Giáo trình Máy CD/VCD

Cấu trúc và các thông số kỹ thuật Của đĩa CD/VCD - sơ đồ khối chức

năng của máy CD/VCD.

Giới thiệu : Đây là bài học giúp cho học viên nắm bắt và tiếp cận một số khái niệm

căn bản nhất về đĩa CD/VCD máy CD/VCD tiêu chuẩn và có tầm nhìn tổng thể về cấu

trúc của một máy CDVCD. Đồng thời giúp cho học viên biết cách sử dụng - vận hành

máy CD-VCD một cách thành thạo, tạo thuận lợi cho việc sửa chữa các khối chức

năng ở các bài học tiếp theo.

Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng

- Trình bày đúng khái niệm về đĩa CD/VCD và các thông số kỹ thuật của đĩa CD/VCD.

- Trình bày đúng các thông số kỹ thuật cơ bản của máy CD/VCD.

- Trình bày đúng sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của các khối trong máy CD/VCD

- Thực hiện thành thạo việc đấu nối các ngõ vào/ra của tín hiệu của máy CD/VCD với

các thiết bị ngoại vi.

- Sử dụng thành thạo máy CD/VCD

pdf71 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Máy CD/VCD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à mạch giải điều chế EFM (EFM demodulator). -48- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 5.8 Các đường tín hiệu liên lạc 2.4 - Cấu hình chân: (Hình 5.9) -49- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 5.9 – Cấu hình chân IC – CXD 2500BQ 5.3. Khảo sát mạch DSP thực tế: 5.3.1 . Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch DSP cho các loại máy có ở xưởng thực hành. 5.3.2 . Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch DSP cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 2 trong tài liệu này). 5.3.3 Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch DSP. 5.3.4 Tiến hành vận hành máy và kiểm tra mạch DSP: Gồm các bước sau: - Đo nguồn cấp Vcc và Mass Vss cấp cho IC DSP theo thông số của máy hoặc sơ đồ mạch nguyên lý của mỗi loại máy. - Đo các mức điện áp liên quan đến mạch DSP. - Khi đĩa quay, đo dạng sóng RF.in vào mạch DSP. - Dạng sóng của 3 tín hiệu ra của mạch DSP gồm : DATA, BCK và LRCK. 5.3.5 . Đánh giá, thảo luận nhóm sau khi thực hiện và so sánh với thông số áp chuẩn trên sơ đồ mạch điện nguyên lý. 5.4. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch DSP: Khi mất tín hiệu âm thanh ở ngõ ra, ta cần tiến hành kiểm tra khoanh vùng để chẩn đoán, các bước tiến hành như sau: 5.4.1 Vận hành máy kiểm tra khối Laser pick-up đã hoạt động chưa.-> xem bài 3. Nếu chưa. 5.4.2 Kiểm tra khối hệ cơ đã hoạt động tốt hay chưa -> xem bài 2. Nếu chưa. 5.4.3 Kiểm tra mạch RFAMP đã hoạt động tốt hay chưa-> xem bài 4. 5.4.4 Cần phải xem xét tất cả các mạch trên đảm tất cả đều tốt thì ta mới tiếp tục kiểm mạch DSP. 5.4.5 Kiểm tra tín hiệu RF.in hay tín hiệu EFM từ mạch RFAMP cấp cho mạch DSP. 5.4.6 Kiểm tra 3 tín hiệu ra của mạch DSP gồm : DATA, BCK và LRCK. Nếu mất ta tiếp tục kiểm tra theo nội dụng đã nói trong bài này (mục 3). 5.4.7 Thay Vi mạch DSP. -50- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 5 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ khối, nhiệm vụ các khối, hoạt động của mạch DSP, các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch điện. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Vẽ sơ đồ khối, trình bày chức năng, nhiệm vụ các khối của mạch DSP? Câu 2: Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch DSP? Câu 3: Trình bày hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch điện DSP? -51- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 6: Khối DAC trong máy CD/VCD Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự (mạch DAC). Đồng thời hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch mạch DAC của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch DAC. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch DAC. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của khối DAC. Nội dung chính: 6.1 Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của khối DAC: - Sơ đồ chức năng( Hình 6.1) : - Nhiệm vụ của khối DAC: Mạch DAC có nhiệm vụ biến đổi dòng dữ liệu DATA âm thanh nối tiếp dưới dạng tín hiệu Digital thành tín hiệu âm thanh Analog để cấp cho mạch khuếch đại âm tần. Do tín hiệu âm thanh trong đĩa CD bao giờ cũng là âm thanh Stereo tức có 2 kênh âm thanh riêng biệt được ghép tuần tự và liên tiếp nhau nên phải có thêm mạch tách kênh lấy ra 2 tín hiệu L-R riêng biệt trong chuổi nối tiếp đó. Hình 6.1- Sơ đồ khối chức năng của mạch DAC 6.2. Nguyên lý hoạt động của mạch: Đối với mạch DAC thì đây là phần đã học ở phần kỹ thuật số, nên trong tài liệu này chỉ tóm tắt lại kiến thưc cơ bản nhất để ta có thể phân tích hoạt động của mạch này trong máy CD. * Trong máy CD yêu cầu của mạch DAC như sau: - Biến đổi DAC: 16 bit. - Tốc độ thay đổi : 48Khz/2channel. - Độ méo hài: 0.003%. - Dãi động: 96dB. * Hoạt động của mạch như sau: + Khối Serial Data Inpu t : Thực hiện đồng thời các nhiệm vụ: Tách DATA kênh L và R thành 2 kênh riêng biệt - Chuyển đổi Data vào nối tiếp thành song song. Quá trình thực hiện tách kênh được thể hiện thông qua dạng sóng như (Hình 6.2). Hình 6.2: Dạng sóng tách DATA thành 2 kênh tách biệt L, R. -52- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Trong đó: - BCK - đóng vai trò là xung clock để dịch bit data. - LRCK- Đóng vai trò để phân đường chọn data kênh trái và phải. Tương ứng mức logic 0/1(mức cao và mức thấp trong tín hiệu số). - Ứng với LRCK= 1 - cho qua các Bit DATA của kênh L. - Ứng với LRCK= 0 - cho qua các Bit DATA của kênh R. - Quá trình chuyển đổi Data nối tiếp thành song song có thể dùng nhiều cách: Ví dụ : - Dùng bộ phân kênh: Lúc này LRCK là tín hiệu chuyển mạch cho bộ phân kênh L hoặc R và chuyển mạch cho mạch DAC tại ngõ vào và ra còn BCK là tín hiệu dịch data. - Dùng các thanh ghi dịch nối tiếp thành s ong song: Lúc này BCK là tín hiệu dịch data. LRCK là tín hiệu điều khiển mạch chốt và chuyển mạch vào/ ra khối DAC. + Khối lọc số (Digital Filter): Có nhiệm vụ khôi phục các bit DATA một cách chính xác hơn. + Khối DAC: Sau khi có các từ mã (các bit song song) của các kênh L, R tương ứng với một mức lượng tử, khối DAC thực hiện chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự. + Các OPAMP: Đóng vai trò như phần tử khuếch đại đệm. Tín hiệu ra của 2 OPAMP sẽ đưa đến 2 mạch lọc thông thấp (LPF) đề khối phục lại âm thanh tương tự của kênh L và R. 6.3. Khảo sát khối DAC. - Phân tích sơ đồ nguyên lý của khối ( Hình 6.3) - Phân tích hoạt động. + Các đường liên lạc chính. - Liên kết với khối vi xử lý chủ Chân 14 - Liên kết với khối DSP Chân 20 - Liên kết với khối Servo Chân 14,21,28 - Liên kết với khối Data Chân 10,12 Hình 6.3 – Các đường tín hiệu liên lạc trong mạch DAC -53- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 6.4. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa khối DAC. Khi mô tơ không quay hoặc quay không đúng tốc độ , ta cần tiên hành kiểm tra khoanh vùng để chẩn đoán, các bước tiến hành như sau: 6.4.1. Vận hành máy kiểm tra khối Laser pick-up đã hoạt động chưa.- xem bài 3. Nếu chưa. 6.4.2 .Kiểm tra khối hệ cơ đã hoạt động tốt hay chưa - xem bài 2. Nếu chưa. 6.4.3 .Kiểm tra mạch RFAMP đã hoạt động tốt hay chưa- xem bài 4. 6.4.4 . Cần phải xem xét tất cả các mạch trên đảm tất cả đều tốt thì ta mới tiếp tục kiểm mạch DAC. 6.4.5 .Kiểm tra tín hiệu RF.in hay tín hiệu EFM từ mạch RFAMP cấp cho mạchDAC. 6.4.6. . Kiểm tra 3 tín hiệu ra của mạch DAC gồm : DATA, BCK và LRCK. Nếu mất ta tiếp tục kiểm tra theo nội dụng đã nói trong bài này (mục 3). 6.4.7 . Thay IC mạch DAC. 6.5. Khảo sát mạch DAC thực tế: 6.5.1 . Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch DAC cho các loại máy có ở xưởng thực hành. 6.5.2 . Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch DAC cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 2 trong tài liệu này). 6.5.3 Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch DAC. 6.5. 4 .Tiến hành vận hành máy và kiểm tra mạch DAC: Gồm các bước sau: - Đo nguồn cấp Vcc và Mass Vss cấp cho IC DAC theo thông số của máy hoặc sơ đồ mạch nguyên lý của mỗi loại máy. - Đo các mức điện áp liên quan đến mạch DAC - Khi đĩa quay, đo dạng sóng RF.in vào mạch DAC. - Dạng sóng của 3 tín hiệu ra của mạch DSP gồm : DATA, BCK và LRCK. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch ADC trong máy VCD/VCD. 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch DAC trong máy VCD/VCD của các hãng sản xuất. 3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch DAC trong máy VCD/VCD thông dụng. 4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch DAC trong máy VCD/VCD. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 6 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ khối, nhiệm vụ các khối, hoạt động của mạch DAC, các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch điện. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc -54- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 7: Mạch điều khiển mô tơ quay đĩa Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển mô tơ quay đĩa của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. - Trình bày đúng sơ đồ mạch nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. - Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ quay đĩa trên máy CD/VCD thực tế. - Chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. Nội dung chính: 7.1. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa 7.1.1 Sơ đồ khối chức nă ng : (Hình 7.1) Hình 7.1 - Sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển motor quay đĩa 7.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa - Mô tơ quay đĩa: Quay đĩa với yêu cầu là tốc độ dài không đổi để đầu đọc truy cập dữ liệu trên đĩa. - Mạch khuếch đại thúc: Nhận tín hiệu điều khiển từ mạch Servo và khuếch đại dòng điện lên biên độ đủ lớn để cấp cho mô tơ thực hiện quay đĩa. Dòng ra của mạch MDA luôn thay đổi đảm bảo vận tốc dài của đĩa là không đổi. - Mạch Servo: Đây là mạch mà ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở bài sau. Nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ khối DSP và thực hiện quá trình điều khiển mô tơ quay đĩa sao cho luôn đảm bảo vận tốc dài của mô tơ luôn không đổi. - Mạch DSP: Nhận tín hiệu báo track từ mạch RF từ đó đưa tín hiệu cấp cho mạch Servo thực hiện điều chỉnh tốc độ quay mô tơ một cách thích hợp. 7.2. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa: 7.2.1. Mạch điện MDA động cơ quay đĩa loại DC: a. Sơ đồ mạch điện : (Hình 7.2_) Hình 7.2 - Sơ đồ mạch điện nguyên lý MDA động cơ quay đĩa loại DC b. Nguyên lý hoạt động : - DCM1: Mô tơ quay đĩa. - SP+ và SP- là 2 ngõ ra tín hiệu điều khiển từ mạch Servo: -55- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + Khi điện áp SP+= SP- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP = 0 -> transistor công suất T1 và T2 đồng thời không dẫn -> Môtơ không quay. + Khi điện áp SP+> SP- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP > 0 -> transistor công suất T1 dẫn và T2 không dẫn -> Môtơ quay. + Khi điện áp SP+ càng lớn hơn điện áp SP- thì thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP càng tăng -> transistor công suất T1 dẫn càng khoẻ -> Môtơ quay càng nhanh. + Điện áp SP+ và SP- từ mạch Servo cấp cho OPAM đảm bảo sao cho vận tốc dài của đĩa không thay đổi tức vận tốc góc của đĩa (vòng/phút) sẽ lớn nhất khi đầu đọc ở trong cùng (500vòng/ phút) sẽ nhỏ nhất khi đầu đọc ở ngoài cùng của đĩa (200 vòng/ phút). + Khi cần hãm đĩa để dừng nhanh thì lúc này mạch Servo sẽ cho ra điện áp SP+ < SP- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP < 0 transistor công suất T1 không dẫn và T2 dẫn - > Môtơ sẽ bị hãm nhanh. 7.2.2. Mạch điện MDA động cơ quay đĩa loại 2 pha hoặc 3 pha: a. Sơ đồ mạch điện : (Hình 7.3) Hình 7.3– Sơ đồ mạch nguyên lý mạch MDA mô tơ quay đĩa b. Nguyên lý hoạt động : - L1, L2, L3: Là các cuộn dây Stato của mô tơ quay đĩa, các cuộn này nhận điện áp xoay chiều có pha lệch nhau 120 độ từ mạch khuếch đại thúc (công suất) của IC để làm quay mô tơ. - Các phần tử Hall1+ và Hall1-, Hall2+ và Hall2-, Hall3+ và Hall3-: Là các phần tử cảm biến đặt trong mô tơ để lấy xung hồi tiếp về ổn định tốc mô tơ. - Các ngõ ra FG1,FG2 và FG3: là các đường tín hiệu hồi về mạch Servo báo tốc độ của mô tơ, từ đó mạch servo có thể hiệu chỉnh tốc độ quay của mô tơ một cách thích hợp. Chú ý : Đối với mạch điện MDA mô tơ quay đĩa loại 2 pha thì có 2 cuộn L1 và L2, đồng thời cũng có 2 phần tử Hall 1 và Hall2 ứng với 4 đầu hồi tiếp về để ổn định tốc độ môtơ, và có 2 ngõ ra FG1 Và FG2 tương ứng báo về mạch Servo. 7.3. Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ quay đĩa trên máy CD/VCD thực tế: -56- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 7.3.1 Sơ đồ mạch điện máy CD – CX200: (Hình 7.4 ) Hình 7.4 – Sơ đồ mạch điện (Schematic) MDA của máy CD hãng SONY –Model – CX200 7.3.2. Phân tích mạch điện: - Mạch MDA môtơ quay đĩa sử dụng IC – BA6392FP, là IC có 4 kênh ra thúc các mô tơ. - Đối với mạch MDA môtơ quay đĩa: + Nhận tín hiệu điều khiển từ chân 96 (MDP) từ IC Servo có dạng xung như (hình 7.3). + Chân 24 của IC - MDA là chân SP+.in và chân 23 là SP-.in + Các chân 26 và 27 là các chân SP.Out (-) và SP.Out (+) cấp dòng cho mô tơ quay đĩa. Thực chất đây là một mạch công suất đẩy kéo kiểu BTL- Xem mạch nguyên lý mô tả cấu trúc trong IC (hình 7.5). Mạch hoạt động được mô tả nhờ dạng xung như hình vẽ và các cặp transistor đồng thời dẫn theo đường liền và nét đứt như hình vẽ. Do đó tại ngõ ra SP+ và SP- cấp cho motor có áp DC bằng nhau và bằng +B/2. Hình 7.5 – Mạch nguyên lý MDA bên trong IC kiểu BTL - IC dùng nguồn đơn +B = 7V . 7.4. Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ quay đĩa trong máy CD/VCD đang thực hành : 7.4.1 . Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch MDA môtơ quay đĩa cho các loại máy có ở xưởng thực hành. -57- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 7.4.2 . Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch MDA môtơ quay đĩa cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 3 trong tài liệu này). 7.4.3. Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch MDA môtơ quay đĩa, dạng sóng và áp Vpp của tín hiệu cấp cho mạch MDA môtơ quay đĩa ngay trên sơ đồ mạch nguyên lý. 7.4.4 Tiến hành thực hiện các công việc: - Dò mạch điện của máy đang thực hành. - Vận hành máy và đo áp thực tế trên mạch MDA môtơ quay đĩa của máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. 7.4.5 Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện tượng sau: - Đĩa không quay. - Đĩa quay nhanh hoặc chậm. 7.5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ quay đĩa: Nhưng hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch MDA môtơ quay đĩa là : 7.5.1 Đĩa không quay: a. Cách kiểm tra theo các bước sau: - Thử xem đĩa có bị cọ khay đĩa không. - Kiểm tra áp cấp cho mô tơ và kiểm tra mô tơ. - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA có chập, đứt không. - Kiểm tra áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch Servo tới. b. Cách sửa chữa và thay thế : - Khi bị cọ khay đĩa cần tháo ráp và cân chỉnh hoặc thay thế các phần cơ khí (xem bài trước). - Khi có áp cấp cho mô tơ nhưng vẫn không quay - kiểm tra và thay thế mô tơ đúng loại hoặc tương đương. - Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập hay hỏng IC không - thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp nguồn và sửa chữa thay thế. - Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch Servo tới mất - tiến hành kiểm tra sửa chữa mạch servo (xem Bài mạch servo). 7.5.2. Đĩa quay nhanh hoặc chậm : Hiện tượng này có thể do : - Nếu quay chậm do Mô tơ yếu, nguồn cấp cho mạch MDA thấp, tín hiệu từ mạch servo hay mạch tiền khuếch đại thấp. Cần kiểm tra và thay thế mô tơ, xem lại nguồn cấp, xem lại mạch tiền khuếch đại và mạch Servo (xem Bài mạch servo). - Nếu mô tơ quay quá nhanh, có thể do bị lệch nguồn cấp, mạch MDA bị chập một phần, hoặc tín hiệu từ mạch servo đưa tới sai. Tiến hành kiểm tra lại mạch nguồn cấp, mạch MDA và mạch Servo. 7.5.3. Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra mạch MDA mô tơ quay đĩa theo nội dung đã học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. - Tiến hành sửa chữa và thay thế . -58- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU. 1. Tham khảo sách “COMPACT DISC PLAYER - Nguyên lý và căn bản sửa chữa”, tập I, II của Kỹ sư Phạm Đình Bảo. 2. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. 3. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch điều khiển mô tơ quay đĩa của các sơ đồ mạch của các hãng sản xuất. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 7 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ khối, nhiệm vụ các khối, hoạt động của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa, các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch điện. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc -59- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 8: Mạch điều khiển mô tơ mô tơ dịch chuyển đầu đọc Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc . Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc. - Trình bày đúng sơ đồ mạch nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc. - Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc trên máy CD/VCD thực tế. - Chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc. Nội dung chính: 8.1. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc (SLIDE Motor) 8.1.1.Sơ đồ khối chức năng : (Hình 8.1) Hình 8.1 – Sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc Hình 8.2 – Vị trí và cơ cấu truyền động của mô tơ dịch chuyển đầu đọc với đầu đọc 8.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc - Mô tơ dịch chuyển đầu đọc: Dịch chuyển đầu đọc từ trong tâm đĩa ra ngoài hoặc ngược lại trong chế độ Play hoặc chế dò nhanh theo chiều tiến (Forward )hoặc lùi (Reverse) hoặc nhảy track. -60- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Mạch khuếch đại thúc: Nhận tín hiệu điều khiển từ mạch Sed Servo hoặc từ CPU (Khi Forward/ Reverse ) và khuếch đại dòng điện lên biên độ đủ lớn để cấp cho mô tơ thực hiện dịch chuyển đầu đọc. - Mạch Slide - servo: Đây là mạch mà ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở bài sau. Nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ mạch Tracking Servo và thực hiện quá trình điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc trong chế độ phát (thực hiện nhảy track). - Mạch Tracking Servo: Nhận tín hiệu báo track từ mạch RF từ đó đưa tín hiệu cấp cho mạch Slide - servo thực hiện điều chỉnh mô tơ dịch chuyển đầu đọc một cách tự động khi ở chế độ phát hoặc dò tìm track. - Ngoài ra : Để dừng SLED Motor khi đầu đọc ở trong cùng trên hệ cơ có bố trí một khoá điện giám sát vị trí này và nó sẽ chuyển đổi trạng thái báo về CPU và CPU sẽ phát tín hiệu dừng mô tơ. 8.2. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc: 8.2.1 Sơ đồ mạch điện MDA động cơ dịch chuyển đầu đọc: (Hình 8.3_) Hình 8.3 - Sơ đồ mạch điện nguyên lý MDA động cơ dịch chuyển đầu đọc. 8.2.2. Nguyên lý hoạt động : - SLED Motor: Mô tơ dịch chuyển đầu đọc. - SL+ và SL- là 2 ngõ ra tín hiệu điều khiển từ mạch Servo: + Khi điện áp SL+= SL- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP = 0 - transistor công suất T1 và T2 đồng thời không dẫn - Môtơ không quay- đầu đọc không dịch chuyển. + Khi điện áp SL+> SL- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP > 0-> transistor công suất T1 dẫn và T2 không dẫn -> Môtơ quay theo chiều thuận -> đầu đọc dịch chuyển theo chiều từ trong ra mét ngoài cùng của đĩa. + Khi điện áp SL+ càng lớn hơn điện áp SL- thì thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP càng tăng -> transistor công suất T1 dẫn càng khoẻ -> Môtơ quay càng nhanh (khi hoạt động ở chế độ dò tìm nhanh theo chiều tiến - FWD). + Tương tự giải thích cho các trường hợp mô tơ quay theo chiều ngược lại. 8.3. Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc trên máy CD/VCD thực tế: 8.3.1 Sơ đồ mạch điện máy CD – CX200: (Hình 8.4 ) 8.3.2 Phân tích mạch điện: - Mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc sử dụng IC – BA6392FP, là IC có 4 kênh ra thúc các mô tơ. - Đối với mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc: + Nhận tín hiệu điều khiển từ chân 2 (SL-) và chân 100 (SL+) từ IC Servo như (hình 8.4). + Chân 9 và 10 của IC - MDA là chân SL+.in và SL-.in. + Các chân 12 và 13 là các chân SL.out (-) và SL.out (+) cấp dòng cho mô tơ dịch chuyển đầu đọc. Thực chất đây là một mạch công suất đẩy kéo kiểu BTL- Xem mạch -61- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD nguyên lý mô tả cấu trúc trong IC (hình 8.5). Mạch hoạt động được mô tả nhờ dạng xung như hình vẽ và các cặp transistor đồng thời dẫn theo đường liền và nét đứt như hình vẽ. Do đó tại ngõ ra SL+ và SL- cấp cho motor có áp DC bằng nhau và bằng + B/2. - IC dùng nguồn đơn +B = 7V . Hình 8.4 – Sơ đồ mạch điện (Schematic) MDA của máy CD hãng SONY –Model – CX200 Hình 8.5 – Mạch nguyên lý MDA SLED bên trong IC kiểu BTL 8.4. Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc trong máy CD/VCD đang thực hành : 8.4.1 . Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu cho các loại máy có ở xưởng thực hành. 8.4.2 . Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 3 trong tài liệu này). 8.4.3 Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu, dạng sóng và áp Vpp của tín hiệu cấp cho mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu ngay trên sơ đồ mạch nguyên lý. 8.4.4 Tiến hành thực hiện các công việc: - Dò mạch điện của máy đang thực hành. - Vận hành máy và đo áp thực tế trên mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc của máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. -62- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 8.4.5 Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện tượng sau: - Đầu đọc không dịch chuyển. - Đầu đọc chỉ dịch chuyển một hướng 8.5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc: Những hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc là 8.5.1 Đầu đọc không dịch chuyển: a. Cách kiểm tra theo các bước sau: - Thử xem đầu đọc có lệch khe không, bi kẹt không. - Kiểm tra cơ cấu truyền động đầu đọc. - Kiểm tra áp cấp cho mô tơ và kiểm tra mô tơ. - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA dịch chuyển đầu đọc có chập, đứt không. - Kiểm tra áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch Servo tới. b. Cách sửa chữa và thay thế : - Khi đầu đọc có lệch khe cần tháo ráp và cân chỉnh hoặc thay thế các phần cơ khí (xem bài trước). - Khi có áp cấp cho mô tơ nhưng vẫn không quay -> kiểm tra và thay thế mô tơ đúng loại hoặc tương đương. - Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp nguồn và sửa chữa thay thế. - Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch Servo tới mất -> tiến hành kiểm tra sửa chữa mạch servo (xem Bài mạch servo). 8.5.2 Đầu đọc chỉ dịch chuyển một hướng: Hiện tượng này có thể do : - Nếu Đầu đọc dịch quá nhanh, có thể do bị lệch nguồn cấp, mạch MDA bị chập một phần, hoặc tín hiệu từ mạch servo đưa tới sai. Tiến hành kiểm tra lại mạch nguồn cấp, mạch MDA và mạch Servo. (xem bài Servo). - Nếu Đầu đọc dịch bình thường, nhưng chỉ dịch vào trong có thể chuyển mạch giám sát đầu đọc bị hỏng-> kiểm tra chuyển mạch này và đường mạch bào về CPU. 8.5.3 Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra mạch MDA mô tơ dịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_may_cd_vcd_p2_896.pdf
Tài liệu liên quan