Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
I. Hệ thống
Hệ thống (system) là một khái niệm được xuất phát từ rất lâu trong tự nhiên như hệ mặt
trời, hệ ngân hà, trong sinh học cơ thể con người cũng là một hệ thống, hệ tuần hoàn
máu, trong vật lý như hệ thống máy móc, trong hoạt động trao đổi như hệ thống thông
tin.
Một cách tổng quát hệ thống là một tập hợp các thành phần liên kết với nhau, thể hiện qua
một phạm vi (boundary) xác định, hoạt động kết hợp với nhau nhằm đạt đến những mục
đích xác định. Một hệ thống gồm có 9 đặc điểm:
Thành phần (components): một hệ thống được hình thành từ một tập hợp các
thành phần. Một thành phần là một phần đơn giản nhất hoặc là một sự kết hợp của những
phần khác nhau còn được gọi là hệ thống con (subsystem). Việc xem một hệ thống như
một tập hợp các thành phần giúp chúng ta có thể sửa đổi hoặc nâng cấp hệ thống bằng
cách thay đổi các thành phần riêng lẽ mà không cần phải thay đổi hoặc làm ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ thống.
Liên kết giữa các thành phần (inter-related components): một chức năng hay
hoạt động của một thành phần liên kết một cách nào đó với các chức năng hay hoạt động
của những thành phần khác. Nói cách khác, đây chính là sự phụ thuộc của một hệ thống
con vào một hệ thống con khác. Ví dụ, trong hệ thống cửa hàng nước giải khát, phòng
bán hàng không thể giao hàng nếu không biết được số tồn kho được báo cáo từ kho (xem
một bộ phận như là một thành phần)
Ranh giới (boundary): hệ thống luôn có một ranh giới xác định phạm vi hệ
thống. bên trong ranh giới chứa đựng tất cả các thành phần, ranh giới giới hạn phạm vi
của hệ thống, tách biệt hệ thống này với những hệ thống khác. Các thành phần bên trong
phạm vi có thể bị thay đổi trong khi đó các sự vật bên ngoài hệ thống đó không thể bị
thay đổi.
Mục đích (purpose): tất cả các thành phần trong hệ thống hoạt động với nhau để
đạt được những mục đích toàn cục của hệ thống. mục đích này chính là lý do để tồn tại hệ
thống.
Môi trường (environment): hệ thống luôn tồn tại bên trong môi trường của nó, là
mọi thứ bên ngoài ranh giới tác động lên hệ thống, trao đổi với hệ thống, tạo đầu vào cho
hệ thống cũng như tiếp nhận đầu ra của hệ thống. Ví dụ, khách hàng
Giao diện (interfaces): là nơi mà hệ thống trao đối với môi trường.
Đầu vào (input): tất cả các sự vật cung cấp cho hệ thống từ môi trường. ví dụ;
nước giải khát mua về từ nhà cung cấp, tiền mặt thu về từ khách hàng, tài sản trang thiết
bị mua từ nhà cung cấp,
Đầu ra (output): tất cả các sự vật mà hệ thống gởi tới môi trường, đây chính là
kết quả vận hành của hệ thống. Một đầu ra của hệ thống luôn xác định các đối tượng môi
trường mà hệ thống gởi tới. Ví dụ, nước giải khát bán cho khách hàng, tiền mặt thanh
toán cho nhà cung cấp, bảng giá gới tới khách hàng,
147 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Phần 1) - Phạm Nguyễn Cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuế, bảo hiểm và các thông tin khác về nhân viên.
VI.2.2. Các nguồn phần mềm
Chúng ta có thể phân nhóm các đơn vị sản xuất phần mềm thành bốn loại chính: nhà sản
xuất phần cứng, đơn vị sản xuất phần mềm đóng gói, đơn vị sản xuất phần mềm theo
khách hàng, các giải pháp tổng thể, nhóm phát triển nội bộ của đơn vị.
Đơn vị sản xuất phần cứng: vì các đơn vị này đa số là sản xuất luôn phần mềm và phát
triển giải pháp hệ thống. Đi kèm với việc cung cấp phần cứng là các sản phẩm
middleware, hệ điều hành, Ví dụ: IBM, Microsoft, Hitachi, Fujitsu, NEC, Oracle,
SAP, Novell, Digital,
Phần mềm đóng gói: là các đơn vị sản xuất phần mềm đóng gói và bán ra thị trường với
số lượng lớn bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau từ các ứng dụng phổ biến đến đặc thù. Ví
dụ: phần mềm đóng gói kế toán: IAS, FAST, Quicken, QuickBook, hoặc các phần
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 4 – Xác định yêu cầu hệ thống
94
mềm đóng gói quản lý nhân sự, tính lương,Các phần mềm đóng gói này gồm 2 loại:
loại thứ nhất là không thể thay đổi cho những đặc thù riêng biệt hoặc theo từng nhu cầu
các nhân, mà chỉ nâng cấp phiên bản khi tập hợp được nhiều yêu cầu từ thay đổi từ nhiều
người dùng khác nhau. Loại thứ hai có thể bổ sung hoặc mở rộng bởi nhà phát triển hoặc
bởi người dùng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cụ thể của từng đơn vị.
Một số tiêu chuẩn để chọn lựa phần mềm đóng gói so với một phương án phần mềm khác
như sau:
- Chi phí: so sánh chi phí mua phần mềm bao gồm luôn chi phí nâng cấp,
phí bản quyền hàng năm với chi phí để phát triển, bảo trì.
- Tính năng: đánh giá các tính năng của phần mềm đóng gói có thể đáp ứng
được các yêu cầu theo từng loại: loại bặt buộc, loại chính yếu và loại mong
muốn.
- Dịch vụ hỗ trợ: số lượng dịch vụ hỗ trợ và cách thức hỗ trợ của nhà cung
cấp. Dịch vụ hỗ trợ có thể từ cài đặt phần mềm, huấn luyện sử dụng, và
cung cấp các trợ giúp khi có vấn đề phát sinh sau khi cài đặt.
- Khả năng tồn tại và phát triển của nhà cung cấp: khả năng hoạt động để
tồn tại, tiềm năng phát triển của đơn vị cung cấp phần mềm đóng gói, điều
này đảm bảo các dịch vụ, nâng cấp phần mềm cho đơn vị.
- Tính uyển chuyển của phần mềm: dể sử dụng, mức độ có thể thay đổi các
chức năng của phần mềm, việc thay đổi này có phù hợp với các thay đổi
của đơn vị không? Chi phí thay đổi như thế nào?
- Tài liệu của phần mềm: tài liệu hướng dẫn, tài liệu cài đặt. Nội dung trình
bày: dễ đọc, dễ hiểu.
- Thời gian đáp ứng: thời gian mà phần mềm có thể đáp ứng được hoạt động
công việc được đưa ra.
- Dễ dàng cài đặt: mức độ khó khăn để cài đặt và đưa phần mềm vào sử
dụng.
Các nhà sản xuất theo đặt hàng: là các đơn vị phần mềm chuyên phát triển phần mềm
trọn gói theo đặt hàng của khách hàng. Khi một khách hàng có nhu cầu phát triển hệ
thống mới mà không có nhân lực có chuyên môn để phát triển phần mềm thì có thể đặt
hàng cho những đơn vị này để phát triển.
Các giải pháp tổng thể: là các giải pháp phần mềm tổng thể trên hầu hết các lãnh vực
của đơn vị, nó cũng được gọi là giải pháp doanh nghiệp hoặc các hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Các phần mềm này là một tập hợp các module tích hợp.
Các module này đi đôi với các chức năng truyền thống, cụ thể như là:
- Quản trị quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship
Management): quản trị khách hàng, quản lý chiến dịch: nghiên cứu thị
trường, khuyến mãi quảng cáo. Quản lý bán hàng: bán hàng truyền thống,
thương mại điện tử (B2B, B2C), giao tiếp khách hàng. Quản lý chăm sóc
khách hàng: các khiếu nại khách hàng, các dịch vụ cung cấp cho khách
hàng. Quản lý vùng: quản lý thông tin về khu vực bán hàng, khu vực
khách hàng.
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 4 – Xác định yêu cầu hệ thống
95
- Quản trị nguồn nhân lực (HRM – Human Resource Management): quản lý
thông hồ sơ nhân viên, quản lý chấm công và lương, quản lý hoạt động và
đánh giá nhân viên.
- Quản lý cung ứng (SCM – Supply Chain Management): Quản lý nhu cầu
tài chính và vật tư, quản lý nguồn cung, quản lý hỗ trợ đáp ưng đơn
hàng,
- Hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP – Manufacturing Resource
Planning): kế hoạch sản xuất, điều hành sản xuất, nguyên liệu, máy móc,
nhân lực,
- Quản lý tài chánh (FRM- Financial Resource Management): ngân sách tài
chính, hoạch định sử dụng tài chính, kế toán.
Sự khác biệt chính của một giải pháp tổng thể so với các giải pháp đơn lẽ là các module
được tích hợp với nhau nhằm đáp ứng các tiến trình nghiệp vụ chung thay vì từng lãnh
vực riêng biệt. Ví dụ: quản lý một đơn hàng có thể được phân chia thành nhiều lãnh vực
riêng biệt liên quan đến nhiều phòng ban. Phòng bán hàng thì quản lý việc lập đặt hàng,
kho thì quản lý việc giao hàng cho đơn hàng còn phòng kế toán thì lại quản lý và theo dõi
thanh toán đơn hàng. Tất cả các nghiệp vụ đơn này sẽ được tích hợp trong một tiến trình
chung của đơn đặt hàng và giải pháp tổng thể là giải pháp cho cả đơn đặt hàng thay vì
từng lãnh vực riêng lẽ.
Hình 41. Giải pháp tổng thể ERP (Enterprise Resource Planning)
Ưu điểm
- Tạo ra một giải pháp hệ thống đồng bộ theo cách tiếp cận một kho dữ liệu
chung cho tất cả các thành phần của hệ thống. Điều này hạn chế được sự
dư thừa trùng lắp và tạo ra sự nhất quán trong dữ liệu hệ thống.
CRM
FRM
HRM
MRP
SCM
ERP
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 4 – Xác định yêu cầu hệ thống
96
- Tính uyển chuyển của các module: các module có thể thêm vào hệ thống
một cách dễ dàng một khi hệ thống cơ bản đã thành lập, các module thêm
vào cũng dễ dàng tích hợp với hệ thống đã tồn tại.
Nhược điểm
- Hệ thống sẽ rất phức tạp, do đó việc triển khai sẽ mất nhiều thời gian.
- Bởi vì hệ thống rất phức tạp nên đơn vị không cần thiết hoặc không thể
đầu tư để chuyên môn hóa và phát triển đội ngũ nhân lực phát triển hệ
thống của mình. Do đó, tất cả mọi thứ đều phải dựa vào các chuyên viên tư
vấn bên ngoài hoặc các đơn vị cung cấp phần mềm. Điều này dẫn đến chi
phí cao.
Một số nhà cung cấp giải pháp tổng thể nối tiếng như là SAP AG (công ty của Đức,
1972), PeopleSoft (công ty của Mỹ, 1987), Baan (công ty của Hà Lan, 1978), Oracle,
IBM,
Phát triển nội bộ: là việc sử dụng đội ngũ phát triển phần mềm của chính đơn vị. Việc
phát triển này không nhất thiết đội ngũ này phải tham gia hết tất cả các giai đoạn. Có thể
đội ngũ này chỉ tham gia một vài giai đoạn như là: phân tích, thiết kế, phần lập trình
chuyển giao ra bên ngoài. Hoặc chỉ giai đoạn phân tích, các giai đoạn còn lại chuyển giao
bên ngoài,
Bảng so sánh bốn nguồn phần mềm khác nhau
Nhà sản xuất Nguồn phần
mềm ứng
dụng
Khi nào thì chọn Các yêu cầu của nhân
viên bên trong
Nhà sản xuất phần
cứng
Tổng quát
thì không
Phần mềm hệ thống và
các tiện ích
Thay đổi khác nhau
Nhà sản xuất phần
mềm đóng gói
Có Khi cần công việc hỗ trợ
tổng quát
Một vài nhân viên
HTTT và người dùng
để xác định yêu cầu và
đánh giá phần mềm
đóng gói
Nhà sản xuất phần
mềm theo đặt hàng
Có Khi công việc đòi hỏi hỗ
trợ đặc thù, hệ thống
không thể được xây dựng
nội bộ
Nhân viên có thể cần
thiết, tùy thuộc vào ứng
dụng
Nhóm phát triển
nội bộ
Có Khi các nguồn lực và
nhân viên có sẵn và hệ
thống phải được xây
dựng từ đầu
rất cần thiết và số
lượng có thể thay đổi
VI.3 Phương pháp chọn lựa
Một phương pháp có thể sử dụng để chọn lựa phương án được mô tả như sau:
Điều kiện Trọng
số
Phương án A Phương án B Phương án C
Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 4 – Xác định yêu cầu hệ thống
97
Yêu cầu
Y1
30
5
150
Y2 20 3 60
50 210
Ràng buộc
R1
40
4
160
R2 10 4 40
50 200
Tổng 100 410
Chúng ta đánh trọng số của tất cả các yêu cầu và các ràng buộc ngang nhau trong cột
trọng số (tổng 50 và 50, nếu chúng ta xem tầm quan trọng của yêu cầu và ràng buộc
ngang nhau), chúng ta có thể thay đổi tỉ lệ trọng số khác nhau. Sau đó chúng ta gán trọng
số cho từng yêu cầu và từng ràng buộc với ý nghĩa trọng số càng lớn thì tầm quan trọng
càng lớn trong quyết định chọn lựa.
Kế tiếp, chúng ta gán hệ số tỉ lệ cho tất cả các yêu cầu và ràng buộc của tất cả phương án,
tỉ lệ có giá trị từ 1 đến 5. Tỉ lệ này cho biết mức độ mà phương án đáp ứng yêu cầu hoặc
không vi phạm ràng buộc, tỉ lệ càng lớn thì mức độ đáp ứng càng cao hoặc ràng buộc
càng thoả mãn. Tiếp theo chúng ta nhân cột trọng số với cột tỉ lệ để tạo ra cột điểm. Cuối
cùng cộng tổng giá trị cột điểm cho từng phương án. Tổng giá trị điểm này là cơ sở để
chọn lựa, phương án được chọn là phương án có tổng cột điểm lớn nhất.
Bảng trọng số 3 phương án của hệ thống quản lý cửa hàng NGK như sau:
Điều kiện Trọng
số
Phương án A Phương án B Phương án C
Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm
Yêu cầu
Y1 Y6
25
5 125 5 125
5 125
Y7 8 4 32 5 40 5 40
Y8 7 1 7 4 28 5 35
Y9 5 1 5 3 15 5 25
Y10 3 1 3 1 3 4 12
Y11 2 1 2 1 2 4 8
50 174 213 245
Ràng buộc
R1
20
5 100 5 100
1 20
R2 10 5 50 4 40 2 20
R3 8 5 40 3 24 2 16
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 4 – Xác định yêu cầu hệ thống
98
R4 7 5 35 5 35 2 14
R5 5 5 25 5 25 4 20
50 250 224 90
Tổng 100 424 437 335
Với cách đánh trọng số như vậy các yêu cầu loại bắt buộc (Y1Y6) chiếm một nữa cho
thấy tầm quan trọng của nó trong hệ thống mới. Các yêu cầu Y7, Y8, Y9 cũng có tầm
quan trọng rất lớn (20) đây cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả so sánh của các
phương án. Ngược lại, các yêu cầu Y10, Y11 không cấp thiết đối với nhu cầu hiện hành,
hệ thống có thể hoạt động tốt mà không có các yêu cầu này, do đó trọng số của nó không
ảnh hưởng lắm đến kết quả so sánh. Trong khi đó, ràng buộc R1 được xem là ưu tiên một,
và nếu phương án nào không thoả ràng buộc này thì khó để được chọn, phương án có số
điểm thoả ràng buộc lớn nhất là phương án A.
Trong bảng trọng số trên cho thấy phương án có tổng điểm lớn nhất là phương án B
(458), do đó phương án B là phương án khả thi nhất được chọn để thiết kế. Phương án
này không đáp ứng được các yêu cầu Y1, Y2, Y3 và ràng buộc về thời gian vẫn còn rũi ro
(thời gian có thể kéo dài thêm). Trong khi phương án A cũng có tổng điểm khá lớn (424),
nhưng xét về mức độ đáp ứng yêu cầu thì phương án này có điểm khá thấp (174), chênh
lệch lớn so với 2 phương án khác. Phương án đáp ứng yêu cầu tốt nhất là phương án C
(233), nhưng phương án này có điểm ràng buộc rất thấp (90) và chứng tỏ nó vi phạm rất
nhiều ràng buộc.
Sau khi đã chọn lựa phương án thiết kế, chúng ta phải cập nhật lại phương án vào tài liệu
mô tả hệ thống. Do phương án được chọn gần như phù hợp với phương án ban đầu đưa ra
nên việc cập nhật này rất ít. Nếu phương án được chọn không phù hợp với phương án đưa
ra thì các thay đổi có thể: đánh giá khả thi, yêu cầu, phạm vi, nhân sự, công nghệ, thời
gian thực hiện. Những thay đổi này phải được điều chỉnh lại trong tài liệu mô tả hệ thống.
Tài liệu và phương án này dùng để tiếp tục chuyển xuống giai đoạn thiết kế.
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
99
Chương 5 MÔ HÌNH HOÁ XỬ LÝ HỆ THỐNG
Sau khi đã tìm hiểu, đánh giá và xác định yêu cầu hệ thống chúng ta có thể mô hình hoá
yêu cầu nhắm mục đích biểu diễn yêu cầu mới về hệ thống môt cách trực quan. Trong
giai đoạn phân tích việc mô hình hóa yêu cầu chủ yếu là biểu diễn hệ thống mới có những
gì hơn là biểu diễn hệ thống mới phải thực hiện như thế nào. Đôi khi việc mô hình hoá
phân tích hệ thống cần phải biểu diễn hệ thống hiện tại thực hiện như thế nào trước, rồi từ
hệ thống hiện tại trực quan đó có thể đánh giá và xác lập yêu cầu mới cho hệ thống.
Trong ngôn ngữ mô hình UML, các mô hình dùng để biểu diễn yêu cầu của hệ thống bao
gồm: Activity diagram, Use case diagram, Class diagram, State diagram, Thực chất
không có sự phân biệt rõ ràng giữa mô hình nào dùng để phân tích và mô hình nào dùng
để thiết kế, Ở đây, bất kỳ mô hình nào chúng ta dùng ở phân tích thì chủ yếu làm rõ hệ
thống có những gì hơn là hệ thống hoạt động như thế nào. Sau đây chúng ta lần lượt được
giới thiệu một số mô hình.
I. Biểu diễn hoạt động hệ thống
Mô hình hoá thực chất là giải quyết bài toán trực quan hoá hệ thống dưới một hình thức
đơn giản, đúng với tiêu điểm đặt ra nhằm giúp cho người tiếp cận dễ hiểu và dễ làm việc.
Mô hình hoá hệ thống còn được gọi là mô hình hoá tác nghiệp hệ thống (Business Process
Modeling), mục đích là kết hợp với việc khảo sát hiện trạng, phân tích viên có thể biểu
diễn hoạt động hiện hành của hệ thống, các hoạt động này có thể thủ công, có thể tự động
sử dụng một phần mềm, do một ai đó thực hiện, bằng một phương tiện hoặc phương pháp
cụ thể. Về dữ liệu thông tin sẽ được lưu trữ ở đâu, bởi hình thức gì (sổ sách, đĩa cứng,
email, fax,) tất cả những nội dung này phải được làm rõ ở giai đoạn này.
Thông thường các yếu tố chính phát sinh trong một hệ thống sẽ được làm rõ bằng việc mô
hình hoá trả lời cho các câu hỏi sau liên quan đến hệ thống: Who? What? When? Where?
Why and How?
Sơ đồ biểu diễn trao
đổi, tương tác
Sơ đồ biểu diễn tổ
chức
Sơ đồ vị trí hệ
thống
Sơ đồ biểu diễn sự
kiện
Sơ đồ biểu diễn
dòng công việc
Sơ đồ xử lý hệ
thống
Sơ đồ biểu diễn đối
tượng
Sơ đồ biểu diễn
mục đích
Who? Where?
When?
What?
How?
Why?
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
100
Hình 42. Một sơ đồ biểu diễn sự liên quan giữa các câu hỏi cần phải làm rõ trong việc mô
hình hoá tác nghiệp hệ thống
Để dùng mô hình diễn đạt những câu hỏi trên của hệ thống chúng ta phải chia thành hai
giai đoạn. Giai đoạn phân tích thường dùng mô hình để trả lời cho câu hỏi “What?”, do
đó, nò biểu diễn mức trừu tượng hoá cao với mục tiêu thể hiện bản chất nội dung của hệ
thống thay vì phải phụ thuộc vào các yếu tố của một môi trường cụ thể. Giai đoạn thiết kế
thường dùng mô hình để biểu diễn chi tiết nội dung đó được cài đặt trong một môi trường
với các yếu tố cụ thể và nó sẽ trả lời cho các câu hỏi còn lại: “How, Where, When,
Who,?”. Sau đây là các mô hình mô tả hệ thống mức phân tích:
I.1 Mô hình tổ chức
Dùng để mô tả sự phân cấp vai trò của tất cả các vị trí nhân sự trong hệ thống. Mô hình tổ
chức sẽ trả lời một phần câu hỏi Who? Trong vai trò tham gia xử lý hệ thống. Cấu trúc
của mô hình tổ chức căn bản gồm hai khái niệm chính: Vai trò hoặc vị trí và liên kết trách
nhiệm. Ví dụ sau đây mô tả cấu trúc tổ chức của Cửa hàng NGK: Cửa hàng NGK chia
làm 3 bộ phận. Bộ phận Kho có hai vai trò là thủ kho chịu trách nhiệm chính quản lý kho
và nhân viên giao hàng xử lý các công việc giao hàng cho khách hàng và nhận hàng từ
nhà cung cấp. Bộ phận kế toán chỉ có một vai trò chính là kế toán viên đảm nhận tất cả
các công việc kế toán của công ty. Bộ phận bán hàng gồm hai vai trò là trưởng phòng bán
hàng quản lý và chịu trách nhiệm chung về hoạt động bán hàng và nhân viên bán hàng
thực hiện trực tiếp việc bán hàng cho khách hàng. Thông thường một một vai trò trong sơ
đồ sẽ có một bản mô tả công việc (job description) kèm theo để qui định về trách nhiệm,
nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi,
I.2 Mô hình tương tác thông tin
Ở mức tổng quát, mô hình tương tác thông tin giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn
cảnh về sự trao đổi thông tin dữ liệu giữa các thành phần đối tượng liên quan đến hoạt
động của hệ thống. Trong quá trình mô hình hoá mô hình này giúp cho tiếp cận hiểu được
tổng quan về luồng thông tin của hệ thống và các bộ phận con người liên quan trong hệ
thống mà bỏ qua những hoạt động chi tiết. Do đó, trong quá trình mô tả hiện trạng hệ
thống mô hình này thường được minh hoạ trong những phần đầu tiên của quá trình phân
tích. Mô hình này gồm hai khái niệm căn bản là: tác nhân (phòng ban, bộ phận, đơn
Cửa hàng trưởng
Thủ kho Kế toán viên Trưởng phòng bán
hàng
Nhân viên giao
hàng
Nhân viên bán hàng
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
101
vị,) và dòng dữ liệu7. Mô hình này cũng trả lời cho một phần câu hỏi Who? Và sau đây
là ví dụ tương tác thông tin của hệ thống quản lý yêu cầu sách Nhà khoa học:
Hình 43. Sơ đồ tương tác thông tin giữa các thành phần của cửa hàng NGK
II. Mô hình dòng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram)
Mô hình hoá xử lý là một quá trình trong giai đoạn phân tích hệ thống thông tin. Việc mô
hình hoá này nhằm biểu diễn trực quan bằng sơ đồ hoạt động xử lý của hệ thống với mục
tiêu giúp cho các thành viên (người phát triển, khách hàng, nhà tài trợ,) có thể hiểu về
bản chất hoạt động của hệ thống. Đối tượng quan tâm của quá trình phân tích xử lý là các
hoạt động hay xử lý thông tin và các dòng dữ liệu giữa các hoạt động này. Kết quả của
giai đoạn này là các lược đồ chức năng (functional schema) của toàn bộ hệ thống hoặc
một số lãnh vực hoặc thành phần của hệ thống.
Có rất nhiều mô hình có thể dùng để biểu diễn hoạt động xử lý của hệ thống. Một số tập
trung vào dữ liệu và dòng dữ liệu giữa các xử lý, một số khác thì tập trung đồng bộ hoá
các xử lý (synchronization), điều kiện trước (pre-condition) và điều kiện sau (post-
condition) của các hoạt động.
Trong phần này chúng ta sẽ làm quen với một mô hình đơn giản nhưng hiệu quả (chỉ có 4
khái niệm căn bản) là sơ đồ dòng dữ liệu (DFD- Data Flow Diagram)
II.1 Đặc trưng
Mô hình DDL (dòng dữ liệu) có các đặc trưng sau:
- Thuộc trường phái phân tích cấu trúc
- Tiếp cận chủ yếu theo hướng từ trên xuống: xem các hoạt động xử lý như hộp đen và
quan tâm đến việc lưu trữ và xử lý thông tin giữa các hộp đen này
- Mặc dù DDL biểu diễn cả xử lý lẫn dữ liệu hệ thống, nhưng chú ý đến xử lý hơn là dữ
liệu
7 Xem chương 2 trong phần “Một số mô hình tiêu biểu” để hiểu thêm chi tiết về ví dụ liên quan đến hoạt
động bán hàng của cửa hàng NGK
Bộ phận bán
hàng
Kho
Kế toán Khách hàng Đơn vị cung
cấp
Đơn đặt hàng +
thông tin mua lẽ
Đơn đặt hàng cần
giao
Thông tin bán hàng
+ thanh toán hằng
ngày
Hoá đơn giao hàng
Hoá đơn giao hàng
Đơn đặt mua hàng
Hoá đơn nhập hàng
từ nhà cung cấp
Thanh toán đơn hàng
Tthanh toán
cho nhà cung
cấp
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
102
- Gồm các nhóm phương pháp chính như sau: Tom DeMarco, Yourdon & Constantine,
Gane & Sarson
II.2 Các khái niệm
Mô hình DDL bao gồm 4 khái niệm chính: xử lý (process), dòng dữ liệu (data flow), kho
dữ liệu (data store) và đầu cuối (terminal).
Khái niệm Ký hiệu (DeMarco
& Youdon)
Ký hiệu (Gane &
Sarson)
Ý nghĩa
Ô xử lý
Một trong các hoạt động bên
trong HTTT
Dòng dữ liệu Sự chuyển đổi thông tin giữa
các thành phần
Kho dữ liệu
Vùng chứa dữ liệu, thông tin
trong HTTT
Đầu cuối
Một tác nhân bên ngoài
HTTT
a. Xử lý
Định nghĩa: xử lý là một hoạt động xử lý bên trong hệ thống thông tin. Thông thường
một xử lý có thể tạo mới, sử dụng, cập nhật hay huỷ bỏ thông tin. Trường hợp một xử lý
không tạo mới hay huỷ bỏ thông tin thì nó sẽ chuyển đổi dữ liệu từ dòng dữ liệu vào
thành dữ liệu của dòng dữ liệu ra.
Ký hiệu:
Tên: tên của xử lý thường là động từ (cho biết làm gì) kèm theo bỗ ngữ (cho biết cái gì)
Ví dụ:
Tên xử lý
Số thứ tự
Tđ + bỗ ngữ (what)
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
103
b. Dòng dữ liệu
Định nghĩa:
Dòng dữ liệu biểu diễn sự di chuyển dữ liệu, thông tin từ thành phần này đến thành phần
khác trong mô hình dòng dữ liệu. Các thành phần là xử lý, kho dữ liệu, dòng dữ liệu.
Dòng dữ liệu không bao hàm ý nghĩa rộng như dòng điều khiển kích hoạt một xử lý khác
mà chỉ đơn thuần dùng để biểu diễn nội dung dữ liệu thông tin di chuyển từ một thành
phần đến một thành phần
Ký hiệu:
Tên:
Ví dụ:
Trong ví dụ trên dòng dữ liệu thông báo ngày giao hàng phải được hiểu là mang nội dung
thông báo về ngày giao hàng chứ không được hiểu là một dòng điều khiển điều khiển xử
lý khác hay là một hoạt động thông báo.
c. Kho dữ liệu
Lập hoá đơn
1
Tính tồn kho
vật tư
2
Tồn vật tư
3
Sai cách đặt
tên
Tên dòng dữ liệu
Tên dòng dữ liệu = nội dung dữ liệu di
chuyển thông thường là cụm danh từ
Tính tồn kho
nguyên vật
liệu
1
Lập phiếu đặt
mua nguyên
vật liệu
2
Báo cáo tồn kho
Hoá đơn
Hoặc
Thông báo ngày giao hàng
Thông tin thanh toán
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
104
Định nghĩa: dùng để biểu diễn vùng chứa thông tin, dữ liệu bên trong hệ thống thông tin.
Các vùng chứa thông tin này thường thể hiện dưới các hình thức khác nhau: sổ sách, hồ
sơ, bảng tra cứu, tập phiếu bằng giấy, tập tin lưu trữ, cơ sở dữ liệu, tập tin trung gian,
Lợi ích của kho dữ liệu:
- Cho phép nhiều đối tượng xử lý có thể đồng thời truy xuất dữ liệu lưu trữ
- Cần thiết phải lưu lại dữ liệu để cho các xử lý sau cần tới
Ký hiệu:
Tên:
Ví dụ:
d. Đầu cuối
Định nghĩa: dùng để biểu diễn một thực thể bên ngoài giao tiếp với hệ thống. Do đó, đầu
cuối được dùng để biểu diễn các thực thể môi trường của HTTT đang xét.
Chú ý, các đầu cuối có sự độc lập nhất định với HTTT đang xét, chúng ta không thể thay
đổi tổ chức và các hoạt động bên trong đầu cuối. Một số đầu cuối có thể là:
- Tập các đối tượng con người: khách hàng, nhà cung cấp,
- Tổ chức khác có giao tiếp với HTTT đang xét như là: ngân hàng, công ty,
- Hệ thống khác: ví dụ khi chúng ta đang giới hạn phạm vi của hệ thống đang xét là các
hoạt động của phòng kinh doanh thì hệ thống kế toán có thể là một đầu cuối bởi vì hệ
thống này có trao đổi dữ liệu với phòng kinh doanh và nằm ngoại phạm vi đang xét
-
Ký hiệu
Tên
Ví dụ
Tên kho dữ liệu
Tên kho dữ liệu = danh từ (cụm
danh từ)
Hoá đơn Sổ nhật ký Danh sách KH
Tên đầu cuối
Tên đầu cuối = danh từ (cụm danh từ)
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
105
II.3 Các tình huống và qui định liên quan đến các khái niệm
- Dòng dữ liệu và kho dữ liệu:
Dòng dữ liệu đi vào kho dữ liệu: biểu diển việc cập nhật dữ liệu (dòng d1)
Dòng dữ liệu ra khỏi kho dữ liệu: biểu diễn việc khai thác dữ liệu của kho dữ liệu đó
(dòng d2)
- Dòng dữ liệu và đầu cuối:
Dòng dữ liệu xuất phát từ đầu cuối chính là nguồn cung cấp dữ liệu, thông tin cho hệ
thống (d1)
Dòng dữ liệu đi đến đầu cuối mô tả nguồn dữ liệu, thông tin đầu ra của hệ thống (d2)
- Dòng dữ liệu và xử lý:
Khách hàng Nhà cung cấp
Ngân hàng Phòng kế toán
Hệ
thống
D
d1
d2
T1 d1 T2 d2
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
106
Một xử lý phải có ít nhất một dòng dữ liệu vào và một dòng dữ liệu ra, nếu không, nó
phải được biểu diễn như là một đầu cuối. Hình trên cho biết (a) và (b) không hợp lệ.
- Kho dữ liệu
Dữ liệu không thể di chuyển từ một kho dữ liệu này đến một kho dữ liệu khác. Dữ liệu
phải được di chuyển bởi một ô xử lý
Dữ liệu không thể đi trực tiếp từ một đầu cuối đến kho dữ liệu và ngược lại. Tất cả phải
thông qua một ô xử lý nhận dữ liệu từ đầu cuối và lưu vào kho dữ liệu hoặc ngược lại.
- Đầu cuối
Dữ liệu không thể di chuyển trực tiếp từ một đầu cuối này đến một đầu cuối khác mà phải
thông qua một ô xử lý của hệ thống nếu nó liên quan đến phạm vi hệ thống đang xét. Nếu
không, dòng dữ liệu không được đưa vào mô hình.
- Dòng dữ liệu:
P1
P2
P1
(a) (b)
(c)
T1 T2 T1 T2 P1
T D T D P1
D1
D2
D1
D2
P1
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
107
Dòng dữ liệu chỉ có một hướng duy nhất đi từ một thành phần đến một thành phần. Mặc
dù trong quá trình cập nhật vào kho dữ liệu đôi khi phải đọc dữ liệu trước rồi mới thực
hiện cập nhật, tình huống này phải biểu diễn thành 2 dòng dữ liệu: một dòng đọc và một
dòng cập nhật bởi vì nó xãy ra trong những thời điểm khác nhau.
Một tình huống phân nhánh của dòng dữ liệu có nghĩa rằng chính xác cùng một nội dung
dữ liệu từ một vị trí đi tới hai hay nhiều vị trí khác nhau.
Một dòng dữ liệu kết hợp mô tả chính xác cùng một nội dung dòng dữ liệu nhưng cùng
đến từ hai vị trí khác nhau.
Ví dụ: tìm các dòng dữ liệu trong mô hình sau không hợp lệ
P1
P2
P3
B
A
P1
P2
P3
A
A
P1
P2
P3
B
A
P1
P2
P3
A
A
P1
D
P1
D
Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu
108
Các dòng dữ liệu (3). (4), (5), (8), (11) là không hợp lệ
II.4 Các hạn chế của mô hình DFD:
- Không mô tả được sự đồng bộ trong xử lý
- Không biểu diễn được các yếu tố thời gian, không gian: không có các ký hiệu để chỉ
ra mặt thời gian thực hiện xử lý cũng như không gian là nơi xãy ra xử lý.
- Không mô tả được biến cố trong hệ thống: ví dụ, cuối thánh tính lương, cuối ngày
kiểm kê tồn kho,
- Không biểu diễn được vài trò thực hiện xử lý, không biểu diễn được trách nhiệm liên
đới.
II.5 Ví dụ về mô hình DFD
Mô hình DFD sau đây minh hoạ cho hoạt động xử lý của cửa hàng NGK liên quan đến
nghiệp vụ đặt mua NGK từ nhà cung ứng
T1
T2
P1 P2
D1 D2
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6) (7)
(8)
(9)
(10)
(11)
P1
P2
P3
Không biểu diễn được P3 chỉ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phan_tich_thiet_ke_he_thong_thong_tin_phan_1_pham.pdf