Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp - Ngành: Kế toán doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Giới thiệu

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong

sự hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong giáo trình này, tác

giả chia nội dung thành ba chương, trong đó chương 1 tập trung chủ yếu các

kiến thức tổng quan về văn hóa doanh nghiệp như khái niệm, vai trò, đặc

trưng, các yếu tố và các giai đoạn hình thành, phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, bản chất của văn hóa doanh

nghiệp.

- Trình bày được các biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố

hình thành văn hóa doanh nghiệp.

- Xác định và phân tích được các biểu trưng và các yếu tố hình thành

của văn hóa doanh nghiệp.

- Đánh giá được các biểu trưng và các yếu tố hình thành văn hóa doanh

nghiệp tại một doanh nghiệp

Nội dung

1.1. Văn hóa

1.1.1. Khái niệm văn hóa

Thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ tiếng Latinh là Cultus hàm chứa hai

khía cạnh: 1- trồng trọt cây trái tức là thích ứng với tự nhiên, khai thác tự

nhiên; 2- giáo dục, đào tạo con người hoặc một cộng đồng để họ trở nên tốt

đẹp hơn.

Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, văn hóa bao gồm “Văn” là vẻ đẹp

của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự

tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền.

chữ “Hóa” trong văn hóa là việc đem lại cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng)

để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống

Như vậy văn hóa theo cách hiểu của cả phương Đông và phương Tây

đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người

(bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho

con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về văn hóa và về vai trò của văn

hóa đối với đời sống con người. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều khái niệm về văn

hóa:

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo

không gian, thời gian hoặc chủ thể bao gồm văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm

thực, văn hóa kinh doanh, văn hóa Việt Nam.vv.

Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm tri thức,

tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng,

thói quen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một

xã hội. Cách hiểu này chủ yếu đề cập đến văn hóa ở góc độ các giá trị tinh

thần.

UNESCO định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể sống động các

hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ, hiện tại

qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị,

các truyền thống và cách thể hiện, đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng

của mỗi dân tộc”

Từ điển Tiếng Việt, văn hóa được định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể nói

chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá

trình lịch sử”. Định nghĩa này khẳng định văn hóa là những sáng tạo của con

người, mang lại giá trị cho con người, trong đó bao gồm cả giá trị vật chất và

giá trị tinh thần. Theo đó, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị sáng tạo của

con người được biểu hiện, được kết tinh trong các của cải vật chất do con

người sáng tạo ra, đồng thời văn hóa còn bao gồm cả các sản phẩm tinh thần

mà các cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong lịch sử.

Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm, thì văn hóa là một hệ thống hữu cơ các

giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình

hoạt động, thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường

tự nhiên và xã hội

pdf113 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp - Ngành: Kế toán doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở mức 200.000 là phù hợp, còn theo ý của Ngài, hiện nay tôi chỉ ghi có 100.000 Được rồi, thì 200.000. 3 tháng sau chúng tôi sẽ cho người đến đây thu tiền bảo hiểm quý thứ hai. Lẽ nào hôm nay chính là ngày đã giao tiền bảo hiểm lầm đầu tiên à? Đúng ạ. Đến lúc này khách hàng cũng không còn nói đến việc sang năm tham gia bảo hiểm nữa, ngay lập tức giao tiền, Nguyễn Nhất Bình nhanh chóng làm xong giấy biên nhân, hai bên cùng nhau tạm biệt. 3.2.4. Văn hóa trong đàm phán và thương lượng Bốn kết quả của những cuộc đàm phán Thua – thua: cả hai bên đều không đạt được mong muốn của mình, khó có thể đàm phán trong lần sau. Thắng – thua hoặc thua – thắng: chỉ một bên đạt được mục đích, còn một bên thất bại. Cảm giác thất bại là một cảm giác không dễ chịu, vì thế khi Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 80 Khoa Kế toán Tài chính một bên không được thỏa mãn yêu cầu sẽ không bao giờ muốn ngồi vào bàn đàm phán với bên thắng nữa. Thắng – thắng: cả hai bên đều đạt được mong muốn của mình. Đây là kết quả lý tưởng nhất. Những yêu cầu và mục đích của cả hai bên đều được thỏa mãn và cả hai đứng lên với cảm giác hài lòng, sẵn sàng cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Không kết quả: không có ai thắng, ai thua, hai bên có thể đàm phán lại trong lần sau. Biểu hiện của văn hóa trong đàm phán và thương lượng Hành vi phi ngôn ngữ: văn hóa ứng xử thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ đòi hỏi một sự tinh tế của người tham gia giao tiếp bởi 90% ý nghĩa lời nói bên trong giao tiếp trực tiếp đều được truyền tải thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ. Các thông điệp phi ngôn ngữ được truyền tải thông qua tập hợp các cử chỉ và hành vi riêng lẻ của các bộ phận trên cơ thể người, chúng sẽ vẽ chính xác về những gì đang diễn ra trong suy nghĩa của người đối diện. Tạo sự tin tưởng trong đàm phán: sự tin tưởng của đối tác với mình là chìa khóa giúp đàm phán thành công. Đối tác càng tin vào sự thành thật, tính liêm chính và độ tin cậy của bạn, bạn càng có cơ hội tiến đến kết quả thắng lợi. Khả năng đặt câu hỏi trong đàm phán và thương lượng: Mahfouz đã nói: “biết người nhanh nhạy qua câu trả lời, biết người khôn ngoan qua cách đưa câu hỏi”. Trong quá trình đặt câu hỏi bạn phải luôn chú ý không chỉ lời nói của đối tác mà còn cả hành động, phản ứng, phong thái, cử chỉ, điệu bộ của họ vì chúng bộc lộ phần nào suy nghĩ của đối tác. Cách hỏi khéo léo có thể đem lại cho bạn một lượng thông tin lớn cần thiết để bạn sử dụng chiến thuật trong đàm thoại. Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 81 Khoa Kế toán Tài chính Kỹ năng trả lời trong đàm phán và thương lượng: trong trả lời không nên trả lời hết mọi vấn đề được hỏi. Không trả lời vào sát câu hỏi của đối thủ, giảm bớt cơ hội để đối phương hỏi đến cùng, dành đủ thời gian cất nhắc kỹ vấn đề được đưa ra đàm phán xác định đúng những điều không đáng phải trả lời, đừng trả lời quá dễ dãi, không nên để rơi vào tình thế là đối địch trực tiếp với đối tác trong các tình huống đối thoại, đưa ra những dẫn chứng, tình huống, đưa ra những giải pháp hiệu quả. Kỹ năng lắng nghe trong đàm phán và thương lượng: nghe cũng thể hiện văn hóa ứng xử. Có rất ít nhà đàm phán biết cách lắng nghe, do đó mất nhiều cơ hội biết được yêu cầu và mục đích của đối tác. Khi đối tác nói không nên nhìn chỗ khác hay tỏ thái độ bồn chồn mà phải nhìn thẳng vào mắt họ. Vẻ chăm chú sẽ gây cho người nói tâm lý tôn trọng, đồng thời quá đó cũng thu thập được một cách đầy đủ thông tin cần thiết để phục vụ cho đmà phán. Những điều cần tránh khi tham gia đàm phán, thương lượng Tránh phạm phải lời nói kiêng kị dẫn đến khó khăn trong đàm phán: Lời nói là công cụ trực tiếp nhất, thực dụng nhất trong khi đàm phán. Trong giao tiếp, từ trao đổi thông tin, giao lưu tư tưởng, tình cảm đến quá trình mặc cả, thương lượng, nếu không có ngôn ngữ thích hợp thì không thể đàm phán. Mỗi quốc gia, dân tộc có những sắc thái ngôn ngữ khác nhau do đặc điểm về địa lý, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán khác nhau. Dân tộc nào cũng có những cấm kị trong ngôn ngữ, vì vậy, nếu không biết rõ những cấm kị hoặc vi phạm những cấm kị thì không những đàm phán khó thành công mà còn làm cho đối phương tức giận. Khéo léo sử dụng ngôn ngữ, nắm rõ các cấm kị là biểu hiện thành thực của nhà đàm phán và cũng là điều kiện quyết định sự thành công của cuộc đàm phán. Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 82 Khoa Kế toán Tài chính Minh họa trong văn hóa đàm phán thương lượng Khi đàm phán kinh doanh với người Hàn Quốc: người Hàn thường trao đổi với giọng nói rất nhỏ nhẹ và giữ in lặng một vài lần. Tuy nhiên, sự im lặng này không có nghĩa là họ không hiểu ý bạn, Ngoài ra, người Hàn Quốc thường khó chịu nếu khi phát biểu bạn chỉ “đánh bóng” bản thân chứ không phải giới thiệu về doanh nghiệp của mình. Khi ăn trưa hoặc ăn tối tại nhà hàng, bạn nên giữ tốc độ giao tiếp ở mức độ vừa phải. Người Hàn Quốc cũng rất thích trò chuyện với những ai có hiểu biết sâu rộng. Bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ này thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn. Quan trọng là tại những buổi tiệc đó luôn có sự tham gia của các đối tác kinh doanh và họ thảo luận công việc một cách thân thiện. Hãy nhớ rằng, người Hàn Quốc không ngần ngại bàn bạc công việc ngay tại bữa ăn. Vì rất coi trọng thể diện nên người Hàn Quốc thường không trả lời trực tiếp. Việc họ thường nói “vâng” hoặc gật đầu trong khi giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Họ nói “không” khi phải trả lời câu hỏi cho dù trong đầu họ có ý muốn như thế mà thay vào đó họ thường đưa ra những câu nói như “chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề này” hoặc “việc này đòi hỏi phải có sự kiểm tra thêm”. Tránh phạm phải những kiêng kị về văn hóa của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong đàm phán. Mỗi địa phương đều có những đặc trưng riêng về văn hóa, chuẩn mực sống riêng. Những đặc trưng này được thể hiện tổng hợp thông qua người tham gia đàm phán của địa phương đó, không những phải nhập gia tùy tục, chuẩn bị mọi thứ mà còn không được tùy tiện hủy bỏ cam đoan. Sau khi đến địa phương đó, quốc gia đó cần phải chú ý quan sát nhiều, hiểu nhiều mới không làm ảnh hưởng tới sự thành công của đàm phán. Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 83 Khoa Kế toán Tài chính Minh họa trong văn hóa đàm phán thương lượng Khi muốn làm quen, giao dịch với người Nhật trước tiên nên trao danh thiếp để tự giới thiệu mình, khi trao dùng cả hai tay, chiều danh thiếp hướng về khách. Lúc trao đổi không nên nói to, gây tiếng ồn ầm ĩ. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, người Nhật rất thích đúng giờ và ngắn gọn. Đừng sai hẹn và cũng đừng bắt người Nhật vòng vo, nhất là phải trả giá nhiều lần. Người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy khi tham quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại. Họ kiêng chụp ảnh ba người. Khi giao tiếp, nên hướng chủ đề câu chuyện theo hướng không ở đâu kiêng kị như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán. Không vỗ vào vai của người Nhật, không kéo dài mọi hình thức tiếp xúc cơ thể. Người Nhật rất thích tặng quà vào các dịp lễ Tết, các dịp có tin vuiCần chú trọng đến nghệ thuật gói quà nếu bạn muốn tặng quà cho người Nhật. Không nên tặng quà có số lượng là 4, 9, những vật nhọn, những tặng vật có màu tím hoặc xanh lá cây vì với họ, đây là những thứ tượng trưng cho đau buồn và không may mắn. Họ không mở quà ngay. Trong đàm phán, thương lượng tránh đối diện với điều khó giải quyết, bế tắc. Trong khi đàm phán, nếu đối phương đưa ra ý kiến phản đối thì bạn nên suy nghĩ cẩn thận, phân tích kỹ càng, gợi ý cho đối phương nói ra mục tiêu của mình khi tham gia đàm phán. Tất cả các cách trên đều làm tăng vị thế của mình, tước đi ưu thế của đối thủ. Nếu bạn bác bỏ thẳng thừng ý kiến phản đối của đối phương thì không những làm mất mặt đối phương mà còn làm cho đàm phán đi vào bế tắc, thậm chí thất bại. Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 84 Khoa Kế toán Tài chính Minh họa trong văn hóa đàm phán thương lượng Người Mỹ thường tách vấn đề ra thành nhiều phần nhỏ rồi tiến hành tấn công từng phần một. Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu khi giữa cuộc đàm phán, bên kia nói “Còn phải xin ý kiến cấp trên”. Đừng phá hỏng đàm phán: đàm phán là quá trình hết sức tinh tế, sai một chút là có thể phá hỏng hoàn toàn. 3.2.5. Văn hóa trong định hướng tới khách hàng Tạo lập phong cách văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm: lắng nghe và hiểu khách hàng để phục vụ tốt hơn; coi khách hàng làm bạn đồng hành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp; khách hàng là động lực chèo lái và phát triển tổ chức; thiết lập kênh thông tin để tiếp nhận, giải đáp các ý kiến phản hồi từ khách hàng. Xây dựng lòng trung thành của khách hàng: trong thực tiễn, việc tìm kiếm khách hàng mới, doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản chi phí rất lớn, do vậy giữ chân khách hàng đã có là cách tốt nhất có được lợi nhuận và thành công. Khi họ tin tưởng, trung thành với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ thường sử dụng tăng lượng mua khi cần thiết. Hướng dẫn và định hướng tiêu dùng cho khách hàng: giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng; thông tin về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp đầy đủ, đúng đắn cho khách hàng; định hướng người tiêu dùng sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả khi mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ không lãng phí. Chăm sóc khách hàng: tạo sự thân thiện, nồng ấm trong giao tiếp với khách hàng, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng, thấy mình thực sự quan trọng. Bên cạnh đó, họ cũng muốn được doanh nghiệp lắng nghe, chia sẻ. Các chính sách hậu mãi cũng là một trong những giải pháp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của doanh nghiệp đối với khách hàng. Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 85 Khoa Kế toán Tài chính 3.3. Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp. 3.3.1. Khái niệm quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp là sử dụng các nội dung của văn hóa doanh nghiệp trong việc quản lý và điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp, trong đó các nội dung văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của một tổ chức được lồng ghép vào trong các phương pháp quản lý và điều hành truyền thống. Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp có một số điểm khác so với các phương pháp quản lý kinh doanh nói chung, thể hiện qua những đặc điểm sau: Bằng việc nhấn mạnh con người là nhân tố quan trọng nhất, quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp đặt trọng tâm vào việc quản lý con người. Các công cụ quản lý con người – Quản lý nhân lực truyền thống được sử dụng và làm mới bằng những tư tưởng quản lý nhấn mạnh đến vai trò của con người trong việc thực hiện mục tiêu và ra quyết định hành động. Trong quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp, đối tượng quản lý là mối quan hệ con người trong mọi lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong văn hóa doanh nghiệp, con người được hiểu không chỉ giới hạn ở những đối tượng bên trong mà cả những đối tượng hữu quan bên ngoài doanh nghiệp. Mối quan hệ tốt đẹp được xây dựng không chỉ với những đối tượng bên trong mà với cả những đối tượng bên ngoài của doanh nghiệp. Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp là quản lý các mối quan hệ: với đối tượng hữu quan bên ngoài – quản lý bằng lời hứa ; với đối tượng bên trong – quản lý bằng cam kết. Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp được thực hiện với phương châm nhấn mạnh vai trò tự quản của từng cá nhân, khích lệ tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, thành viên tổ chức. Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp hướng tới việc khơi dậy nguồn sức mạnh tiền ẩn (động lực) ở mỗi Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 86 Khoa Kế toán Tài chính thành viên, biến họ trở thành những “toa tàu tự hành” trong một “đoàn tàu” doanh nghiệp. Biện pháp quản lý tích cực được áp dụng là quản lý bằng giao ước. Đối với tổ chức, để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng khi vận hành, công cụ quản lý chủ yếu được sử dụng để điều hành và nhấn mạnh tính tự giác là xây dựng phong cách, thói quen hành động mang tính tự giác cao – quản lý bằng nề nếp. 3.3.2. Nội dung cơ bản của quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp. Trong quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp, tư tưởng, ước muốn, mục tiêu về văn hóa doanh nghiệp của một tổ chức, doanh nghiệp phải được diễn đạt dưới các nội dung, phương tiện, công cụ có thể sử dụng trong quản lý các hoạt động hàng ngày của tổ chức và cá nhân một cách thuận lợi. Về cơ bản, văn hóa doanh nghiệp của một tổ chức có thể được thể hiện trong quản lý thông qua những nội dung chủ yếu sau: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi- phong cách – các quy tắc ứng xử - các tiêu chuẩn giao ước, cam kết – khuôn mẫu hành vi – phương châm điều hành – biện pháp quản lý. Tầm nhìn: Xác định và mô tả viễn cảnh tương lai mà tổ chức, doanh nghiệp hướng tới và được sử dụng để định hướng, điều khiển và khích lệ toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp phấn đấu để đạt tới. Tầm nhìn thể hiện ước mơ, khát vọng của tổ chức, doanh nghiệp về hình ảnh mong muốn và phấn đấu để đạt đến trong tương lai. Tầm nhìn có thể được xác định thông qua việc trả lời những câu hỏi lớn như: “Doanh nghiệp phấn đấu vì cái gì?”, “hình ảnh doanh nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai là gì?”, “doanh nghiệp mong muốn trở thành biểu tượng hay được ghi nhớ, nhắc đến về cái gì?”. Minh họa tầm nhìn trong một số tổ chức, doanh nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: “Trở thành một trường trọng điểm khu vực Đông Nam Á” Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 87 Khoa Kế toán Tài chính Công ty TNHH và Kinh doanh VinFast: “Trở thành nhà sản xuất xe hàng đầu "Châu Á - hội tụ tinh hoa" của ngành công nghiệp thế giới để tạo ra những sản phẩm xứng tầm quốc tế”. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: “Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xây dựng một hệ thống đại học trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hóa và tri thức Việt Nam”. Ford14: “Chúng tôi phấn đấu trở thành hãng chủ đạo trên thế giới về sản phẩm và dịch vụ xe hơi”. GasNatural15: “Chúng tôi phấn đấu để trở thành một tập đoàn vững mạnh liên tục phát triển, hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, thể hiện sự khác biệt trong các cung cấp các dịch vụ tuyệt hảo cho khách hàng, nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với cổ đông, mở ra nhiều cơ hội mới cho người lao động, đóng góp tích cực cho xã hội và cam kết hành động với trách nhiệm của một công dân toàn cầu gương mẫu”. Sứ mệnh: Tầm nhìn được thể hiện thành sứ mệnh. Sứ mệnh là một nội dung quan trọng về mặt chiến lược đối với tổ chức, doanh nghiệp. Tầm nhìn thể hiện ước muốn; sứ mệnh thể hiện cách thức ước muốn được thể hiện trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Minh họa sứ mệnh trong một số tổ chức, doanh nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: “Mang lại cho người học kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, nâng cao giá trị bản thân để có một tương lai tươi sáng dựa trên nền tảng trung thực, tự tin và chuyên nghiệp”. 14 Ford: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị: xem chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân - 2012 15 GasNatural: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị: Xem chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân - 2012 Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 88 Khoa Kế toán Tài chính Ford: “Chúng tôi là một gia đình đa dạng, toàn cầu, vốn luôn tự hào khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ đặc sắc của mình” Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: “Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung giảng viên, sinh viên tài năng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng; nơi đi đầu trong đổi mới, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được quản trị, điều hành, quản lý theo mô hình hệ thống đại học mẫu mực với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trước xã hội đồng thời tự kiểm soát và xây dựng môi trường sáng tạo khoa học, tự do học thuật trong khu đô thị đại học kiểu mẫu”. Công ty TNHH và Kinh doanh VinFast: “Ghi dấu bản sắc Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp sản xuất xe toàn cầu”. GasNatural: “Sứ mệnh của chúng tôi là thỏa mãn nhu cầu về năng lượng của xã hội, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm đáng trân trọng về môi trường đối với khách hàng, cũng như về tăng trưởng lợi nhuận đối với các cổ đông, và có cơ hội phát triển chuyên môn đối với người lao động”. Giá trị cốt lõi: giá trị cốt lõi của một tổ chức là những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị cho tổ chức, hình ảnh đại diện cho tổ chức. Tầm nhìn là hình ảnh ước mơ, sứ mệnh là cách thức đạt tới hình ảnh ước muốn, giá trị cốt lõi là cốt cách tạo nên hình ảnh ước muốn. Giá trị thể hiện niềm tin của tổ chức và các quy tắc chi phối hoạt động bên trong của tổ chức, doanh nghiệp. Chúng trở thành những khuôn khổ nhất định hướng hành vi nhằm khích lệ và điều khiển hành vi của tổ chức. Giá trị không chỉ đại diện cho một thế hệ hay một nhóm cá nhân. Mỗi cá nhân ở từng giai đoạn phát triển, hoàn cảnh khác nhau thường có những ước muốn khác nhau. Trong một tổ chức có nhiều người với Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 89 Khoa Kế toán Tài chính những hoàn cảnh khác nhau, ở các giai đoạn phát triển khác nhau cùng tham gia và phát triển cùng một tổ chức, doanh nghiệp. Vậy điều gì có thể trở thành giá trị để mọi người tôn trọng, gắng sức cống hiến trong suốt cuộc đời gắn bó với tổ chức, doanh nghiệp? Các tổ chức, doanh nghiệp rất kỹ lưỡng trong việc lựa chọn giá trị cốt lõi. Để xác định giá trị cốt lõi, doanh nghiệp không thể xác định bằng cách đặt trực tiếp các câu hỏi cho các thành viên trong tổ chức về giá trị cốt lõi, cũng như hỏi những người khác về giá trị của tổ chức. Giá trị là những điều mọi người đều ước muốn, do cách diễn đạt khác nhau, chúng được thể hiện dưới hình thức, ngôn ngữ, biểu hiện hành vi khác nhau. Tuy nhiên những hình ảnh tạo ra trong nhận thức của những con người khác nhau, với nhãn quan khác nhau vẫn có thể được chia sẻ giống nhau trong cảm nhận. Như vậy giá trị được tuyên bố sẽ không có nhiều ý nghĩa bằng giá trị thể hiện qua hành động. Giá trị được lựa chọn phải phản ánh được hình ảnh mong muốn và có tác dụng đinh hướng hành vi và quyết định của các thành viên tổ chức trong công việc. Minh họa giá trị cốt lõi trong một số tổ chức, doanh nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: “Coi người học là trung tâm, tất cả vì người học; Chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh sinh viên; Xây dựng đạo đức nghề nghiệp, ứng xử văn hóa trong giao tiếp, hợp tác trong công việc, chất lượng đào tạo là ưu tiên hàng đầu; Vì lợi ích của cộng đồng và xã hội”. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): “Sáng tạo (Innovative): để mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng. Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 90 Khoa Kế toán Tài chính Phát triển không ngừng (Continuous): hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách hàng, là nguồn tài sản quý giá nhất và đáng tự hào nhất của Vietcombank. Lấy sự Chu đáo - Tận tâm (Caring) với khách hàng làm tiêu chí phấn đấu. Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia sánh tầm với khu vực và thế giới. Luôn nỗ lực tìm kiếm sự Khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng và giá trị cao nhất. Đề cao tính An toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng, cổ đông”. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel): “Những giá trị cốt lõi là lời cam kết của Viettel đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân chúng tôi. Những giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người. 1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. 2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. 3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. 4. Sáng tạo là sức sống. 5. Tư duy hệ thống. 6. Kết hợp Đông - Tây. 7. Truyền thống và cách làm người lính. 8. Viettel là ngôi nhà chung”. Công ty TNHH và Kinh doanh VinFast: “Chất lượng đẳng cấp thế giới: Hội tụ tinh hoa của ngành công nghiệp xe thế giới để tạo ra những chiếc xe mang tiêu chuẩn quốc tế. Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 91 Khoa Kế toán Tài chính Giá trị tối ưu: Mang đến những tính năng cao cấp để phục vụ lối sống hiện đại của khách hàng. Khách hàng là người bạn đồng hành: Kết nối khách hàng với hệ sinh thái Vingroup nhằm bảo đảm giá trị và trải nghiệm lâu dài cho chủ sở hữu VinFast”. Ford: “Giá trị mà chúng tôi tôn trọng là tạo ra những điều tốt cho những người chúng tôi quan tâm, cho môi trường xã xã hội chứ không phải cho khách hàng của chúng tôi”. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: “Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực để hình thành một đại học quốc gia mang bản sắc và văn hóa riêng biệt, lấy những giá trị cơ bản của con người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững; đồng thời là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão được tự do trao đổi, khám phá, sáng tạo khoa học và học tập suốt đời. Dựa trên triết lý giáo dục đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới các giá trị: Vì sự phát triển toàn diện của con người, lấy người học làm trung tâm. Chất lượng giáo dục luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu cho mọi hoạt động. Đề cao tính độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học. Sự liên thông, hợp tác quốc tế là nòng cốt cho sự phát triển. Đề cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác quản lý. Gắn kết và phục vụ cộng đồng”. GasNatural: “Giá trị mà chúng tôi tôn trọng gồm: Hướng tới khách hàng. Thực hiện cam kết ( lời hứa) với khách hàng. Phát triển bền vững. Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 92 Khoa Kế toán Tài chính Quan tâm đến con người. Trách nhiệm xã hội. Chính trực”. Nguyên tắc hành động, phong cách lãnh đạo: Để tầm nhìn, sứ mệnh (mục tiêu tổng quát) và các giá trị cốt lõi trở thành thực tiễn thông qua các quyết định của tổ chức, chúng phải được thực hiện thành những nguyên tắc hành động cụ thể, rõ ràng và mẫu mực cho mọi thành viên nhận diện, nghiên cứu và vận dụng. Các nguyên tắc hành động thường được diễn đạt thành phong cách lãnh đạo được mô tả dưới hình thức một “mẫu người điển hình của tổ chức”. Diện mạo, trang phục, hình thức, ngôn từ, cử chỉ, hành vi được cân nhắc, tính toán chu toàn và được thể hiện bằng một “người mẫu” cụ thể trong các sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động truyền thông, marketing, qua “người phát ngôn” hay “người đại diện”, và đặc biệt quan trọng là qua người quản lý, người lãnh đạo. Triết lý kinh doanh của MATSUSHITA16 Những nguyên tắc cốt yếu đối với công ty: Thực hiện trách nhiệm của chúng ta với tư cách là một hãng công nghiệp, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đóng góp vào việc nâng cao phúc lợi xã hội và góp phần phát triển văn hóa nhân loại. Những tín điều đối với nhân viên: Tiến bộ và phát triển chỉ có thể đạt được nhờ sự hợp tác và củng cố nỗ lực của tất cả các thành viên trong công ty. Mỗi người trong chúng ta đều phải cố gắng phấn đấu vì sự thành công và phát triển không ngừng của công ty. Hãy thường xuyên tâm niệm tín điều này. Bẩy giá trị tinh thần cần tôn trọng: 16 Xem chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân - 2012 Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 93 Khoa Kế toán Tài chính Phụng sự Tổ quốc thông qua những đóng góp vào ngành công nghiệp. Thật thà. Hài hòa và hợp tác. Phấn đấu vì sự thành công. Lịch sự và nhún nhường. Thích nghi và hòa nhập. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chấp nhận và tuân thủ những giá trị này cho phép chúng ta hình thành nên một hệ thống các giá trị tinh thần vững chắc; làm tăng thêm sự gắn bó về niềm mong ước c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_van_hoa_doanh_nghiep_nganh_ke_toan_doanh_nghiep_t.pdf