Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt

Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong 07 bài

như sau:

Bài 1. Phòng trừ cỏ dại hại sầu riêng, măng cụt

Bài 2. Phòng trừ sâu hại sầu riêng

Bài 3. Phòng trừ sâu hại măng cụt

Bài 4. Phòng trừ bệnh hại sầu riêng

Bài 5. Phòng trừ bệnh hại măng cụt

Bài 6. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Bài 7. Phòng trừ dịch hại tổng hợp

pdf80 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhiều nhất. 58 Không pha thuốc với lượng nước ít hơn hoặc cao hơn khuyến cáo, thuốc sẽ giảm khả năng tiếp xúc với dịch hại hoặc bị giảm nồng độ dẫn đến làm giảm hiệu quả phòng trừ dịch hại. Tùy theo tình hình dịch hại, giai đoạn phát triển của dịch hại, giai đoạn phát triển của cây trồng để chọn liều lượng thuốc BVTV cho phù hợp theo khuyến cáo. 2.3. Sử dụng đúng lúc Sử dụng thuốc khi dịch hại phát triển đến ngưỡng gây hại hay ngưỡng kinh tế; Nên dùng thuốc khi dịch hại ở giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc như thời kỳ côn trùng tuổi nhỏ (sâu tuổi nhỏ), bệnh chớm xuất hiện; Không nên phun thuốc khi trời nắng gắt, trời đang gió lớn, sắp mưa, khi cây đang trổ hoa, thụ phấn; Phun khi trời mát, lúc sáng sớm hoặc chiều mát; Tránh phun thuốc nhiều lần, loại thuốc lưu tồn lâu gây độc cho ong, chim và động vật hoang dã; Ở vùng có nuôi ong mật, nên phun thuốc nội hấp và phun vào buổi chiều khi ong đã về tổ. 2.4. Sử dụng đúng cách Là sử dụng với kỹ thuật mang lại hiệu quả phòng trừ dịch hại và hiệu quả kinh tế tối ưu nhưng ít gây hại đến môi trường và sức khỏe con người nhất. Phun đúng vị trí dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với thuốc nhiều nhất. Chọn phương pháp sử dụng thích hợp để tăng cường tính chọn lọc của thuốc. Chọn đúng công cụ phun rải thích hợp cho từng mục đích sử dụng. Thực hiện đúng kỹ thuật phun rải: Phun đúng thời điểm, không phun ngược chiều gió, không phun thuốc khi gió quá mạnh, trời sắp mưa, trời nắng gắt, đi đúng tốc độ, phù hợp với lượng nước thuốc dùng, đảm bảo lượng nước và lượng thuốc dùng. Phun kỹ không để sót. Nên dùng luân phiên các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau để giảm tác hại của thuốc đến sinh vật và môi trường, giảm khả năng hình thành tính kháng thuốc của dịch hại. Khi hỗn hợp thuốc BVTV, phải hỗn hợp đúng hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc hỏi ý kiến cán bộ chuyên môn. Thuốc đã hỗn hợp phải dùng ngay trong ngày, nếu để lâu thuốc sẽ bị giảm hiệu quả. Thuốc trừ cỏ lúa không nên phun trùng lối. 3. Các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3.1. Vận chuyển 59 Không chuyên chở thuốc BVTV chung với các vật dễ cháy nổ, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc và đồ gia dụng, không để cùng với chỗ ngồi của hành khách, chỉ chở chung với phân bón. Kiểm tra độ nguyên vẹn của bao bì thuốc trước khi đóng thùng. Khi xếp thuốc lên xe cần kiểm tra độ chắc của sàn xe và sắp xếp thuốc theo các nguyên tắc sau: + Lô hàng nặng, có bao bì vững chắc xếp ở dưới, lô hàng nhẹ xếp ở trên. + Thuốc dạng lỏng xếp ở dưới, thuốc dạng bột xếp ở trên. + Loại thuốc có độ độc cao xếp ở dưới, thuốc ít độc xếp ở trên. + Thuốc trừ cỏ xếp ở dưới, thuốc trừ sâu bệnh xếp ở trên. + Không được xếp lộn ngược các chai thuốc, các thùng hàng. + Khi xếp hàng phải chèn, lót cho chắc chắn để trong khi di chuyển, hàng hoá không bị xê dịch, bị lắc mạnh dễ gây đổ vỡ. Khi nghỉ ở dọc đường, tránh đậu xe ở sát gần chợ, quán ăn, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nơi đông người. Thuốc bị rò rỉ ra xe phải rửa sạch ngay. Kiểm tra lại các bao bì nhãn thuốc trước khi đưa vào kho. 3.2. Bảo quản Nên mua thuốc BVTV đủ sử dụng, tránh dư thừa nhiều. Không cất giữ thuốc nơi đầu gió và có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Không để gần giếng ăn hoặc kênh rạch. Nơi để thuốc không bị dột mưa, không để gần nơi nuôi gia súc. Nơi cất giữ thuốc phải xa tầm với của trẻ em và phải có khóa chắc chắn. Phải cất giữ thuốc trong bao bì kín, để ở nơi khô ráo, thoáng và mát, xa bếp nấu ăn. Không để thuốc BVTV trong nhà bếp (hình 6.6.5) Hình 6.6.5. Không được để thuốc trong nhà bếp 60 Luôn kiểm tra nơi cất giữ thuốc, không để cho thuốc bị đổ vỡ, rò rỉ ra ngoài bao bì. Nếu thuốc bị rò rỉ ra bên ngoài phải dọn dẹp sạch sẽ ngay. Không để thuốc chung với các vật dụng, lương thực thực phẩm (hình 6.6.6), thức ăn chăn nuôi, ... có thể để chung với phân bón. Hình 6.6.6. Không được đựng thuốc BVTV chung với thực phẩm Cửa hàng buôn bán thuốc phải có kho chứa thuốc, xa nơi dân cư tập trung, xa trường học, bệnh viện, chợ, xa nguồn nước sinh hoạt và phải cao ráo, không bị ngập nước. 3.2. Sử dụng Người đang bị bệnh, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em (hình 6.6.7) không được làm việc với thuốc Hình 6.6.7. Trẻ em không được phun thuốc bảo vệ thực vật Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc (hình 6.6.8) hoặc tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn về liều lượng, thời điểm sử dụng thuốc, kỹ thuật sử dụng thuốc. Hình 6.6.8. Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc 61 Có đầy đủ quần áo bảo hộ (hình 6.6.9) và công cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc. Quần áo dài, tạp dề bằng nilon hay vải không thấm ướt, mũ, khẩu trang, mắt kính. Hình 6.6.9. Mang bảo hộ khi phun Tránh để thuốc bảo vệ thực vật tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể bằng cách mang bảo hộ khi pha thuốc (hình 6.6.10). Hình 6.6.10. Mang bảo hộ khi pha thuốc Không đong và pha thuốc khi chưa trang bị đủ đồ bảo hộ (hình 6.6.11). Hình 6.6.11. Không được đong và pha thuốc bằng tay trần 62 Không để trẻ em đến gần nơi pha chế thuốc (hình 6.6.12) và vùng xử lý thuốc BVTV. Hình 6.6.12. Không được pha thuốc gần trẻ em Không ăn (6.6.13 a), uống, hút thuốc trong khi phun thuốc (hình 6.6.13 b). Hình 6.6.13. Không được ăn, hút thuốc lá khi đang phun thuốc Không phun thuốc ngược chiều gió và khi không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động (hình 6.6.14). Không phun thuốc khi có gió lớn. Khi phun thuốc nên đi vuông góc với chiều gió. Hình 6.6.14. Không phun thuốc ngược chiều gió a b 63 Không đi phun rải thuốc vào lúc trời nắng nóng (hình 6.6.15) Hình 6.6.15. Không phun thuốc lúc trời nắng gắt Ngừng phun thuốc ngay khi phát hiện bình phun rò rỉ. Xả van khí trong bình bơm. Đổ nước thuốc ra xô và tìm cách khắc phục. Khi vòi phun bị tắc, cần lên bờ, đến nơi sạch cỏ, tháo vòi, rửa sạch. Nếu kiểm tra thấy vòi bị tắc, cần lấy cọng cây mềm để thông (hình 6.6.16 a), không dùng miệng thổi thông vòi (hình 6.6.16 b). Hình 6.6.16 a. Thông vòi phun bằng cỏ mềm Hình 6.6.16 b. Không được dùng miệng thông vòi phun Phải có biển cảnh báo, không cho người và gia súc vào khu vực mới phun rải thuốc xong. Không đổ nước thuốc dư trong bình phun, hoặc rửa bình phun sau khi sử dụng xong và các dụng cụ pha thuốc xuống kênh rạch (hình 6.6.17), nguồn nước đang dùng sinh hoạt hoặc nuôi thủy sản. 64 Hình 6.6.17. Không được đổ thuốc thừa và rửa bình xuống sông rạch Không dùng bao bì đựng thuốc để đựng thực phẩm, nước uống hoặc làm việc khác (hình 6.6.18). Hình 6.6.18. Không được dùng vỏ chai thuốc làm phao giăng lưới Trong lúc phun thuốc, nếu quần áo đang mặc bị dính thuốc phải thay quần áo khác để tránh thuốc thấm vào cơ thể. Tắm, giặt quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ lao động bằng xà phòng, thay quần áo mới, sạch (hình 6.6.19). Hình 6.6.19. Vệ sinh sau khi phun thuốc Không để chung quần áo bảo hộ với quần áo thường mặc và không để quần áo, công cụ phòng hộ trong kho chứa thuốc. Đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc. 4. Vệ sinh sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 65 4.1. Vệ sinh dụng cụ Sau phun thuốc phải rửa thiết bị phun rải sạch sẽ, đúng cách như sau: + Pha xà bông vào nước. + Đổ nước xà bông vào bình phun, đóng nắp và lắc bình, đổ nước xà bông ra xô và làm lại cho sạch. + Tháo rời từng bộ phận, dùng bàn chải mềm rửa sạch, thông vòi phun bằng nước xà phòng và nước sạch (hình 6.6.20). Hình 6.6.20. Rửa vòi phun + Rửa bên ngoài bình phun bằng nước xà phòng và nước sạch. + Úp bình phun đến khi ráo nước + Cất bình phun vào kho Lưu ý: Không để bình phun bừa bãi khi làm việc hay khi bảo quản. 4.2. Vệ sinh môi trường xung quanh Dọn bao bì, chai thuốc vào một chỗ và tiêu hủy theo cách sau: + Nếu là bao bì bằng giấy thì cho xuống hố rồi đốt + Nếu bằng nhựa nhưng trên nhãn có chỉ dẫn là không được đốt thì phải đập vỡ, đâm thủng rồi chôn xuống đất. Nếu thuốc đổ vãi thì phải: + Mang bảo hộ lao động khi xử lý. + Rắc mùn cưa, tro, đất bột hoặc cát lên trên vị trí thuốc bị đổ ra. + Thu gom thuốc đổ vãi và vật dụng xử lý cho vào túi nhựa và tiến hành tiêu hủy, để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. 4.3. Vệ sinh thân thể Sau khi phun rải thuốc BVTV xong, người làm việc với thuốc phải: + Cởi bỏ ngay bộ đồ bảo hộ lao động. + Tắm gội sạch sẽ bằng xà phòng và thay quần áo sạch. 66 + Giặt sạch và phơi khô đồ bảo hộ lao động (hình 6.6.21). Hình 6.6.21. Phơi đồ bảo hộ lao động + Thay quần áo sạch trước khi nghỉ ngơi, ăn uống. 5. Sơ cứu 5.1. Đường xâm nhập của thuốc BVTV vào cơ thể con người Người bị ngộ độc thuốc BVTV có thể do: Nuốt phải thuốc; hít phải thuốc; thuốc dính vào da. 5.2. Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV Biểu hiện chung: Khó chịu, yếu sức. Toàn thân: Mệt mỏi, yếu sức, khó chịu, sốt nóng hoặc rét lạnh. Da: ngứa, tẩy đỏ, nóng rát, đổ mồ hôi. Mắt: Ngứa, viêm đỏ, chảy nước mắt, mờ và nhìn không rõ, có trường hợp đồng tử co hoặc giãn. Hệ hô hấp: Hắt hơi, chảy nước mũi, ho, đau ngực, khó thở, khò khè. Hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, cử động rối loạn, cơ bắp co giật, bồn chồn, đi không vững, bất tỉnh. Hệ tiêu hóa: Miệng và họng bị nóng rát, ra nhiều nước dãi, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, co thắt dạ dày, tiêu chảy. 5.3. Các biện pháp sơ cứu khi nhiễm thuốc BVTV - Đưa nạn nhân ra xa nơi nhiễm thuốc - Cởi bỏ quần áo bị nhiễm thuốc - Rửa sạch thuốc dính ở da, tóc và mắt + Dùng nước sạch và xà phòng rửa sạch vùng da và tóc bị dính thuốc, không dùng bàn chải hoặc vật cứng chà sát làm tróc da. Sau đó dùng vải mềm lau khô. 67 + Không được dụi mắt và không nhỏ thuốc đau mắt. Chỉ rửa mắt bằng cách: mặt ngửa và nghiêng về phía bên mắt định rửa, dùng nước sạch rửa liên tục từ 15 - 20 phút rửa dưới vòi nước chảy liên tục trong 10 phút, sau đó dùng khăn mềm hoặc giấy thấm lau nhẹ. - Sơ cứu + Đặt nạn nhân nằm nghiêng + Kiểm tra thân nhiệt, nếu nạn nhân bị lạnh thì đắp mềm mỏng và nóng quá thì dùng khăn mềm thấm nước lạnh lau. + Nếu nạn nhân ăn, uống phải thuốc BVTV, gây nôn mửa như sau: Pha 03 muỗng cà phê muối ăn với một ly nước chín cho nạn nhân uống và sau đó yêu cầu nạn nhân há miệng, dùng ngón tay kích thích lưỡi gà; hoặc dùng ngón tay trỏ kích thích lưỡi gà của nạn nhân. + Nếu nạn nhân ăn uống phải thuốc chứa Asen hoặc thủy ngân, gây nôn bằng dung dịch lòng trắng trứng gà hoặc cho uống sữa bò. Không gây nôn bằng dung dịch muối ăn. Chú ý : Chỉ gây nôn nếu nạn nhân còn tỉnh táo; không gây nôn nếu nạn nhân bị co giật, ngất, hôn mê, khó thở, có thai gần ngày sinh và những trường hợp không phải nhiễm độc đường tiêu hóa. - Theo dõi nhịp thở, nếu ngừng thở thì làm hô hấp nhân tạo: + Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa cổ, một tay giữ sau gáy, tay khác đặt lên trán, dùng ngón cái và ngón trỏ giữ mũi không cho không khí ra. Dùng miệng thổi mạnh vào miệng bệnh nhân. + Tiếp tục thổi ngạt thế 10-12 lần/phút, mỗi lần trong vòng 5 giây, đến khi nạn nhân thở lại bình thường. - Không cho nạn nhân uổng sữa vì sữa làm thuốc thấm nhanh vào ruột, chỉ cho uống nước chín, hoặc nước trà đường loãng, nước ép trái cây và cho nạn nhân ăn cháo nhẹ. - Tuyệt đối không cho nạn nhân hút thuốc, uống rượu và các loại nước giải khát có ga, ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ và các gia vị như ớt, tiêu. - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và mang theo nhãn thuốc. Trên đường vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, cần đặt nạn nhân nằm nghiêng, tốt nhất là nghiêng sang phải. 68 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1. Thuốc BVTV có biểu tượng chữ thập đen trên nền trắng và vạch màu vàng là thuốc thuộc nhóm: a. Độc I b. Độc II c. Độc III d. Độc IV Câu 2. Thời gian cách ly của thuốc được tính từ: a. Khi phun thuốc lên cây trồng đến khi thu hoạch nông sản b. Ngày phun thuốc lần cuối lên cây trồng cho đến ngày thu hoạch nông sản làm thức ăn cho người hoặc vật nuôi c. Khi phun thuốc lần cuối lên cây trồng đến khi thu hoạch nông sản d. Cả a, b, c đều đúng Câu 3. “Không nên phun thuốc khi trời nắng gắt, trời đang gió lớn, sắp mưa, khi cây đang trổ hoa, thụ phấn” thuộc nguyên tắc: a. Nguyên tắc đúng lúc. b. Nguyên tắc đúng cách. c. Cả a, b đều sai. Câu 4. Khi vận chuyển thuốc BVTV, có thể vận chuyển chung với: a. Các loại hàng hóa. b. Phân bón. c. Cả a và b. Câu 5. Đối tượng có thể làm việc với thuốc: a. Người khỏe mạnh, phụ nữ. b. Người mới khỏi bệnh . c. Phụ nữ, trẻ em. d. Cả a, b, c 69 2. Bài tập thực hành 6.6.1: Thực hiện sơ cấp cứu đối với nạn nhân ngộ độ thuốc BVTV. - Mục tiêu: Học viên thực hiện được việc sơ cấp cứu nạn nhân bị nhiễm độc thuốc BVTV qua da, qua mắt, hít và nuốt phải thuốc. - Nguồn lực: Nước sạch, khăn mềm, than hoạt tính, nước chín. - Cách thức: Chia lớp học thành từng nhóm, mỗi nhóm 4 học viên. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/một nhóm. - Kết quả cần đạt được: Học viên lựa chọn được biện pháp sơ cấp cứu cho từng trường hợp nạn nhân bị nhiễm độc. C. Những điểm cần ghi nhớ: - Các nhóm độc của thuốc BVTV. - Nguyên tắc bốn đúng trong sử dụng thuốc BVTV - An toàn trong bảo quản và sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại. 70 BÀI 7: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Mã bài: MĐ06-07 Mục tiêu: - Kết hợp được tất cả các biện pháp canh tác, chọn giống, sinh học, hóa học trong phòng trừ dịch hại trên sầu riêng, măng cụt. - Áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trong canh tác cây sầu riêng, măng cụt. A. Nội dung 1. Biện pháp chọn giống Nguồn bệnh có thể có trong bầu đất và cây con vì vậy phải chọn giống, cây con và giá thể không nhiễm bệnh để trồng. 2. Áp dụng biện pháp canh tác Dựa vào mực thủy cấp của vùng để lập vườn, như vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vườn trồng phải lên liếp cao, hoặc sau khi lên liếp phải đắp mô cao. Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước tốt, để nước không bị đọng lại trong vườn khi có mưa và tạo cho vườn luôn khô ráo. Bón cân đối giữa đạm, lân và kali phải tăng cường phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, phân hữu cơ, vi sinh, các chế phẩm sinh học. Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm sự gây hại của dịch hại trên cây. a. Trên sầu riêng Khi cây sầu riêng chưa giao tán, không nên trồng xen những cây rau màu ngắn ngày cùng là ký chủ của nấm Phytophthora như: cà tím, cà pháo, cà chua, ớt, bầu bí, khoai sọ, cà rốt, súp lơ trong vườn sầu riêng. Không nên trồng quá dầy và để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ bên trong tán cây cần tiến hành tỉa ở các giai đoạn sau: + Sầu riêng còn nhỏ: - Tỉa bỏ các cành mọc quá gần mặt đất (sao cho khi cây cho trái cành ở độ cao ít nhất là 1m). 71 - Ở vị trí nào đó trên thân chính không để mọc ra 2,3 cành vì cây sẽ bị chẻ 2,3 khi đeo nhiều quả. - Chỉ để 1 ngọn. Thường ta không cắt ngọn cây sầu riêng vì tự nó có hình kim tự tháp, chỉ riêng giống Chanee có thể cắt ngọn để 4,5 cành. - Khoảng cách trên thân chính của các cành, khi cây nhỏ nên để thưa 8-10 cm, khi cây lớn khoảng cách không nên để dưới 30cm. + Sầu riêng đang cho trái: Sầu riêng kết trái trên thân, cả cành nhỏ lẫn cành lớn không ra hoa ở ngọn. Vì vậy chỉ để lại cành khỏe, cắt tỉa làm 3 lần: - Lần 1: Sau khi thu hoạch xong, cắt cành khô, cành bệnh, cành gầy yếu, cành kiệt sức vì đã ra nhiều trái. - Lần 2: Trước khi bón phân lần thứ 2. - Lần 3: Khi sầu riêng đã có trái bằng trái quít, trước tuần thứ 6 khi đậu trái, đồng thời với cắt tỉa trái, dồn thức ăn cho những trái còn lại. Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cỏ phủ đất. Phủ gốc với phân hữu cơ, rơm rạ, cỏ khô trong mùa khô.Trong mùa mưa, cần dọn sạch vật liệu tủ xung quanh gốc, để vùng gốc khô ráo. Những vườn đã bị bệnh, nên giảm bớt phân đạm, nếu bệnh nặng nên ngưng bón đạm (khi hết bệnh mới bón trở lại). Bón bổ sung thêm phân lân và kali. b. Trên măng cụt Căt bỏ những cành bên trong tán, cành mọc đan chéo nhau để tạo độ thông thoáng cho cây. Cây còn nhỏ: tỉa cành mọc dày đặc, cành vượt, cành đan chéo Khi cây cho trái: vào mỗi cuối vụ trái tỉa bỏ cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu bên trong tán cây. Đặc biệt phải tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán để không cho tán giao nhau và kích thích cây ra đọt đồng loạt. 3. Áp dụng biện pháp chọn sinh học Bảo vệ nguồn thiên địch bằng cách ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng với thiên địch như thuốc có nguồn gốc sinh học, chế phẩm sinh học và chỉ phun thuốc trong trường hợp dịch hại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 4. Áp dụng biện pháp cơ lý Tỉa các cành bị nhiễm sâu bệnh và thu gom các bộ phận của cây bị sâu bệnh đem ra khỏi vườn và tiêu hủy. Đối với sầu riêng: 72 + Dùng bao giấy bao trái sầu riêng sau khi thụ phấn khoảng 1 tháng. + Sử dụng bẫy Pheromone hoặc bẫy màu để thu hút bướm hại sầu riêng 5. Áp dụng biện pháp hóa học Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu bệnh gây hại nên áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo đúng thời gian cách ly khi phun thuốc, để giảm ảnh hưởng của thuốc đến môi trường sinh thái, thiên địch và con người. Chỉ sử dụng các loại thuốc trong danh mục được phép của Bộ NN và PTNT. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Đề xuất biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây sầu riêng, măng cụt? C. Những điểm cần ghi nhớ: - Các biện pháp phòng trừ dịch hại 73 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun 06: Phòng trừ dịch hại được bố trí học sau các mô đun Chuẩn bị trước khi trồng; Chuẩn bị cây giống; Trông cây sầu riêng, măng cụt; Chăm sóc sầu riêng và Chăm sóc măng cụt. Học trước mô đun Thu hoạch và tiêu thu sầu riêng măng cụt - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây, cơ sở sản xuất măng cụt. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Mô tả được 5 loại cỏ thường có trong vườn sầu riêng, măng cụt và 5 loại sâu, bệnh hại chính trong vườn sầu riêng, măng cụt. + Nêu được cách phòng trừ tổng hợp đối với cỏ dại và sâu, bệnh hại sầu riêng, măng cụt. - Kỹ năng: + Phát hiện, nhận biết được các đối tượng cỏ dại, sâu, bệnh hại chủ yếu trong vườn sầu riêng, măng cụt. + Phòng trừ tổng hợp cỏ dại, sâu, bệnh hại cho vườn sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thái độ: Có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Cẩn thận, chăm chỉ, có ý thức bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra (sản phẩm theo hướng GAP). III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 06-01 Phòng trừ cỏ dại hại sầu riêng, măng cụt Tích hợp Vườn cây 14 2 12 MĐ 06-02 Phòng trừ sâu hại sầu riêng Tích hợp Vườn cây 20 2 16 2 74 Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 06-03 Phòng trừ sâu hại măng cụt Tích hợp Vườn cây 12 2 10 MĐ 06-04 Phòng trừ bệnh hại sầu riêng Tích hợp Vườn cây 16 2 12 2 MĐ 06-05 Phòng trừ bệnh hại măng cụt Tích hợp Vườn cây 8 2 6 MĐ 06-06 Sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả Tích hợp Vườn cây 6 2 4 MĐ 06-07 Phòng trừ dịch hại tổng hợp Tích hợp Vườn cây 6 2 4 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng cộng 86 14 64 8 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài tập thực hành * Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học. * Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực tập: Tại vườn cây. - Các nguồn lực chính để thực hiện: + Vườn sầu riêng: Diện tích 0,5 ha vườn cây có sự xuất hiện 5 loại cỏ dại, các loại sâu, bệnh. - Vườn măng cụt: Diện tích 0,5 ha vườn cây có sự xuất hiện 5 loại cỏ dại, các loại sâu, bệnh. - Các loại dụng cụ: Bình phun thuốc, xô (thùng) đồ bảo hộ lao động, cưa, kéo cắt cành, nylon bao trái sầu riêng, thang, ... đủ dùng cho cá nhân học viên hay nhóm học viên của lớp học. - Thuốc BVTV: Thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc cỏ, thuốc trừ nhện,... Số lượng và chủng loại tùy theo từng cơ sở dạy nghề. 75 * Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài trong mô đun mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá các câu hỏi 5.1.1. Đánh giá câu hỏi bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn được đáp án đúng Câu 1: a; câu 2: c; câu 3: b; câu 4: a So sánh với đáp án (mỗi câu 2,5 điểm) 5.1.2. Đánh giá câu hỏi bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn được đáp án đúng Câu 1: d; câu 2: c; câu 3:c; câu 4: a; câu 5: d; câu 6: c So sánh với đáp án (mỗi câu 2 điểm) 5.1.3. Đánh giá câu hỏi bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn được đáp án đúng Câu 1: d; câu 2: d; câu 3: a; câu 4: a; câu 5: d. So sánh với đáp án (mỗi câu 2 điểm) 5.1.4. Đánh giá câu hỏi bài 4 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn được đáp án đúng Câu 1: a; câu 2: b; câu 3: d; câu 4: a So sánh với đáp án (mỗi câu 2,5 điểm) 76 5.1.5. Đánh giá câu hỏi bài 5 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn được đáp án đúng Câu 1: a; câu 2:b; câu 3:d; câu 4: d; câu 5: a So sánh với đáp án (mỗi câu 2 điểm) 5.1.6. Đánh giá câu hỏi bài 6 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn được đáp án đúng Câu 1: b; câu 2:b; câu 3: b; câu 4: a So sánh với đáp án (mỗi câu 2,5 điểm) 5.1.7. Đánh giá câu hỏi bài 7 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Giống: Sử dụng vật liệu và cây giống sạch bệnh So sánh với đáp án. (Đạt 1,5 điểm) 2. Mật độ: Trồng thưa, mật độ vừa phải So sánh với đáp án. (Đạt 1,5 điểm) 3. Vệ sinh vườn: Cắt tỉa cành bị nhiễm sâu bệnh và thu gom các bộ phân bị bệnh ra ngoài vườn cây và tiêu hủy. So sánh với đáp án. (Đạt 2 điểm) 4. Thăm vườn thường xuyên So sánh với đáp án. (Đạt 1 điểm) 5. Bảo vệ thiên địch So sánh với đáp án. (Đạt 1 điểm) 6. Bón phân cân đối, bón thêm phân hữu cơ hoai mục và phân vi sinh So sánh với đáp án. (Đạt 1,5 điểm) 7. Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. So sánh với đáp án. (Đạt 1,5 điểm) 77 5.2. Đánh giá các bài tập/bài thực hành 5.2.1. Đánh giá bài thực hành 6.1.1. Nhận dạng 5 loại cỏ dại trên vườn sầu riêng, măng cụt. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đặc điểm của 5 loại cỏ So sánh với đáp án Nhận dạng đúng mỗi loại cỏ dại đạt 2điểm 5.2.2. Đánh giá bài thực hành 6.1.2. Chọn lựa phương pháp trừ cỏ trên vườn sầu riêng, măng cụt. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phương pháp trừ cỏ phù hợp với vườn giai đoạn sinh trưởng, phát triển của vườn sầu riêng, măng cụt. So sánh với đáp án Thang điểm 10 5.2.3. Đánh giá bài thực hành 6.2.1: Mô đặc điểm nhận dạng các loại sâu đục cành, rầy nhảy, xén tóc gây hại trên cây sầu riêng. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đặc điểm của sâu đục cành So sánh với đáp án (Đạt 3 điểm) 2. Đặc điểm của rầy nhảy So sánh với đáp án (Đạt 3 điểm) 3. Đặc điểm của xén tóc So sánh với đáp án (Đạt 4 điểm) 5.2.4. Đánh giá bài thực hành 6.3.1: Mô tả triệu chứng gây hại của bọ trĩ, sâu vẽ bùa và nhện đỏ trên cây măng cụt. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Triệu chứng gây hại của bọ trĩ So sánh với đáp án (Đạt 3 điểm) 2. Triệu chứng gây hại của sâu vẽ bùa So sánh với đáp án (Đạt 3 điểm) 78 3. Triệu chứng gây hại của nhện đỏ So sánh với đáp án (Đạt 4 điểm) 5.2.5. Đánh giá bài thực hành 6.4.1: Nhận dạng triệu chứng bệnh xì mủ trên sầu riêng. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Triệu chứng gây hại trên thân So sánh với đáp án (Đạt 2 điểm) 2. Triệu chứng gây hại trên lá So sánh với đáp án (Đạt 2 điểm) 3. Triệu chứng gây hại trên trái So sánh với đáp án (Đạt 4 điểm) 4. Triệu chứng gây hại trên rễ So sánh với đáp án (Đạt 1 điểm) 5.2.5. Đánh giá bài thực hành 6.5.1: Đề xuất biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cây măng cụt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Mật độ trồng: Trồng thưa So sánh với đáp án (Đạt 2 điểm) 2. Tỉa cành tạo độ thông thoáng So sánh với đáp án (Đạt 2 điểm) 3. Cắt và tiêu hủy các bộ phận nhiễm bệnh nặng và khô chết So sánh với đáp án (Đạt 2 điểm) 4. Sử dụng thuốc trừ bệnh, có thể phun ngừa vào đầu và cuối mùa mưa So sánh với đáp án (Đạt 4 điểm) 5.2.6. Đánh giá bài thực hành 6.6.1: Thực hiện sơ cấp cứu đối với nạn nhân ngộ độ thuốc BVTV. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Lựa chọn phương pháp sơ cấp cứu So sánh với đáp án (Đạt 2 điểm) 79 2. Thực hiện sơ cấp cứu Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng. (Đạt 6 điểm) 3. Khả năng thao tác Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phong_tru_dich_hai_cho_sau_rieng_mang_cut.pdf
Tài liệu liên quan