Giáo trình Tài chính tiền tệ - Ngành: Tài chính doanh nghiệp

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH

Giới thiệu

Chương 1 trình bày sự ra đời và phát triển tài chính, bản chất của tài

chính, chức năng của tài chính, hệ thống tài chính và vai trò của tài chính trong

nền kinh tế thị trường.

Mục tiêu

+ Trình bày được bản chất, chức năng và hệ thống tài chính.

+ Trình bày được vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường.

Nội dung chính

1.1 Sự ra đời và phát triển tài chính

1.1.1 Khái niệm tài chính

Hiện nay, nghiên cứu về tài chính có rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện

và cũng đưa ra nhiều khái niệm về tài chính. Theo quan điểm của P.J.Drake tiếp

cận tài chính theo hai quan điểm, theo nghĩa hẹp, tài chính đơn thuần phản ánh

hoạt động thu, chi tiền tệ của chính phủ; còn theo nghĩa rộng hơn, tài chính phản

ánh các khoản vay và cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền trên thị trường.

Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới dạng tiền

tệ, nghĩa là ở dạng các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thị

trường tài chính hay định chế tài chính. Tóm lại, có hai quan điểm chính về tài

chính, quan điểm thứ nhất, đưa ra khái niệm về tài chính dựa vào hoạt động tài

chính của chính phủ và quan điểm thứ hai đưa ra khái niệm về tài chính trên cơ

sở vốn dưới dạng tiền tệ, cụ thể như sau:

- Quan điểm 1: Tài chính phản ánh hoạt động thu – chi của chính phủ;

hoặc phản ánh các khoản vay và cho vay.

- Quan điểm 2: Tài chính là vốn dưới dạng tiền tệ; tức là sự tạo lập và sử

dụng quỹ tiền tệ để đáp ứng nhu cầu khác nhau.

pdf212 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ - Ngành: Tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 149 CHƢƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG Giới thiệu Chương 6 trình bày quá trình ra đời và bản chất của ngân hàng Trung ương, mô hình tổ chức ngân hàng Trung ương, chức năng của ngân hàng Trung ương, chính sách tiền tệ và vai trò của ngân hàng Trung ương, các kênh tuyền dẫn của chính sách tiền tệ và các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ. Mục tiêu + Trình bày được các mô hình tổ chức, chức năng và vai trò của ngân hàng trung ương. + Trình bày được chính sách tiền tệ và các công cụ ngân hàng trung ương sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ. + Vận dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ để giải thích các chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. + Phân tích các tác động của nền kinh tế của việc thực thi chính sách tiền tệ. Nội dung chính 6.1. Quá trình ra đời và bản chất của ngân hàng Trung ƣơng 6.1.1 Khái quát quá trình ra đời ngân hàng trung ương Quá trình hình thành ngân hàng trung ương ở các nước khác nhau là một quá trình lâu dài và thường là đa dạng, do ở mỗi nước có những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội. Nhìn chung sự ra đời của Ngân hàng trung ương được phát triển theo một trật tự nhất định. Thời kỳ đầu (từ khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 18) ở hầu hết các nước Châu Âu, các ngân hàng kinh doanh tiền tệ lần lượt ra đời, nói chung thực hiện những chức năng tương tự nhau, bao gồm nhận tiền gửi, cho vay, phát hành kỳ phiếu của ngân hàng mình vào lưu thông, thực hiện các dịch vụ tiền tệ khác. Về sau (từ khoảng thế kỷ 18 và thế kỷ 19) do quy mô và phạm vi lưu thông hàng hóa được mở rộng, trong lưu thông có quá nhiều loại kỳ phiếu ngân hàng tư nhân đã gây cản trở cho giao lưu và phát triển kinh tế. Do đó, nhà nước của các nước đã bắt Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 150 đầu can thiệp vào hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng cách hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Nhà nước ban hành luật lệ chỉ cho phép một hoặc một số ngân hàng có năng lực tài chính lớn và có tín nhiệm hơn cả được thực hiện chức năng phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Từ đó hệ thống ngân hàng được phân định thành 2 loại: - Những ngân hàng được phép phát hành tiền được gọi là ngân hàng phát hành. Đây là những ngân hàng lớn, có uy tín, tài chính vững mạnh. Ngân hàng phát hành giảm dần và đi đến không giao dịch với công chúng mà chỉ giao dịch với các ngân hàng trung gian. - Những ngân hàng không được phép phát hành tiền được gọi chung là ngân hàng trung gian. Ngân hàng trung gian giao dịch với công chúng, thực hiện kinh doanh tiền tệ thuần túy. Tuy nhiên số ngân hàng được phép phát hành tiền ở từng nước cũng còn tới hàng chục ngân hàng, đều thuộc sở hữu tư nhân. Sẽ không có gì đảm bảo rằng những tư nhân này sẽ không đưa ra những chính sách có hại cho quốc gia, cho nền kinh tế khi mà quyền lợi cá nhân của họ bị đe dọa hoặc là mâu thuẫn với lợi ích quốc gia. Tức là, việc ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân sẽ không cho phép Nhà nước có thể can thiệp một cách thường xuyên và kịp thời vào hoạt động kinh tế thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ (Nhà nước không thể chủ động kiểm soát được khối lượng tiền phát hành, không có điều kiện can thiệp vào hoạt động của hệ thống tài chính để điều khiển kinh tế thông qua tác động của tiền tệ ). Vì vậy, từ khoảng đầu thế kỷ 19 trở đi, lần lượt các nước đã tiến hành thành lập ngân hàng phát hành do Nhà nước quản lý, thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành tiền để thông qua ngân hàng này, Nhà nước có thể chủ động việc kiểm soát phát hành tiền và điều tiết khối lượng tiền cung ứng, phục vụ cho quản lý và phát triển kinh tế. Đặc biệt từ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và sau thế chiến lần thứ hai phần lớn các nước đều tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng phát hành chuyển thành sở hữu của nhà nước. Đây chính là quá trình hình thành ngân hàng phát hành và xác lập cho ngân hàng này chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 151 ngân hàng, được gọi là Ngân hàng trung ương. Việc quốc hữu hóa ngân hàng phát hành được thực hiện bằng cách Nhà nước bỏ tiền ra mua lại toàn bộ cổ phiếu của ngân hàng phát hành.Toàn bộ hội viên của hội đồng quản trị và bộ máy lãnh đạo điều hành, thanh tra, kiểm soát đều do nhà nước bổ nhiệm trên cơ sở cơ cấu cũ trước khi quốc hữu hóa. Như vậy sự ra đời của ngân hàng trung ương là hệ quả của quá trình chuyển hóa ngân hàng thương mại thành ngân hàng phát hành, và ngân hàng phát hành thành ngân hàng trung ương gắn liền với sự can thiệp của Nhà nước trên lĩnh vực này. Sự ra đời của ngân hàng trung ương xuất phát từ đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hóa, cùng với yêu cầu của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. Nó ra đời không vì mục đích tìm kiếm doanh lợi, mà xuất phát từ yêu cầu của quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ ổn định tiền tệ, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả để phát triển kinh tế. Dù tên gọi không giống nhau như Quỹ dự trữ liên bang, Ngân hàng nhà nước, viện phát hành, chúng đều có chung một tính chất: Ngân hàng trung ương. Hiện nay, ở một số nước ngân hàng trung ương không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng hoạt động vẫn mang tính chất như một ngân hàng của nhà nước và cơ quan quản lý cao nhất của nó là do nhà nước bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chẳng hạn: Ngân hàng trung ương Nhật Bản là ngân hàng cổ phần (nhà nước chiếm 55%) nhưng cơ quan quản trị ngân hàng có 7 thành viên do chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ là ngân hàng cổ phần với hội đồng thống đốc có 7 thành viên do Tổng thống đề cử và Quốc hội bổ nhiệm, 6.1.2 Bản chất của NHTW - Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành công quản có thể biệt lập hay phụ thuộc Chính Phủ. - Ngân hàng trung ương độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng . - Ngân hàng trung ương thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh lực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng. Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 152 - Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để điều hòa lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thông ngân hàng. - Ngân hàng trung ương không giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với kho bạc và NHTG. 6.2. Mô hình tổ chức ngân hàng Trung ƣơng Sự ra đời của ngân hàng trung ương là do yêu cầu khách quan của việc quản lý phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ Ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng với nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ đó, ngân hàng trung ương phải chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ. Do đó ngân hàng trung ương có vị trí đặc biệt trong bộ máy quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Cho đến nay trên thế giới có 2 mô hình tổ chức ngân hàng trung ương: 6.2.1 Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ Theo mô hình này, Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của Ngân hàng trung ương, đặc biệt là trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Mô hình này được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng: Chính phủ là người thực thi chính sách tài chính quốc gia, quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Để ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ sẽ bị Chính phủ lạm dụng công cụ phát hành tiền để trang trải sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, từ đó dễ gây ra lạm phát. Mặt khác ngân hàng trung ương mất hẳn tính độc lập và chủ động trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Tiêu biểu cho mô hình này là Quỹ dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang Đức. Ngân hàng dự trữ liên bang Đức không trực thuộc Chính phủ khi thực hiện các nghiệp vụ của mình, đồng thời có trách nhiệm ủng hộ chính sách kinh tế chung của Chính phủ. Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 153 Quỹ dự trữ liên bang Mỹ: cơ quan quản lý cao nhất là hội đồng thống đốc có 7 thành viên. Thành viên của Hội đồng thống đốc không được tái nhiệm. Chính phủ khó có thể chi phối hoạt động của ngân hàng trung ương. 6.2.2 Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ Theo mô hình này, Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với ngân hàng trung ương thông qua việc bổ nhiệm các thành viên của bộ máy quản trị và điều hành ngân hàng trung ương, thậm chí Chính phủ còn can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Mô hình này được xây dựng trên quan điểm cho rằng: Chính phủ là người thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thực hiện vai trò quản lý kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ phải nắm và sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô. Việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là một trong những công cụ chủ yếu trong tổng thể các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Chính phủ phải nắm lấy ngân hàng trung ương để sử dụng ngân hàng này trong việc thực hiện các chức năng của Chính phủ. Như vậy, ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Nhưng nó khác với tính chất quản lý của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý không chỉ đơn thuần bằng các luật lệ, các biện pháp hành chính mà còn thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh sinh lời. Ngân hàng trung ương có các khoản thu nhập từ các tài sản có của mình như chứng khoán chính phủ, kinh doanh trên thị trường ngoại hối, cho vay chiết khấu,Hai mặt quản lý và kinh doanh gắn chặt với nhau trong tất cả các hoạt động của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện để quản lý, không phải là mục đích của ngân hàng trung ương. Hầu hết các khỏan thu nhập của Ngân hàng trung ương, sau khi trừ các chi phí hoạt động, đều phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 154 6.3. Chức năng của ngân hàng Trung ƣơng 6.3.1 Độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết khối lượng tiền cung ứng Khi ngân hàng trung ương ra đời và hoạt động thì toàn bộ việc phát hành giấy bạc ngân hàng được tập trung vào ngân hàng trung ương theo chế độ nhà nước độc quyền phát hành tiền. Ngân hàng trung ương trở thành trung tâm phát hành tiền của đất nước. Giấy bạc ngân hàng do Ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Do đó việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Đó là: * Phát hành tiền dựa vào dự trữ vàng Giấy bạc ngân hàng phát hành vào lưu thông phải có vàng nằm trong kho của ngân hàng làm đảm bảo. Mức đảm bảo ở mỗi nước có sự co giãn khác nhau. Nhìn chung có 3 hình thức duy trì đảm bảo sau đây: - Nhà nước quy định một hạn mức phát hành, khối lượng phát hành phải nằm trong hạn mức pháp định. - Nhà nước quy định tối đa lượng giấy bạc trong lưu thông và không quy định mức dự trữ vàng làm đảm bảo cho lượng giấy bạc đó. - Nhà nước quy định mức dự trữ vàng tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành. * Phát hành tiền có đảm bảo bằng giá trị hàng hóa thông qua cơ chế tín dụng Việc phát hành giấy bạc được thực hiện qua cơ chế tín dụng ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo bằng giá trị hàng hóa thể hiện trên kỳ phiếu thương mại và các chứng từ nợ khác. Điều này làm cho việc phát hành giấy bạc gắn với nhu cầu thực tế của lưu thông hàng hóa, đảm bảo cho tổng lượng tiền tệ phù hợp với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Việc phát hành này của ngân hàng trung ương được thực hiện bằng phương pháp tái chiết khấu các chứng từ có giá của các tổ chức tín dụng. Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 155 Việc phát hành tiền thông qua cơ chế tín dụng có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, khối lượng tiền phát hành vào lưu thông xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phát sinh do tăng trưởng kinh tế đòi hỏi. Giấy bạc ngân hàng được đảm bảo bằng khối lượng hàng hóa và dịch vụ. Thứ hai, tạo khả năng để ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát khối lượng tiền tệ cung ứng theo nhu cầu của mục tiêu ổn định tiền tệ. Hiện nay, trong điều kiện lưu thông giấy bạc ngân hàng không được tự do chuyển đổi ra vàng theo luật định, các nước trên thế giới đều chuyển sang chế độ phát hành giấy bạc thông qua cơ chế tái cấp vốn cho các ngân hàng và hoạt động trên thị trường mở của Ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, với việc độc quyền phát hành tiền, Ngân hàng trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng được tạo ra từ các ngân hàng thương mại bằng quy chế dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, Tóm lại, Ngân hàng trung ương không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ mà còn quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền nước mình. 6.3.2 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng Trên cơ sở độc quyền phát hành tiền, ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian và kiểm soát quá trình tạo tiền của các ngân hàng trung gian – khách hàng của ngân hàng trung ương. a. Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian Thông thường, các ngân hàng trung gian không sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay mà duy trì một mức dự trữ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán. Dự trữ gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Bất cứ một ngân hàng trung gian nào cũng đều phải mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng trung ương. Tiền gửi đó gồm 2 loại: Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 156 * Tiền gửi dự trữ bắt buộc Tiền gửi dự trữ bắt buộc áp dụng bắt buộc đối với các ngân hàng trung gian có huy động vốn tiền gửi của công chúng. Mức dự trữ cao hay thấp tùy theo quy định của ngân hàng trung ương trong từng thời kỳ cho phù hợp với chính sách tiền tệ. Mục đích của việc bắt buộc dự trữ này là để giới hạn mức tín dụng tối đa mà ngân hàng trung gian có thể cung cấp, tránh trường hợp các ngân hàng trung gian huy động được bao nhiêu cho vay bấy nhiêu dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền và nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc tập trung dự trữ của ngân hàng trung gian tại ngân hàng trung ương còn là một phương tiện để ngân hàng trung ương có thêm quyền lực điều khiển hệ thống ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ. Hiện nay, cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ, các hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời đã giảm bớt khả năng xảy ra nhu cầu rút tiền bất thường.Vì vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm ở hầu hết các quốc gia. Hiện nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường được đề cập đến với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ. * Tiền gửi thanh toán Ngoài tiền gửi dự trữ bắt buộc, các ngân hàng trung gian còn gửi thêm khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trung ương.Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên giữa các ngân hàng với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần. Bên cạnh đó, các ngân hàng trung gian mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng trung ương còn giúp ngân hàng trung ương có thể tận dụng nguồn vốn tạm thời dư thừa của các ngân hàng trung gian để thực hiện các chức năng của mình. b. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian Ngân hàng trung ương thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, thông qua đó để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng trung gian sử dụng vốn tập trung, huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu vay tiền ngân hàng Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 157 trung ương làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng này được ngân hàng trung ương cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ. Hoạt động cho vay từ ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian là một nghiệp vụ phát hành. Xét ở góc độ đó, ngân hàng trung ương có vai trò chủ động trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng trung ương cũng có thể chủ động được, mà có những trường hợp ngân hàng trung ương thụ động trong việc cho vay, đó là khi cần phải cứu các ngân hàng trung gian thoát khỏi bở vực phá sản do mất khả năng thanh toán. Do hoạt động chính của ngân hàng trung gian là đi vay để cho vay và hoạt động này không phải bao giờ cũng thuận lợi. Những đợt rút tiền ồ ạt của dân chúng vì nhiều lý do (chẳng hạn: Lãi suất trở nên thấp so với lạm phát, khách hàng mất lòng tin vào ngân hàng,) dễ làm cho ngân hàng trung gian mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian không thể thu hồi tiền cho vay về kịp để chi trả, không còn chỗ vay mượn nào khác, tìm đến ngân hàng trung ương vay tiền như là một phương cách cuối cùng. Trong trường hợp này ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng trung gian. Tuy nhiên cần phải để ý: Nếu ngân hàng trung ương dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian thì sẽ tạo cho ngân hàng trung gian tâm lý ỷ lại, làm cho độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng tăng cao. Chẳng hạn, nếu một ngân hàng trung gian biết được ngân hàng trung ương sẽ cấp tín dụng cho nó khi gặp khó khăn, ngân hàng trung gian này sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh vì cho rằng ngân hàng trung ương sẽ cho vay trong trường hợp xấu nhất. Đặc biệt là những ngân hàng lớn (đây là những ngân hàng mà sự phá sản của nó có thể gây nên một sự khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Đây là một điều nguy hiểm cho nền kinh tế. Do vậy ngân hàng trung ương cần rất thận trọng, không sử dụng thường xuyên vai trò người cho vay cuối cùng của mình. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằng nhiều phương pháp khác nhau: - Tái chiết khấu Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 158 Ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà ngân hàng trung gian đã chiết khấu cho khách hàng trước đây để hưởng lợi tức tái chiết khấu, nhưng thực ra thông qua nghiệp vụ này mà ngân hàng trung ương có thể giúp cho các ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu thanh toán, đồng thời ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong nghiệp vụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu là công cụ quan trọng hàng đầu, có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. - Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng trung gian. - Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng. c. Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán của các ngân hàng Gắn với nghiệp vụ phát hành tiền, nghiệp vụ gửi tiền và cho vay đối với các ngân hàng trung gian, ngân hàng trung ương là đầu mối thanh toán tiền ngân hàng, giúp cho các ngân hàng trung gian thực hiện thông suốt trong quan hệ thanh toán với nhau xuất phát từ sự phát triển dịch vụ thanh toán phục vụ khách hàng của họ Hoạt động của Tung tâm thanh toán gắn liền với sự phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng trung gian, tạo lập mạng lưới thanh toán liên hoàn trong phạm vi cả nước, cùng với việc cải tiến, hiện đại hóa công nghệ thanh toán có ý nghĩa quyết định cho việc tập trung các luồng chu chuyển tiền tệ vận động qua ngân hàng. Nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng trung ương được tiến hành bằng các phương thức: * Thanh toán từng lần Ngân hàng trung ương thực hiện thanh toán theo yêu cầu của các ngân hàng trung gian căn cứ trên chứng từ và lệnh chi của họ. Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng trung gian gửi các chứng từ thanh toán đến ngân hàng trung ương yêu cầu trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho ngân hàng thụ hưởng. * Thanh toán bù trừ Ngân hàng trung ương là trung tâm tổ chức thanh tóan bù trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc nhà nước. Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 159 Việc thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng được tiến hành định kỳ hoặc cuối mỗi ngày làm việc. Việc thanh toán được dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư cuối cùng được thanh toán bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại ngân hàng trung ương. d. Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng, cụ thể: - Ngân hàng trung ương thẩm định và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho ngân hàng trung gian. - Ngân hàng trung ương quy định nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh và các quy chế nghiệp vụ đòi hỏi các ngân hàng trung gian phải tuân thủ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động của ngân hàng trung gian. - Ngân hàng trung ương điều tiết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung gian bằng những biện pháp kinh tế và hành chính. Chẳng hạn như ngân hàng trung ương quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, ban hành chính sách lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trung gian, - Ngân hàng trung ương thanh tra và kiểm soát thường xuyên và toàn diện các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng, áp dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả. - Ngân hàng trung ương quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàng trung gian trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc mất khả năng thanh toán. Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 160 6.4. Chính sách tiền tệ và vai trò của ngân hàng Trung ƣơng 6.4.1 Khái niệm chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương soạn thảo và tổ chức thực hiện nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Trong nền kinh tế, có nhiều chính sách vĩ mô, mỗi chính sách đều có vị trí và vai trò riêng của nó, trong đó chính sách tiền tệ luôn được coi là một chính sách quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chính sách vĩ mô khác. Ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong nước luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn. Ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ phải kiểm soát được tiền tệ làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiền và tổng sản phẩm quốc dân, giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng, không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu lưu thông. Có thể nói: Chính sách tiền tệ là hệ thống các quan điểm, các chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động về tiền tệ - tín dụng, ngân hàng và ngoại hối, tạo ra sự ổn định của lưu thông tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Xét cho cùng, chính sách tiền tệ có thể xác định theo một trong hai hướng sau: - Chính sách tiền tệ mở rộng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm vào chống suy thoái. - Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm vào việc kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân hàng trung ương.Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn xuyên suốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng trung ương. Các hoạt động khác của ngân hàng trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó. Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Ngân hàng Trung Ƣơng KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 161 6.4.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ chung của chính sách tiền tệ là một mặt cung ứng đủ tiền cho nền kinh tế, mặt khác đảm bảo sự ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ theo đuổi các mục tiêu sau: 6.4.2.1 Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng Một nền kinh tế phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_tien_te_nganh_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf