Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Phạm Thanh Bình

Chơng 1

Những khái niệm cơ bản về tài chính doanh nghiệp

1.1. Vai trò của Tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế đợc thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm

hàng hoá dịch vụ trên thị trờng với mục đích sinh lời.

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động trong một môi trờng luôn biến động, có thể

đem lại những cơ hội đạt đợc lợi nhuận cao song cũng có thể gặp những rủi ro làm giảm lợi

nhuận thậm chí thua lỗ. Vì vậy, tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, tuy có những nhiệm

vụ khác nhau nhng phải luôn đi theo một chiến lợc kinh doanh để đạt đợc hiệu quả ao

nhất, đó là những cân nhắc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nói cách khác, về mặt tài

chính, doanh nghiệp phải giải đáp đợc những vấn đề sau:

- Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn, lấy từ nguồn nào, bằng cách nào, vào lúc nào, chi

phí bao nhiêu?

- Doanh nghiệp đầu t vào đâu, chi phí thế nào, lợi nhuận cao hay thấp, bao nhiêu?

- Lợi nhuận của doanh nghiệp đợc sử dụng nh thế nào?

Chung quy, doanh nghiệp phải tính toán tới sự vận động của đồng tiền trong quá trình

kinh doanh thông qua hàng loạt mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tác khác.

Điều đó nghĩa là, để thực hiện nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp có các mối quan hệ kinh tế

với nhiều chủ thể khác nhau; về bản chất đó là quan hệ kinh tế nhng các quan hệ kinh tế đó

lại thể hiện qua công cụ đồng tiền và đồng tiền trở thành quan hệ tài chính.

Các quan hệ đó có các dạng sau đây:

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với bạn hàng nh cung ứng hàng hoá, dịch vụ,

tài trợ vốn thông qua quan hệ tài chính là thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, góp vốn

liên doanh, liên kết, vay nợ – trả nợ, đầu t tài chính ngắn hạn.

- Quan hệ kinh tế giữa doanh ngiệp với ngời lao động trong doanh nghiệp thể hiện

qua quan hệ tài chính là thanh toán tiền công, tiền lơng, phụ cấp, trợ cấp, hình

thành và sử dụng quỹ khen thởng, quỹ phúc lợi. Quan hệ tài chính nội bộ còn có

hình thức tạo lập các quỹ không chia để tái đầu t cho doanh nghiệp nh quỹ bổ

sung vốn điều lệ, quỹ đầu t phát triển.

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chức xã hội thông qua hình thức tài

trợ xã hội, đóng góp cho quỹ từ thiện và các tổ chức nhân đạo khác.

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nớc thông qua quan hệ tài chính nhnộp thuế, các khoản phí, lệ phí.

 

pdf107 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Phạm Thanh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n điện, tiền nước, tiền điện thoại, chi phí vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài, chi hoa hồng cho đại lý, chi phí uỷ thác xuất nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm, thuê kiểm toán, thuê tư vấn, quảng cáo... - "Chi phí khác bằng tiền" là các chi phí ngoài 5 yếu tố trên, chẳng hạn như chi phí tài chính, chi phí khánh tiết, lễ tân, bảo hộ lao động, dự phòng giảm giá hàng tồn kho... Tác dụng của cách phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố là: - Kiểm tra, quản lý việc chi tiêu theo từng yếu tố xem có hợp lý với hoạt động sản xuất, kinh doanh hay không. Trường hợp có các định mức chi phí của các yếu tố thì có thể đối chiếu giữa mức chi tiêu thực tế với các định mức để có biện pháp hạn chế những chi phí không hợp lý. - Phù hợp với hầu hết doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ. 3.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh: Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo công dụng kinh tế của chi phí và theo địa điểm phát sinh chi phí là việc phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng chi phí để làm gì và phát sinh ở bộ phận nào trong doanh nghiệp. 78 Cách phân loại này còn gọi là phân loại theo khoản mục chi phí và được chia thành các khoản mục sau: - "Chi phí vật tư trực tiếp" là tổng giá trị vật tư (nguyên vật liệu, nhiên liệu...) sử dụng để trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Cùng một loại vật tư xuất dùng trong kỳ nếu dùng cho các bộ phận khác nhau thì chỉ vật tư dùng để sản xuất sản phẩm, tạo ra dịch vụ mới gọi là chi phí vật tư trực tiếp. - "Chi phí nhân công trực tiếp" là tổng số chi phí để trả cho người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. - "Chi phí sản xuất chung" là tổng số chi phí vật chất (vật tư, hao mòn tài sản cố định...), chi phí trả cho nhân viên phân xưởng sản xuất. Loại chi phí này cũng mang tính trực tiếp sản xuất nhưng liên quan tới nhiều loại sản phẩm khác nhau nên được tập hợp thành một khoản mục, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo những tiêu thức nhất định. - "Chi phí bán hàng" là tổng số chi phí ở khâu tiêu thụ sản phẩm như tiền lương, tiền công của nhân viên bán hàng, chi phí vật chất và nhân công liên quan đến việc vận chuyển, đóng gói, bảo quản, tiếp thị, dịch vụ mua ngoài... ở khâu tiêu thụ sản phẩm. - "Chi phí quản lý doanh nghiệp" là tổng chi phí ở bộ phận quản lý chung của doanh nghiệp như tiền lương của nhân viên quản lý, vật tư tiêu dùng cho công tác quản lý, các khoản dự phòng rủi ro, công tác phí... Tác dụng của cách phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo khoản mục là để thuận tiện cho việc quản lý chi phí theo từng bộ phận phát sinh dựa trên các định mức chi phí. 3.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô kinh doanh. Dựa theo mối quan hệ giữa chi phí phát sinh với quy mô kinh doanh (sản lượng sản phẩm hoặc doanh thu) có thể phân loại chi phí thành 2 loại là chi phí biến đổi và chi phí cố định. - "Chi phí biến đổi" là những chi phí phát sinh tăng hoặc giảm cùng với mức độ tăng hoặc giảm của khối lượng kinh doanh. Thuộc về chi phí biến đổi gồm có các chi phí chủ yếu sau:  Chi phí nguyên vật liệu.  Tiền lương công nhân sản xuất, kinh doanh.  Chi phí tiêu thụ hàng hoá.  Chi hoa hồng cho các đại lý. Chi phí biến đổi còn gọi là "biến phí". - "Chi phí cố định" là những chi phí phát sinh không lệ thuộc hoặc ít lệ thuộc vào khối lượng kinh doanh nhiều hay ít, chẳng han như những chi phí:  Tiền lương của nhân viên quản lý.  Tiền thuê tài sản, thuê tài chính. 79  Tiền mua bảo hiểm phương tiện, bảo hiểm cháy nổ...  Thuế môn bài (thuế nộp theo địa điểm mở cửa hàng).  Khấu hao tài sản cố định (trừ khi áp dụng khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm thì chi phí khấu haolại là chi phí biến đổi. Tác dụng của việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với hoạt động kinh doanh là: - Để tận dụng những chi phí cố định, hạ giá thành sản phẩm. Khi tăng được sản lượng sản phẩm, hoặc doanh thu mà các chi phí cố định không tăng hoặc tăng ít thì giá thành đơn vị sản phẩm giảm xuống, sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. - Để quản lý tốt hơn các chi phí biến đổi, mức tăng giảm chiphí không bất hợp lý so với khối lượng kinh doanh. 3.1.3. Lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh Quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh là yêu cầu cơ bản của công tác quản lý doanh nghiệp. Chi phí tiết kiệm, hợp lý làm cho lợi nhuận có cơ hội tăng lên hoặc giá cả sản phẩm cạnh tranh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Để quản lý tốt chi phí, ngay từ khi lập kế hoạch, cần phải xây dựng được các định mức chi phí. Trên cơ sở các định mức chi phí và nhiệm vụ kinh doanh kỳ kế hoạch và các chi phí đầu kỳ, cuối kỳ có thể tính ra tổng mức chi phí kỳ kế hoạch. Việc đó gọi là lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh. Tổng mức chi phí sản xuất, kinh doanh (tổng dự toán) trong kỳ kế hoạch có thể lập theo 2 phương pháp: hoặc là dựa vào kế hoạch chi phí do các bộ phận lập nên để tập hợp lại, hoặc là bộ phận kế hoạch lập trực tiếp dựa trên các định mức chi phí và nhiệm vụ kinh doanh. Dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và xây dựng có sự khác biệt so với dự toán chi phí của doanh nghiệp thương mại do sự khác biệt từ nhiệm vụ kinh doanh. 3.1.3.1. Lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp sản xuất, xây dựng Dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và xây dựng được lập dựa trên các định mức, chi phí, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh kỳ kế hoạch, chi phí sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm làm dở) đầu kỳ và chi phí sản phẩm đang chế tạo cuối kỳ. Chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ kế hoạch = Chi phí phát sinh trong kỳ + Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ - Chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ Sau đây là ví dụ lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh của một công ty theo phương pháp trực tiếp tính từ các yếu tố của chi phí. Ví dụ: 80 Công ty X trong năm kế hoạch (năm N + 1) và năm hiện tại (năm N) có các dữ liện sau đây, dựa trên các dữ liệu này, hãy lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh cho năm kế hoạch: (a) - Nhiệm vụ sản xuất năm kế hoạch: sản xuất 300 sản phẩm A và 400 sản phẩm B. (b) - Định mức chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm. Khoản chi Đơn giá (đồng) Định mức cho 1 sản phẩm Sản phẩm A Sản phẩm B 1. Nguyên vật liệu chính (kg) 40.000 15 20 - Trong đó: trọng lượng tinh (đã trừ phế liệu) - kg 11 16 2. Vật liệu phụ (kg) 10.000 4 6 (3) Giờ công (giờ) 5.000 200 160 4. Các khoản trích theo tiền lương (%) tính chung 19% tính chung 19% (c) - Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đơn vị: 1.000đ Khoản chi Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý doanh nghiệp 1. Vật liệu phụ 40.000 30.000 2. Nhiên liệu 12.000 16.000 3. Tiền lương 80.000 40.000 4. Các khoản trích theo tiền lương (19%) 15.200 7.600 5. Khấu hao TSCĐ 50.000 35.000 6. Chi phí dịch vụ mua ngoài 30.000 20.000 7. Chi phí bằng tiền khác 80.000 10.000 Cộng 307.200 158.600 (d) - Số dư về sản phẩm đang chế tạo: Đơn vị: 1.000đ Các khoản Số dư đầu năm Số dư cuối năm 1. Đánh giá sản phẩm đang chế tạo 267.000 336.000 2. Trong đó phân chia ra - Nguyên vật liệu chính 75.000 100.000 - Vật liệu phụ 50.000 70.000 - Tiền lương 120.000 140.000 - Các khoản trích theo lương 22.800 26.600 81 (e) - Dự toán chi phí trả trước năm kế hoạch là 132.200.000đồng, bao gồm: - Vật liệu phụ 23.000.000đ - Nhiên liệu 5.000.000đ - Tiền lương 80.000.000đ - Các khoản trích theo lương 15.200.000đ - Chi phí bằng tiền khác 9.000.000đ (g) - Dự toán trích trước tiền lương nghỉ phép năm kế hoạch là 70.000.000đ (h) - Dự toán chi phí bán hàng: - Vật liệu, bao bì, dụng cụ 50.000.000đ - Tiền lương 30.000.000đ - Khấu hao TSCĐ 10.000.000đ - Các khoản trích theo lương 5.700.000đ - Chi phí bằng tiền khác 20.000.000đ Cộng 115.700.000đ Từ các dữ liệu trên đây, có thể lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh năm kế hoạch bằng cách tập hợp theo từng yếu tố chi phí sản xuất như sau: - Chi phí vật tư là nguyên vật liệu chính: (40.000 x 15 x 300) + (40.000 x 20 x 400) + (100 triệu - 75 triệu) = 525 triệu đồng - Chi phí vật tư là vật liệu phụ: (10.000 x 4 x 300) + ( 10.000 x 6 x 400) + (40 triệu + 30 triệu) + (70 triệu - 50 triệu) + 23 triệu + 50 triệu = 199 triệu đồng - Chi phí vật tư là nhiên liệu: 12 triệu + 16 triệu + 5 triệu = 33 triệu đồng - Tổng chi phí vật tư là: 525 triệu đồng + 199 triệu đồng + 33 triệu đồng = 757 triệu đồng - Tiền lương ( chi phí nhân công): ( 5.000 x 200 x 300) + ( 5.000 x 160 x 400) + (80 triệu + 40 triệu) + (140 triệu - 120 triệu) + 80 triệu + 70 triệu + 30 triệu = 940 triệu đồng - Các khoản trích theo lương: 940 triệu đồng x 19% = 178.600.000 đồng - Chi phí khấu hao TSCĐ: 50 triệu + 35 triệu + 10 triệu = 95 triệu đồng - Chi phí dịch vụ mua ngoài: 30 triệu + 20 triệu = 50 triệu đồng - Chi phí bằng tiền khác: 80 triệu + 10 triệu + 9 triệu + 20 triệu = 119 triệu đồng 82 Bảng dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh (Theo yếu tố) Đơn vị: 1.000đ Yếu tố chi phí Thành tiền 1. Chi phí vật tư (525 + 199 + 33): 757.000 2. Chi phí nhân công 940.000 3. Các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn): 178.600 4. Chi phí khấu hao TSCĐ: 95.000 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 50.000 6. Chi phí bằng tiền khác 119.000 Tổng cộng 2.139.600 3.1.3.2. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hoá a. Chi phí kinh doanh thương nghiệp Khác với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông - cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng trong nước và kinh doanh hàng hoá với nước ngoài. Do đặc thù kinh doanh nên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại cũng có khác, thường bao gồm 2 bộ phận: Thứ nhất là trị giá hàng hóa tiêu thụ tính theo giá mua vào (còn gọi là giá vốn của hàng hoá bán ra). Giá vốn của hàng hoá tiêu thụ được thu hồi bởi doanh thu bán hàng. Thứ hai là chi phí lưu thông hàng hóa. Đây là những chi phí phát sinh ở các khâu mua, khâu dự trữ, khâu bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Quản lý tài chính cần quan tâm tới chi phí lưu thông hàng hoá thông qua việc lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hoá, vì đây là những chi phí phát sinh ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh. b. Lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hoá (CPLTHH) Chi phí lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp thương mại thường bao gồm các bộ phận: chi phí ở khâu mua và khâu dự trữ hàng hoá, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí ở khâu mua và khâu dự trữ hàng hoá: Nhóm chi phí này bao gồm:  Chi phí vận chuyển hàng hoá: là những chi phí vận chuyển, bốc xếp, tạp phí vận chuyển hàng hóa do doanh nghiệp tự làm hay thuê ngoài.  Chi phí phân loại, chọn lọc, bao gói, bao bì (kể cả tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất lương của nhân viên làm việc trên) 83  Chi phí bảo quản hàng hoá (kể cả tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất lương của nhân viên bảo quản hàng hoá).  Chi phí trực tiếp khác. - Chi phí bán hàng:  Chi phí liên quan trực tiếp đến khâu bán hàng (xem mục 3.1.2 - Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh).  Chi phí mua bảo hiểm và chi phí vận chuyển hàng hoá tới cửa khẩu nước ngoài (nếu bán hàng theo giá C.I.F). - Chi phí quản lý doanh nghiệp (xem mục 3.1.2. - Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh). Khi lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hoá, tổng mức chi phí lưu thông hàng hoá trong kỳ kế hoạch (năm N + 1) được xác định như sau: Tổng mức CPLTHH trong kỳ kế hoạch = CPLTHH phân bổ cho hàng hoá dự trữ đầu kỳ + Tổng mức CPLTHH phát sinh trong kỳ - CPLTHH phân bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ Trong đó các yếu tố: (1): Lấy số liệu ước tính đến cuối năm thực hiện (năm N) tức đầu kỳ kế hoặch năm N + 1 (2): Dự kiến CPLTHH phải bỏ ra trong năm kế hoạch ( năm N +1 ). (3) = (1) + CPLTHH phát sinh trong kỳ (chỉ ở khâu mua và khâu dự trữ) x Trị giá hàng hoá dự trữ cuối kỳ (5) Trị giá tổng lượng hàng hoá trong kỳ (4) (Thương số trên đây cho biết 1 đồng hàng hoá trong kỳ phải chịu bao nhiêu chi phí lưu thông). Trị giá tổng lượng hàng hoá trongkỳ (4) tính bằng tiền theo một giá, hoặc giá mua bình quân hoặc giá bán lẻ bình quân theo từng nhóm hàng, mặt hàng rồi cộng lại. Trị giá hàng hoá dự trữ cuối kỳ (5) cũng tính theo giá như trên. Trị giá tổng lượng hàng hoá trong kỳ (4) = Trị giá hàng hoá dự trữ đầu kỳ + Trị giá hàng hoá mua vào trong kỳ Khi lập kế hoạch CPLTHH, ngoài chỉ tiêu tổng mức CPLTHH trên đây (A), còn phải tính các chỉ tiêu khác để có cơ sở so sánh, quản lý tốt hơn CPLTHH kỳ kế hoạch, đó là chỉ tiêu tỷ suất chi phí lưu thông hàng hoá (B), chỉ tiêu mức độ giảm CPLTHH (C) và chỉ tiêu tốc độ giảm CPLTHH (D) (A) (1) (2) (3) 84 Phương pháp tính các chỉ tiêu trên như sau: Tỷ suất CPLTHH kỳ kế hoạch (B) = Tổng mức CPLTHH kỳ kế hoạch (A) x 100 Doanh thu thuần kỳ kế hoạch Trong công tác quản lý tài chính, khi lập kế hoạch CPLTHH thường phải phấn đấu để giảm tỷ suất CPLTHH so với kỳ trước. Chỉ tiêu tỷ suất CPLTHH cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần bán hàng thì phải bỏ ra chi phí là bao nhiêu ngoài giá vốn. Mức độ giảm CPLTHH kỳ kế hoạch so với kỳ gốc (%) (C) = Tỷ suất CPLTHH kỳ kế hoạch - Tỷ suất CPLTHH kỳ gốc Chỉ tiêu này âm tức là kế hoạch CPLTHH đã dự tính giảm hơn kỳ trước. Tốc độ giảm CPLTHH kỳ kế hoạch so với kỳ gốc (D) = Mức độ giảm CPLTHH (C) x 100 Tỷ suất CPLTHH kỳ gốc Chỉ tiêu tốc độ giảm CPLTHH ngoài việc cho thấy mức độ giảm CPLTHH còn chỉ rõ mức độ giảm là nhanh hay chậm. 3.1.3.3. Quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh Quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh có liên quan trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh là lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh cần thực hiện từ khi lập dự toán tới khi thực hiện và thường bao gồm những nội dung như sau: - Phải xây dựng được các định mức chi phí làm cơ sở cho việc lập kế hoạch chi phí và giám sát việc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, doanh nghiệp có thể khoán một số loại chi phí hoặc gắn kết giữa chi phí với kết quả kinh doanh để khuyến khích việc tiết kiệm chi phí. Định kỳ tổ chức việc phân tích tình hình tài chính, tình hình kinh doanh để ph tá hiện ra những khâu yếu trong việc quản lý tài chính, từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả hơn. - Phải xác định đúng tính chất các nguồn tài chính để sử dụng đúng mục đich, đúng kỳ hạn (chẳng hạn như vốn vay; nợ phải trả khác). Mặt khác, nội dung chi phí, phân cấp quản lý tài chính... cũng phải luôn được kiểm tra, cập nhật theo chế độ quản lý tài chính. 3.2. Giá thành sản phẩm 3.2.1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 3.2.1.1. Khái niệm: Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá của việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. 85 Khác với chi phí, giá thành phải được tính toán trên cơ sở những sản phẩm đã sản xuất xong hoặc đã được tiêu thụ. 3.2.1.2. Phân loại giá thành Tuỳ theo yêu cầu quản lý, có thể phân loại giá thành theo những tiêu chí khác nhau để hình thành các loại giá thành khác nhau. Nếu xét trong phạmvi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì giá thành sản phẩm có thể được chia làm 2 loại là giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. - Giá thành sản xuất của sản phẩm là toàn bộ chi phí được tính cho số sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn sản xuất. Giá thành sản xuất bao gồm:  Chi phí vật tư trực tiếp.  Chi phí nhân công trực tiếp.  Chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá là toàn bộ chi phí được tính cho số sản phảm đã hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Đối với ngành cung cấp dịch vụ thì giá thành toàn bộ của dịch vụ là toàn bộ chi phí được tính cho dịch vụ đã cung cấp. 3.2.1.3. Ví dụ về tính giá thành Công ty X có các dữ liệu về sản xuất sản phẩm như sau: (a) Nhiệm vụ sản xuất: sản xuất 1.000 sản phẩm A (b) Định mức chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm A. Các khoản chi phí Đơn giá (đ) Định mức chi phí 1. Nguyên vật liệu chính 40.000 20 (kg) - Trong đó: trọng lượng tinh (đã trừ phế liệu) 16 (kg) 2. Vật liệu phụ 10.000 6 (kg) 3. Giờ công 3.000 160 giờ 4. Các khoản trích theo lương (19% chi phí nhân công) 86 (c) Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đơn vị: 1.000đ Các khoản chi phí Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý doanh nghiệp 1. Vật liệu phụ 20.000 15.000 2. Nhiên liệu 6.200 8.000 3. Tiền lương 40.000 20.000 4. Các khoản trích theo lương 7.600 3.800 5. Khấu hao TSCĐ 25.000 17.500 6. Chi phí bằng tiền khác 40.000 5.100 Cộng 138.800 69.400 (d) Dự toán phế liệu từ nguyên vật liệu chính thải ra có thể thu hồi được 50% và bán phế liệu theo đơn giá 10.000 đ/kg. (e) Chi phí bán hàng dự tính bằng 5% giá thành sản xuất. Từ các dữ liệu trên đây, tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của một đơn vị sản phẩm A như sau (sảnphẩm A không có chi phí làm dở đầu kỳ): * Tnh giá thành sản xuất của 1 sản phẩm A:  Chi phí vật tư trực tiếp (từ dữ liệu a, b và d) (40.000 x 20) + (10.000 x 6) - (4 x 50% x 10.000) = 840.000đ  Chi phí nhân công trực tiếp (từ dữ liệu b) 3.000 x 160 = 480.000đ  Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất (từ dữ liệu b) 480.000 x 19% = 91.200đ  Chi phí sản xuất chung (từ dữ liệu c và a) 1.000 0138.800.00 = 138.800đ Giá thành sản xuất của 1 sản phẩm A 840.000đ + 480.000đ + 91.200đ + 138.800đ = 1.550.000đ * Tính giá thành toàn bộ của 1 sản phẩm A.  Chi phí bán hàng (từ dữ liệu e) 1.550.000đ x 5% = 77.500đ 87  Chi phí quản lý doanh nghiệp (từ dữ liệu c) 1.000 69.400.000 = 69.400đ Giá thành toàn bộ của 1 sản phẩm A 1.550.000đ + 77.500đ + 69.400đ = 1.696.900đ Cần chú ý rằng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì trước khi tính giá thành toàn bộ của từng loại sản phẩm phải phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng cho từng loại sản phẩm. Tiêu thức phân bổ có thể là theo giờ công định mức hoặc theo tiền lương chính của công nhân sản xuất. 3.2.2. Biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm 3.2.2.1. ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp Hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp trên các mặt sau đây: - Là cơ sở cho việc hạ giá bán sản phẩm, tăng lợi thế tiêu thụ chiếm thị phần, tăng năng lực cạnh tranh. - Có thể tăng nhanh vòng quay của vốn nhờ tiết kiệm được vón và giảm bớt chi phí sử dụng vốn. - Làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp ngay cả trong trường hợp hạ giá bán sản phẩm do việc tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa khi chất lượng sản phẩm không bị giảm theo việc hạ giá thành. - Hạ giá thành từ các chi phí vật tư sẽ tiết kiệm được vật tư, đồng nghĩa với việc sử dụng số vật tư tiết kiệm để tăng sản lượng sản phẩm, mở rộng kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa như việc giảm nhu cầu vốn kinh doanh. 3.2.2.2. Phương pháp xác định mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm Hàng năm, khi lập kế hoạch giá thành, doanh nghiệp thường phải xác định mức hạ giá thành kế hoạch và tỷ lệ hạ gia thành kế hoạch của sản phẩm có thể so sánh được (sản phẩm mà kỳ trước đã sản xuất) để làm cơ sở phấn đấu hạ giá thành. - Mức hạ giá thành của sản phẩm có thể so sánh được: đó là tổng số tiền mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được do việc hạ giá thành đơn vị sản phẩm so với kỳ trước tính cùng theo khối lượng sản phẩm kỳ kế hoạch. ( cố định nhân tố khối lượng sản phẩm ). Cách tính như sau:        n 1i i0i1i1i1Z ZxSZxSM Trong đó: MZ: mức hạ giá thành của sản phẩm có thể so sánh được 88 S1: sản lượng sản phẩm so sánh được của kỳ kế hoạch. Z1: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch Z0: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ trước i: loại sản phẩm so sanh được (i = 1 đến n, tuỳ thuộc mặt hàng sản xuất) Có thể có loại sản phẩm không hạ được giá thành, nhưng khi tổng hợp nhiều loại sản phẩm lại mà MZ âm tức là đã xác định được cụ thể mức hạ giá thành. - Tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm có thể so sánh được: Tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm có thể so sánh được là tỷ lệ tiết kiệm được do hạ giá thành sản phẩm tính trên cơ sở mức hạ giá thành so với tổng giá thành tính theo số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch và giá thành đơn vị sản phẩm kỳ trước. TZ = 100x )Zx(S M n 1i i0i1 Z   3.2.2.3. Biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm Có rắt nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Có thể áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp trong các biện pháp sau đây: - Đổi mới thiết bị, công nghệ. Đây là một biện pháp quan trọng, bởi vì thông thường những thiết bị, công nghệ sản xuất quá cũ, quá lạc hậu thường tiêu tốn nguyên vật liệu mà sản phẩm làm ra lại kém chất lượng. Việc đổi mới thiết bị, công nghệ có thể khắc phục tình trạng này. - Tổ chức tốt hơn việc sử dụng lao động. Biện háp này giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động. Có thể khi tăng năng suất lao động thì chi phí nhân công cũng tăng nhưng chi phí này tăng chậm hơn, giá thành sẽ hạ. Việc sử dụng lao động phải chú ý cả trình độ chuyên môn của người lao động, cả việc tổ chức sử dụng lao động và các biện pháp khuyến khích tích cực của người lao động. - Biện pháp quản lý tài chính: Quản lý tài chính liên quan tới mọi khâu của quá trình kinh doanh, từ việc quản lý vật tư, tiền vốn, lao động tới việc quản lý quy trình sản xuất. Nhìn chung, biện pháp tài chính có hiệu lực mạnh mẽ. Vì vậy cần sử dụng biện pháp này để quản lý chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả ở mọi khâu sản xuất, kinh doanh. - Biện pháp tăng sản lượng sản phẩm. Tăng sản lượng sản phẩm cũng làm tăng chi phí, nhưng có những chi phí không tăng hoặc tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng sản lượng đó là các chi phí cố định. Tăng sản lượng là biện pháp hạ giá thành, chủ yếu nhờ ở sự tận dụng các chi phí cố định. 89 3.3. Các loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các loại thuế cho Nhà nước theo pháp luật hiện hành. Có loại thuế doanh nghiệp phải nộp từ chính thu nhập của mình gọi là thuế trực thu (như thuế thu nhập doanh nghiệp). Có loại thuế mà doanh nghiệp chỉ là người nộp thuế hộ, còn người chịu thuế là người tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ gọi là thuế gián thu (thuế nhập khẩu, xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...). Liên quan đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có các loại thuế: thuế giá trị gia tâng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp. 3.3.1. Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng (GTGT) mà doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải nộp được thực hiện theo Luật thuế GTGT. Có 2 phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng (giá trị tăng thêm). 3.3.1.1. Phương pháp khấu trừ thuế Theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT phải nộp trong kỳ được xác định như sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (1) (2) Trong đó: (1) = Giá trị tính thuế của hàng hoá bán ra (giá chưa có thuế) x Thuế suất thuế GTGT. (2) = Số thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua hàng. Nếu là hàng nhập khẩu thì (2) là số thuế GTGT tính trên chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu Ví dụ: Trong kỳ tính thuế, số hàng hoá bán được với doanh thu (chưa có thuế) là 200 triệu đồng. Các hoá đơn mua vào của vật tư, hàng hoá trong kỳ là 140 triệu đồng (giá mua chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT đã tính là 14 triệu đồng. Thuế suất thuế GTGT của tất cả các mặt hàng là 10%. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế tính như sau: Thuế GTGT phải nộp trong kỳ tính thuế = (200 tr x 10%) - 14 tr = 6 tr.đồng Thường thì các mặt hàng bán ra và mua vào có thuế suất khác nhau nên trên thực tế tính toán, người ta tổng cộng số thuế GTGT trên các hoá đơn bán hàng rồi trừ đi số tổng cộng thuế GTGT trên các hoá đơn mua hàng. Nếu số chênh lệch là âm thì doanh nghiệp được hoàn lại thuế, ngược lại thì doanh nghiệp phải nộp thuế. 90 3.3.1.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT của hàng hoá, dịch vụ thì số thuế GTGT phải nộp (hoặc được hoàn thuế) trong kỳ được tính như sau: Thuế GTGT phải nộp = Giá trị tính thuế (1) x Thuế suất thuế GTGT (2) Trong đó: (1) Giá trị tính thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_1_pham_thanh_binh.pdf