Giáo trình môn Quản trị doanh nghiệp

Chương I.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN

 I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của CTCP gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn, thị trường tiền tệ. CTCP là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển [4, tr.18]. Từ góc độ pháp lý, ta có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của một công ty cổ phần như sau:

 

doc44 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình môn Quản trị doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp, nhất là đối với loại hình công ty phổ biến hiện nay là CTCP. Cụ thể, trong Luật có các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu; công khai thông tin và minh bạch hoá cơ chế quản trị công ty; các quyền của HĐQT và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị công ty... Đó là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hiện nay, đồng thời quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, HĐQT, giám đốc điều hành trong đó đã chú ý bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số...             Đi đôi với quyền lợi thì LDN cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng; thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; yêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý...             Tuy vậy, kiến thức về quản trị doanh nghiệp cũng như thực tế triển khai về quản trị doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ. Nhiều CTCP (cả Nhà nước và dân doanh) đã và đang gặp phải các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Thực tế thi hành cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra không ít vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông. Một số công ty không niêm yết, vì một số lý do thực tiễn, có xu hướng hạn chế việc các cổ đông nắm giữ một lượng nhỏ cổ phiếu tham gia vào ĐHĐCĐ thường niên, thông qua việc qui định số lượng cổ phiếu tối thiểu. Điều lệ không ít công ty, kể cả công ty niêm yết, đã qui định cổ đông, nhóm cổ đông có sở hữu ít nhất 1% (hoặc có lượng giá trị tuyệt đối như 50, 100 hoặc 500 triệu đồng) số cổ phần mới có quyền dự họp ĐHĐCĐ, Việc phần lớn cổ đông không tiếp cận được với thông tin của công ty hoặc không tiếp cận được thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực là hiện tượng phổ biến. Cổ đông thiểu số hầu như không nhận được thông báo về các quyết định của ĐHĐCĐ, không nhận được tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm, không nhận được cả thông báo về việc trả cổ tức, [xem phụ lục 3] Bên cạnh các quyền cơ bản của cổ đông đang bị vi phạm, thì còn hiện tượng lạm dụng quyền cổ đông. Có hai hiện tượng lạm dụng khá phổ biến. Một là, khi diễn biến đại hội cổ đông không tiến triển như  ý muốn, một số cổ đông thiểu số đã quấy rối, cản trở tiến trình đại hội cổ đông bằng cả những cách không liên quan đến quyền cổ đông (như giật micro, vứt tài liệu, giật giấy tờ của chủ tọa, cản trở chủ tọa điều khiển họp đại hội, quấy rối đại hội từ bên ngoài và bên trong phòng họp). Hiện tượng thứ hai, liên quan đến cổ đông là Nhà nước, khi một số cán bộ, cơ quan nhà nước có liên quan không phân biệt rạch ròi quyền cổ đông, quyền quản lý hành chính, đã can thiệp trực tiếp vào các công việc quản trị nội bộ của công ty như không cho phép triệu tập ĐHĐCĐ, hoặc chỉ đạo triệu tập ĐHĐCĐ, chỉ định bổ nhiệm, thay thế thành viên HĐQT...             Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu và tiến tới áp dụng những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của mình, bởi những lý do sau: thứ nhất, quản trị doanh nghiệp theo kiểu “công ty gia đình” hay theo “sự thuận tiện” khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện không còn phù hợp, không thể đáp ứng yêu cầu phát triển và cạnh tranh trong thời gian tới; Thứ hai, hệ thống luật pháp Việt Nam đang phát triển theo hướng hoàn thiện thể chế thị trường, phù hợp các cam kết và luật pháp, thông lệ quốc tế. Hệ thống này chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi bộ máy nhà nước và doanh nghiệp đều có tinh thần và thói quen tuân thủ cao. Thói quen hành xử dựa vào quan hệ phải được thay thế bằng thói quen hành xử theo pháp luật; thứ ba, trước ngưỡng cửa WTO, doanh nghiệp trong nước cần hiểu những quy định pháp lý, những thông lệ, tập quán được áp dụng ở các nước bạn hàng để làm ăn với họ, đồng thời ứng dụng dần những tập quán tốt, nâng dần trình độ và năng lực nhằm tạo vị thế cạnh tranh.             Về phương diện lý luận, sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty luôn có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty phải được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với những bước đi và giải pháp thích hợp. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty một mặt nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn cho việc tổ chức vận hành doanh nghiệp, mặt khác phải hướng tới việc tạo dựng hành lang pháp lí đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của loại hình CTCP. Với cách tiếp cận như vậy, từ những cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cần được thực hiện theo những định hướng sau:             - Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam.                 - Các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải phù hợp với đặc điểm văn hóa kinh doanh của người Việt Nam.             - Các quy định về quản trị công ty phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Việc hoàn thiện các quy định về quản trị công ty cần được đặt trong giải pháp tổng thể  hoàn thiện pháp luật kinh tế. 2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần             Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập ban công tác thi hành LDN và Luật Đầu tư nhằm đẩy mạnh việc triển khai Luật này trong thực tế. Tuy chưa có đủ cơ sở để tổng kết một cách đầy đủ các vướng mắc đã và đang nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật này (vì thời gian mà LDN năm 2005 đi vào thực tế chưa nhiều), xong sau khi nghiên cứu các vướng mắc đã được trình bày ở chương II và dựa trên những định hướng cơ bản trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:                 Một là, về quyền tiếp cận thông tin             Hai là, quyền mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Điều 90) Ba là, cần sửa đổi, bổ sung hoặc làm rõ liên quan đến ĐHĐCĐ để cơ quan này thực sự là công cụ quyền lực của cổ đông trong công ty đồng thời đóng góp vào sự vận hành chung của công ty.             Bốn là, để tăng cường chức năng giám sát của HĐQT, đảm bảo sự cân bằng về quyền lực, nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cá nhân trong quản lý, điều hành công ty bằng cách phân tách rõ ràng vai trò của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành để không một ai trong hai người trên bị hạn chế về quyền lực trong việc ra quyết định. Năm là, tăng cường tính minh bạch trong các thoả thuận giữa cổ đông và công ty thông qua Điều lệ công ty PHỤ LỤC 1 Tranh quyền lãnh đạo, cổ đông bị thiệt Ngày 15-5-2006, Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại đay Sài Gòn (Sajuco) tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường. Việc bãi nhiệm (trước thời hạn) HĐQT và ban kiểm soát đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, nhưng khâu bầu cử lại gặp rắc rối. Một số cổ đông cho rằng, đại hội chưa thông qua (đánh giá năng lực) danh sách ứng cử mà tiến hành bỏ phiếu bầu là vi phạm quy chế tổ chức và điều lệ của doanh nghiệp. Chủ tọa đại hội thừa nhận sai sót nên quyết định tạm dừng và dời đại hội vào ngày 22-5-2006 để tiếp tục bầu HĐQT và ban kiểm soát mới. Nhưng ông Nguyễn Văn Khảm, Phó Chủ tịch HĐQT, cho rằng đã có danh sách ứng cử thì đại hội cần được tiếp tục. Khi ban tổ chức, chủ tọa, thư ký... ra về (hơn 20 giờ), nhóm cổ đông ủng hộ ông Khảm (chiếm 51,3 cổ phần) tiếp tục tổ chức đại hội đến khuya... Ông Khảm đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT (mới) nên đã giành quyền kiểm soát Sajuco bằng cách thuê lực lượng vệ sĩ đến chiếm giữ trụ sở. Thế là ông Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT (cũ) và nhóm cổ đông ủng hộ ông đã khởi kiện ông Khảm ra tòa yêu cầu hủy kết quả đại hội cổ đông do nhóm ông Khảm tổ chức. Ngược lại, ông Khảm cũng đã khởi kiện ông Âu, yêu cầu trao quyền kiểm soát công ty. Cuộc tranh chấp quyền kiểm soát doanh nghiệp giữa các cổ đông ủng hộ ông Nguyễn Văn Khảm, Phó Chủ tịch HĐQT và các cổ đông ủng hộ ông Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại đay Sài Gòn (Sajuco) tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường hôm 15-5-2006 đã làm cho uy tín của công ty này giảm sút, hoạt động kinh doanh ngưng trệ, cơ hội làm ăn bị bỏ lỡ... Theo ông Trương Kế Châu, Phó tổng Giám đốc Sajuco, dự kiến trong tháng 6 này Sajuco khởi công xây dựng bốn lô chung cư 16 tầng nhưng phải dừng lại, nhiều hợp đồng khác cũng không thể triển khai... Cụ thể, kết quả kinh doanh trong tháng 5-2006 cho thấy: nửa tháng đầu (chưa xảy ra tranh chấp) doanh thu của công ty gần 2 tỉ đồng; nửa tháng sau (đã xảy ra tranh chấp) doanh thu của công ty chỉ trên 500 triệu đồng. ( 15/6/2006) PHỤ LỤC 2 Không thấy "mặt mũi" của Ban kiểm soát             Về những sai phạm tại CTCP AUDV Du lịch Ba Đình, ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách vĩ mô (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng, 3 năm mà công ty không đại hội cổ đông là sự việc rất bất thường, vì luật lệ quy định ít nhất là một năm phải đại hội một lần. Ông Cung nhận xét, trong trường hợp này các cổ đông cũng đã sai sót. Họ đã không nhận thức được quyền lợi của mình.             Việc ông Giám đốc Lương Tuấn Hải đem tài sản của công ty cho thuê lại để hưởng chênh lệch, theo ông Cung, là có dấu hiệu của giao dịch tư lợi. Theo LDN, bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp liên quan đến bên có liên quan với doanh nghiệp cần phải xin phép HĐQT hoặc ĐHĐCĐ, để xem giá giao dịch ở đây có đúng với giá thị trường hay không.             Trong trường hợp có vi phạm (tức giá giao dịch thấp hơn so quy định của Nhà nước), cổ đông có quyền: 1/kiện ra tòa án về việc HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền hạn của mình, gây thiệt hại cho công ty, phải bồi hoàn lại cho công ty; 2/ triệu tập ĐHĐCĐ bãi miễn HĐQT. Trong trường hợp HĐQT đồng thời là cổ đông đa số thì phải kiện ra tòa án kinh tế đòi bồi thường thiệt hại cho công ty và cổ đông thiểu số.             Ông Nguyễn Đình Cung thắc mắc, trước những sai phạm rành rành như vậy đã không nhìn thấy "mặt mũi" của Ban kiểm soát trong công ty đâu cả. Cổ đông hoàn toàn có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra xem tình hình tài chính công ty như thế nào để ngăn chặn những hành vi gian lận, vì để càng lâu, sự việc càng trở nên nghiêm trọng. Áp lực của cổ đông đối với HĐQT sẽ ngày càng giảm và người ta có cảm nhận rằng, cổ đông đã không làm gì cả.  [vnexpress.net, 14:43'  06/10/2005 (GMT + 7)] PHỤ LỤC 3                 Ví dụ 1:             CTCP Đại Dương là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch và khách sạn.             Ngày 1/9/1999, Ủy ban nhân dân thành phố K có quyết định cho phép chuyển doanh nghiệp nhà nước Đại Dương thành CTCP Đại Dương. Ngày 25/9/1999, công ty triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên, 150 cổ đông (100% số cổ đông này là cổ đông phổ thông và là công nhân viên của công ty) đã tiến hành bầu ra HĐQT (gồm 7 người) và thông qua Điều lệ. Ngày 1/11/1999, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố K cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho CTCP Đại Dương với số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng và số cổ phần phát hành là 15000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng và 100% cổ phần được bán hết cho công nhân viên của công ty). Là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, do vậy, giống như trước đây, hàng năm (năm 2000 và 2001) công ty thường tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm với sự tham gia của tất cả cán bộ, công nhân viên của công ty (kể cả những người đã nghỉ hưu). Tại những cuộc họp này, Ban Giám đốccông ty và HĐQT trình bày về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm qua và phương hướng kinh doanh của công ty năm tới cũng như trao phần thưởng cho những nhân viên xuất sắc.             Nhằm phát hành thêm cổ phần mới, tăng vốn điều lệ, tiến hành sửa đổi Điều lệ cho phù hợp với LDN và thông qua báo cáo tài chính năm 2001 và kế hoạch kinh doanh năm 2002, CTCP Đại Dương quyết định triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (đây là cuộc họp ĐHĐCĐ lần thứ hai sau cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên ngày 25/9/1999). Do CTCP Đại Dương có rất nhiều đơn vị kinh doanh trực thuộc nên ngày 8/3/2002, HĐQT của công ty gửi cho quản lý trưởng các đơn vị trên thông báo về kế hoạch cuộc họp ĐHĐCĐ và yêu cầu mỗi đơn vị kinh doanh tiến hành họp để cử đại biểu đi dự cuộc họp của ĐHĐCĐ toàn công ty. Đồng thời, HĐQT cũng đã gửi cho mỗi quản lý trưởng của các đơn vị đó một bản dự thảo Điều lệ sửa đổi mới của công ty để các đơn vị kinh doanh tổ chức thảo luận trước. Ngày 12/3/2002, công ty đã có văn bản thông báo đến các đơn vị về việc "triệu tập Đại hội đại biểu cổ đông" toàn công ty vào ngày 15/3/2002.             Tại cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002, chủ tọa cuộc họp đã đọc báo cáo tổng kết năm 2001, phương hướng kinh doanh năm 2002, bản Điều lệ sửa đổi và kế hoạch phát hành cổ phiếu mới. Sau đó, chủ tọa cuộc họp đã tiến hành lấy biểu quyết của các cổ đông tham dự cuộc họp một lần về tất cả các vấn đề được nêu trên. Theo Nghị quyết được công bố tại cuộc họp và đã được biểu quyết thông qua, vốn điều lệ công ty được nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, tất cả các cổ phiếu chỉ được chào bán nội bộ cho các cổ đông trong công ty. Các cổ đông được mua thêm cổ phiếu cao nhất là bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần hiện có của cổ đông đó (theo tỷ lệ 1-1). Mỗi thành viên HĐQT được quyền mua số cổ phiếu  tương đương 6% vốn điều lệ. Bản Điều lệ (được cuộc họp ngày 15/3/2002 thông qua) có một số điểm sửa đổi. Điều 17 Điều lệ quy định: "ĐHĐCĐ hoặc Đại hội đại biểu cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty". Điều 20 của Điều lệ công ty quy định "Trong trường hợp công ty tổ chức đại hội đại biểu cổ đông thì cổ đông sở hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% vốn điều lệ là đại biểu đương nhiên. Các cổ đông khác tự tập hợp thành một nhóm để có phiếu đủ tiêu chuẩn 1% vốn điều lệ để cử người đi họp".             Do bất đồng với HĐQT trong điều hành, quản lý công ty, không đồng hành với kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi, cho nên một nhóm 10 cổ đông của CTCP Đại Dương đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân thành phố K kiện HĐQT CTCP Đại Dương về các vấn đề sau: 1. HĐQT đã vi phạm LDN và Điều lệ công ty về việc triệu tập, thủ tục tiến hành và thông qua các quyết định tại ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002. 2. Bản Điều lệ mới của công ty có nhiêu quy định trái với LDN, vi phạm quyền và lợi ích của cổ đông phổ thông của công ty. Trên cơ sở đó, nhóm cổ đông trên đã yêu cầu Tòa án bác bỏ kết quả cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002 và bản Điều lệ mới của công ty. Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử [28, Tr.57-61].             Ví dụ 2:              Cổ đông nhỏ bất mãn về cách điều hành của công ty cổ phần Những Đại hội cổ đông để báo cáo về tình hình lời - lỗ hoặc để bầu lại Hội đồng quản trị khiến nhiều cổ đông bất mãn và nghi ngờ về cách điều hành và tổ chức của công ty. Lý do là vì nhiều công ty cổ phần đã "tự biên, tự diễn" nhiều điều mà luật lệ không quy định.             Hội đồng quản trị được các cổ đông bầu bằng hình thức bỏ phiếu. Hội đồng này có 5 người, 7 người hoặc 9 người. Theo đúng luật và nghiệp vụ thì cổ đông có một cổ phiếu cũng được bầu, dù đó chỉ là một lá phiếu. Điều này có nghĩa là cổ đông có nhiều hay ít cổ phiếu vẫn bình đẳng trong việc bỏ phiếu. Tuy nhiên trong thực tế, một số công ty đã đặt ra quy định, cổ đông nào có trên 1.000 cổ phần mới được phép đi họp đại hội (1.000 cổ phần tương đương với 1.000 cổ phiếu trên sàn giao dịch). Vấn đề phân biệt cổ đông "giàu" với cổ đông "nghèo" đã làm nhiều cổ đông thắc mắc và bất mãn. Hơn thế nữa, đã xảy ra những trường hợp phân biệt đối xử với các cổ đông nhỏ (dưới 100 triệu đồng) muốn xin một tập cáo bạch (prospectus) cũng bị công ty từ chối một cách thẳng thừng. [vnExpress, Thứ bảy, 19/5/2001, 11:23 (GMT+7)] TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT: 1.      Luật Công ty năm 1990. 2.      Luật Doanh nghiệp năm 1999. 3.      Luật Doanh nghiệp năm 2005. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC: 4.      Nguyễn Ngọc Bích (2003), "Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần", Nxb Trẻ. 5.      Bộ Kế hoạch và Đầu tư (11/2003), "Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp", Hà Nội. 6.      Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2005), "Tờ trình về Dự án Luật Doanh nghiệp (thống nhất)", Hà Nội. 7.      CIEM, GTZ, UNDP (11/2004), "Thời điểm cho sự thay đổi - Đánh giá Luật Doanh nghiệp và kiến nghị", Hà Nội. 8.      Maurice Cozian & Alain Viandier (12/1998), "Tổ chức công ty", Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. 9.      Nguyễn Đình Cung, Tư tưởng chỉ đạo, cơ sở lý luận và thực tiễn của Luật Doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tài liệu hội thảo tháng 9/2000. 10.  Trần Tiến Cường (1997), "Cơ sở khoa học của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo mô hình công ty của nền kinh tế thị trường", Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội. 11.  Kim Dung, Quản trị công ty tốt và thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam, Tạp chí chứng khoán, số 11/2001. 12.  Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Hoa Khôi (2003), "Giáo trình Quản trị kinh doanh", Trung tâm Đào tạo Từ xa, Huế. 13.  Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), "Nhìn nhận của xã hội với thị trường và kinh doanh", Nxb Thống kê, Hà Nội. 14.  Nguyễn Hưng, Quản trị công ty: tiến tới lành mạnh hóa môi trường hoạt động và phát triển doanh nghiệp, Tạp chí chứng khoán, số 5,6/2001. 15. Cao Đình Lành, Minh bạch và công khai hóa thông tin trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Khoa học, số 2 (36)/2007, tr.115. 16. Cao Đình Lành, Xung đột các nhóm lợi ích trong công ty cổ phần, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2007, tr.22. 17.  Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2001), "Luật doanh nghiệp – Những điểm mới và một số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18.  "Luật Nhật Bản, Tập II: 1997-1998" (2000), Nxb Thanh Niên. 19.  Đinh Thị Hiền Minh, Đằng sau sự sụp đỗ hàng loạt công ty Mỹ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 28 ngày 4/7/2002. 20.  Ngân hàng phát triển Châu Á, "Bộ hướng dẫn  thông lệ tốt nhất về quản trị công ty ở Việt Nam", Bản trình lên Chính phủ Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 2001, Dự án TA 3353-VIE. 21.  Ngân hàng thế giới (2002), "Báo cáo phát triển thế giới  - Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường", Nxb Chính trị Quốc gia. 22.  Phạm Duy Nghĩa, Buôn có bạn, bán có phường: Vai trò của truyền thống văn hóa Phương Đông đối với liên kết doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 2/2003. 23.  Phạm Duy Nghĩa (2004), "Chuyên khảo về Luật Kinh tế", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 24.  Phạm Duy Nghĩa (2004), "Đề cương chi tiết môn học Luật kinh tế", Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 25.  Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), "So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam", Đề tài đặc biệt cấp Quốc gia, Mã số: QG 04.23. 26.  Nguyễn Như Phát, Phạm Hữu Nghị (2004), "Giáo trình Luật kinh tế", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 27.  Ngô Viễn Phú (2004), "Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội. 28.  Ngô Viễn Phú, Bàn về tính chất của quyền cổ đông, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12/2003.  29.  PMRC, UNDP, "Báo cáo tổng hợp - Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với các tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung", trong khuôn khổ Dự án VIE 01/025. 30.  Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp (2003), "Một số tranh chấp điển hình phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp", Nxb Thống kê. 31.  Đậu Anh Tuấn (2004), "Quản lý, điều hành trong Công ty cổ phần ở Việt Nam", Luận văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội. 32.  Nguyễn Thị Thu Vân (1998), "Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay", Nxb Chính trị  Quốc gia. 33.  Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (2000), "Một số điểm mới cơ bản của Luật doanh nghiệp" Thông tin Khoa học pháp lý.   34.  Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1/1999), "Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine", Hà Nội. 35.  Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, "Các doanh nghiệp cổ phần hoá của Việt Nam: nghiên cứu so sánh trước và sau cổ phần hoá về hiệu quả hoạt động, những khó khăn và kiến nghị chính sách", Tài liệu hội thảo “Cổ phần hóa và hậu cổ phần hoá – Thực trạng và giải pháp”, Hà Nội, 29-30/8/2002. 36.  Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003), "Quản trị công ty: Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu", sách do CIEM dịch với sự tài trợ của GTZ, Nxb Giao thông vận tải. TAØI LIEÄU NÖÔÙC NGOAØI 37.  Henrry Hansmann, Reinier Kraakman, "The Essential Role of Organizational Law"; Berkeley Program in Law and Economics, 1999. 38.  Henry Hansmann, Reinier Kraakman, The End of History for Corporate Law, Georgetown Law Journal, january 2001.   39.  Henrry Hansmann, Reinier Kraakman, Richard Squire, "What is Corporate Law"; Havard, 2002. 40.  OECD, OECD Principles of corporate governance, 2000. 41.  George Shenoy and Pearlie Koh (2001), Corporate Governance in Asia: Some Developments, Asia Business Law Review, No 31, January 2001). 42.  ; "Russian Privatization and Corporate Governance: What went wrong?" của Bernal Black, Reinier Kraakman và Anna Tarassova; "A self-enforcing model of Corporate Law" của Bernal Black và  Reinier  Kraakman; "Separation of ownership and control" của Eugene F.Fama và Michael C. Jensen WEBSITES: 43.  44.  45.  46.  47.  48.  49.  50. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_mon_quan_tri_doanh_nghiep.doc