Giáo trình văn học Trung Quốc

Tiên Tần là thời kỳ trước đời Tần, tứclà từ khởi thủy cho đến trước khi Tần

Thủy Hoàng Đế thống nhất Trung Quốc(221 trước CN).

Về mặt lịch sử, sau thời gian truyền thuyết khá dài(khoảng 700 năm) với

các đời Tam Hoàng(Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông), Ngũ Đế gồm Hoàng Đế

(2696-2597 trước CN), Chuyên Húc, Đế Cốc, Đường Nghiêu(2357-2255 trước CN)

và Ngu Thuấn(2255- 2207 trước CN), lịch sử Trung Quốc thực sự khởi đầu với Tam

Đại là Hạ(2207-1784 trước CN), Thương - Ân(1783-1135 trước CN) và Chu(1134-247 trước CN) trong đó triều Chu là thời kỳcó nhiều biến động nhất về lịch sử,

chính trị, kinh tế, tư tưởng và văn hóa.

Đời Chu chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ thứ nhất Chu Vũ vương diệt Trụ, đóng

đô ở đất Phong, đất Cảo(miền Thiểm Tây bâygiờ), mở đầu thời Tây Chu (1134-770 trước CN). Đến đời vua thứ 12 U vương, bịrợ Hiểm Doãn và rợ Khuyển Nhung

đánh bại, khiến sau đó Chu Bình vương phải dời đô sang phía đông, đóng ở Lạc

Dương(Hà Nam), bắt đầu thời kỳ thứ 2 gọi là Đông Chu(770-247 trước CN). Đông

Chu lại được chia làm2 thời kỳ nữa là Xuân Thu(722-479trước CN) và Chiến

quốc(479-221 trước CN), xã hội rối ren loạn lạc “đánh nhau để tranh đất giết người

đầy đồng; đánh nhau để tranh thành, giết người đầy thành”.

pdf66 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình văn học Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi trung, thí quân tam thập lục; vong quốc ngũ thập nhị; chư hầu bôn tẩu, bất đắc bảo kỳ xã tắc giả, bất khả thăng số. Sát kỳ sở dĩ, giai thất kỳ bản dĩ. Cố Dịch viết : “Thất chi hào li, mậu dĩ thiên lý”. Cố viết : Thần thí quân, tử thí phụ, phi nhất đán nhất tịch chi cố dã. Kỳ tiệm cửu hỹ. Cố, hữu quốc giả bất khả dĩ bất tri Xuân Thu. Tiền hữu sàm nhi bất kiến, hậu hữu tặc nhi bất tri. Vi nhân thần giả bất khả dĩ bất tri Xuân Thu. Thủ kinh sự nhi bất tri kỳ nghi, tao biến sự nhi bất tri kỳ quyền. Vi nhân quân phụ, nhi bất thông ư Xuân Thu chi nghĩa giả, tất mông thủ ác chi danh. Vi nhân thần tử, nhi bất thông ư Xuân Thu chi nghĩa giả, tất hãm thoán thí chi tru, tử tội chi danh. Kỳ thực giai dĩ vi thiện. Vi chi, bất tri kỳ nghĩa. Bị chi không ngôn, nhi bất cảm từ. Phù bất thông lễ nghĩa chi chỉ, chí ư quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử. Quân bất quân tắc phạm. Thần bất thần tắc tru. Phụ bất phụ tắc vô đạo. Tử bất tử tắc bất hiếu. Thử tứ hạnh giả, thiên hạ chi đại quá dã. Dĩ thiên hạ chi đại quá dữ chi, tắc thụ nhi bất cảm từ. Cố Xuân Thu giả, lễ nghĩa chi đại tôn dã. Phù lễ cấm vị nhiên nhi tiền, pháp thi dĩ nhiên chi hậu. Pháp chi sở vi dụng giả dị kiến, nhi lễ chi sở vị cấm giả nan tri. Hồ Toại viết: “ Khổng Tử chi thời, thượng vô minh quân, hạ bất đắc nhiệm dụng, cố tác Xuân Thu, thùy không văn dĩ đoạn lễ nghĩa, đáng nhất vương chi pháp. Kim phu tử, thượng ngộ minh thiên tử, hạ đắc thủ chức, vạn sự ký cụ, hàm các tự nghi, phu tử sở luận dục dĩ hà minh?” .Thái sử công viết : “Dụy, dụy, phủ phủ bất nhiên. Dư văn chi tiên nhân viết : Phục Hy chí thuần hậu, tác Dịch bát quái; Nghiêu Thuấn chi thịnh, Thượng Thư tải chi, Lễ Nhạc tác yên; Thang Vũ chi long, thi nhân ca chi. Xuân Thu thái thiện, biếm ác, suy Tam Đại chi đức, bao Chu thất, phi độc thứ cơ nhi dĩ dã. Hán hưng dĩ lai, chí minh thiên tử, hoạch phù thụy, phong thiện, cải chính sóc, dịch phục sắc, thụ mệnh ư mục thanh, trạch lưu võng cực, hải ngoại thù tục, trùng dịch khoản tái, thỉnh lai hiến kiến giả, bất khả thăng đạo. Thần hạ TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 48 - bách quan, lực tụng thánh đức, do bất năng tuyên tận kỳ ý. Thả, sĩ hiền năng nhi bất dụng, hữu quốc giả chi sỉ. Chủ thượng minh thánh, nhi đức bất bố văn, hữu tư chi quá giả. Thả, dư thường chưởng kỳ quan, phế minh thánh thịnh đức bất tải, diệt công thần thế gia hiền đại phu chi nghiệp bất thuật, đọa tiên vương sở ngôn, tội mạc đại yên. Dư sở vị thuật cố sự, chỉnh tề kỳ thế truyền, phi sở vị tác dã. Nhi quân tỉ chi ư Xuân Thu, mậu hỹ. Ư thị, luận thứ kỳ văn, thất niên, nhi thái sử công tao Lý Lăng chi họa, u ư luy tiết, nãi vị nhiên thán viết : Thị dư chi tội dã phù? Thị dư chi tội dã phù? Thân hủy bất dụng hỹ. Thoái nhi thâm duy viết : Phù, Thi Thư ẩn ước giả, nhược toại kỳ chí chi tư dã. Tích Tây Bá tù Dửu Lý, diễn Chu Dịch; Khổng Tử ách tại Trần, Sái, tác Xuân Thu; Khuất Nguyên phóng trục, trứ Ly Tao; Tả Khâu khuyết minh, quyết hữu Quốc Ngữ; Tôn Tử tẫn cước nhi luận binh pháp; Bất Vi thiên Thục, thế truyền Lã Lãm; Hàn Phi tù Tần, Thuyết nạn, Cô phẫn. Thi tam bách thiên đại để thánh hiền phát phẫn chi sở vi tác dã. Thử nhân giai ý hữu sở uất kết, bất đắc thông kỳ đạo dã, cố thuật vãng sự tư lai giả. Ư thị tốt thuật Đào Đường dĩ lai, chí ư lân chỉ, tự Hoàng Đế thủy. Bài tựa do Tư Mã Thiên tự đề Thái sử công nói: Cha tôi có dạy rằng : “Từ khi Chu Công mất, năm trăm sau có Khổng Tử. Khổng Tử mất, tới nay được năm trăm năm; có ai nối được chí, soi sáng được cho đời, sửa được Dịch truyện, soạn tiếp Xuân Thu, diễn được cái ý trong Thi Thư Lễ Nhạc, thì chắc là lúc này đây. Câu nói ấy có ý nhắc nhở tôi chăng? Câu nói ấy có ý nhắc nhở tôi chăng? Thân hèn này đâu dám suy nhường việc ấy. Quan Thượng đại phu Hồ Toại nói : “ Xưa Khổng Tử tại sao mà viết bộ Xuân Thu?”. Thái sử công nói : Tôi nghe Đổng sinh dạy rằng : “Đời Chu suy vi, đạo bị bỏ bê, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, chư hầu hại ông, có quan đại phu ngăn cản ông, ông biết rằng lời mình không được tin dùng, đạo mình không được thi hành, bèn phê bình những việc trong khoảng 242 năm để làm khuông phép cho đời, chê bai thiên tử, chỉ trích chư hầu, dằn mặt các đại phu, không ngoài mục đích thuyết minh vương đạo”. Khổng Tử nói : “Thay vì những lời nói suông, ta muốn chép những việc rõ ràng xác thiết là hơn”. Thật vậy, bộ Xuân Thu trên thì làm sáng tỏ đạo lý của Tam vương, dưới thì biện biệt dường mối của việc đời, thuyết minh điều ngờ vực, vạch rõ lẽ phải trái, quyết định sự do dự, khen điều hay, chê điều dở, tôn người hiền, khinh kẻ xấu, bảo tồn những nước đã mất, nối lại những dòng đã dứt, bổ cứu những tệ hại, chấn hưng những suy sụp: toàn những đầu mối của vương đạo vậy. Kinh Dịch nói về trời đất, âm dương, tứ thời, ngũ hành nên rành về lẽ biến hóa. Kinh Lễ ghi những việc thuộc nhân luân, cho nên rành về nhân sự. Kinh Thư chép việc làm của tiên vương, cho nên rành về chính trị. Kinh Thi ghi núi, sông, khe, hốc, chim muông cỏ cây, con thư, con hùng, loài đực loài cái, cho nên rành về ca dao, phong tục. Kinh Nhạc gây dựng những ý tình vui tươi, cho nên điểm sở trường là hài hòa. Kinh Xuân Thu phân biệt việc phải trái, cho nên rành về việc trị người. Thế cho nên kinh Lễ dùng để tiết chế tình dục, kinh Thi dùng để phát dương hòa khí, kinh Thư dùng để thuật lại những việc đã xảy ra, kinh Dịch dùng để thuyết minh lẽ biến TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 49 - hóa, kinh Xuân Thu dạy về nghĩa vụ. Dẹp đời loạn, đưa nó về đường chính, thì không sách nào bằng Xuân Thu. Kinh Xuân Thu dài mấy vạn chữ, chép mấy ngàn việc. Vạn vật tụ tụ tán tán, đủ cả trong bộ Xuân Thu. Trong đời Xuân Thu có 36 kẻ làm tôi giết vua, 52 ông vua mất nước, bọn vua chư hầu phải bôn tẩu, không bảo tồn được xã tắc, nhiều không kể xiết. Nguyên do chỉ tại bỏ mất đạo gốc mà thôi. Cho nên kinh Dịch nói : “Sai một li, đi một dặm”. Lại nói : “Tôi giết vua, con giết cha, duyên do chẳng phải mới đầu hôm cuối mai, mà là tích tiệm đã từ lâu rồi”. Cho nên kẻ có nước không thể không rõ nghĩa Xuân Thu. (Không rõ nghĩa Xuân Thu thì) trước mặt có kẻ ton hót mà không thấy, sau lưng có giặc cướp mà không hay. Kẻ làm tôi không thể không rõ nghĩa Xuân Thu. (Không rõ nghĩa Xuân Thu) thì xử thường không biết lẽ nên chăng, lâm biến không biết lẽ tòng quyền. Làm vua làm cha mà không rõ nghĩa Xuân Thu thì tất mang tiếng là gây tội ác; làm bầy tôi, làm con mà không rõ nghĩa Xuân Thu thì tất bị chết mà chuốc lấy cái tội danh là kẻ đã cướp ngôi, giết người trên. Kì thực, họ vẫn cho việc họ làm là phải, họ làm mà không hiểu nghĩa việc họ làm, để rồi mang tiếng xấu mà không dám cãi. Không hiểu thế nào là lễ nghĩa, cho nên mới đến nỗi vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con. Vua chẳng ra vua thì kẻ dưới phạm thượng, tôi chẳng ra tôi thì đáng giết, cha chẳng ra cha thì vô đạo, con chẳng ra con thì bất hiếu; bốn cái lỗi đó là những cái lỗi rất lớn ở đời, buộc cho cái “thiên hạ đại tội danh” là đúng, phải nhận, chứ không cãi được. Cho nên kinh Xuân Thu là cội nguồn lễ nghĩa. Lễ nghĩa ngăn ngừa trước, hình pháp trừng phạt sau, công hiệu trừng phạt của hình pháp dễ thấy, công hiệu ngăn ngừa của lễ nghĩa khó biết.” Quan thượng đại phu Hồ Toại nói : “Thời đức Khổng Tử, vua ở trên không sáng suốt, mình ở dưới không được tin dùng, cho nên Ngài mới trứ thuật kinh Xuân Thu, dùng lời văn suông mà đoán định lễ nghĩa, thống nhất vương đạo. Nay tiên sinh, trên gặp được thiên tử hiền minh, dưới mình lại có chức phận để phục vụ, mọi việc đều đầy đủ, xếp đặt đâu vào đấy, vậy mà tiên sinh còn dài lời nghị luận là để thuyết minh điều gì đây?”. Thái sử công nói : “Dạ, dạ, thưa không, không phải thế ! Tôi nghe cha tôi dạy rằng : “Vua Phục Hy rất mực thuần hậu, làm ra tám quẻ Dịch; vua Nghiêu, vua Thuấn xây nền thịnh trị, sách Thượng Thư ghi chép đại nghiệp của hai ông; kinh Lễ, kinh Nhạc cũng được viết vào thời đó; vua Thang vua Vũ lập đại công thì các thi nhân ca tụng(do đó mà có kinh Thi); kinh Xuân Thu nhặt chuyện hay, chê chuyện dở, suy tôn đạo đức đời Tam Đại, khen ngợi triều chính của nhà Chu, nào phải chỉ có châm biếm mà thôi đâu”. Nhà Hán từ lúc dấy nghiệp cho đến bây giờ là thời thiên tử hiền minh trị vì, đã bắt được điềm lành, đã lập đàn Phong, đàn Thiện, đã đổi ngày Chính sóc, đã thay màu áo quần, xe cộ, tiếp nhận được cái khí thanh hòa của trời, ban phát ân huệ cùng nơi khắp chốn; những dân tộc “hải ngoại” khác phong tục đến gõ cửa quan, dùng lời thông ngôn mà xin triều kiến, nhiều không kể xiết. Bách quan thần hạ cực lực ca tụng thánh đức của nhà vua mà còn sợ rằng chưa bày tỏ được hết ý mình. Vả chăng, có kẻ sĩ hiền tài mà không thu dụng, đó là điều người trị nước đáng lấy làm thẹn; chúa thượng thánh minh mà thanh danh không truyền bá khắp bốn phương, đó là tại kẻ làm tôi lỗi lầm. Huống chi đã giữ chức vị(sử quan), tôi phải làm tròn chức phận; thịnh đức của chúa thượng thánh minh mà bỏ đi chẳng chép, sự nghiệp của công thần, thế gia, hiền đại phu mà bỏ đi chẳng thuật, lời TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 50 - nói của người trước mà bỏ đi chẳng nhắc, thì còn gì nặng tội cho bằng? Cái việc tôi gọi là thuật lại chuyện cũ, chỉ là sắp đặt lại những tài liệu truyền lại từ đời trước, như vậy không phải là sáng tác thế mà ông lại ví công việc tôi làm với kinh Xuân Thu thì ông thật lầm rồi!” Bèn luận thuật chắp nối thành văn. Được bảy năm thì Thái sử công gặp cái họa Lý Lăng, sa vào vòng tù ngục, mới ngậm ngùi mà than rằng : “Đó là tội ta ư ?! Đó là tội ta ư ?! Thân thể tàn phế, thành vô dụng rồi!”. Sau lui về, suy đi nghĩ lại, mình tự nhủ mình : “Kinh Thi, kinh Thư ít lời mà kín nghĩa, là để cho tác giả gữi gấm nỗi lòng. Xưa kia Tây Bá bị giam ở ngục Dữu Lý mà diễn giải Chu Dịch; Khổng Tử gặp nạn ở Trần, Thái mà soạn Xuân Thu; Khuất Nguyên bị ruồng bỏ mà viết thiên Ly Tao; Tả Khâu Minh lòa rồi mới có bộ Quốc Ngữ; Tôn Tẫn cụt chân mới luận về binh pháp; Lã Bất Vi bị dời qua Thục rồi mới có sách Lã Lãm truyền lại ở đời; Hàn Phi bị giam ở Tần mới viết hai thiên Thuế nan, Cô phẫn; ba trăm thiên trong kinh Thi phần nhiều là do các bậc thánh hiền phát phẫn mà làm ra. Những người đó đều có nỗi uất ức trong lòng, không thi hành đạo của mình được, mới thuật việc cũ mà nghĩ đến đời sau. Bèn thuật những việc từ đời Đào Đường trở xuống, cho tới năm vua Vũ Đế bắt được con bạch lân thì ngừng, mở đầu là từ vua Hoàng Đế. (Giản Chi Nguyễn Hữu Văn dịch) 2.-Thố tử cẩu phanh Phạm Lãi toại khứ, tự Tề khiển Đại phu Chủng viết:”Phi điểu tận, lương cung tàng; giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; địch quốc phá, lương thần vong”.Việt vương vi nhân trường cảnh điểu trác, khả dữ cộng hoạn nạn, bất khã dữ cộng lạc, tử hà bất khứ ? Thỏ chết, chó bị giết Phạm Lãi bỏ đi rồi, từ nước Tề gữi thư cho quan đại phu Văn Chủng rằng: ”Chim bay hết thì cất cung quý, thỏ khôn chết rồi thì chó săn bị giết,nước địch phá rồi thì bề tôi giỏi bỏ mạng”.Việt vương là người cổ dài mỏ quạ, có thể cùng chung hoạn nạn, không thể cùng nhau chung hưởng yên vui, sao ông không bỏ đi? (Nguyễn Thanh Châu dịch) 3.-Chỉ lộc vi mã Triệu Cao dục vi loạn, khủng quần thần bất thính. Nãi tiên thiết nghiệm, trì lộc hiến ư Nhị Thế, viết:”Mã dã”. Nhị Thế tiếu viết:”Thừa tướng ngộ da ! Vị lộc vi mã”. Vấn tả hữu, tả hữu hoặc mặc, hoặc ngôn mã dĩ a thuận Triệu Cao. Chỉ nai bảo là ngựa Triệu Cao muốn làm loạn, sợ quần thần không nghe theo, bèn thử nghiệm trước, mang con nai dâng lên Tần nhị thế, tâu rằng:”Đây là con ngựa”. Nhị thế cười rằng: ”Thừa tướng lầm rồi ! Gọi nai là ngựa”. Hỏi tả hữu, kẻ thì lặng thinh, kẻ thì bảo ngựa để a dua theo Triệu Cao. (Nguyễn Thanh Châu dịch) TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 51 - 4.-Thị đạo chi giao Liêm Pha chi miễn, Trường Bình qui dã; thất thế chi thời, cố khách tận khứ. Cập phục xuất vi tướng, khách hựu phục chí. Liêm Pha viết:”Khách thoái hỹ”. Khách viết: ”Phù ! Thiên hạ dĩ thị đạo giao. Quân hữu thế, tắc ngã tòng quân; quân vô thế tắc khứ; thử cố kỳ lý, hữu hà oán hồ?!” Giao tình hàng chợ Liêm Pha bị cách chức, từ Trường Bình trở về; lúc thất thế, môn khách cũ đều bỏ đi hết. Đến khi được phong tướng trở lại, khách lại tìm đến.Liêm Pha bảo: “Xin khách lui cho”. Khách đáp rằng: “Thường người đời hay kết giao theo lối hàng chợ. Ngài có thế lực thì tôi theo ngài, ngài không thế lực, tôi ắt bỏ đi; lẽ đời vốn thế, có gì mà ngài oán giận?”. (Nguyễn Thanh Châu dịch) 5.-Môn khả la tước Thủy, Chạch công vi đình úy, tân khách điền môn; cập phế, môn ngoại khả thiết tước la. Hậu phục vi đình úy, tân khách dục vãng, Chạch công đại thự kỳ môn viết: ”Nhất tử nhất sinh nãi tri giao tình, nhất bần nhất phú nãi tri giao thái, nhất qúy nhất tiện giao tình nãi kiến”. Trước cửa(vắng vẻ)có thể lưới chim Xưa Chạch công làm quan Đình úy, tân khách chật nhà. Đến lúc bị phế, ngoài cửa(vắng vẻ)có thể đặt lưới bắt chim. Sau lại phục chức Đình úy, tân khách lại toan tìm đến, Chạch công viết trên cửa một hàng chữ lớn:”Một chết một sống mới biết rõ tình bằng hữu; một nghèo một giàu mới hay cách đối xử của bạn bè; một sang một hèn chân tình mới thấy được” (Nguyễn Thanh Châu dịch) 6.-Quản Trọng, Bão Thúc Quản Trọng Di Ngô giả, Dĩnh Thượng nhân dã. Thiếu thời thường dữ Bão Thúc Nha du. Bão Thúc tri kỳ hiền. Quản Trọng bần khốn, thường khi Bão Thúc, Bão Thúc chung thiện ngộ chi, bất dĩ vi ngôn. Dĩ nhi, Bão Thúc sự Tề công tử Tiểu Bạch, Quản Trọng sự công tử Củ. Quản Trọng tù yên. Bão Thúc tụy tiến Quản Trọng. Quản Trọng ký dụng, nhậm chính vu Tề, Tề Hoàn Công dĩ bá, cửu hợp chư hầu, nhất khuông thiên hạ, Quản Trọng chi mưu dã. Quản Trọng viết: Ngô thủy khốn thời, thường dữ Bão Thúc cổ. Phân tài lợi đa tự dữ, Bão Thúc bất dĩ ngã vi tham, tri ngã bần dã. Ngô thường vị Bão Thúc mưu sự, nhi cánh cùng khốn, Bão Thúc bất dĩ ngã vi ngu, tri thời lợi, bất lợi dã. Ngô thường tam sĩ, tam kiến trục ư quân, Bão Thúc bất dĩ ngã vi bất tiếu, tri ngã bất tao thời dã. Ngô thường tam chiến tam tẩu, Bão Thúc bất dĩ ngã vi khiếp, tri ngã hữu lão mẫu dã. Công tử Củ bại, Thiệu Hốt tử chi, ngô u tù thụ nhục, Bão Thúc bất dĩ TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 52 - ngã vi vô sỉ, tri ngã bất tu tiểu tiết, nhi sỉ công danh bất hiển ư thiên hạ dã. Sinh ngã giả phụ mẫu, tri ngã giả Bão tử dã. Quản Trọng Bão Thúc Quản Trọng tức Quản Di Ngô là người đất Dĩnh Thượng. Thủa nhỏ thường làm bạn với Bão Thúc Nha. Bão Thúc Nha biết là người hiền. Quản Trọng vì nghèo khốn nên thường lừa dối nhưng Bão Thúc Nha rốt cuộc vẫn đối đãi tử tế, không nói năng gì. Rồi Bão Thúc Nha phò công tử Tiểu Bạch nước Tề, còn Quản Trọng thờ công tử Củ. Đến khi Tiểu Bạch lên ngôi là Tề Hoàn Công, công tử Củ chết, Quản Trọng bị giam vào ngục tù. Bão Thúc hết lòng tiến cử Quản Trọng(với Tề Hoàn Công). Quản Trọng được tin dùng rồi, đảm nhiệm việc chính sự nước Tề, giúp Tề Hoàn Công xưng bá, nhiều lần hội họp chư hầu, quyền hành khắp thiên hạ, là nhờ mưu trí của Quản Trọng cả. Quản Trọng nói: Ta thủa trước, lúc khốn cùng, thường cùng với Bão Thúc Nha buôn bán; khi chia lợi, ta giữ lấy phần hơn cho mình, Bão thúc không cho là ta tham mà biết ta vì nghèo. Ta thường mưu việc cho Bão Thúc mà càng thất bại, Bão Thúc không cho là ta ngu mà biết rằng thời có lúc lợi, có lúc bất lợi. Ta từng 3 lần làm quan bị đuổi cả 3, Bão Thúc không cho là ta bất tài mà biết rằng ta không gặp thời. Ta từng 3 lần ra trận, 3 lần thua chạy, Bão Thúc không cho là ta khiếp nhược mà biết ta còn mẹ già. Công tử Củ thất bại, Thiệu Hốt chết theo, ta chịu nhục trong xe tù tăm tối, Bão Thúc không cho là ta vô liêm sỉ, biết ta không thẹn vì tiểu tiết mà thẹn vì công danh không rỡ ràng trong thiên hạ. Sinh ta là cha mẹ, biết ta là Bão Thúc đấy thôi !... (Nguyễn Thanh Châu dịch) 7.-Cai Hạ chi khốn Hạng Vương quân bích Cai Hạ, binh thiểu thực tận, Hán quân cập chư hầu binh vi chi sổ trùng. Dạ văn Hán quân tứ diện giai Sở ca, Hạng Vương nãi đại kinh, viết:”Hán giai dĩ đắc Sở hồ? Thị hà Sở nhân chi đa dã?”. Hạng Vương tắc dạ khởi ẩm trướng trung, hữu mỹ nhân danh Ngu thường hạnh tòng, tuấn mã danh Chuy thường kỵ chi. Ư thị Hạng Vương nãi bi ca khảng khái, tự vi thi viết: ”Lực bạt sơn hề khí cái thế ! Thời bất lợi hề Chuy bất thệ ! Chuy bất thệ hề khả nại hà ! Ngu hề Ngu hề nại nhược hà ! Ca sổ khuyết, mỹ nhân họa chi, Hạng Vương khấp sổ hàng hạ, tả hữu giai khấp, mạc năng ngưỡng thị. Ư thị Hạng Vương nãi thướng mã kỵ, mạc hạ tráng sĩ kỵ tòng giả bát bách dư nhân, trực dạ hội vi nam xuất trì tẩu. Bình minh, Hán quân nãi giác chi, linh kỵ tướng Quán Anh, dĩ ngũ thiên kỵ truy chi. Hạng Vương độ Hoài, kỵ năng thuộc giả bách dư nhân nhĩ. Hạng Vương chí Aâm Lăng, mê thất đạo, vấn nhất điền phu. Điền phu đãi viết:”Tả !”. Tả nãi hãm đại trạch trung, dĩ cố Hán truy cập chi. Hạng Vương nãi phục dẫn binh nhi đông, chí Đông Thành, nãi hữu nhị thập bát kỵ, Hán kỵ truy giả sổ thiên nhân. Hạng Vương tự độ bất đắc thoát, vị kỳ kỵ viết:”Ngô khởi TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 53 - binh, chí kim bát tuế hỹ, thân thất thập dư chiến, sở đương giả phá, sở kích giả phục, vị thường bại bắc, toại bá hữu thiên hạ. Nhiên kim tốt khốn ư thử, thử thiên chi vong ngã, phi chiến chi tội dã ! Kim nhật cố quyết tử, nguyện vị chư quân quyết chiến, trảm tướng, ngải kỳ, linh chư quân tri thiên vong ngã, phi chiến chi tội dã !” Nài phân kỳ kỵ dĩ vi tứ đội, tứ hưởng. Hán quân vi chi sổ trùng. Hạng Vương vị kỳ kỵ viết:” Ngô vị công thủ bỉ nhất tướng”. Linh tứ diện kỵ trì hạ, kỳ sơn đông vi tam xứ. Ư thị Hạng Vương đại hô trì hạ, Hán quân giai phi mỵ, toại trảm Hán nhất tướng. Thị thời Xích tuyền hầu, vi kỵ tướng, truy Hạng Vương. Hạng Vương tần mục sất chi, Xích tuyền hầu nhân mã câu kinh, tịch dịch sổ lý. Dữ kỳ kỵ hội vi tam xứ, Hán quân bất tri Hạng Vương sở tại, nãi phân quân vi tam, phục vi chi. Hạng Vương nãi trì, phục trảm Hán nhất Đô úy, sát sổû thập bách nhân, phục tụ kỳ kỵ, vong kỳ lưỡng kỵ nhĩ. Nãi vị kỳ kỵ viết:” Hà như ?”. Kỵ giai phục viết:” Như đại vương ngôn”. Ư thị Hạng Vương nãi dục đông độ Ô Giang. Ô Giang đình trưởng nghĩa thuyền đãi, vị Hạng Vương viết:” Giang Đông tuy tiểu, địa phương thiên lý, chúng sổ thập vạn nhân, diệc túc vương dã, nguyện đại vương cấp độ. Kim độc thần hữu thuyền, Hán quân chí, vô dĩ độ”. Hạng Vương tiếu viết:” Thiên chi vong ngã, ngã hà độ vi? Thả, Tịch dữ Giang Đông tử đệ bát thiên nhân độ giang nhi tây, kim vô nhất nhân hoàn. Túng Giang Đông phụ huynh liên nhi vương ngã, ngã hà diện mục kiến chi? Túng bỉ bất ngôn, Tịch độc bất qúy ư tâm hồ?”. Nãi vị đình trưởng viết:” Ngô tri công trưởng giả. Ngô kỵ thử mã ngũ tuế, sở đương vô địch, thường nhất nhật hành thiên lý, bất nhẫn sát chi, dĩ tứ công”. Nãi linh kỵ giai hạ mã bộ hành, trì đoản binh tiếp chiến. Độc Tịch sở sát Hán binh sổ bách nhân, Hạng Vương thân diệc bị thập dư sang. Cố kiến Hán kỵ Tư mã Lã Mã Đồng, viết:”Nhược phi ngô cố nhân hồ ?!”. Mã Đồng diện chi, chỉ Vương Ế viết:” Thử Hạng Vương dã”. Hạng Vương nãi viết:” Ngô văn Hán cấu ngã đầu thiên kim, ấp vạn hộ, ngô vị nhược đức”. Nãi tự vẫn nhi tử. Hạng Võ bị vây khốn ở Cai Hạ Hạng Vương đóng quân ở Cai Hạ, quân ít mà lương thực lại hết, quân Hán và quân chư hầu bủa vây mấy vòng. Đêm đến nghe quân Hán tứ phía đều ca những ca khúc giọng Sở, Hạng Vương sợ qúa, nói: -Hán lấy được Sở rồi ư ? Sao người Sở đông như thế này ! Hạng Vương đêm dậy uống rượu trong trướng. Theo hầu Hạng Vương thường có mỹ nhân tên là Ngu, ngựa của Hạng Vương thường cưỡi là con tuấn mã tạp sắc mình xanh đốm trắng(ngựa Chuy). Hạng Vương xúc động than thở, làm một bài thơ như sau : Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời ! Thời chẳng gặp chừ, ngựa Chuy chẳng chạy ! Ngựa Chuy không chạy chừ, còn biết làm sao ? Ngu ơi ! Ngu ơi ! Em rồi ra sao ? Hạng Vương hát đi hát lại mấy lượt. Ngu mỹ nhân họa theo. Nước mắt Hạng Vương giàn giụa. Người chung quanh đều khóc, không một ai nhìn lên. Hạng Vương lên ngựa. Tráng sĩ dưới cờ lên ngựa đi theo hơn tám trăm người, đang đêm phá vòng vây xông ra cửa nam phóng chạy. Sáng ra quân Hán mới biết, TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 54 - cho kỵ tướng Quán Anh dẫn năm nghìn kỵ binh truy kích. Hạng Vương qua sông Hoài, số quân theo kịp chỉ còn hơn một trăm.. Đến Aâm Lăng thì Hạng Vương lạc đường, hỏi thăm một lão làm ruộng. Người này nói dối, bảo: -Chạy về phía trái. Hạng Vương chạy về phía trái, thành ra lọt vào giữa một khu đầm lầy. Vì thế mà quân Hán đuổi kịp. Hạng Vương dẫn quân quay lại, chạy về phía đông, đến Đông Thành thì vỏn vẹn chỉ còn có hai mươi tám lính kỵ. Quân Hán đuổi theo đông cả mấy ngàn người. Biết mình không thể trốn thoát, Hạng Vương nói với sĩ tốt: - Ta khởi binh tính đến nay là tám năm, xông pha hơn bảy mươi trận, chạm địch là thắng, động đánh là được, chưa thua bao giờ, làm bá chủ cả thiên hạ. Thế mà nay bị khốn ở đây, đó là trời bỏ ta, chứ đâu phải tại ta dùng binh vụng. Hôm nay, cố nhiên là phải quyết tử, âu là ta đánh một trận cho khoái, nhất định thu cho bằng được ba thắng lợi này: phá vòng vây cho các chú, chém đầu tướng địch và chặt gãy cây cờ của họ, để cho các chú thấy rằng: trời bỏ ta chứ không phải ta dù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0021_p1_1011.pdf