Hệ biểu tượng trong tiểu thuyết nguyễn đình chính - Từ lí thuyết phân tâm học

Tóm tắt: Sau 1986, trong xu thế hội nhập toàn cầu, trong việc tiếp nhận

những lí thuyết hiện đại, không thể phủ nhận vai trò của phân tâm học trong

đời sống văn học Việt Nam. Trong sáng tác, dấu ấn phân tâm học đậm nét ở

nhiều tác phẩm, trong đó tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính là một hiện tượng

tiêu biểu. Với một thế giới nhân vật đa phức, con người trong cái nhìn nghệ

thuật của nhà văn được bộc lộ ở tầng sâu vô thức, bản năng. Với một hệ

thống biểu tượng đa nghĩa, tiêu biểu là biểu tượng vô thức, biểu tượng tính

dục, biểu tượng văn hóa, nhà văn phân tâm, minh giải những phức cảm của

con người một cách sâu sắc. Cái nhìn nhân bản về con người khiến tiểu

thuyết Nguyễn Đình Chính có sức lan tỏa.

Từ khóa: phân tâm học, vô thức, tính dục, biểu tượng, biểu tượng văn hóa,

lửa, rừng

pdf9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hệ biểu tượng trong tiểu thuyết nguyễn đình chính - Từ lí thuyết phân tâm học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thiêu huỷ: lửa của những dục vọng, của sự trừng phạt, của chiến tranh” [1, tr. 548]. Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, Lửa xuất hiện dày đặc với những biến thể không gian và trạng thái phong phú với ý nghĩa biểu tượng đa tầng: (1) Lửa của nhục dục, của đam mê, đánh thức bản năng dục tính. Nhân vật của Nguyễn Đình Chính luôn có ngọn lửa libido bên trong; đàn bà (Kim Thoa, bà Nhàn): “Tôi chỉ nhớ hình như có một ngọn lửa đang đốt cháy cổ họng tôi, đốt cháy hai bầu vú của tôi và BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH 11 đốt cháy háng tôi”; và cả đàn ông (bác sĩ Cần): “Có một ngọn lửa đang phun phì phì trong người ông”. (2) Lửa của lòng hận thù, ghen tỵ (y sĩ Sự, Thạch gà gáy). (3) Lửa tái sinh, truyền sự/sức sống (những pho tượng được nung trong lửa). Trong số các biểu tượng văn hoá nhân loại, Nước được biết như một siêu mẫu có giá trị phổ quát nhất trong hầu hết các nền văn hoá của mỗi dân tộc. Trong quan niệm của Bachelard, Nước là yếu tố gây ra những tưởng tượng sâu xa nhất trong con người về sự sống và sự chết. Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, từ cổ mẫu mẹ Nước đã sản sinh ra những cổ mẫu con, vừa mang đặc tính, ý nghĩa của mẹ Nước, lại vừa kiến tạo nên những trường nghĩa biểu tượng mới: Nước trước hết biểu tượng của nguồn sống dồi dào cho con người (cuộc sống của hai vợ chồng Mùi cá ngạnh, những người dân làng Lũng Bãi sống gần sông) và sự hồi sinh của cây cỏ sau những cơn hạn hán khốc liệt (những cơn mưa tưới mát cho cây cối). Nước mang biểu tượng hủy diệt, tàn phá. Cơn mưa bão kèm theo sóng thần đã nhấn chìm làng Lũng Bãi, cuốn trôi mọi sự sống, làng nghèo lại càng nghèo hơn. Biểu tượng Nước còn mang ý nghĩa thanh tẩy, hoá giải và tái sinh. Những giọt nước mắt được chắt chiu từ cuộc sống khốn khổ, thiệt thòi của bác sĩ Cần và Thương Ơi đã xoa dịu và hoá giải mọi tội lỗi, mặc cảm: “Hai người thi nhau khóc âm ĩ, tiếng khóc gào lẫn trong tiếng chim kêu ríu rít. Ba ngày hôm sau khu nghĩa trang có chôn ngôi mộ ông y sĩ Nguyễn Văn Sự bay sạch mùi thối khắm. Bảy ngày sau thì những vạt cỏ chết héo cháy đen đã tươi tốt trở lại đua nhau trổ mầm non xanh mơn mởn Môi trường ở góc nghĩa trang này đã được thanh lọc trở lại bình thường” (Ngày hoàng đạo). Nước biển cuốn cha Tạc và cô gái Thương Ơi dạt vào đảo Kình, nơi mà họ sẽ được thanh lọc, hóa giải; để rồi cha Tạc đi theo tiếng gọi của Chúa, còn cô gái Thương Ơi rơi vào “hố đen tâm linh”, trở thành những mảnh thiên sứ bay khắp bốn phương trời. Nếu như Lửa, Nước xuất hiện chủ yếu trong Ngày hoàng đạo, thì biểu tượng Đất/Rừng lại chiếm vị trí chủ đạo trong Online ba lô như một ý hướng nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính. Trong quan điểm của các nhà phân tâm học hiện đại, rừng tượng trưng cho vô thức bởi sự tối tăm và sự bắt rễ ăn sâu vào lòng đất đá. “Những nỗi khiếp sợ rừng cũng như những nỗi khiếp sợ kinh hoàng, theo Jung, đều được gợi lên bởi sự khiếp sợ của những phát hiện vô thức” [1, tr. 787]. Với tần số xuất hiện dày đặc, trong 211 trang sách, hầu như trang nào cũng có hình ảnh rừng. Rừng xuất hiện với nhiều dạng thức: núi rừng, sông rừng, bìa rừng, sương rừng, cây rừng, măng rừng, cửa rừng, đất rừng, cỏ rừng, gió rừng, nấm rừng, lá rừng, thú rừng, mùi rừng, bụi rừng, vùng rừng, ma rừng Rừng gắn với cuộc sống sinh hoạt, là môi sinh nuôi sống con người (vào rừng hái củi, lội rừng kiếm thức ăn), cũng là nơi tạo nên bản tính con người: thích tự do, ngây thơ, phóng khoáng, lạc quan. Rừng cùng những bí ẩn diệu kỳ của nó gợi lên vùng tâm linh, vô thức trong sâu thẳm bản thể mỗi người, không phải ai cũng có thể hiểu được: “Không thể nào hiểu được mối quan hệ rằng rịt, bí ẩn của thằng bạn người Thổn Mừ với rừng. Đã cố hiểu. Nhưng vô ích. Bởi vì có hỏi thì ngay chính thằng Páo cũng không 12 NGUYỄN THỊ LINH KA – LÊ THỊ HƯỜNG hiểu. Đó là thế giới tâm linh quái lạ và bí mật được cất giấu lưu truyền từ đời này qua đời khác. Nó tạo nên tâm hồn và tính cách người Thổn Mừ” (Online ba lô). Với Zê, từ thành phố náo nhiệt, ồn ào lên rừng là hành trình về cội - đất Mẹ linh thiêng, là chuyến hành hương về miền đất tâm linh huyền nhiệm để xoa dịu nỗi đau, thanh lọc tâm hồn, quên đi nỗi sợ hãi, để Được - Là - Chính - Mình. Rừng chính là vùng vô thức, tiếng gọi của rừng cũng chính là tiếng gọi nguyên sơ, xa xăm của bản thể luôn ám ảnh, nhắc nhở Zê hãy quay về với chính mình. 4. KẾT LUẬN Có thể nói, trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chính, hệ thống biểu tượng không là phương tiện mà là một thành tố trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Một mặt, nhà văn phải tuân theo vô thức tập thể để đảm bảo tính liên tục của truyền thống, tính liên văn bản hoá, mặt khác phải chống lại vô thức để tạo ra được đứt đoạn, có được sáng tạo cá nhân, làm nên bản lĩnh, cá tính và phong cách của nghệ sĩ. Hơn nữa, nhìn từ lí thuyết phân tâm học, hệ thống biểu tượng phong phú là một cách thức để phân tâm, khai mở thế giới phức cảm của con người. Dưới ánh sáng của học thuyết phân tâm học, Nguyễn Đình Chính thể hiện nỗ lực của nhà văn trong việc tiếp cận, khám phá, luận giải hiện thực cuộc sống và con người trong tính đa chiều, phức tạp. Đôi lúc, cái nhìn về con người của nhà văn có phần thiên lệch, quá thiên về tính dục bản nguyên. Tuy vậy, đằng sau những trang tiểu thuyết của nhà văn là ý nghĩa xã hội lớn lao. Nhờ vậy, tác phẩm của ông không phải là sự minh họa đơn thuần cho lý thuyết, mà đó là những sinh thể nghệ thuật có sức lan tỏa mạnh mẽ giàu tính nhân bản. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính là “sự chuyển đổi một lý thuyết tâm lý học về vô thức hay còn gọi là phân tâm học của nhà khoa học Sigmund Freud sang văn học” [2, tr. 394]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, nhiều người dịch, NXB Đà Nẵng. [2] Nguyễn Đình Chính (2006). Ngày hoàng đạo, Tập 2, NXB Văn học, Hà Nội. [3] Lý Đợi (2006). Nguyễn Đình Chính - sẽ chẳng có ma nào đọc Ngồi!, truy cập ngày 25/4/2016. [4] Sigmund Freud (Thân Thị Mận dịch) (2015). Cái tôi và cái nó, NXB Tri thức, Hà Nội. [5] Erich Fromm (2012). Phân tâm học và tôn giáo, NXB Từ điển bách khoa. [6] Hằng Nga (2013). Bên cạnh tiểu thuyết Đêm thánh nhân, truy cập 25/4/2016. [7] Khôi Nguyên (2015), Khuôn mẫu cũ về tình yêu đã chật, truy cập 25/4/2016. [8] Đỗ Lai Thúy (1999). Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [9] Đỗ Lai Thúy (biên soạn) (2004). Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [10] Đỗ Minh Tuấn (2007). Nguyễn Đình Chính, Kẻ mang bố ra đùa, truy cập 25/4/2016. BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH 13 Title: SYMBOL SYSTEM IN NGUYEN DINH CHINH’S NOVEL - A LOOK BY PSYCHOANALYSIS THEORY Abstract: Besides the trend of global integration after 1986, along with approaching of the modern theory, psychoanalysis has still played a very important role in Vietnamese literary life. In writing, psychoanalysis is reflected clearly in many works; especially, Nguyen Dinh Chinh's novels are typical illustration. With a complex multi-character world, people in the artistic vision of the writer are revealed in the deeply unconscious and instinctive. With a multi- meaning symbol system; typically unconscious symbol, sexual symbol and cultural icon, psychoanalysis writers explain the complex of human feelings deeply. By a very humanization perspective, Nguyen Dinh Chinh’s novels have become very common and pervasive. Keywords: psychoanalysis, unconscious, sex, symbol, culture icon, fire, forest ThS. NGUYỄN THỊ LINH KA Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam ĐT: 0973 301 744, Email: linhka.vn@gmail.com TS. LÊ THỊ HƯỜNG Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế (Ngày nhận bài: 20/5/2016; Hoàn thành phản biện: 25/5/2016; Ngày nhận đăng: 29/5/2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_523_nguyenthilinhka_lethihuong_04_nguyen_thi_linh_ka_le_thi_huong_2452.pdf
Tài liệu liên quan