Giáo trình Trồng nấm sò

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài

liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng và nhân giống nấm”.

Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ

chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù

hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Giáo trình Trồng nấm sò trình bày quy trình trồng nấm sò trên nguyên liệu4

mùn cưa, rơm và bông hạt, phương pháp phòng trừ sâu bệnh và cách sơ chế, bảo

quản nấm sò. Thời lượng giảng dạy mô đun là 110 giờ, được phân bổ thành 7

bài.

pdf97 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng nấm sò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đạt yêu cầu. + Giá thể quá ẩm ướt. + Quá trình cấy giống bị nhiễm bào tử mốc từ không khí. + Phòng nuôi sợi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu. 74 - Cách khắc phục: + Thực hiện hấp thanh trùng các túi giá thể đúng yêu cầu. + Kiểm tra độ ẩm cơ chất cẩn thẩn trước khi đóng túi. + Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ, che chắn để tránh gió. + Kiểm tra lại điều kiện của nhà nuôi sợi nấm. + Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng. 2.2. Bệnh nhiễm do vi khuẩn - Vi khuẩn nhiễm vào quả thể thường ở chân hoặc mũ nấm, chúng hút dinh dưỡng làm quả thể bị khô xác, mũ nấm bị vết thâm đen, thối nhũn hoặc gây những vết nâu ở mũ nấm. - Nguyên nhân: Khử trùng giá thể chưa đạt yêu cầu; trong khi khử trùng xếp các túi nấm quá chặt, do đó tạo áp suất giả nên vi khuẩn còn tồn tại và gây nhiễm. - Cách phòng bệnh: Tuân thủ đúng quy trình khử trùng giá thể và vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi trồng nấm. 2.3. Bệnh nhiễm do vi rút - Vi rút lây nhiễm vào nấm thường làm ức chế sự phát triển của quả thể, mũ nhỏ, cuống dài, thậm chí gây chết nấm. - Nguyên nhân: do tuyến trùng bị bệnh hoặc các bào tử đã nhiễm vi rút lây lan khắp mọi nơi. - Bệnh vi rút không có thuốc đặc trị, chỉ dùng biện pháp phòng bệnh như đốt khử trùng hoặc dùng nhiệt độ cao để xử lý môi trường nuôi trồng nấm và khu vực nấm bị bệnh. 3. Bệnh nhiễm các loại nấm dại 3.1. Nấm mực - Nấm mực hay còn gọi là nấm gió. Nấm mực khi còn nhỏ có hình như đầu đũa, mũ màu xám, cuống màu trắng mọc sâu từ cơ chất ra ngoài. Sau 2 – 3 ngày, nấm xòe ô, mũ nấm chuyển sang màu đen và nhũn nát. Chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nấm sò, đôi khi cản trở sự phát triển của quả thể nấm sò làm giảm sản lượng nấm thu hoạch. Hình 6.5. Nấm mực - Nguyên nhân: Bào tử nấm mực tồn tại sẵn trong nguyên liệu, do chúng ta khử trùng cơ chất chưa triệt để nên bào tử phát sinh trở lại trên cơ chất trồng nấm. - Cách phòng trừ: + Quá trình ủ rơm hoặc hấp khử trùng cơ chất phải đảm bảo nhiệt độ và 75 thời gian yêu cầu. + Nếu cơ chất quá ẩm chúng ta phải phơi lại rồi bổ sung nước vôi 1- 2% hoặc vôi bột 0,3 – 0,5%. 3.2. Nấm chân chim - Nấm chân chim còn có tên gọi khác là nấm sò dại, nấm lông chim hay nấm vảy quạt. - Nấm chân chim có hình thái giống như nấm sò, không có cuống, mũ dạng quạt hay vỏ hến, đường kính 1 - 3cm, phủ lớp lông mịn màu trắng ngà, mép mũ hơi cuộn vào trong. - Thịt nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non có màu trắng, khi già chuyển sang màu hồng thịt, rất dai. Hình 6.6. Nấm chân chim - Nguyên nhân: Do địa điểm trồng nấm có nguồn nấm dại mọc ở các gốc cây khô xung quanh, bào tử nấm xâm nhiễm vào túi nấm trong khi cấy giống. - Cách phòng trừ: + Chọn khu vực cấy giống sạch sẽ, kín gió. + Nếu phát hiện có nấm dại mọc xung quanh khu vực nuôi trồng nấm phải nhặt bỏ, tưới nước vôi để hạn chế bào tử. + Cách ly các túi nấm bị nhiễm để chống lây lan. 4. Bệnh do động vật hại và cách phòng trừ 4.1. Chuột, kiến, gián, ốc - Chúng thường ăn hạt thóc có giống nấm, sợi giống và nấm sò non. - Thiệt hại chính do chúng gây ra là việc lây truyền mầm bệnh (nhiễm khuẩn hặc nấm mốc) cho nấm sò. - Để phòng trừ các tác nhân gây trên chúng ta thực hiện đánh bẫy, bả chuột hoặc rắc hóa chất để xua đuổi chúng. 4.2. Nhện nấm - Nhện nấm sinh sản nhanh và có vòng đời ngắn (17 – 24 ngày) nên chúng là đối tượng nguy hiểm cho nấm. Nhện cắn sợi nấm, hại nụ nấm và quả thể non. Hình 6.7. Nhện rơm 76 - Cách phòng trừ: + Chọn nơi nuôi trồng tốt, xa nơi chứa nguyên liệu. + Giá thể phải được khử trùng triệt để bằng hơi nước hoặc ủ có nhiệt độ lớn hơn 750C. + Khử trùng phòng nuôi bằng formalin 0,5% hoặc xông hơi diêm sinh. + Dùng hóa chất dẫn dụ để diệt. 4.3. Rệp (Bọ mạt) - Rệp có kích thước rất nhỏ như hạt bụi có màu trắng nhạt, chúng sinh sản rất nhanh theo kiểu bọc ấu trùng. Chúng cắn nát sợi nấm sò và đẻ trứng tại miệng vết cắn. - Trứng rệp có khả năng tự hút dinh dưỡng từ sợi nấm và lớn dần như trứng ốc, trứng cá và chuyển màu từ trắng ngà sang vàng. Bọc trứng tạo ấu trùng sau 10 - 15 ngày hình thành hàng ngàn cá thể mới. - Với kích thước rất nhỏ, lây truyền nhờ gió và kiểu sinh sản bọc ấu trùng nên rệp phát triển rất nhanh và gây tác hại lớn. Ban đầu rệp kí sinh ở nút bông hay vỏ túi nấm. Sau đó chúng tìm cách chui vào trong túi hoặc xâm nhiễm qua các vết rạch. Các túi bị nhiễm rệp có các hạt như trứng cá ở bề mặt hoặc tại các vết rạch, xung quanh sợi nấm bị hư hại có màu nâu, khô xác. - Biện pháp phòng trừ rệp: + Nuôi trồng nấm xa các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. + Vệ sinh bằng hóa chất khu vực ươm sợi và nhà trồng. + Rắc vôi bột toàn bộ nền nhà xưởng nơi sản xuất. Hình 6.8. Rệp nấm 4.4. Ruồi nấm - Có 2 loại ruồi nấm chủ yếu: + Ruồi nhỏ dài 1,0 – l,2 mm đầu ngực đen, bụng và chân màu đỏ vàng + Ruồi lớn dài 3 – 4 mm, cánh dài 7 – 9 mm. - Ấu trùng của ruồi ăn sợi nấm, con trưởng thành chích hút vào quả thể nấm tạo các vết thâm đen. - Nếu thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao 28 – 300C, ruồi nấm phát triển mạnh, ấu trùng chui lên quả thể làm thối nấm. 77 - Nguyên nhân: Do khu vực trồng nấm vệ sinh không sạch sẽ, gốc nấm không vứt bỏ cách xa nhà trồng. - Cách phòng trừ: Vệ sinh nhà xưởng, dùng hương xua ruồi, muỗi hoặc nếu nhiều thì phun Permethrin là loại thuốc thảo mộc diệt côn trùng. Hình 6.9. Ruồi nấm 4.5. Tuyến trùng - Tuyến trùng là một loại giun chỉ rất nhỏ, dài khoảng 1mm, thường sống trong đất ẩm hoặc nước bẩn. Có 2 loại tuyến trùng: tuyến trùng ký sinh trên hệ sợi nấm và tuyến trùng gây thối nhũn quả thể nấm. - Chúng dùng đầu chích hút thức ăn từ quả thể nấm, cắn nát làm cho quả thể nấm sò bị nhũn, vữa và có mùi hôi tanh. Hình 6.10. Tuyến trùng - Cách phòng trừ: + Quá trình hấp khử trùng các túi giá thể phải đúng kỹ thuật sẽ diệt được 100% tuyến trùng. + Khi chăm sóc thu hái phải dùng nước sạch để tưới nấm. + Trời nắng nóng phải thông thoáng nhà nuôi trồng, quét nước đọng ở nền nhà và có thể rắc vôi bột hoặc tưới nước vôi rồi để khô nền 1- 2 ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Nhận biết một số bệnh nhiễm bệnh nhiễm do vi sinh vật gây ra đối với hệ sợi nấm sò, phân tích nguyên nhân gây bệnh và đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp. 78 Bài tập 2: Nhận diện một số hiện tượng bệnh hại quả thể nấm sò, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp. C. Ghi nhớ Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: - Các nhóm bệnh ở nấm sò - Nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng trừ 79 BÀI 7. SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN NẤM SÒ Mã bài: MĐ03-07 Mục tiêu: - Mô tả các bước bảo quản lạnh nấm sò, sấy nấm sò theo đúng trình tự kỹ thuật; - Thực hiện được các thao tác bảo quản lạnh nấm sò, sấy nấm sò; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. A. Nôị dung 1. Bảo quản lạnh nấm sò 1.1. Nguyên tắc bảo quản lạnh nấm sò tươi Bảo quản lạnh nấm tươi nhằm giảm bớt hàm lượng nước trong nấm, hạ bớt nhiệt độ môi trường để làm giảm hoạt tính của men ở trong nấm, hạ bớt cường độ hô hấp của nấm, ngăn chặn tốc độ nhiễm và sinh sản của vi sinh vật 1.2. Quy trình bảo quản lạnh nấm sò tươi Quy trình bảo quản lạnh nấm sò tươi được thể hiện ở hình 7.3 1.3. Cách tiến hành * Bước 1: Thu nhận và lựa chọn nấm sò tươi - Chuẩn bị dụng cụ: dao nhỏ, thớt, rổ, thau, bàn thao tác, rửa sạch tất cả dụng cụ trước khi đưa vào sử dụng. - Thu nhận nấm: cân nấm và đổ nấm đã cân lên bàn phân loại. Nếu chưa phân loại ngay thì đổ nấm vào các rổ chứa, tốt nhất là để các rổ chứa nấm trên kệ. Hình 7.1. Các loại rổ, thau, chậu - Chọn lựa: chọn những cụm nấm sò chắc, mập, màu trắng ngà; loại bỏ những quả thể nấm già: rìa nấm nở rộng, màu hơi ngả vàng. - Làm sạch nấm: Cắt sạch gốc nấm, tách những chùm nấm quá lớn thành những chùm có kích cỡ tương đối đồng đều. Hình 7.2. Chọn nấm sò 80 Nấm tươi Xếp nấm vào bao Cân nấm Hút chân không, dán bao Dán bao Hút chân không, nạp khí,dán bao Kiểm tra Xếp bao vào khay Xếp khay vào phòng lạnh Bảo quản nấm trong kho lạnh Thu nhận, chọn lựa, làm sạch nấm Hình 7.3. Sơ đồ quy trình bảo quản lạnh nấm sò tươi 81 * Bước 2: Xếp nấm vào khay hoặc túi - Chuẩn bị bao bì, dụng cụ: + Chuẩn bị dụng cụ cần thiết gồm: Rổ nhựa, bàn thao tác. + Bao bì: Tùy yêu cầu của từng phương pháp bảo quản và thiết bị sử dụng mà cần các loại bao bì sau: + Nếu dùng máy dán bao thông thường thì dùng các cỡ bao PE thông thường + Nếu dùng máy dán bao hút chân không thì dùng các cỡ bao PE chuyên dùng cho máy dán bao hút chân không (không thấm khí) - Xếp nấm vào bao: Xếp vào bao PE, khi xếp đặt những quả thể lớn dưới đáy bao, quả thể nhỏ xếp phía trên, xoay những quả thể đẹp ra phía ngoài bao. Hình 7.4. Bao nấm sò tươi - Cân nấm: + Đặt bao nấm lên mặt cân + Thêm hoặc bớt lượng nấm cho đúng khối lượng yêu cầu. Khi thêm hoặc bớt cần lưu ý xếp lại nấm trong bao cho đẹp. - Dán bao: Bao nấm sau khi dán phải kín, riêng với máy dán bao hút chân không bao phải ôm sát vào sản phẩm nhưng không được làm móp méo sản phẩm. - Xếp các bao nấm vào khay và chuyển vào tủ lạnh hoặc phòng lạnh Hình 7.5. Khay giá đựng túi nấm * Bước 3: Xếp khay, túi nấm vào tủ lạnh hoặc phòng lạnh + Đối với các phòng lạnh có hệ thống dàn lạnh dưới sàn thì cần có kệ hoặc giá để các khay nấm, không được đặt trực tiếp các khay nấm dưới sàn nhà. Có thể xếp các khay nấm sát tường. + Đối với các phòng lạnh có hệ thống dàn lạnh dọc theo tường thì cần để các kệ hoặc dàn cách tường 20 – 30cm, cách dàn lạnh 30 – 40cm. 82 Hình 7.6. Tủ lạnh bảo quản nấm sò Hình 7.7. Phòng lạnh bảo quản nấm sò 2. Phơi, sấy nấm sò 2.1. Nguyên tắc phơi, sấy nấm sò Khi tiến hành làm khô nấm tức là làm cho thành phần nước trong quả thể nấm giảm đến một mức độ nhất định, thường dưới 12%, để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và hoạt động của các men có trong nấm. Vì vậy làm khô là một trong những phương pháp kéo dài thời gian bảo quản nấm. 2.2. Phơi nấm sò * Bước 1: Thu nhận và chọn lựa nấm sò - Chuẩn bị dụng cụ: Dao nhỏ, thớt, rổ, thau, bàn thao tác. Rửa sạch tất cả dụng cụ trước khi đưa vào sử dụng. - Thu nhận nấm: Cân nấm và đổ nấm đã cân lên bàn phân loại. Nếu chưa phân loại ngay thì đổ nấm vào các rổ chứa, tốt nhất là để các rổ chứa nấm trên kệ. - Chọn lựa: Chọn những cụm nấm sò chắc, mập, màu trắng ngà; loại bỏ những quả thể nấm già: rìa nấm nở rộng, màu hơi ngả vàng. - Làm sạch nấm: Cắt sạch gốc nấm. Nếu sạch thì không cần rửa. Nếu dính bẩn nhiều thì rửa nhanh qua 2 - 3 lần nước sạch rồi vớt ra rổ để ráo nước. * Bước 2: Xử lý sơ bộ nấm sò trước khi phơi - Phân cấp sơ bộ: Dùng mắt quan sát và phân loại theo độ to nhỏ, dầy mỏng. - Loại bỏ nấm hư: Cắt cuống, cắt sửa những vết đen, xám và loại bỏ nấm hư, nấm xấu. - Xé riêng từng cánh nấm sò * Bước 3: Xếp nấm vào giàn phơi: Sau khi xử lý sơ bộ, chúng ta xếp nấm sò lên giàn phơi. * Chú ý: Giàn phơi được kê ở nơi sạch sẽ, dưới trời nắng và phải kê cách mặt đất ít nhất là 0,5m. 83 Hình 7.8. Vỉ phơi Hình 7.9. Giàn phơi * Bước 4: Kiểm tra độ ẩm Chúng ta có thể kiểm tra độ ẩm bằng phương pháp cảm quan: cầm nấm khô trên tay, bóp mạnh, nếu nấm gãy ra là đạt đến độ khô yêu cầu. Độ ẩm nấm sau khi phơi nhỏ hơn 12%. * Bước 5: Đóng gói - Cho nấm vào bao bì ngay sau khi phơi khô; - Cân cho đúng khối lượng yêu cầu; - Buộc chặt miệng bao lại ngay sau khi cân. Buộc miệng túi 3 lần: 2 lần xoắn chặt và buộc miệng bao nilon để chống lọt không khí ẩm vào trong, 1 lần buộc miệng bao ngoài (bao gai hoặc bao PP). Ngoài ra, còn có thể bảo quản nấm khô trong chum, vại hay thùng kim loại đậy kín. 2.3. Sấy nấm sò 2.3.1. Quy trình sấy nấm sò Quy trình sấy khô nấm sò được thể hiện ở hình 7.10 2.3.2. Cách tiến hành sấy nấm sò * Bước 1: Thu nhận và chọn lựa nấm sò - Chuẩn bị dụng cụ: Dao nhỏ, thớt, rổ, thau, bàn thao tác. Rửa sạch tất cả dụng cụ trước khi đưa vào sử dụng. - Thu nhận nấm: Cân nấm và đổ nấm đã cân lên bàn phân loại. Nếu chưa phân loại ngay thì đổ nấm vào các rổ chứa, tốt nhất là để các rổ chứa nấm trên kệ. - Chọn lựa: Chọn những cụm nấm sò chắc, mập, màu trắng ngà; loại bỏ những quả thể nấm già: rìa nấm nở rộng, màu hơi ngả vàng. - Làm sạch nấm: Cắt sạch gốc nấm. Nếu sạch thì không cần rửa. Nếu dính bẩn nhiều thì rửa nhanh qua 2 - 3 lần nước sạch rồi vớt ra rổ để ráo nước . * Bước 3: Xử lý sơ bộ nấm trước khi sấy - Phân cấp sơ bộ: dùng mắt quan sát và phân loại theo độ lớn nhỏ, dầy mỏng của quả thể nấm. - Loại bỏ nấm hư: cắt cuống, cắt sửa những vết đen, xám và loại bỏ nấm hư, nấm xấu. - Xé riêng từng cánh nấm sò: xử lý đến đâu xếp nấm ngay thành một lớp vào các khay sấy. 84 * Bước 3: Xếp nấm vào lò sấy - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị: thiết bị gồm quạt điện, lò sấy và các phụ kiện kèm theo lò như quạt lò, bếp than. + Vệ sinh lò sấy, kiểm tra hoạt động của quạt, chuẩn bị nhiên liệu đốt lò. + Đốt lò trước khi đưa nấm vào khoảng 1 giờ để làm ấm lò và quá trình cháy đã giảm khói. - Làm se nấm: khi có nắng, có gió thì tiến hành phơi hoặc quạt cho nấm khô se lại trước khi cho vào lò sấy. Làm như vậy nấm có màu sắc đẹp hơn đồng thời giảm được tiêu tốn nhiên liệu cho sấy, đồng thời tăng được năng suất cho lò sấy. + Thời gian làm se nấm từ 4 – 6 giờ - Xếp nấm vào lò sấy: xếp theo từng loại, nấm to, dầy để gần nguồn nhiệt, những khay nấm mỏng, nhỏ để xa nguồn nhiệt, phần mũ nấm nên để đối nghịch với hướng gió. * Bước 4: Sấy nấm - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị: kiểm tra lò sấy, quạt lò, bộ phân gia nhiệt, nguồn cung cấp nhiệt, nhiệt kế, đồng hồ. Nấm tươi Thu nhận, chọn lựa và làm sạch nấm Xử lý sơ bộ nấm trước khi sấy Xếp nấm vào thiết bị sấy Sấy nấm Lấy sản phẩm ra khỏi thiết bị sấy Làm nguội và đóng bao Bảo quản nấm khô Hình 7.10. Sơ đồ quy trình sản xuất nấm sấy 85 1. Ống thoát khí thải; 2. cửa tủ sấy; 3. Gờ để đỡ các khay sấy; 4. Tấm lưới phân phối nhiệt; 5. Bếp than Hình 7.11. Lò sấy thủ công kiểu đứng Hình 7.12. Lò sấy kiểu đứng Hình 7.13. Lò sấy nấm thủ công - Khởi động bộ phận gia nhiệt không khí, quạt gió để đưa không khí nóng vào buồng sấy. - Theo dõi và điều chỉnh quá trình sấy nấm, điều chỉnh nhiệt độ sấy theo từng giai đoạn: + Giai đoạn ban đầu: sấy ở nhiệt độ 38 - 420C, trong 4 - 5 giờ để tránh tạo thành lớp vỏ cứng ở nấm cục như nấm mỡ, mở hết cửa gió. + Giai đoạn 2, mỗi giờ tăng 20C tới khi đạt tới 48 - 520C, sấy trong 3 -4 giờ. Theo đà giảm của lượng nước và nhiệt độ ta đóng hẹp dần cửa gió. + Giai đoạn 3 duy trì nhiệt độ ở 52 - 550C trong thời gian 2 - 3 giờ, đóng hoàn toàn cửa gió. * Bước 5: Lấy sản phẩm ra khỏi thiết bị sấy. - Kiểm tra độ ẩm của nấm bằng cách cầm nấm khô trên tay, bóp mạnh, nếu nấm gãy ra là đạt đến độ khô yêu cầu. - Lấy các khay nấm ra khỏi thiết bị * Bước 6: Làm nguội, đóng bao và bảo quản nấm sò khô - Chuẩn bị cân, bao bì, dây buộc: bao bì gồm có 2 lớp bao nilon (PE), 1 lớp bao gai hoặc bao PP, đựng khoảng 10kg/bao. Yêu cầu bao bì đúng chủng loại, kích cỡ yêu cầu. 86 - Cho nấm khô vào bao, cân sản phẩm + Cho vào bao bì ngay khi nấm còn ấm (40 - 450C) + Cân cho đúng khối lượng yêu cầu + Buộc chặt miệng bao lại ngay sau khi cân. Buộc miệng túi 3 lần: 2 lần xoắn chặt và buộc miệng bao nilon để chống lọt không khí ẩm vào trong, 1 lần buộc miệng bao ngoài (bao gai hoặc bao PP). Hình 7.14. Nấm sò khô - Xếp nấm sò khô vào kho để bảo quản: + Chuẩn bị kho bảo quản: Kho phải thoáng, khô, sạch sẽ, không có côn trùng, không có mùi lạ. + Xếp bao nấm vào kho: Xếp bao nấm trên kệ không xếp trực tiếp xuống nền nhà. Không nên xếp chồng quá cao làm nát vụn nấm. + Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho + Thường xuyên kiểm tra men mốc, độ ẩm của nấm. + Không khí trong kho ẩm, nóng thì thùy theo thời tiết, mở cửa kho thông gió để giảm nhiệt độ, độ ẩm trong kho. + Định kỳ tiến hành xông diêm sinh (lưu huỳnh) để chống mốc với liều lượng 10g/m3 kho. Xông xong đóng kín của phòng trong 24 giờ. + Thời gian bảo quản được trên một năm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành bảo quản lạnh nấm sò. Bài tập 2: Thực hành sấy khô nấm sò. C. Ghi nhớ Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: - Quy trình bảo lạnh nấm sò. - Quy trình sấy nấm sò. 87 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Trồng nấm sò là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Trồng và nhân giống nấm”; được giảng dạy sau hoặc độc lập với mô đun Nhân giống nấm, giảng dạy độc lập với các mô đun khác. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Trồng nấm sò là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trồng nấm sò; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu - Mô tả được các bước công việc trồng nấm sò trên một số loại nguyên liệu: mùn cưa, rơm và bông hạt; - Thực hiện chuẩn bị lán trại, dụng cụ, vật tư; lựa chọn, xử lý nguyên liệu, làm giá thể, cấy giống, chăm sóc và thu hái nấm sò trên các giá thể mùn cưa, rơm và bông hạt theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn; - Phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng sâu bệnh hại nấm sò; - Sơ chế và bảo quản nấm sò sau thu hoạch đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; - Rèn luyện tính cẩn thận, chịu khó, tỉ mỉ. III. Nôị dung chính của mô đun Mã bài Tên bài/chương mục Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ03-01 Đặc điểm sinh học của nấm sò Lý thuyết Lớp học 4 4 0 0 MĐ03-02 Chuẩn bị lán trại, dụng cụ, vật tư và nguyên liệu trồng nấm sò Tích hợp Xưởng trường 8 4 2 2 MĐ03-03 Trồng nấm sò trên mùn cưa Thực hành Xưởng trường 24 2 18 4 MĐ03-04 Trồng nấm sò trên bông hạt Thực hành Xưởng trường 24 2 20 2 MĐ03-05 Trồng nấm sò trên rơm Thực hành Xưởng trường 24 2 20 2 MĐ03-06 Sâu bệnh hại nấm sò và biện pháp phòng trừ Tích hợp Lớp học 8 4 2 2 88 Mã bài Tên bài/chương mục Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ03-07 Sơ chế và bảo quản nấm sò Thực hành Xưởng trường 4 2 2 0 Kiểm tra hết mô đun 4 0 0 4 Cộng 100 20 64 16 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, thực hành 4.1. Bài 1. Đặc điểm sinh học của nấm sò Bài tập 1 - Nguồn lực: hình ảnh hoặc mẫu vật quả thể nấm sò, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên nhận diện quả thể nấm sò theo hình ảnh hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng loại nấm theo màu sắc, xác định đúng độ tuổi nấm thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. Bài tập 2 - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn chính xác nguồn nguyên liệu cung cấp chất dinh dưỡng tương ứng. Bài tập 3 - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền các thông số điều kiện môi trường thích hợp cho nấm sò sinh trưởng và phát triển chính xác. 4.2. Bài 2. Chuẩn bị lán trại, dụng cụ, vật tƣ và nguyên liệu trồng nấm sò Bài tập 1 - Nguồn lực: nền lán trại, giàn kệ, vôi sống, dụng cụ, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ khử trùng 1 khu vực. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm. 89 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nền lán trại, giàn kệ để nuôi trồng nấm sò bằng nước vôi. - Kết quả cần đạt được: + Pha được nước vôi khử trùng + Thực hiện thứ tự các bước khử trùng đúng theo quy trình + An toàn đối với con người và môi trường làm việc + Lán trại, giàn kệ sau khi khử trùng đạt yêu cầu cho sử dụng. Bài tập 2 - Nguồn lực: phiếu trắc nghiệm, thiết bị, dụng cụ để trồng nấm sò . - Cách thức: mỗi học viên sẽ nhận diện một số loại thiết bị, dụng cụ sử dụng để trồng nấm sò. - Thời gian hoàn thành: 3 phút/ 1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng tên của thiết bị, dụng cụ. + Nêu đúng mục đích sử dụng của thiết bị, dụng cụ đó. 4.3. Bài 3. Trồng nấm sò trên mùn cƣa Bài tập 1 - Nguồn lực: mùn cưa, vôi sống, lưới sàng mùn cưa, các dụng cụ để xử lý nguyên liệu mùn cưa. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (7 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm xử lý 100kg mùn cưa khô. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xử lý mùn cưa để trồng nấm sò. - Kết quả cần đạt được: + Pha được nước vôi có pH: 12 – 13; + Thực hiện các bước xử lý mùn cưa đúng quy trình; + Mùn cưa sau khi xử lý đảm bảo độ ẩm 65 – 70%, mùn cưa có màu sẫm, thấm đều nước; + Đống ủ sau ủ xong có đầy đủ nilon tủ và chân đống ủ được cố định. Bài tập 2 - Nguồn lực: mùn cưa đã phối trộn dinh dưỡng, túi nilon, cổ nhựa, nắp nhựa, bông không thấm nước, dây cao su. - Cách thức: mỗi học viên đóng 4 - 5 túi giá thể. - Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo 90 tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đóng túi giá thể mùn cưa. - Kết quả cần đạt được: + Túi giá thể đóng xong phải căng, tròn, không bị thủng; + Trọng lượng túi: 1,2 – 1,4kg; + Túi giá thể có đầy đủ cổ nút, nút bông và nắp đậy. Bài tập 3 - Nguồn lực: túi giá thể mùn cưa đã khử trùng, giống nấm sò dạng hạt hoặc dạng que, bộ dụng cụ cấy giống nấm. - Cách thức: mỗi học viên thực hiện cấy một vài túi giá thể. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng cấy giống nấm sò vào túi giá thể. - Kết quả cần đạt được: + Thực hiện các bước khử trùng và cấy giống đúng quy trình; + Lượng giống cho 1 túi khoảng 15 gam và giống phân bố đều trên bề mặt túi giá thể mùn cưa (nếu cấy giống dạng hạt). Hoặc mỗi túi giá thể chứa 1 que giống (nếu cấy giống dạng que); + Túi giá thể sau khi cấy giống được ghi chú đầy đủ thông tin (ngày cấy, loại nấm). Bài tập 4 - Nguồn lực: nấm sò đến tuổi thu hái, dao cắt, dụng cụ chứa nấm. - Cách thức: mỗi học viên trực tiếp thu hái nấm - Thời gian hoàn thành: 2 - 3 phút/1 học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng thu hái nấm sò. - Kết quả cần đạt được: + Lựa chọn đúng quả nấm sò đến độ tuổi thu hái; + Thao tác hái nấm đúng kỹ thuật; + Trong quá trình thu hái không làm long gốc; + Vệ sinh sạch gốc nấm sau khi thu hái. 4.4. Bài 4. Trồng nấm sò trên bông hạt Bài tập 1 - Nguồn lực: bông hạt, vôi sống, bể ngâm bông, các dụng cụ để xử lý nguyên liệu bông. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (7 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm xử lý 50kg bông hạt. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xử lý bông làm trồng nấm sò. 91 - Kết quả cần đạt được: Pha được nước vôi có pH: 12 – 13; Thực hiện các bước làm ướt bông đúng quy trình: bông sau khi làm ướt bằng nước vôi đảm bảo: độ ẩm 65 – 70%, Đống ủ bông đúng quy cách: đạt độ cao qui định, độ nén khối bông vừa phải, có cọc thông khí, sau ủ xong có đầy đủ nilon và dây buộc, đống vuông cân đối, không nghiêng đổ. Bài tập 2 - Nguồn lực: bông hạt đã xử lý, giống nấm sò, túi nilon có kích thước 25 x 35cm đã được gấp đáy vuông, bông không thấm nước, dây cao su. - Cách thức: mỗi học viên đóng 4 - 5 túi giá thể. - Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đóng túi, cấy giống nấm sò trên bông. - Kết quả cần đạt được: + Trọng lượng túi giá thể đạt từ 1,4 – 1,6kg; có độ nén đồng đều; + Đáy túi phải vuông, cân; + Túi căng tròn đều, không bị thủng túi; + Trong 1 túi giá thể có đủ 4 lớp giống và 3 lớp bông; đường cấy giống 1, 2 và 3 (tính từ dưới lên) được cấy sát thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_nam_so.pdf
Tài liệu liên quan