1. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
Khái niệm
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách
khác, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh
nghiệp tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau. Mỗi
loại có nội dung, tính chất, tác dụng khác nhau trong quá trình kinh doanh.
Căn cứ theo nội dung kinh tế : chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Căn cứ theo khoản mục giá thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Ngoài ra chi phí sản xuất còn được phân loại thành chi phí bất biến và chi phí
khả biến, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
1.1.2 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Kế toán phải tổ chức theo dõi cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và
hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
a. Đối với chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại
nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về để sử dụng
ngay.
b. Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ
phận lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương
tính vào chi phí theo quy định cho nhân viên trực tiếp sản xuất
c. Đối với chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với phân
xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp gồm các khoản: chi phí
nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ dùng ở phân xưởng, chi phí khấu
hao TSCĐ ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, và các chi phí khác bằng tiền ở
phân xưởng Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 2
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ
phận sản xuất kinh doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và cuối mỗi tháng
tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí.
Nếu phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ chi phí
chung phát sinh ở phân xưởng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Nếu phân xưởng sản xuất ra hai loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng
chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho
từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Để tiến hành phân
bổ, có thể sử dụng các tiêu thức: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ chi phí
nhân công trực tiếp, tỷ lệ nguyên vật liệu, hoặc một tỷ lệ cho sẵn
169 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 - Ngô Thị Phương Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trực tiếp:
1. Xuất khẩu một lô sản phẩm có giá xuất kho 1.5000.000.000đ, giá bán theo hợp
đồng thương mại 120.000 USD, thuế xuất khẩu 5%, giá tính thuế hàng xuất khẩu là giá
trên hợp đồng, tỷ giá 15.700đ/USD
2. Chi 16.500.000đ bằng tiền mặt trong đó đã bao gồm 10% thuế GTGT để thanh
toán chi phí bốc dỡ, nâng hạ, kiểm đếm.
Trong lô hàng xuất khẩu có 4% sản phẩm không đạt chất lượng bên mua đề nghị DN
nhập khẩu trở lại. DN đã nhập khẩu lại số hàng này.
3. Chuyển khoản để thanh toán thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước.
4. Ngân hàng báo có số tiền mà khách hàng gửi để thanh toán biết tỷ giá ngày giao
dịch là 15.800đ/USD
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 4: Tại 1 DN hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số liệu liên quan
đến quá trình ủy thác xuất khẩu như sau:
1. Xuất kho sản phẩm trị giá 900.000.000đ để ủy thác xuất khẩu.
2. Nhận được tờ khai hải quan xác nhận lô hàng gửi ủy thác xuất khẩu đã được
xuất khẩu, DN lập hóa đơn gửi cho bên nhận ủy thác xuất khẩu với giá bán
90.000USD, thuế xuất khẩu 5%, tỷ giá giao dịch 15.700đ/USD
3. Nhận được hóa đơn GTGT về các khoản phí mà bên nhận ủy thác đã chi hộ với
tổng số tiền 27.500.000đ, gồm 10% thuế GTGT.
4. Nhận được hóa đơn phí ủy thác xuất khẩu phải trả cho bên nhận ủy thác
38.500.000 đã gồm 10% thuế GTGT.
5. Nhận được biên lai thuế xuất khẩu mà bên nhận ủy thác đã nộp hộ vào ngân
sách nhà nước.
6. Hai bên tiến hành đối chiếu công nợ và tiến hành thanh toán bù trừ các khoản
phải thu và phải trả.
7. Nhận được tiền từ bên nhận ủy thác qua ngân hàng
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tại đơn vị giao ủy thác
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 126
Chương 5: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1. KHÁI NIÊM, TÁC DỤNG, YÊU CẦU CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm
Báo cáo tài chính là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán
theo các chỉ tiêu kinh tế phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu
và công
nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
1.2. Ý nghĩa tác dụng của báo cáo tài chính
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn
vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một
kỳ kế toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết
quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong
kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai.
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan
tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối tượng
quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm
có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của
mình.
- Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình
hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau
một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được
các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp
trong tương lai.
- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán, thuế...
BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh
nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế
tài chính của doanh nghiệp.
- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng về
tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra
quyết định phù hợp.
- Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương
thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi, hoặc
cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý.
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 127
- Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng, năng
lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ
khách hàng... để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp.
- Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính
sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến lợi
ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
1.3. Yêu cầu
Theo chuẩn mực kế toán số 21 (Trình bày báo cáo tài chính) thì việc lập báo cáo tài
chính phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Báo cáo kế toán phải trung thực và hợp lý: Việc lập báo cáo kế toán tài chính phải
tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định hiện hành.
- Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán: Chính sách kế toán bao gồm những nguyên
tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá
trình lập và trình bày báo cáo tài chính.
Cũng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 khi lập và trình bày báo cáo tài chính
phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động liên tục, cơ sở dồn tính, nhất quán, trọng yếu và
tập hợp, bù trừ và nguyên tắc có thể so sánh được.
+ Nguyên tắc hoạt động liên tục đòi hỏi khi lập và trình bày báo cáo tài chính phải trên
cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình
thường trong tương lai gần trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng
hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
+ Nguyên tắc cơ sở dồn tích đòi hỏi doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở
kế toán dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo nguyên tắc
này các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính
của các kỳ kế toán có liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả
kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
+ Nguyên tắc nhất quán đòi hỏi việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo
cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi
đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình
bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp
lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc có chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự
thay đổi trong quá trình trình bày.
+ Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp đòi hỏi từng khoản mục trọng yếu phải được trình
bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không cần
phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng bản chất hoặc
chức năng.
+ Nguyên tắc bù trừ đòi hỏi khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và
trình bày báo cáo tài chính không được phép bù trừ giữa tài sản và nợ phải trả do vậy
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 128
doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên
báo cáo tài chính. Đối với các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được
bù trừ khi các khoản mục này được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác.
+ Nguyên tắc có thể so sánh đòi hỏi các thông tin bằng số liệu trong các báo cáo tài
chính phải được trình bày tương ứng giữa các kỳ.
2. Hệ thống báo cáo tài chính
2.1. Các loại báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính bắt buộc: Là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp phải lập,
gửi theo định kỳ, không phân biệt hình thức sở hữu và quy mô doanh nghiệp để phục
vụ yêu cầu quản lý của cơ quan chức năng.
Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp bắt buộc phải lập báo cáo gồm 4
báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán- Mẫu số B01-DN.
- Báo cáo kết quả kinh doanh -Mẫu số B02-DN.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DN.
- Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN.
- Báo cáo có tính hướng dẫn: Là những báo cáo không mang tính bắt buộc mà chỉ
mang tính hướng dẫn, thông thường gồm có:
+ Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố.
+ Báo cáo chi phí sản xuất của từng bộ phận.
+ Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu.
+ Báo cáo tình hình xây dựng cơ bản
2.2. Phương pháp lập báo cáo tài chính
- Bảng cân đối Kế toán
Theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 21”Trình bày báo cáo tài chính”
* Nguyên tắc lập:
- Phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tiến hành khoá sổ
kế toán, kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan bảo đảm khớp
đúng số liệu.
- Kiểm tra số liệu ghi trên cột “ Số dư cuối kỳ” của bảng cân đối tài sản ngày 31/12
năm trước. Số liệu này được chuyển vào cột “Số đầu năm” của các bảng cân đối kế
toán năm nay.
- Phải phân loại toàn bộ tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp thành ngắn hạn là
những tài sản hay nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng hay
trong vòng một chu kỳ kinh doanh kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) và dài hạn (là
những tài sản hay nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán quá 12 tháng hay ngoài một
chu kỳ kinh doanh kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán). Nếu tài sản và nợ phải trả
được thu hồi hay thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh thì xếp vào nợ
ngắn hạn; nếu quá 1 năm hay ngoài 1 chu kỳ kinh doanh thì xếp vào nợ dài hạn.
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 129
- Tuyệt đối không bù trừ các khoản mục tài sản với nợ phải trả cũng như tuyệt đối
không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ và Có của các tài khoản thanh toán như TK
131, 331 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết của từng đối tượng để ghi cả 2 phần của
bảng cân đối kế toán. Xác định số nợ phải trả để ghi vào bên nguồn vốn, số nợ phải thu
ghi bên phần tài sản.
- Phải căn cứ vào nội dung cụ thể của chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán để thu thập số
liệu cho phù hợp. Một chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán liên quan đến tài khoản nào
thì căn cứ vào số dư của tài khoản đó (tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết) để phản
ánh.
Cột “ Số cuối kỳ” sẽ căn cứ vào số dư của các tài khoản:
+ Số dư bên Nợ của các tài khoản loại 1 và loại 2 sẽ được ghi vào phần tài sản
+ Số dư bên Có của các tài khoản loại 3, loại 4 sẽ ghi vào phần nguồn vốn, trừ các
trường hợp ngoại lệ sau để phản ánh chính xác quy mô của tài sản thì các tài khoản TK
214, 129, 139, 159, 229 có số dư bên Có nhưng được ghi đỏ bên phần tài sản (Ghi
bằng mực đỏ hoặc dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn) để giảm trừ.
Các tài khoản 412, 413, 421 có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có nhưng được ghi bên
phần nguồn vốn. Nếu có số dư bên Có thì ghi đen bình thường, nếu các tài khoản này
có số dư bên Nợ thì ghi đỏ bên phần nguồn vốn để giảm trừ.
Sau khi ghi các chỉ tiêu theo nguyên tắc trên phải cộng các tài sản theo loại, mục
khoản và tổng cộng bên nguồn vốn. Số liệu trên bảng cân đối kế toán phải đảm bảo
tính cân đối. Tổng cộng tài sản và nguồn vốn phải bằng nhau.
Phương pháp lập bảng cân đối kế toán:
“Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài
chính hợp nhất ”
- Số liệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số liệu các chỉ tiêu trong bản
thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết các chỉ tiêu này trong bảng
cân đối kế toán.
- Số liệu ghi ở cột 5 ”Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu
ghi ở cột 5 ”Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.
- Số liệu ghi ở cột 4 ”Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm
được hướng dẫn như sau:
PHẦN TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn ( Mã số 100):
Tài sản ngắn hạn là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản khác có thể chuyển
đổi thanh tiền hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh
doanh bình thường của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản
ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: tiền, các khoản tương đương tiền,
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn
hạn khác.
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 130
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.
I. Tiền và các khoản tương đương tiền ( Mã số 110)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo, gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các
khoản tương đương tiền.
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112
1. Tiền (Mã số 111):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo, gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), và tiền đang chuyển. Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ cuối kỳ của các Tài khoản 111,
112,113 trên Sổ Cái.
2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn
không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định vàn
không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại
thời điểm báo cáo. Số liệu ghi trên tài khoản này là số dư Nợ chi tiết cuối kỳ kế toán
của Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ Cái, gồm: chi tiết kỳ phiếu
ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể
từ ngày mua.
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau
khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn), bao gồm đầu tư chứng
khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn
hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới
một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn
hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư
đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129
1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ
cuối kỳ của các tài khoản 121, 128 trên sổ Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn
hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129): Chỉ tiêu này phản ánh khoản
dự phòng giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ
tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (). Số liệu để ghi
vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn là số dư Có cuối kỳ của tài khoản 129
trên sổ Cái.
III. Các khoản phải thu ( Mã số 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng,
khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 131
hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi đã trừ đi dự
phòng phải thu khó đòi) .
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 +Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số
139
1. Phải thu của khách hàng ( Mã số 131): phản ánh số tiền còn phải thu của khách
hàng có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời
điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng ” căn cứ vào tổng
số dư Nợ cuối kỳ tài khoản 131 mở theo từng khách hàng trên sổ chi tiết thanh toán(
phần phải thu ngắn hạn).
2. Trả trước cho người bán ( Mã số 132): phản ánh số tiền đã trả trước cho người
bán mà chưa nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, BĐS đầu tư tại thời điểm báo
cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Trả trước cho người bán”căn cứ vào số dư cuối kỳ chi
tiết bên Nợ tài khoản 331 trên Sổ Cái
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn( Mã số 133): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản
phải thu giữa đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với
nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
“Phải thu nội bộ ngắn hạn” là số dư cuối kỳ bên Nợ tài khoản 136 chi tiết “Phải thu
nội bộ khác “ trên Sổ Cái( phần phải thu ngắn hạn)
4 . Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134): Chỉ tiêu này
phản ánh số chênh lệch giữa tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng vớiphần
công việc đã hoàn thành lớn hơn tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo
tiến độ kế hoạch đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng là số dư Nợ cuối
kỳ tài khoản 337 “ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng “ trên sổ Cái
(nếu có).
5. Các khoản phải thu khác (Mã số 135): phản ánh các khoản phải thu khác từ các
đối tượng có liên quan tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu khác” là tổng số dư Nợ cuối kỳ của các
tài khoản 1385, TK1388, TK 334, tài khoản 338 ( nếu dư Nợ), chi tiết phải thu ngắn
hạn.
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi( Mã số 139): Phản ánh các khoản dự phòng
cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ().Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng các khoản phải thu khó đòi là số dư chi tiết cuối kỳ
bên Có tài khoản 139 trên sổ Cái(phần dự phòng phải thu ngắn hạn)
IV. Hàng tồn kho (Mã số 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (giá trị sau khi đã trừ dự phòng giảm giá) đến
thời điểm báo cáo
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149.
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 132
1. Hàng tồn kho: Phản ánh giá trị ghi sổ của toàn bộ hàng tồn kho hiện có tại doanh
nghiệp, bao gồm: vật tư, hàng hoá mua vào đang đi đường, nguyên liệu, vật liệu tồn
kho, công cụ dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn
kho, hàng hoá tồn kho, hàng gửi đi bán và hàng hoá kho bảo thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các tài khoản 151, TK 152, TK
153, TK 154, TK 155, TK 156, TK 157, TK 158.
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Mã số 149): Phản ánh các khoản dự phòng cho
sự giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được
ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ().
Số liệu để chi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số dư Có cuối kỳ tài
khoản 159 trên sổ Cái.
V. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 150):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản các khoản chi phí trả trước ngắn hạn,
thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại
thời điểm báo cáo.
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158
1.Chi phí trả trước ngắn hạn( Mã số 151): Phản ánh số tiền đã thanh toán cho một
số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh của năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ cuối kỳ của tài
khoản 1421 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên sổ Cái
2. Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế
GTGT còn được khấu trừ và còn được hoàn lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi
vào chỉ tiêu “Thuế GTGT được khấu trừ ” căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Nợ TK 133
trên sổ Cái.
3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước(Mã số 154): Chỉ tiêu này phản ánh
các khoản thuế và các khoản nộp thừa cho nhà nước tại thời điểm báo cáo. Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ chi tiết TK 333 trên sổ Cái
4. Tài sản ngắn hạn khác(Mã số 158): Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn
khác chưa kể ở trên như tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác tại thời
điểm báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ TK 1381”Tài
sản thiếu chờ xử lý”, TK 141, TK 144 trên sổ Cái.
B. TÀI SẢN DÀI HẠN ( Mã số 200):
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị của các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu
tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản tài sản dài hạn có đến thời điểm báo
cáo, bao gồm: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các
khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của doanh nghiệp
tại thời điểm báo cáo
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 133
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
I. Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản
phải thu dài hạn(sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi )
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219
1. Phải thu dài hạn của khách hàng ( Mã số 211):
Là chỉ tiêu phản ánh số tiền phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn
tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ cuối kỳ tài
khoản 131 mở theo từng khách hàng trên sổ chi tiết thanh toán, được xếp vào loại tài
sản dài hạn trên sổ Cái.
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc ( Mã số 212): Chỉ tiêu này chỉ có trên bảng
cân đối kế toán của đơn vị cấp trên nhằm phản ánh số vốn đã giao cho các đơn vị trực
thuộc. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Nợ tài khoản 1361
trên sổ Cái
3. Phải thu nội bộ dài hạn( Mã số 213): Phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị cấp
trên với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ
thanh toán ngoài quan hệ giao vốn tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh
toán trên 1 năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được
căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ tài khoản 1368 (chi tiết phải thu nội bộ dài hạn )
4 . Phải thu dài hạn khác (Mã số 218): Phản ánh các khoản phải thu dài hạn khác từ
các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, các khoản ký quỹ, ký
cược dài hạn và khoản ứng trước cho người bán dài hạn (nếu có). Số liệu để ghi vào
chỉ tiêu” Phải thu dài hạn khác “ căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ tài khoản 138 , 331,
338 trên sổ kế toán chi tiết.
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi( Mã số 219): phản ánh các khoản dự phòng
phải thu dài hạn khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ
vào số dư chi tiết cuối kỳ bên Có tài khoản 139 trên sổ Cái (ghi đỏ hoặc được ghi bằng
số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ()) (Phần dự phòng phải thu dài hạn)
II. Tài sản cố định (Mã số 220): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại
của toàn bộ TSCĐ và chi phí xây dựng cơ bản dở dang hiện có tại doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo.
Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227+Mã số 230
1.Tài sản cố định hữu hình( Mã số 221): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá
trị còn lại của các loại tài sản hữu hình: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải tại thời điểm báo cáo
Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223
Nguyên giá (Mã số 222): Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu
hình tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ cuối kỳ của tài khoản 211 trên Sổ cái.
Biên soạn: Ngô Thị Phương Nguyên 134
Giá trị hao mòn luỹ kế(Mã số 223): Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại
tài sản cố định hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi
bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ().
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế là số dư Có cuối kỳ tài khoản 2141 “
Hao mòn tài sản cố định hữu hình” trên Sổ cái.
2. Tài sản cố định thuê tài chính(Mã số 224): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
giá trị còn lại của các tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226
Nguyên giá ( Mã số 225): Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê
tài chính tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ cuối kỳ tài khoản 212 trên sổ Cái.
Giá trị hao mòn luỹ kế( Mã số 226): Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại
tài sản cố định thuê tài chính luỹ kế tại thời điểm báo cáo. số liệu chỉ tiêu này được ghi
bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ()
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế là số dư Có cuối kỳ tài khoản 2142
“Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên sổ Cái.
3.Tài sản cố định vô hình( Mã số 227):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các TSCĐ vô hình tại thời
điểm báo cáo như: Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế,
nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy vi tính, giấy phép và giấy phép nhượng quyền,
TSCĐ vô hình khác.
Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229
Nguyên giá - Mã số 227:
Phản ánh toàn bộ ngu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_2_ngo_thi_phuong_nguyen.pdf