 - 75 cm, mọc bò lan. - Rễ mọc từ đốt dưới. Thân dẹt, gốc thường đỏ tím. Bẹ lá dẹt, nhẵn, mép bẹ mở ở trên, hơi đỏ ở dưới, phiến lá nhẵn, dẹt, hình lưỡi giáo, hơi mềm, dài khoảng 25 cm, rộng 3 - 7 mm. Đôi khi có vạch tím ngang trên mặt lá. - Cụm hoa màu xanh lục, tím, tán dài. Quả và bông hình bầu dục. - Sinh sản bằng hạt. Là loài cỏ dại trên ruộng lúa, cạnh tranh một phần phân bón của lúa. Đặc biệt khi thu hoạch, hạt cỏ lẫn vào thóc, gây khó khăn cho việc tuyển chọn khi xay xát, làm giảm giá trị thương phẩm của gạo. 2.2.3 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) - Cỏ dại hằng năm, sống bám dưới nước, mọc thành khóm cao 30 - 100 cm. - Ở Việt Nam, phổ biến ở ao hồ, ruộng lúa. Hình 1.3.4: Cỏ đuôi phụng 72 - Thân mọc đứng, phân nhánh từ gốc. Lá và bông đôi khi có màu đỏ hoặc tím. Phiến lá dẹt, nhỏ, nhọn, dài 10 - 30 cm, rộng 0,3 - 1 cm, lá thìa dài 1 - 2 cm, chẻ sâu nhiều thuỳ giống lông. - Hoa tán, xanh nhạt hoặc đỏ, trục chính thẳng, dài 10 - 40 cm, nhiều nhánh đơn mọc xoè 5 - 15 cm. Bông hoa dài 2,5 - 3 cm. Sinh sản bằng hạt. 2.2.4 Lúa cỏ (Oryza sativa L.) + Chiều cao của cây: đa số các dòng lúa cỏ có chiều cao cây cao hơn lúa trồng, chiều cao cây lúa trồng khoảng 95- 100 cm, trong khi đó chiều cao của lúa cỏ từ 120 - 160 cm vì thế mà lúa cỏ thường yếu cây và hay đổ ngã khi trổ. + Khả năng đẻ nhánh: lúa cỏ ít đẻ nhánh hơn lúa trồng. + Chiều dài và rộng lá: lá lúa cỏ rất dài về chiều dài nhưng rất hẹp về chiều ngang. + Màu sắc lá: khi còn nhỏ màu sắc lá lúa trồng và lúa cỏ rất giống nhau, nhưng từ 40 ngày sau khi trồng trở đi, màu lá lúa cỏ vàng dần. + Sự xuất hiện của râu hạt lúa: hạt lúa trồng không có râu, trong khi đó 70 % các dòng lúa cỏ được khảo sát hạt lúa có râu, chiều dài râu cỏ biến động từ 1-6 cm. Hình 1.3.5: Lúa cỏ + Ðặc điểm rụng hạt: là nguyên nhân gây ra giảm sút năng suất lúa trên đồng ruộng vì lúa cỏ cũng tồn tại và hấp thu dinh dưỡng, ánh sáng và sống chung với lúa trồng mà không cho thu hoạch sản phẩm. 2.2.4 Cỏ san nƣớc (Paspalum distichum L.) Hình 1.3.6: Cỏ san nước 73 Cỏ san nước là một lọai cỏ đa niên thường mọc rải rác trong ruộng lúa nước (nhất là ở gần xung quanh bờ và trên bờ), đôi khi thành những đám rất lớn, trên đất trồng rẫy, đất vườn rau, nơi ẩm và ngập nước. Thân phân cành mạnh, gốc nằm sát mặt đất, thẳng đứng theo chiều dọc dài đến 30 cm. Chúng tái sinh sản bằng hạt và căn hành (thân rễ). Cũng giống như nhiều lòai cỏ dại khác chúng cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, phẩm chất lúa, và chúng cũng tương đối khó diệt trừ. 2.3. Nhóm cỏ họ hòa bản gây hại cây trồng cạn 2.3.1 Cỏ tranh (Imperata cylindrical) Cây mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hình 1.3.7: Cỏ tranh - Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. - Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. - Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió. 2.3.2 Cỏ lông (Brachiaria mutica) - Cỏ đa niên, các đốt dưới có rễ. Thân cứng, bò ngang hoặc đứng ở phần trên, dài tối đa 6 m, cao tối đa 3m. Có lông ở đốt và bẹ lá. Lá mọc xen, phẳng hình mũi mác, hẹp, dài 10- 30cm, rộng 0,8-1,5cm, đôi khi có lông bẹ mở, hở, gối lên nhau, có lông và mép nhám. Tai lá với hang lông dày đặc, cổ đầy lông. - Phát hoa chùm tụ tán, bông màu tím, dài 12-20cm, rộng 16cm, gầm 8-20 nhánh phân tán, mỗi nhánh dài 2-8cm. - Quả dạng hạt thóc. Sinh sản bằng hạt hoặc bằng thân bò. Thích hợp nơi đất ẩm, vườn ươm, cạnh các hàng rào, ven lộ. Hình 1.3.8: Cỏ lông 74 2.3.3 Vĩ thảo bò (Brachiaria reptans) Là cỏ đa niên, các đốt có rễ, thân bò lan, cao từ 10-30cm. Lá hình mũi mác, dài 2-10cm, rộng 1-5cm, ở phần dưới và mép bẹ lá rất ít lông. Phát hoa, chùm tụ tán, 2-6cm. Gié phụ không cuống hoặc có cuống rất nhỏ. Trổ hoa quanh năm. Sinh sản bằng hạt hoặc bằng thân bò. Thích hợp nơi đất khô ráo, đất hoang, ven lộ. 2.3.4 Cỏ lục lông (Chloris barbata) Hình 1.3.9: Cỏ lục lông Là cỏ hàng niên, cao 30-60cm. Thân đứng hoặc cong ở phía dưới, bẹ ở phần gốc, láng bóng, các đốt phía dưới có rễ. Lá bẹt dài 2-12cm, rộng 1-2mm, nhám ở bìa lá, thường có lông ở mặt trên phần gốc. Phát hoa ở đỉnh với chùm tụ tán, gồm 2-12 nhánh màu tím, dạng các ngón tay, dài 2-5cm, các gié phụ màu tím. Quả dạng hạt thóc. Sinh sản bằng hạt. Thích hợp nơi ruộng đất khô, ven lộ. 2.3.5 Cỏ ống (Panicum repens) Hình 1.3.10: Cỏ ống Cỏ đa niên, cao 30-90cm, căn hành khỏe màu trắng và nằm sâu dưới đất, thân thẳng dạng lá, có rễ ở đốt. Phát hoa mở. Chùm tụ tán dài 6-22cm. bông nhánh rụng hoàn toàn từ cuống. Bông nhánh dài 2,75-3,25 mm màu xanh nhạt đến vàng nhạt. Mọc ở vùng đất ẩm, đất cát. Cỏ cũng có thể mọc ở vùng đất sét nặng. chịu ngập tạm thời. Sinh sản bằng căn hành. 75 2.3.6 Cỏ chỉ nhỏ (Digitaria ciliaris) Cỏ hằng năm hoặc lưu niên, mọc bò, đôi khi leo cao 20 - 60 cm, rễ phân nhánh và mọc từ các đốt dưới cùng. Hình 1.3.11: Cỏ chỉ nhỏ Lá thường không có lông, mép nhám, trong mượt, lá thìa hình màng mỏng, đầu múp nhọn dài 1 - 3 mm. Cụm hoa tán 3 - 8 chùm, dài 5 - 15 cm, mọc quanh đỉnh trục hoa chính, đôi khi xếp dọc trục chính chung, ngắn khoảng 2 cm. Quả bầu dục, sinh sản bằng hạt. Mọc nhiều trên vùng cây trồng cạn, ruộng cạn. 2.3.7 Cỏ chỉ (Cynodon dactylon) Hình 1.3.12: Cỏ chỉ - Cỏ sống dai nhờ thân rễ ngắn. Thân có nhiều cành, mọc bò dài, thỉnh thoảng lại phát ra những nhánh thẳng đứng. Lá phẳng, ngắn, hẹp, nhọn, dài 3- 4cm, hơi có màu lam. - Cụm hoa gồm 2-5 bông hình ngón tay mảnh, dài 2,5-5cm, màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một cuống mảnh, mỗi bông có các hoa phẳng, họp thành hai dãy bông nhỏ song song. Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh. - Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn cây trồng cạn. 76 2.3.7 Cỏ mần trầu (Eleusine indica) Hình 1.3.13: Cỏ mần trầu Là loài cỏ hằng năm, họ Lúa (Poaceae). Rễ mọc khoẻ. Thân bò, dài ở gốc, phân nhánh, mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc cách xa nhau, hẹp, mềm, hình dài, nhọn đầu, phẳng nhẵn. Cụm hoa hình bông, có 5 - 7 nhánh dài, mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung. Quả thuôn, có ba cạnh, ráp, vỏ quả mềm. Cỏ mần trầu phân bố khắp các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, cỏ mần trầu mọc hoang dại nhiều nơi: bờ ruộng, ven đồi, chân đồi, sườn dốc. Theo y học cổ truyền, toàn cây làm thuốc, trị cao huyết áp, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt, nước tiểu vàng và ít một. 3. Nhóm cỏ chác, lác 3.1. Đặc điểm chung Thân thường hình tam giác, đặc ruột - Không phân biệt bẹ lá và phiến lá - Lá dinh quanh thân theo 3 hàng, từ 3 phía quanh thân. - Gốc các lá hình thành 1 ống bao quanh thân - Lá dài và hẹp, gân lá song song. Hình 1.3.14: Thân, lá, hoa của nhóm cỏ chác lác 77 3.2. Nhóm cỏ chác, lác gây hại cây trồng ngập nƣớc 3.2.1 Cỏ chác (cỏ tò te) (Fimbristylis miliacea) Hình 1.3.15: Cỏ chác (cỏ tò te) Là cỏ hằng năm, mọc đứng, cao 20 - 27 cm, mọc dại trong ruộng nước. Thân yếu, bông dẹt, ngọn có 4 - 5 nhánh, có 2 - 4 lá bắc không bằng nhau. Lá gốc dài 6 - 10 cm, rộng 2,5 - 8 cm. Nhiều gié hoa đơn nâu hoặc vàng rơm, hình cầu. Chùm quả màu ngà nâu có 3 góc, mỗi cạnh có 3 rãnh sâu. Sinh sản bằng hạt. 3.2.2 Cỏ lác (lác rận, cú rận) (Cyperus iria) Là loài cỏ dại hằng năm, phổ biến ở ruộng lúa. Thân ba cạnh nhiều chồi, cao 20 - 60 cm. Rễ sợi màu đỏ vàng. Bẹ lá mỏng bọc thân gốc, lá hẹp hình mũi giáo. Trục hoa tán kép: trục hoa bậc I dài 10 cm, trục hoa bậc II dài 2 cm. Bông dài 2 - 4 cm, mọc đôi ở đầu nhánh hoa. Hạt thon dài 1 - 2 mm; quả và hạt màu nâu vàng, thon, tam giác. Sinh sản bằng hạt. Hình 1.3.16: Cỏ lác (lác rận, cú rận) 3.2.3 Cỏ cháo (cỏ tò ty) (Cyperus difformis L.) Cỏ nhất niên hoặc đa niên nhưng có đời sống ngắn, cao đến 80cm. Toàn cây màu xanh nhạt. Thân yếu mềm láng, 3 cạnh nhọn và dày 0,7-3mm. Hình 1.3.17: Cỏ cháo (cỏ tò ty) 78 Lá hẹp mềm rũ, hơi có rãnh, bìa lá màu xanh đến nâu đỏ, không có phiến lá ở gốc. Hoa có 10-60 bông con xòe như hình sao. Đây là loài cỏ chính trên ruộng lúa. 3.2.4 Lác tía (u du tía) (Cyperus digitatus) Cỏ thân bụi, nhất niên hoặc đa niên, không có căn hành, cao 45-200cm. Thân đơn, thẳng đứng có 3 cạnh, đường kính 3-4mm. Lá to, dẹt, bằng hoặc hơi xếp, bìa bén. Cỏ thường xuất hiện ở ruộng lúa, nơi đất trống, ẩm ướt, đầm lầy, ven kinh mương. Hình 1.3.18: Lác tía (u du tía) 3.3. Nhóm cỏ chác, lác gây hại cây trồng cạn 3.3.1 Cỏ cú (cỏ gấu) (Cyperus rotundus) Là loài cỏ dại lâu năm, họ Cói (Cyperaceae). Thân ba cạnh, không phân nhánh, gốc phình ra thành củ nằm sâu trong đất. Mầm trắng, mọc lan nhanh, có lớp vảy bao bọc khi non, thành sợi khi già. Củ có nhiều dạng. Lá xanh sẫm, hẹp, mọc từ gốc, nhiều lá bẹ dài 5 - 15 cm, rộng 5 mm. Hình 1.3.19: Cỏ cú (cỏ gấu) Cụm hoa tán đơn hoặc kép mọc từ 2 đến 4 lá bắc. Quả và hạt hình trứng, có 3 góc dài 1,5 mm. Sinh sản bằng mầm, củ, hạt. 79 Mọc ở vườn, đất màu cạn. Cỏ cú là loài cỏ dại nguy hiểm, lan tràn rất nhanh ở Việt Nam và các nước trồng lúa ở Châu Á. 3.3.2 Cỏ cú tái (Cyperus flavidus) Cỏ đa niên, cao 3-80cm, đẻ chồi mạnh, rễ chùm màu vàng, thân ngầm ngắn. Thân cứng, gần như thẳng, mảnh, đường kinh1-1,5mm. Bẹ lá bên dưới màu rỉ sắt đến nâu đỏ đậm. Sinh sống nơi đất trảng ẩm ướt. Hình 1.3.20: Cỏ cú tái 4. Nhóm cỏ lá rộng 4.1. Đặc điểm chung - Lá rộng hơn 2 nhóm trên - Gân lá hình mạng lưới (đối với song tử diệp) và song song (đối với đơn tử diệp) Hình 1.3.21: Lá, hoa của nhóm cỏ lá rộng 4.2. Nhóm cỏ lá rộng gây hại cây trồng ngập nƣớc 4.2.1 Rau mác bao (Monochoria vaginalis) Là cây một lá mầm, hằng năm, bán thủy sinh ở nước ngọt. Rau mác là cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với lúa. Thân ngắn, xốp. Rễ rất ngắn. Lá bóng xanh xám hình quả tim nhọn, cuống dài, mềm xốp, có nhiều gân sọc. Chùm hoa là gié dài 3 - 6 mm, mọc ở bẹ, màu xanh, cuống ngắn. Quả nang dài khoảng 1 cm, khi chín tách thành 3 mảnh, nhiều hạt tròn. Sinh sản bằng hạt và củ. Cỏ gây hại ở ruộng lúa nước. Hình 1.3.22: Rau mác bao 80 4.2.2 Rau bợ nƣớc (Marsilea quadrifolia) Thuộc họ thực vật hạt trần, gồm các loài cây thảo ở nước hay nửa nước có thân rễ bò, có nhiều lông tơ, lá đơn hoặc có 4 lá chét xếp chéo nhau trên cùng một cuống dài. Rau bợ nước sống nhiều năm, thân rễ mảnh bò sát mặt đất. ở mỗi đốt mọc một nhóm gồm 2 lá, có cuống dài 5 - 20 cm. Từ gốc mỗi nhóm lá mọc ra chùm rễ phụ. Mọc hoang dại ở nơi ẩm ướt, ruộng nước nông, các chân ruộng mạ. Thân lá dùng làm thức ăn cho lợn. Hình 1.3.23: Rau bợ nước 4.2.3 Rau mƣơng đứng (Ludwigia octovalvis) Thân đứng, phân cành, đôi khi thân gỗ ở phần gốc hoặc thân bụi. Lá dài 2-14,5cm, rộng 0,4-4cm, hẹp hoặc rộng. Hình 1.3.24: Rau mương đứng Cánh hoa vàng, 4-5 cánh, to và bầu dục hoặc thon dài 5-17mm, rộng 4- 7mm. hạt xếp thành nhiều hàng trong mỗi ngăn của nang có vách mỏng màu nâu, tròn, rộng 0,5-0,75mm. Cỏ rau mương đứng mọc ở nơi ẩm ướt, dọc theo mương, ruộng lúa. Là loài cỏ chính hại cây lúa. 4.2.4 Cỏ xà bông (Sphenoclea zeylanica) Là cỏ nhất niên, thủy sinh thân thảo, cao 0,3-1,5m. Thân đứng, mềm, xanh, rộng, phân nhánh. Lá có phiến thon, không lông, dài khoảng 10cm, rộng 3cm. Phát hoa ở ngọn, dạng hình trụ dài khoảng 7,5cm, hoa mọc thành cụm, màu trắng đến xanh lá cây. Sinh sản bằng hạt. Là loài cỏ chính gây hại ruông lúa vùng nhiệt đới và mọc ở vùng đất ẩm ướt. Hình 1.3.25: Cỏ xà bông 81 4.3. Nhóm cỏ lá rộng gây hại cây trồng cạn 4.3.1 Cỏ hôi (cỏ cứt lợn) (Ageratum conyzoides) Hình 1.3.26: Cỏ hôi (cỏ cứt lợn) Cứt lợn là một loài cây nhỏ, mọc hằng năm, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao khoảng 25-50cm, thường mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu đen, có 5 sống dọc. 4.3.2 Cỏ trái nổ (Ruellia tuberosa) Hình 1.3.27: Cỏ trái nổ Cỏ đa niên, cao đến 60cm. Thân thẳng đứng, phân cành, trơn, màu tím đến xanh lá cây. Lá mọc đối hình bầu dục. hoa kiểu tụ tán mọc ở nách lá, dạng hình chuông, màu tím nhạt. rễ có căn hành. Sinh sản bằng hạt và củ. Gây hại ở vùng đất cây trồng cạn, nơi đất hoang hóa. 4.3.3 Cỏ rau trai (Commelina diffusa) Cỏ dạng bò hoặc đứng, nhiều rễ, nhất niên hoặc đa niên. Thân thường phân cành, không có long. Lá thẳng, thon dài 3.5-11cm, rộng 2cm, biến đổi hình dạng theo sự che rợp, có lông ở bìa lá. 82 Hình 1.3.28: Cỏ rau trai Là loài rất phổ biến ở đất ẩm ướt, màu mỡ, vùng đất cây trồng cạn và ruộng lúa nước. 4.3.4 Cỏ chó đẻ (Phyllanthus urinaria) Cây thân thảo sống một năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm; thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc; các nhánh nằm sóng soài hay thẳng, có cánh, có lông cứng dọc theo một bên. Các lá xếp thành hai dãy. Các lá kèm hình trứng-mũi mác, khoảng 1,5 mm, gốc lá kèm có tai dễ thấy. Cuống lá kèm rất ngắn. Phiến lá mỏng như giấy, thuôn dài hay thuôn dài-trứng ngược hoặc gần như thẳng, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, kích thước 4-10 x 2- 5 mm, màu lục xám hoặc nhợt nhạt, hoặc đôi khi nhuốm màu ánh đỏ, phần gần trục màu lục tươi hay sẫm, gốc lá chủ yếu tù, đôi khi không đối xứng dễ thấy, mép lá có lông, đỉnh lá thuôn tròn, tù hoặc có chóp nhỏ nhọn đầu. Có 4-5 cặp gân lá, dễ thấy. Hình 1.3.29: Cỏ chó đẻ Cây đơn tính cùng gốc. Hoa đực mọc thành chùm 2-4 hoa dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, hình elip tới thuôn dài-trứng ngược, kích thước 0,3-0,6 x 0,2-0,4 mm, màu trắng hơi vàng. Hạt hình 3 mặt, kích thước 1-1,2 x 0,9-1 mm, màu nâu đỏ hơi xám nhạt, với 12-15 lằn gợn ngang rõ nét ở lưng và các mặt, thường với 1-3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt. Ra hoa trong khoảng tháng 4-6. Xuất hiện ở đất trồng cây trồng cạn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn khả năng gây hại, đặc điểm sinh vật của nhóm cỏ họ hòa bản, cỏ chác lác và cỏ lá rộng trên cây trồng cần quản lý. - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Nhận dạng cỏ thuộc nhóm hòa bản (hòa thảo) hại cây trồng; + Bài tập 2: Nhận dạng cỏ thuộc nhóm chác, lác hại cây trồng; + Bài tập 3: Nhận dạng cỏ thuộc nhóm lá rộng hại cây trồng. C. Ghi nhớ Khả năng gây hại, đặc điểm sinh vật của nhóm cỏ hòa bản, chác lác và lá rộng trên cây trồng cần quản lý. 83 Bài 4: SINH VẬT KHÁC HẠI CÂY TRỒNG Mã bài: MĐ 01-4 Mục tiêu: + Về kiến thức: - Xác định được thành phần sinh vật khác hại cây trồng, loài gây hại chủ yếu; - Mô tả được đặc điểm cơ bản về tình hình phân bố, đặc điểm hình thái, sinh học, cách gây hại và sự phát sinh phát triển của sinh vật hại cây trồng. + Về kỹ năng: - Nhận biết được khả năng gây hại; - Xác định được loài sinh vật gây hại trên đồng ruộng thông qua triệu chứng, hình thái của chúng. A. Nội dung: 1. Nhện hại cây trồng 1.1. Tác hại của nhện hại cây trồng Nhện là một trong những loài dịch hại trở nên nghiêm trọng trong những năm gần đây, chúng gây hại khá nặng. Đặc biệt là các loại cây trồng được thâm canh cao như lúa, bông, chè, cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải, đậu đỗ, cà chua, khoai tây, thược dược, hoa hồng và nhiều loài cây làm thuốc, cây cảnh. Nhện làm cho cây còi cọc, điểm sinh trưởng bị chết, lá, hoa và quả bị rụng làm giảm đáng kể năng suất, đặc biệt là chất lượng và giá trị hàng hoá của sản phẩm. Tuy nhiên trong sản xuất, người ta thường chỉ phát hiện được triệu chứng gây hại của nhện khi đã muộn, lúc quả đã rụng hoặc đã bị “rám”, điểm sinh trưởng hoặc lá bị “cháy đen” hoặc “đốm bạc”. Ngoài tác hại trực tiếp, một số loài nhện nhỏ hại còn truyền các bệnh virus nguy hiểm cho cây. Các loài nhện hại phổ biến là: Nhện đỏ (Tetranychus sp.) gây hại nhóm cây rau màu; nhện đỏ (Panonychus citri Mc Gregor), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus) và nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora) hại cây có múi; Nhện long nhung (Eriophyes litchii Keifer) hại nhãn, vãi. 1.2. Các loại nhện hại 1.2.1 Nhện đỏ (Tetranychus sp.) gây hại nhóm cây rau màu Đặc điểm sinh học, gây hại - Nhện trưởng thành hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp, sâu trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng từ 2-6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng. Hình 1.4.1: Nhện đỏ hại cây rau, màu 84 - Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới của lá, thường là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển. Khoảng 4-5 ngày sau trứng nở. Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20-40 ngày. - Nhện đỏ có diện phân bố rất rộng và gây hại trên nhiều loại cây khác nhau như bầu bí dưa, cà chua, cà tím, các loại đậu, đu đủ... - Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. - Nhện đỏ chích hút mô của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Hình 1.4.2: Nhện đỏ hại cây rau, màu Biện pháp quản lý: Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin, 1.2.2 Nhện đỏ (Panonychus citri M.) hại cây có múi Đặc điểm sinh học, gây hại - Sâu trưởng thành có dạng hình bầu dục, màu đỏ nâu, dài từ 0,30-0,40 mm. Trên cơ thể có nhiều lông mịn. Một nhện cái đẻ từ 20-50 trứng trong thời gian từ 2 - 3 ngày, trứng được đẻ trên cả 2 mặt lá. Sâu trưởng thành đực thường tìm thấy gần sâu non cái sắp vũ hóa để chờ bắt cặp. - Trứng rất nhỏ, tròn, màu đỏ, được đẻ rời rạc trên lá. - Sâu non có 3 đôi chân, trong đó 2 đôi hướng về phía trước và 1 đôi hướng về phía sau. - Ngoài các cây thuộc họ cam quýt, nhện đỏ còn tấn công cây hoa hồng, hoa huệ và một số cây cảnh khác. - Nhện thích chích hút trên lá và trái non. Trên lá, vết chích hút tạo thành những chấm li ti đầu tiên ở mặt trên, khi bị nặng vết này lan rộng ra và khô dần, mất màu, lá rụng. Nhện ăn chất diệp lục, để lại những đốm nhỏ màu nâu nhạt hay màu vàng trên mặt lá và trái. Khi những vết chích hút bị khô sẽ tạo thành những vảy sần sùi màu nâu sậm nên trái được gọi là “da cám”, “da lu”. 85 Hình 1.4.3: Nhện đỏ hại lá cây có múi - Nhện còn gây hại trên lá, tạo thành những đốm trắng bạc màu ở cả 2 mặt lá, lá có thể biến màu, kích thước nhỏ và rụng sớm. Nhện thích sống ở mặt dưới lá già và những tán lá và trái ngoài trảng. Hình 1.4.4: Trái cam bị “da cám”, “da lu” - Trên trái, sâu trưởng thành và sâu non thường sống tập trung gần cuống và phần lõm của trái, khi trái còn non, chích hút biễu bì, làm vỡ túi tinh dầu trên vỏ trái, tinh dầu chảy tràn trên bề mặt vỏ trái, sau đó các vết này khô dần làm cho vỏ trái bị sần sùi, có màu vàng bẩn giống như cám gạo nên gọi là "da cám". - Nhện thích chích hút trên những trái còn xanh làm xuất hiện màu vàng nhạt trên vỏ trái. - Nhện hoạt động quanh năm nhưng mạnh nhất trong mùa khô. Biện pháp quản lý: - Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung. - Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực tiếp lên tán lá, trái. - Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin, 86 1.2.3. Nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora Ashmead) hại cây có múi Đặc điểm sinh học, gây hại - Nhện có kích thước cơ thể nhỏ, dài khoảng 2 mm, cơ thể có dạng thon dài như củ cà rốt, màu vàng nhạt. Chân có nhiều lông tơ. - Nhện thích chích hút trên trái ở ngoài trảng và có đường kính khoảng 1 - 1,5 cm hay to hơn. Vết chích làm hư tế bào của vỏ trái và tạo thành mày trắng bạc trên trái chanh và có màu đỏ đồng trên trái cam chín và màu đen trên trái cam còn xanh. Hình 1.4.5: Nhện vàng hại trái cam, quýt - Nhện chích hút vỏ trái làm cho trái bị nám, có màu nâu sáng tới màu đồng đen. Nhên thường thích trú ẩn trên trái. Khi mật độ cao nhện chích hút làm cho trái và cả lá như có một lớp bụi bám trên mặt, trái mất đẹp, giảm năng suất và giá trị thương phẩm. Biện pháp quản lý: - Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung. - Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực tiếp lên tán lá, trái. - Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin, 1.2.4. Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Banks) hại cây có múi Đặc điểm sinh học, gây hại - Nhện có kích thước nhỏ bé, dài từ 85 - 140 microns, cơ thể dạng bầu dục, màu trắng bóng và có nhiều lông mịn trên thân, có 1 sọc trắng trên lưng. Một nhện cái đẻ khoảng từ 30 - 40 trứng. - Trứng hình bầu dục, màu trắng bóng, được đẻ dính vào lá một nửa, phần còn lại nhô cao khỏi mặt lá, trên bề mặt của trứng có những chấm trắng nhỏ. Thời gian ủ trứng từ 3 - 6 ngày. - Nhện trắng gây hại cả trên lá lẫn trái và nặng nhất trên lá non trong vườn ươm làm cho lá nhỏ hẹp, cong queo, vặn vẹo, bìa lá uốn ngược vào phía trong. - Nhện thích những trái hay lá bên trong tán cây, trái có đường kính từ 2 - 2,5 cm bị tấn công nhiều. Lá bị hại ở mặt dưới lá thường phủ một lớp vảy màu nâu sáng hay màu trắng bạc hay xám giống màu chì. - Trên trái vết chích hút làm thành những chấm nhỏ, màu nâu bẩn, làm 87 mất vẻ đẹp của trái và giảm giá trị thương phẩm. Trái bị hại nhiều sẽ đổi màu thành xám, không chín, bị ít thì vỏ dày, nhỏ, nhẹ cân và ít thịt. Biện pháp quản lý: - Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung. - Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực tiếp lên tán lá, trái. - Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin, 1.2.5 Nhện long nhung (Eriophyes litchii Keifer) hại nhãn, vãi Đặc điểm sinh học, gây hại - Nhện đẻ trứng từng quả rải rác trên các lá non, quả non và nụ hoa. Thời gian trứng 2,5 ngày. Vòng đời 13 - 19 ngày. Đỉnh cao mật độ nhện thường xuất hiện trùng với đợt ra lộc xuân rộ của cây vải, tuy nhiên nhiệt độ cao kèm theo độ ẩm cao và mưa lớn là những điều kiện không thuận lợi đối với sự phát triển quần thể nhện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_dich_hai_cay_trong.pdf
Tài liệu liên quan