Giáo trình mô đun Phân tích hoạt động kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Giới thiệu:

Nội dung chương giới thiệu sơ lược khái niệm, đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh. Các phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh.

Mục tiêu:

- Về kiến thức:

+ Trình bày khái được khái niệm, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp;

+ Trình bày được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh;

+ Trình bày được các loại hình phân tích kinh doanh;

- Về kỹ năng:

+ Vận dụng 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;

+ Ứng dụng tổ chức công tác phân tích kinh doanh ở doanh nghiệp

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực trong việc học tập.

Nội dung chính:

1. Khái niệm, đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh.

1.1. Khái niệm.

- Phân tích, theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó.

Ví dụ: Trong lĩnh vực tự nhiên, sự chia nhỏ này được tiến hành với các phương tiện cụ thể như: Phân tích các loại sinh vật bằng kính hiển vi, phân tích các chất hoá học bằng các phản ứng. Trái lại, trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng các khái niện trừu tượng, do đó việc phân tích phải được tiến hành bằng những phương pháp trừu tượng.

- Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở DN, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN.

1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh.

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh (tức sự việc xảy ra ở quá khứ). Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh không phải là các số liệu chung chung mà phải được lượng hoá cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng dẫn việc thực hiện các chỉ tiêu đó để đánh giá.

Ví dụ:

Nói đến lợi tức thì ở đây là lợi tức trước thuế hay sau thuế, lợi tức đạt được trong 06 tháng hay là cả năm, lợi tức tất cả các mặt hoạt động hay chỉ là kết quả của một mặt hàng chính nào đó.

Hay khi nói đến các nhân tố tác động, ta có chỉ tiêu sau:

Giá trị sản lượng = Tổng số giờ làm việc x Giá trị bình quân một giờ.

Đối tượng phân tích ở đây là chỉ tiêu giá trị sản lượng có hai nhân tố tác động là tổng số giờ và giá trị bình quân một giờ làm việc. Việc thực hiện kế hoạch của đối tượng phân tích sẽ tuỳ thuộc vào việc thực hiện kế hoạch của hai nhân tố tác động trên.

1.3. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh.

Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh tập trung vào những vấn đề.

- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của DN hay của từng đơn vị, từng bộ phận.

- Phân tích các yếu tố nguồn lực và các điều kiện liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

- Phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, của đơn vị, của từng bộ phận và hiệu quả của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

 

doc53 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Phân tích hoạt động kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Gía thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí có liên quan tới việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động và tiền vốn của DN. Việch phân tích, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá thành giúp nhà quản trị DN ra các quyết định quản lý chi phí giá thành sao cho tổng mức lợi nhuận đạt được cao nhất trong kinh doanh của DN. - Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất giúp DN biết phải sản xuất và phải bán ở mức giá bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí. Với tình trạng chi phí hiện tại DN biết có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa, hoà vốn, hoặc nếu lỗ thì tại mức sản lượng nào thì lỗ ít nhất. - Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho quản trị DN hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN nhằm quyết định đầu vào và xử lý đầu ra. 1.2. Nội dung phân tích. - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá. - Phân tích chi phí cho 1000 đồng sản phẩm hàng hoá. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được. 2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá. 2.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị. Trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soát chi phí, những nhà quản trị luôn quan tâm đến sự biến động của các chi phí đơn vị (còn gọi là giá thành đơn vị sản phẩm). Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành là xem xét sự biến động của giá thành đơn vị, là tổng hợp giá thành toàn bộ sản phẩm nhằm đánh giá khái quát được tình hình giá thành của doanh nghiệp. - Mục đích phân tích ở phần này là đánh giá được kết quả thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm sản xuất. - Phương pháp phân tích: Dùng phương pháp so sánh (về số tuyệt đối và tương đối) để xác định chênh lệch về mức độ và tỷ lệ của giá thành đơn vị từng loại sản phẩm giữa thực tế năm nay với kế hoạch năm nay hoặc với năm trước. Số tương đối: Số tuyệt đối tăng (giảm): Trong đó: Z1: giá thành đơn vị kỳ thực tế Z0: giá thành đơn vị kỳ gốc (hoặc kỳ kế hoạch) IZ: tốc độ phát triển giá thành hoặc tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá thành aZ: tỷ lệ tăng (giảm) giá thành Chú ý: Để có kết quả phân tích chính xác khi phân tích biến động của giá thành, trước khi phân tích cần loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khách quan tác động đến giá thành, các nhân tố khách quan thườnlg là: Sự thay đổi giá cả nguyên vật liệu sản xuất, thay đổi tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, đánh giá lại tài sản cố định Những nhân tố này làm cho giá thành thực tế thay đổi so với kế hoạch một cách khách quan. Để minh hoạ ta sẽ sử dụng tài liệu giá thành đơn vị của doanh nghiệp "X" sản xuất 4 loại sản phẩm để lập bản phân tích sau: Đơn vị: Đồng Sản phẩm Giá thành đơn vị năm trước Giá thành đơn vị năm nay Thực tế so với năm trước Thực tế so với kế hoạch KH TT Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) A 1.900 1.880 1.920 + 20 1,05 + 40 + 2,13 B 2.450 2.350 2.306 - 144 -5,88 - 44 - 1,87 C 1.520 1.410 1.360 - 160 -10,53 - 50 - 3,55 D - 3.250 3.310 - + 60 +1,85 Qua bảng trên ta nhận thấy: - Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm trong đó có sản phẩm D mới đưa vào sản xuất kỳ này. - Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành với tinh thần tích cực, các chỉ tiêu giá thành kế hoạch đều thấp hưon giá thành đơn vị năm trước đối với tất cả các sản phẩm sản xuất . - So sánh giữa thực tế năm nay với năm trước chỉ có sản phẩm B và C là hạ được giá thành. Cụ thể: SP B hạ 144 đồng với tỷ lệ hạ 10,53%. Riêng SP A có giá thành thực tế cao hơn năm trước là 20 đồng, tỷ lệ tăng 1,05%. - So sánh giữa thực tế năm nay với năm trước chỉ có sản phẩm B và C là hạ được giá thành. Cụ thể: SP B hạ 144 đồng với tỷ lệ hạ 5,88% ; SP C hạ 160 đồng với tỷ lệ hạ 10,53% . Riêng SP A có giá thành thực tế cao hơn năm trước 20 đồng, tỷ lệ tăng 1,05%. - So sánh giữa thực tế với kế hoạch thì cũng chỉ có 2 loại sản phẩm B và C có được mức hạ giá thành còn 2 loại sản phẩm A và D đều có giá thành thực tế cao hơn kế hoạch. Tình hình trên cho thấy doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác giá thành một cách đồng bộ, cần phân tích thêm để làm rõ nguyên nhân tại sao giá thành của loại sản phẩm A và D đều tăng. 2.2. Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành. Toàn bộ sản phẩm hàng hoá được chia thành 2 loại: - Sản phẩm so sánh được: Là những sản phẩm đã chính thức sản xuất ở nhiều kỳ và quá trình sản xuất ổn định, có tài liệu giá thành thực tế cũng như kế hoạch tương đối chính xác, đáng tin cậy, là căn cứ để so sánh khi dùng làm tài liệu phân tích. - Sản phẩm không so sánh được: là những sản phẩm mới đưa vào sản xuất hoặc mới sản xuất thử, quá trình sản xuất chưa ổn định, do đó tài liệu giá thành kế hoạch đôi khi thiếu chính xác, giá thành thực tế còn nhiều biến động, vì vậy chưa đủ căn cứ so sánh khi sư dụng làm tài liệu phân tích. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải thực hiện tốt kế hoạch giá thành của cả 2 loại sản phẩm này. Khi phân tích cần xem xét tổng giá thành cũng như giá thành của từng loại sản phẩm có hoàn thành hay không, cần lưu ý là không thể lấy những sản phẩm có giá thành hạ bù cho những sản phẩm có giá thành không hạ. Chỉ tiêu phân tích: Giá thành toàn bộ = Sản lượng từng mặt hàng X Giá thành đơn vị của từng mặt hàng Phương pháp phân tích : Số tương đối: Số tuyệt đối tăng (giảm): Trong đó: - IZ: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá. - q1: Số lượng sản phẩm từng loại sản xuất thực tế. - Z1, Zk: Giá thành sản xuất đơn vị của từng loại sản phẩm kỳ thực tế, kỳ kế hoạch. Căn cứ kết quả tính toán nếu IZ < 100% chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Khi đó, chênh lệch giá thành theo số tuyệt đối sẽ mang dấu trừ (-). Nghĩa là: <0 Số chênh lệch này chính là số chi phí tiết kiệm được do hạ giá thành tính trên sản lượng sản phẩm sản xuất thực tê . Ngược lại, nếu IZ > 100%, chứng tỏ giá thành thực tế cao hơn kế hoạch và khi đó: >0 Phản ánh số chi phí vượt chi tính trên sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế. - Phân tích xác định mức độ ảnh hưởng của việc tăng giám giá thành từng loại sản phẩm đến giá thành toàn bộ, tìm ra nguyên nhân, đề ra biện pháp phấn đấu hạ giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể. Ta sẽ sử dụng tài liệu về sản lượng sản xuất của 4 loại sản phẩm trên để tiếp tục phân tích. Loại sản phẩm Sản lượng sản phẩm (cái) KH TT - SP so sánh được + Sản phẩm A 20.000 18.000 + Sản phẩm B 15.000 16.500 + Sản phẩm C 10.000 12.300 - SP không so sánh + Sản phẩm D 1.000 1.000 Căn cứ vào sản lượng sản xuất và giá thành đơn vị của các loại sản phẩm trên, ta lập bảng phân tích sau: Đơn vị: 1000đ Loại sản phẩm Tổng giá thành (Tính theo sản lượng thực tế - q1) Chênh lệch KH TT Mức Tỷ lệ (%) - SP so sánh được + Sản phẩm A 33.480 34.560 +720 +2,13 + Sản phẩm B 38.775 38.049 -726 -1,87 + Sản phẩm C 17.343 16.728 -615 -3,55 Cộng 89.958 89.337 -621 -0,69 - SP không so sánh + Sản phẩm D 3.250 3.310 +60 +1,85 Tổng cộng 93.208 92.647 -561 -0,6 Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét sau: Tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm, thực tế so với kế hoạch giảm 561 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 0,6%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch giá thành, nhìn chung công tác quản lý chi phí và phấn đấu hạ giá thành đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn, ta đi sâu xem xét kết quả hạ giá thành ở từng loại sản phẩm. * Sản phẩm so sánh được: Tổng giá thành thực tế so với kế hoạch giảm 21 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 0,69% là do giá thành của sản phẩm B và C giảm, còn sản phẩm A lại có giá thành tăng khá cao (tăng 720 ngàn, tỷ lệ tăng 2,13%). Như vậy doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu các khoản mục giá thành của sản phẩm A để tìm ra nguyên nhân làm tăng giá thành mà có biện pháp khắc phục kịp thời. * Sản phẩm không so sánh được: Chí có sản phẩm D mới sản xuất kỳ này và khối lượng sản xuất cũng ít, có tính chất thăm dò nhưng giá thành thực tế lại cao hơn kế hoạch đề ra. Nếu tài liệu giá thành kế hoạch đề ra. Nếu tài liệu giá thành kế hoạch này là chính xác, đáng tin cậy thì doanh nghiệp cũngx nên tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giảm giá thành ngay. 3. Phân tích chi phí cho 1.000đ sản phẩm hàng hoá. Việc phân tích này giúp cho người quản lý biết được để có 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu suất kinh doanh càng cao, lợi nhuận thu được càng lớn. 3.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí cho 1.000đ giá trị sản lượng hàng hoá. 3.1.1. Chỉ tiêu phân tích: - Chỉ tiêu chung: Chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng (F). SqZ F = x 1000 SqP Trong đó: q: là sản lượng sản phẩm Z: là giá thành đơn vị sản phẩm. P: là giá bán đơn vị sản phẩm. - Chi tiêu (F) xác định ở kỳ thực tế (F1) và kỳ kế hoạch (FK) 3.1.2. Đối tượng phân tích: Đối tượng phân tích chính là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu phân tích: DF = F1 - FK - Nếu DF > 0: DN không HTKH chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản lượng HH. - Nếu DF = 0: DN hoàn thành kế hoạch chi phí trên 1000 đồng GTSLHH. - Nếu DF < 0: DN hoàn thành vượt mức kế hoạch chi phí trên 1000 GTSL. Mức chênh lệch dưới 0 càng lớn thì chi phí sản xuất và tiêu thụ mà doanh nghiệp phải bỏ ra trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa càng giảm, lợi nhuận kinh doanh trong kỳ càng cao. 3.2. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị. 3.2.1 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích: Nhân tố kết cấu SPSX, giá thành đvsp, giá bán đvsp. - Do ảnh hưởng của kết cấu SPSX. Sq1Zk SqkZk DF(q) = x 1000 - x 1000 Sq1 Pk Sqk Pk - Do ảnh hưởng của giá thành đvsp. Sq1Z1 Sq1Zk DF(Z) = x 1000 - x 1000 Sq1 Pk Sq1 Pk Nhân tố này phản ánh thành tích hay khuyết điểm của DN trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất (chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC), chi phí bán hàng, chi phí QLDN. - Ảnh hưởng của giá bán đvsp. Sq1Z1 Sq1Z1 DF(P) = x 1000 - x 1000 Sq1 P1 Sq1 Pk Nhân tố giá bán đơn vị có thể là nhân tố khách quan, phục thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường hoặc là nhân tố chủ quan phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm HH mà DN sản xuất. 3.2.2 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị. DF(q) + DF(Z) + DF(P) = DF. Ví dụ minh hoạ: Tài liệu về tình hình sản xuất tại DN A như sau: Sản phẩm Sản lượng SX (chiếc) Giá thành đơn vị (1000đ) Giá bán đơn vị (1000đ) Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 10.000 9.500 40 40,0 60 60 B 20.000 20.000 30 29,0 50 50 C 30.000 32.000 20 19,5 32 30 Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá của doanh nghiệp A. Bài giải: Căn cứ vào tài liệu trên, lập bảng sau: Bảng phân tích chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng. Đơn vị: 1000đ SP Tổng giá thành tính theo Tổng doanh thu tính theo F qKZK q1ZK q1Z1 qKPK q1PK q1P1 FK F1 A 400.000 380.000 380.000 600.000 570.000 570.000 666,67 666,67 B 600.000 600.000 580.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 600,00 580,00 C 600.000 640.000 624.000 960.000 1.024.000 960.000 625,00 650,00 Cộng 1.600.000 1.620.000 1.584.000 2.560.000 2.594.000 2.530.000 625,00 626,09 - Chỉ tiêu phân tích: - Đối tương phân tích: DF = F1 - FK = 626,09 - 625,00 = +1,09 (đ). So với kế hoạch chi phí trên 1.000đ giá trị sản lượng tăng lên 1,09 (đ), là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: + Do ảnh hưởng của kết cấu SPSX. Sq1Zk SqkZk DF(q) = x 1000 - x 1000 = - 0,48 Sq1 Pk Sqk Pk Do kết cấu thay đổi giữa thực tế so với kế hoạch đã làm cho chi phí giảm 0,48đ trong 1000đ sản phẩm hàng hoá, việc giảm này là do: Bảng tính tỷ trọng SPSX (đơn vị tính: %) SP KH TH ± A 16,7 15,5 -1,2 B 33,3 32,5 -0,8 C 50,0 52,0 +2,0 DN giảm tỷ trọng sản phẩm A, B là những sản phẩm có giá thành cao và tăng tỷ trọng sản phẩm C là sản phẩm có giá thành sản phẩm thấp. Việc thay đổi kết cấu này nhìn chung có lợi cho DN, vì làm lợi tức tăng. - Do ảnh hưởng của giá thành đvsp. Sq1 Z1 Sq1Zk DF(Z) = x 1000 - x 1000 = - 13,8 ( đồng) Sq1 Pk Sq1 Pk Do giá thành đvsp thay đổi làm cho chi phí trên 1000đ sản phẩm giảm 13,8đ. Việc giảm này được đánh giá là tốt về chất lượng trong công tác quản lý chi phí để tăng lợi nhuận. - Do ảnh hưởng của giá bán đvsp. Sq1Z1 Sq1Z1 DF(P) = x 1000 - x 1000 = +15,4 (đồng) Sq1 P1 Sq1 Pk Do giá bán thay đổi làm chi phí trên 1000đ giá trị SLHH tăng 15,4đ là do giá bán sản phẩm C giảm 2nđ/sản phẩm. Nếu do các nguyên nhân khách quan khách, do cung cầu mà DN điều chỉnh giá bán hoặc do chính sách giá cả của NN điều chỉnh chung thì đây là nguyên nhân từ bên ngoài tác động. Nếu do khâu sản xuất DN buộc phải giảm giá là thì đây là điều đương nhiên. - Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: DF(q) + DF(Z) + DF(P) = DF - 0,48 - 13,8 + 15,4 = +1,09 Nhận xét: - Như vậy, mặc dầu so với kế hoạch, chi phí tính trên 1000đ giá trị sản lượng của doanh nghiệp tăng thêm 1,09 đồng, nhưng chủ yếu do giá bán đơn vị sản phẩm giảm. Điều này là bình thường nếu do quan hệ cung cầu trên thị trường, nhưng lại là khuyết điểm của doanh nghiệp nếu do chất lượng sản phẩm giảm sút. - Qua số liệu trên cũng cho thấy thành tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, quản ký, tiêu thụ sản phẩm. Nếu như giá bán không thay đổi so với kế hoạch, các điều kiện khách giữ nguyên thì cứ 1000 đồng giá trị sản lượng, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 14,36 đồng, trong đó chủ yếu là hạ giá thành sản phẩm (13,8 đồng). CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Giới thiệu: Nội dung chương giới thiệu được ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình bày được chỉ tiêu kết quả sản xuất, chất lượng sản phẩm. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; + Trình bày được chỉ tiêu kết quả sản xuất; + Trình bày được chất lượng sản phẩm; - Về kỹ năng: Vận dụng các phương pháp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực trong việc học tập. Nội dung chính: 1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1. Ý nghĩa của việc phân tích Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường kinh doanh. Hoàn thành vượt mức kế hoạch hya không hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét, đánh giá, phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sản xuất kinh doanh dù khoa học và chặt chẽ như thế nào song so với thực tế đã và đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, sẽ có nhiều điều cần bổ sung hoàn chỉnh. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có được các thông tin cần thiết để ra những quyết định sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đặt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành các quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2. Nhiệm vụ của việc phân tích Thu thập các thông tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ các bộ phận thống kê, kế toán của phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch lần lượt từng chỉ tiêu trong toàn bộ các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, bằng những kết quả phân tích cụ thể. - Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình hoàn thành kế hoạch từng chỉ tiểu kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnh đạo và các bộ phận quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. Vai trò của việc phân tích Kết quả sản xuất thể hiện ở khối lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặt hàng sản xuất, kết cấu mặt bằng Kết quả sản xuất phụ thuộc vào công tác tổ chức quản lý sản xuất, chịu ảnh hưởng bởi tình hình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định. Kết quả sản xuất có ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ lợi nhuận. Việc sản xuất ra sản phảm đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng là yếu tố quan trọng để đạt được doanh thu cao. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đạt được nhiều thuận lợi thì không phải chỉ sản xuất được nhiều sản phẩm, mà những sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được, nghĩa là sản phẩm sản xuất ra phải thích ứng với nhu cầu của thị trường, và phải được thị trường thừa nhận về giá cả và chất lượng Kết quả sản xuất của doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và giải quyết được quan hệ cung cấp trên thị trường. 2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu đạt lợi ích tối đa cho mình và cho xã hội. Muốn được như vậy trước tiên phải đạt được những kết quả cụ thể trong sản xuất kinh doanh. Kết quả đầu tiên phải tính đến là kết quả trong việc sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đó, thứ đến là kết quả về tài chính của doanh nghiệp rồi sau đó mới nói đến lợi ích ích kinh tế khác đạt được như thế nào. Các doanh nghiệp có sản xuất gia công chế biến kết quả được thể hiện qua chỉ tiêu "giá trị sản xuất công nghiệp". Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất về mặt qui mô của doanh nghiệp trong một thời kỳ (thường là một năm). Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong thời gian nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm các yếu tố sau: Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm Thành phẩm đạt tiêu chuẩn qui cách phẩm chất đã nhập kho, không phân biệt thành phẩm đó sản xuất từ nguyên liệu của doanh nghiệp hay tư nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công, đây là yếu tố quan trọng thể hiện chức năng, nhiệm vụ chính của sản xuất và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất . Yếu tố này bao gồm: - Thành phẩm đạt tiêu chuẩn qui cách phẩm chất đã nhập kho, không phân biệt thành phẩm đó sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay từ nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công. Đây là yếu tố quan trọng thể hiện chức năng nhiệm vụ chính của sản xuất và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất . - Giá trị của những bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, phụ tùng do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, đã xuất bản ngoài doanh nghiệp, hoặc cho các bộ phận khác không phải là hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp, nhưng có hạch toán riêng. Ví dụ như: trạm điều dưỡng, nhà nghỉ mát, bộ phận trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng Tuy bán thành phẩm chưa phải là thành phẩm, nhưng vẫn bán ra ngoài, kết thúc khâu chế biến tại doanh nghiệp, nên được coi là thành phẩm. Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài. Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nó biểu hiện ở việc khôi phục lại hoặc làm tăng thêm giá trị sự dụng, chứ không làm thay đổi giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm. Công việc có tính chất công nghiệp không sản xuất ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm. Do đó chỉ được tính vào giá trị sản xuất phần giá trị của bản thân công việc có tính chất công nghiệp, không được tính giá trị ban đầu của sản phẩm. Giá trị này được tính vào khối lượng công việc hoặc sản phẩm của công việc và đơn giá cố định của khối lượng công việc trên. Trường hợp công việc có tính chất không thống kế được khối lượng sản phẩm hiện vật cụ thể hoặc chưa có trong bảng giá cố định thì phải căn cứ vào doanh thu tực tế để tính đổi về giá cố định theo phần hướng dẫn chung. Yếu tố 3: Giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi. Yếu tố này bao gồm: - Giá trị của những phụ phẩm (hay còn gọi là sản phẩm song song) được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp. Ví dụ: hoạt động xay xát, sản phẩm chính là gạo, đồng thời thu được cám ; sản xuất đường, sản phẩm chính là đường, đồng thời thu được rỉ đường, cám và rỉ đường được gọi là những phụ phẩm. - Giá trị của những thứ phẩm: là những sản phẩm không đủ tieu chuẩn quy cách phẩm chất và không được nhập kho thành phẩm (trường hợp là sản phẩm thứ phẩm, nhưng vẫn được nhập kho và tiêu thụ như thành phẩm chỉ khác là giá bán thấp hơn, thì không tính vào yếu tố này, mà tính vào yếu tố 1 "giá trị thành phẩm"). - Giá trị của những phế phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra. Vì tất cả những sản phẩm ở yếu tố 3 không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất, mà chỉ là những sản phẩm thu hồi qua quá trình sản xuất tạo ra. Bởi vậy, chỉ được tính những sản phẩm thực tế đã tiêu thụ và thu được tiền. Nói chung những sản phẩm tính ở yếu tố 3 thường không có trong bảng giá cố định, do vậy phải căn cứ vào doanh thu để tính đổi về giá trị cố định theo hướng dẫn chung. Yếu tố 4: Giá trị của hợp đồng cho thuê thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp. Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê. Thường thì hoạt động cho thuê thiết bị máy móc không có trong bảng giá cố định. Vì vậy phải căn cứ vào doanh thu để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn. Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang trong công nghiệp. Yếu tố này tính trên cơ sở số dư cuối kỳ trừ (-) số dư đầu kỳ của chi phí sản xuất dở dang trên tài khoản kế toán "giá thành sản xuất " để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn. Trong thực tế ở phần lớn các ngành sản xuất, yếu tố 5 chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu thể hiện tổng hợp kết quả sản xuất của ngành công nghiệp được qui định theo chế độ thống kê, kế toán doanh nghiệp mà Nhà nước ban hành. Chỉ tiêu giá trị sản xuất của DN được dùng để đánh giá quy mô, kết quả hoạt động sản xuất của DN, là căn cứ để tính giá trị tăng thêm của DN. 2.2. Phân tích chất lượng sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Một sản phẩm dù đã được tung ra thị trường và đã được thị trường chấp nhận nhưng không có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm đó sẽ tiếp tục thành công nếu doanh nghiệp không duy trì và cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã. Vì thế, giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty mình và để chiếm vị trí độc quyền về sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó, bắt buộc các nhà kinh doanh phải luôn luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Việc nâng cao chât slượng sản phẩm không những sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với người tiêu dùng và xã hội. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tiết kiệm hao phí cho xã hội. Có thể nói, chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quan trọng, thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp. Khi nền kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm càng cao và do đó trên thị trường dần xuất hiện cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu và mạnh mẽ nhất. Do tính chất quan trọng của chất lượng sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên tiến hành tổng kết, phân tích, đánh giá. Qua đó, sẽ tìm mọi biện pháp tác động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Việc phân tích chất lượng sản phẩm được thực hiện bằng nhiều phương pháp tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_mo_dun_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_nghe_ke_toa.doc
Tài liệu liên quan