Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP

Giáo trình “Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP” giới

thiệu khái quát về các mối nguy ảnh hưởng tới cây rau, các biện pháp loại trừ và

giảm thiểu mối nguy, ghi sổ sách theo dõi quá trình trồng và chăm sóc cây

pdf62 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bảo quản tại kho (hoăc̣ tủ chứa) đảm bảo an toàn Hình 6.4: Cất thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định 37 2.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - Trước khi sử duṇg, kiểm tra bình bơm bằng nước sac̣h. Nếu bi ̣ tắc hoăc̣ có lỗi thì phải sửa chữa và khắc phục ngay; - Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV đăng ký sử dụng đối với chủng loại rau cụ thể; - Sử duṇg nước sạch để pha thuốc. - Chỉ pha đủ lượng nước thuốc cho diện tích rau cần phun; - Các vỏ thuốc BVTV dùng hết cần được xúc rửa 3 lần; - Mang đủ bảo hô ̣lao đôṇg khi pha, phun thuốc; Hình 6.5: Dùng bảo hộ lao động khi phun thuốc - Không phun thuốc lúc nắng, gió to và khi trời sắp mưa; - Cần kiểm tra trên cây trồng để biết viêc̣ phun thuốc có đều và đ ến hết các bộ phận của cây không; - Phải đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc - Nên sử dụng thuốc luân phiên để hạn chế dịch hại kháng thuốc Phun lần 1 Phun lần 2 Phun lần 3 Phun lần 4 Hình 6.6. Sử dụng luân phiên thuốc để trừ sâu, bệnh hại rau 38 2.3. Sau khi sử dụng thuốc - Rửa sac̣h, đảm bảo không còn thuốc trong bình phun; - Đặt biển cảnh báo tại các vùng vừa phun thuốc; - Rửa sac̣h tất cả các đồ dùng , dụng cụ phục vụ phun thuốc và đảm bảo không gây ô nhiêm̃ nguồn nước; - Dụng cụ phun thuốc phải được bảo quản tại kho riêng - Giăṭ, rửa sac̣h các duṇg cu ̣bảo hô;̣ - Kiểm tra số lươṇg bình đa ̃phun thuốc có tương đương với lượng nước thuốc dư ̣kiến không để điều chỉnh phương pháp phun hoăc̣ duṇg cu ̣phun. 3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi 3.1. Mẫu ghi chép về việc mua hoá chất Ghi đầy đủ các thông tin sau: + Tên thuốc + Nhà cung cấp + Số lượng + Ngày mua + Ngày hết hạn - Ví dụ: Ghi theo mẫu mua hóa chất Tên thuốc Nhà cung cấp Số lƣợng Ngày mua Ngày hết hạn Lƣu ý Ridomil Syngenta 100g 20/7/10 15/5/12 PSO SK99 Cty thuốc trừ sâu sài gòn 250 ml 15/10/10 15/12/12 3.1. Mẫu ghi chép về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Ghi đầy đủ các thông tin sau: + Ngày + Loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) + Cây trồng + Nồng độ + Sâu bệnh hại + Lượng dùng + Diện tích + Cách phun 39 Ví dụ: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà chua, dưa chuột Ngày Cây trồng Sâu bệnh hại Lô Diện tích (m 2 ) Loại thuốc BVTV Nồng độ Lƣợng dùng Cách phun Ngƣời phun Lƣu ý 2/10 cà chua Phấn trắng A3 400 Ridomil 0,3% 30g ridomil Bình phun Lê Cầu Bệnh không giảm cần phun dưới mặt lá 20/10 Dưa chuột Bọ phấn, sâu vẽ bùa A7 360 PSO 1% 360 ml PSO Bình phun Lê Tỳ Khi phun gặp mưa 40 B. Câu hỏi và bài tập Câu 1: Hướng dẫn phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng? - Nguồn lực: Thuốc trừ sâu, trừ bệnh, bình phun, nước - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), thực hiện phun thuốc - Thời gian hoàn thành: 1giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả của các nhóm - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Biết lựa chọn đúng thuốc. + Biết pha thuốc đúng liều lượng. + Biết xác định đúng thời điểm. + Biết phun đúng cách. Câu 2: Ghi các thông tin vào biểu mẫu ghi chép Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà chua, dưa chuột? - Nguồn lực: Giấy A4 , bút, bảng mẫu ghi chéo - Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm ghi chép vào biểu mẫu - Thời gian hoàn thành: 1 giờ. - Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biết ghi chép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà chua, dưa chuột Câu 3: Ghi các thông tin vào biểu mẫu ghi chép mua thuốc bảo vệ thực vật? - Nguồn lực: Giấy A4 , bút, bảng mẫu ghi chéo - Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm ghi chép vào biểu mẫu - Thời gian hoàn thành: 1 giờ. - Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biết ghi chép mua thuốc thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà chua, dưa chuột 41 BÀI 7: THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH Mã bài: MĐ01– 07 Mục tiêu: - Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn thu hoạch sản phẩm rau; - Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn thu hoạch sản phẩm rau; - Thực hiện việc theo ghi chép về sản phẩm thu hoạch, phân loại sản phẩm, đóng gói sản phẩm - Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình theo Viet GAP A. Nội dung 1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hƣởng 1.1.Hóa học - Sử dụng không đúng các loại hóa chất bảo quản sau thu hoạch tồn tại trên sản phẩm rau. - Nguyên nhân hóa chất có trên sản phẩm rau thu hoạch + Sử dụng các loại hóa chất cấm sử dụng + Sử dụng các thùng, bao bì hóa chất, phân bón,... để chứa sản phẩm rau + Dụng cụ chứa sản phẩm không đảm bảo vệ sinh (dính dầu mỡ, hóa chất,...) - Cách thức gây ô nhiễm + Tiếp xúc trực tiếp các thùng chứa dụng cụ, bào bì,... + Xử lý các chất hóa học tồn dư trên sản phẩm rau 1.2. Sinh học - Đó là các vật ký sinh gây bệnh, giun, sán, vi rút viêm gan B,... có ở trên sản phẩm rau - Nguyên nhân các sinh vật gây bệnh có trên sản phẩm cây rau + Sản phẩm rau tiếp xúc trực tiếp với đất, sàn nhà trong khi thu hoạch, đóng gói và bảo quản + Các thiết bị, dụng cụ, thùng chứa tiếp xúc với sản phẩm không đảm bảo vệ sinh + Nguồn nước sử dụng để xử lý sản phẩm rau bị ô nhiễm 42 Hình 7.1: Sử dụng nguồn nƣớc ô nhiễm rửa rau + Người lao động không tuân thủ quy trình vệ sinh + Phương tiện vận chuyển không đảm bảo vệ sinh Hình 7.2: Phƣơng tiện vận chuyên rau không đảm bảo - Cách thức gây ô nhiễm + Sản phẩm rau tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm sinh học 43 1.3. Vật lý - Đó là các vật lạ như đất, đá, mảnh thủy tinh, gỗ, kim loại,....có ở trong sản phẩm rau - Nguyên nhân: + Dụng cụ thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm bị hư hại hoặc không đảm bảo vệ sinh + Bóng đèn tại các khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản bị vỡ trong khi sản phẩm không được che đậy + Người lao động để rơi vật lạ, kẹp tay, găng tay,... lẫn vào thùng chứa sản phẩm thu hoạch - Cách thức gây ô nhiễm + Các vật lạ lẫn vào sản phẩm rau trong quá trình thu hoạch, xử lý sau thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển 2. Yêu cầu thực hành theo Viet GAP 2.1. Thu hoạch và đóng gói trên đồng ruộng - Chỉ thu hoạch sản phẩm khi đảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. - Kiểm tra dụng cụ thu hoạch và thùng chứa, đảm bảo rằng các vật dụng này sạch và trong trạng thái sử dụng tốt. Hình 7.3 : Thu hoạch sản phẩm rau - Loại bỏ các vật lạ, rau quả bị dập nát, hư hỏng và các loại tàn dư thực vật (như lá, cành cây,) ra khỏi sản phẩm. - Thao tác nhẹ nhàng trong khi sắp xếp, đóng gói để tránh làm dập nát, hư hỏng sản phẩm và tránh để sản phẩm tiếp xúc với đất, sản phẩm bị hư hỏng, dập nát. 44 Hình 7.4 : Sắp xếp sản phẩm rau vào thùng Hình 7.5: Xe vận chuyển sản phẩm rau đảm bảo vệ sinh 45 2.2. Sơ chế đóng gói tại địa điểm đóng gói - Thao tác nhẹ nhàng trong khi sơ chế, đóng gói để tránh làm dập nát, hư hỏng sản phẩm và tránh để sản phẩm tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm. - Thu gom chất thải sau khi đóng gói để tránh gây ô nhiễm sản phẩm. - Sau khi đóng gói, sản phẩm phải được dán nhãn theo quy định. Hình 7.6 : Sản phẩm rau đƣợc dán mác theo quy định 2.3. Bảo quản sản phẩm rau - Sản phẩm phải được bảo quản tại địa điểm sạch sẽ, khô ráo, không có nguy cơ ô nhiễm hóa chất nông nghiệp và các chất vệ sinh, khử trùng. - Trừ các loại rau ăn củ, không được để sản phẩm trực tiếp trên nền đất hoặc sàn nhà 2.4. Vệ sinh cá nhân - Rửa tay trước khi sơ chế, tiếp xúc với sản phẩm; - Rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với động vật, ăn uống, hút thuốc, tiếp xúc với chất thải. - Người lao động bị bệnh truyền nhiễm (như viêm gan A, tiêu chảy,) không được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. - Không ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất. 46 3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi 3.1. Mẫu ghi chép về thu hoạch - Ghi đầy đủ các thông tin sau: + Ngày, tháng, năm + Cây trồng + Lô + Diện tích + Trọng lượng + Ghi chú - Ví dụ: Ghi chép thu hoạch cà chua Ngày, tháng, năm Cây trồng Lô Diện tích Trọng lượng Ghi chú 4/3/10 Cà chua A3 360 m 2 2850 Rửa cà chua sau thu hoạch vì đất bám vào 3.2. Xuất bán sản phẩm - Cần ghi đầy đủ các thông tin sau: + Ngày + Sản phẩm + Loại + Địa chỉ người mua + Lưu ý - Ví dụ: Điền thông tin về việc bán cà chua Ngày Sản phẩm Loại Địa chỉ người mua Lưu ý 4/3/10 Cà chua I Metro Hà nội 47 B. Câu hỏi và bài tập Câu 1: Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau và đề xuất một số biện pháp xử lý ? - Nguồn lực: Thăm quan mô hình trồng rau không an toàn - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), báo cáo kết quả trước lớp - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả của các nhóm - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Xác định đúng các nguyên nhân gây ô nhiễm - Đề xuất biện pháp xử lý gây ô nhiễm Câu 2: Ghi các thông tin vào biểu mẫu nhật ký ghi chép thu hoạch sản phẩm rau? - Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực vườn trồng rau - Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ ghi chép thu hoạch sản phẩm rau - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Bảng ghi chép thu hoạch sản phẩm rau Câu 3: Ghi các thông tin vào biểu mẫu nhật ký ghi chép bán sản phẩm rau? - Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực vườn trồng rau - Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ ghi chép thu hoạch sản phẩm rau - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Bảng ghi chép bán sản phẩm rau 48 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn; được giảng dạy trước mô đun chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn, - Tính chất: Ghi chép, theo dõi các điều kiện tác động đến sản xuất rau, Địa điểm thực hiện ở khu sản xuất rau an toàn II. Mục tiêu: - Trình bày được các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lương rau và các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn. - Áp dụng được các biện pháp trong sản xuất rau an toàn như: Hạn chế các nguyên nhân gây hại đến chất lượng rau, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất; - Thực hiện việc theo ghi chép, lưu chữ hồ sơ cho sản phẩm rau an toàn theo hướng Viet GAP - Nhận thức được ý nghĩa của công tác sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Tích hợp Lớp + vùng sx rau 8 2 6 MĐ01-2 Giống và gốc ghép Tích hợp Lớp + cơ sở sx rau 5 1 4 MĐ01-3 Quản lý đất và giá thể Tích hợp Lớp + vườn rau 6 1 5 MĐ01-4 Phân bón và chất bổ sung Tích hợp Lớp + vườn rau 10 2 7 1 MĐ01-5 Nguồn nước Tích hợp Lớp + vườn rau 8 1 7 MĐ01-6 Thuốc BVTV và hoá chất Tích hợp Lớp + vườn rau 16 4 11 1 MĐ01-7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch Tích hợp Lớp + vườn rau 10 1 9 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 64 12 46 6 49 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Nguồn lực cần thiết: Mô hình trồng rau an toàn, không an toàn Dụng cụ, nguyên vật liệu để thực hiện quá trình nhân giống. Giấy A4 , bút Bảng mẫu ghi chép - Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Bảng ghi chép V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận diện đúng các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến vùng sản xuất - Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến vùng sản xuất - Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến vùng sản xuất - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Ghi chép đánh giá vùng sản xuất - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học 5.2. Bài 2: Giống và gốc ghép Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận diện đúng các yếu tố hóa học, đến giống rau và gốc ghép - Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố hóa học đến giống rau và gốc ghép - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Ghi chép về vật liệu gieo trồng - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học 50 5.3. Bài 3: Quản lý đất và giá thể Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận diện đúng các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến đất và giá thể - Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến đất và giá thể - Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến đất và giá thể - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Ghi chép đánh giá đất và giá thể - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học 5.4. Bài 4: Phân bón và chất bổ sung Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận diện đúng các yếu tố nitrat, kim loại nặng, các vi sinh vật đến phân bón và chất bổ sung - Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố nitrat, kim loại nặng, các vi sinh vật đến phân bón và chất bổ sung - Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố nitrat, kim loại nặng, các vi sinh vật đến phân bón và chất bổ sung - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Ghi chép mẫu mua và sử dụng phân bón - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học 5.5. Bài 5: Nguồn nƣớc Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận diện đúng các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến nguồn nước - Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến nguồn nước - Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện 51 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá hóa học, kim loại nặng, sinh học đến nguồn nước của người học Ghi chép biện pháp khắc phục mối nguy từ nguồn nước - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học 5.6. Bài 6: Thuốc BVTV và hoá chất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận diện đúng các yếu tố hóa chất bảo vệ thực vật, đến nguồn cây rau - Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố hóa chất bảo vệ thực vật, đến nguồn cây rau - Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố hóa chất bảo vệ thực vật, đến nguồn cây rau - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học Ghi chép mẫu mua và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học 5.7. Bài 7: Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận diện đúng các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến sản phẩm rau - Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến sản phẩm rau - Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố hóa học, kim loại nặng, sinh học đến sản phẩm rau - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Ghi chép mẫu thua hoạch và tiêu thụ sản phẩm - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nhóm tác giả của Business. Edge. 2007. Nghiên cứu thị trường – giải mã nhu cầu khách hàng . NXB trẻ [2]. Nhóm tác giả PGS. TS. Trần Khắc Thi, TS. Tô Thị Thu Hà. Sổ tay hướng dẫn thực hành Viet GAP trên rau [3]. Vũ Hữu Yên, Giáo trình Trồng trọt. NXB Giáo dục 2001. [4]. PGS.TS. Tạ Thị Thu Cúc. Kỹ thuật trồng rau ăn lá. 2007. Nhà xuất bản Phụ Nữ [5]. Nguyễn Mạnh Chinh. Sổ tay trồng rau an toàn . 2004. Nhà xuất bản NN [6]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà Xuất bản Nông nghiệp BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Phạm Văn Hiếu - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Cù Xuân Phương, Trại trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phạm Xuân Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Cộng đồng Hà Nội - Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 11. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phạm Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp Lâm Đồng - Bà Nguyễn Thị Huyền - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_huong_dan_san_xuat_rau_an_toan_theo_huong_viet_ga.pdf
Tài liệu liên quan