Hiểu về hệ thống tiền tệ hiện đại

TÓM TẮT

Bài viết này cung cấp kiến thức chung về các hoạt động của hệ thống tiền tệ pháp định hiện đại của Mỹ trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu. Công việc chủ yếu là mô tả bản chất và đưa ra quan điểm hoạt động của hệ thống tiền tệ qua việc sử dụng những hiểu biết về chủ nghĩa hiện thực tiền tệ.

 

docx60 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hiểu về hệ thống tiền tệ hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư nhân. Chính phủ nên là quản lý tốt việc mở rộng tín dụng và cố gắng để ban hành chính sách hỗ trợ mở rộng tín dụng, nhưng không cho phép nó hoạt động mất kiểm soát làm mất ổn định hệ thống hoặc sự đầu tư dại dột trong khu vực tư. 4. Vai trò dẫn đầu của Khu vực tư và “ Tiền bên trong”. Hệ thống tiền tệ giống như một cỗ máy. Nếu coi nó giống như một chiếc xe hơi, sẽ giúp ta hiểu về cách mà các bộ phận kết hợp với nhau như thế nào. Chính sách tiền tệ giống như các phanh và ga. Khi Fed gia tăng lãi suất liên bang, lãi suất danh nghĩa nó thường kìm hãm áp lực lạm phát bởi điều đó làm giảm mức hấp dẫn đối với việc phát hành các khoản cho vay (tạo tiền). Khi Fed tăng lãi suất liên bang, (nghĩa là lãi suất ngắn hạn mà chính sách tiền tệ thường dùng) điều này làm tăng chi phí đi vay qua các khoản tín dụng từ đó kìm hãm hoạt động kinh tế. Ngược lại, khi Fed hạ thấp lãi suất liên bang, thường để chống lại sự bùng nổ tình trạng thất nghiệp, điều này làm giảm chi phí đi vay qua các khoản tín dụng (đặc biệt các khoản vay ngắn hạn) do đó thúc đẩy hoạt động kinh tế. Chính sách tiền tệ chủ yếu nói về vận hành lãi suất ngắn hạn mặc dù còn các yếu tố khác nữa. Chính sách tài khóa như là cần số. Các nhà kinh tế thường thảo luận về tổng cung và tổng cầu. Tổng cung là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng cầu là tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được mua bởi các đại lý trong một thời kỳ nhất định. Giá cả thị trường của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia có thể được bán với giá khác nhau; từ đây về sau, đó là khái niệm về tổng cung và tổng cầu. Khi nền kinh tế bùng nổ tức là tổng cầu có thể vượt quá tổng cung dẫn đến áp lực lạm phát. Khi kinh tế đình trệ trong một cuộc suy thoái, tổng cung có thể vượt quá tổng cầu dẫn đến sự chống lạm phát hoặc thậm chí là giảm phát. Nếu kinh tế đang chịu sự thiếu hụt trong tổng cầu, khu vực chính phủ có thể thông qua việc thâm hụt (ví dụ như chi tiêu vượt quá thu nhập), để tăng tốc nền kinh tế (điều này là do chính phủ thông qua các loại thuế thấp hoặc chi tiêu nhiều hơn). Trong thực tế, như sự thu thuế và những chi tiêu nhất định của chính phủ (ví dụ như trợ cấp thất nghiệp) đều tăng và giảm trong một cách nghịch chu kỳ, nhiều ý kiến về ngân sách của chính phủ liên bang là nằm ngoài sự kiểm soát của nhà hoạch định chính sách, và thay vào đó được quyết định bởi sự diễn ra bên trong nền kinh tế. Điều này được biết đến như bộ ổn định tự động của xe hơi. Những chi tiêu cho trợ cấp thất nghiệp và các hình thức "tự động" khác có thể tăng lên mà không cần bất kỳ hành động mới nào của chính phủ trong thời kỳ suy thoái. Sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ làm tăng dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế và giúp cải thiện bảng cân đối kế toán của khu vực tư. Điều này diễn ra thông qua 2 chức năng chính. Đầu tiên là việc chính phủ luôn có thể thu được tiền và gia tăng dòng chi tiêu trong nền kinh tế. Đó là, khi khu vực tư dừng việc chi tiêu và đầu tư ( vì bất cứ lí do gì), chính phủ luôn có thể mở “ dòng chảy” và làm tăng thu nhập, doanh thu, Tác động thứ hai xảy ra khi gia tăng tài sản tài chính thuần giúp cải thiện sự ổn định của bảng cân đối kế toán. Hãy nhớ rằng, khi thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ bán trái phiếu cho Peter và phân phối lại tiền gửi ngân hàng của Peter cho Paul. Việc bán trái phiếu cho Peter mang đến một tài sản tài chính ròng cho khu vực tư vì không có khoản nợ khu vực tư nào được gắn với trái phiếu này. Tất nhiên, nếu chi tiêu chính phủ ít hoặc bị sử dụng sai mục đích thì có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực lâu dài thông qua các kênh khác nhau. Điều này không nên bỏ qua hoặc lơ là Như Michael Kalecki đã có một lưu ý nổi tiếng, thâm hụt ngân sách chính phủ (cho dù đó là do thu thuế thấp hơn hay tăng chi tiêu) cũng có thể giúp duy trì doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp, vì họ có khả năng thuê nhiều nhân viên hơn. Bạn có thể để ý thấy sự phục hồi nhanh chóng trong lợi nhuận các công ty sau thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính. Điều này phần lớn là do thâm hụt ngân sách của chính phủ. Điều này có thể được hiểu thông qua đẳng thức lợi nhuận của Kalecki: Lợi nhuận = Đầu tư – Tiết kiệm hộ gia đình – tiết kiệm chính phủ – tiết kiệm nước ngoài + cổ tức Đẳng thức này có thể được quan sát thông qua biểu đồ dưới đây. Biểu đồ này cho thấy sự suy giảm lợi nhuận doanh nghiệp qua phần trăm của GDP từ năm 1960. Như bạn có thể thấy, thành phần chính tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp hầu như luôn là đầu tư ròng. Vì vậy, khu vực tư là động lực chính của tăng trưởng lợi nhuận trong suốt khoảng thời gian đó. Cuộc khủng hoảng 2008 là bất thường trong đó việc thoái nợ dẫn đến sự sụt giảm trong đầu tư ròng. Các gạch màu đỏ tươi, hay chi tiêu của chính phủ, có vai trò đáng kể trong việc tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp trong giai đoạn này vì có một sự sụp đổ trong đầu tư tư nhân. (Biểu đồ 3 - % Lợi nhuận doanh nghiệp theo GDP) Tiếp tục với phép ẩn dụ, quy định của chính phủ có thể là một sự phiền toái (tình trạng quan liêu) nhưng khi không có sự quá mức, nó cũng giống như các tính năng an toàn được trang bị cho những xe hơi hiện đại (ví dụ như dây an toàn, túi khí, vv) với mục đích giữ cho các hoạt động kinh tế đặt trong giới hạn chấp nhận được, nhưng không hạn chế sự di chuyển của phương tiện. Xét khía cạnh khác, chính phủ giống như một “lưới an toàn” để khắc phục và hạn chế những thất bại của thị trường (mặc dù cũng phải thừa nhận rằng, nó cũng có thể làm vấn đề xấu hơn nếu có sự sai lầm). Với cách hiểu tương tự, vai trò của tiền bên ngoài như là một đặc trưng thuận tiện trong hệ thống tiền tệ, quy định của chính phủ có thể tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định khi không có sự thái quá. Hyman Minsky đã ghi nhận rằng các nền kinh tế tư bản dễ bị những gì ông gọi là "nội sinh" bất ổn tài chính, ý nói rằng các hoạt động "bình thường" của hệ thống thị trường có thể tạo ra dư thừa tài chính. Ông khuyên về sự cần thiết cập nhật những quy định trong quan điểm về sự phát triển đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà lý luận cũng như để khiêm tốn thừa nhận những gì có thể làm trong quá khứ không thể còn làm như vậy được nữa. Nhưng lời Minsky bị phớt lờ. Tôi tin rằng con người vốn đã sai lầm và thường không có lý trí. Kể từ khi nền kinh tế là tập hợp của các quyết định của nhà hoạch định phi lý không có gì đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế có xu hướng xoay theo chiều hướng cực đoan những lần đó. Như Minsky có lưu ý nổi tiếng, "sự ổn định gây mất ổn định" như các bộ ngành kinh tế trở nên ngày càng ung dung và tự mãn trong giai đoạn bùng nổ của các chu kỳ kinh doanh mà có thể dẫn đến dư thừa và phá sản. Những thứ khác trong xe là khu vực tư. Các lĩnh vực kinh doanh phi tài chính là động cơ, khung xe, bánh xe và chỗ ngồi (những gì chúng ta có thể nghĩ đến như là "cốt lõi" của xe). Các doanh nghiệp phi tài chính được sử dụng lao động lớn nhất và sản xuất hầu hết các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu để nâng cao tiêu chuẩn sống. Các hộ gia đình là người lái xe và hành khách trên xe. Với tư cách người sử dụng lao động, người lao động, nhà đầu tư và người tiêu dùng, chúng tôi xác định hướng tổng thể của hệ thống kinh tế. Ngành tài chính cung cấp các chất bôi trơn trong xe (ví dụ dầu, nước làm mát, vv). Vai trò chính của tài chính là để tạo điều kiện cho sự phát triển của tài sản vốn sản xuất của nền kinh tế và để cung cấp các nguồn lực tài chính và tài chính cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động theo ý thích của mình (ví dụ mua hoặc xây dựng nhà cửa). Các nhiên liệu trong động cơ xe hệ thống kinh tế là công cụ để kiếm sống, tạo ra lợi nhuận và tiết kiệm cho tương lai. Khái niệm cơ bản về ngân hàng và chuyện khó tin về số nhân tiền Hệ thống tiền tệ của Mỹ được thiết kế để phục vụ cho việc tạo ra các nguồn cung tiền trong công chúng chủ yếu dựa vào các ngân hàng tư nhân. Hầu hết tiền hiện đại có hình thức tiền gửi ngân hàng và hầu hết các giao dịch trên thị trường liên quan đến tư nhân được giao dịch bằng tiền ngân hàng tư nhân: nó là "tiền bên trong" vốn thường được đề cập hằng ngày trong hệ thống tiền tệ pháp định hiện đại. Vai trò của khu vực công trong việc tạo ra "tiền bên ngoài" là không đáng kể và chủ yếu đóng vai trò là điều kiện thuận lợi. Giống như chính phủ, các ngân hàng cũng là tổ chức phát hành tiền, nhưng không phát hành tài sản tài chính ròng. Đó là các giao dịch của ngân hàng luôn luôn liên quan đến việc tạo ra tài sản và nợ phải trả. Ngân hàng tạo ra các khoản cho vay độc lập với sự ràng buộc của chính phủ (ngoài các khuôn khổ pháp lý). Như chúng ta sẽ giải thích dưới đây, các ngân hàng tạo ra các khoản cho vay độc lập với mức dữ trữ của họ. Hệ thống tiền tệ ở Mỹ được thiết kế đặc biệt chung quanh hệ thống ngân hàng tư nhân cạnh tranh. Hệ thống ngân hàng không phải là hội các công ty công hoặc tư phục vụ với mục đích công như Cục Dự trữ Liên bang vốn đang làm. Hệ thống ngân hàng ở Mỹ là một thành phần sở hữu của tư nhân vì mục đích lợi nhuận. Điều này nhằm mục đích phân tán quyền lực của việc tạo tiền từ chính phủ trung ương vào tay các tổ chức phi chính phủ. Vì Fed thấy rằng họ như là một cơ quan của chính phủ Mỹ thực hiện chính sách của mình thông qua các tổ chức tư nhân. Điều này sẽ xuất hiện những xung đột lợi ích khi Cục Dự trữ Liên bang, một đại diện của chính phủ, thường được xem là thông đồng với các ngân hàng và tạo nên mâu thuẫn với việc đạt được các mục đích công cộng. Mối quan hệ của Chính phủ với hệ thống ngân hàng tư nhân là một cơ chế được hỗ trợ nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Về vấn đề này, tôi thích cách suy nghĩ chính phủ như là một người hỗ trợ trong việc giúp duy trì một khoản tín dụng vững chắc dựa trên hệ thống tiền mặc dù các ngân hàng như những chủ thể vì mục đích lợi nhuận đôi khi mâu thuẫn với mục tiêu tổng thể là mục đích công. Điều quan trọng là phải hiểu rằng các ngân hàng không bị kiểm soát bởi chính phủ (bên ngoài cơ sở pháp lý) về cách họ tạo ra tiền. Khi chúng tôi học các lớp về kinh doanh, chúng tôi được dạy rằng các ngân hàng có được các khoản tiền gửi và sau đó sử dụng đòn bẩy những khoản tiền gửi lên tới 10 lần hoặc cao hơn. Đây là lý do tại sao chúng ta gọi hệ thống ngân hàng hiện đại là một hệ thống "Ngân hàng dự trữ một phần". Các ngân hàng được cho vay một phần "dự trữ" của họ. Chỉ có một vấn đề ở đây. Các ngân hàng không bao giờ bị ràng buộc dự trữ. Các ngân hàng luôn ràng buộc vốn. Điều này có thể dễ nhìn thấy ở các nước như Canada, nơi không có dự trữ yêu cầu. Dự trữ được sử dụng cho hai mục đích - để giải quyết các khoản thanh toán trên thị trường liên ngân hàng và để đáp ứng yêu cầu dự trữ của Fed. Ngoài ra, dự trữ có rất ít tác động tới hoạt động cho vay trong ngày của các ngân hàng ở Mỹ. Điều này gần đây đã được khẳng định trong một bài nghiên cứu Fed: “ Những thay đổi trong dự trữ là không liên quan đến những thay đổi trong việc cho vay, và nghiệp vụ thị trường mở không tác động trực tiếp đến việc cho vay. Chúng tôi kết luận rằng tài liệu về sự tác động của tiền trong cơ chế chuyển giao có thể bị hủy bỏ” Luận điểm này được củng cố bởi Standard và Poors cũng như Ngân hàng Anh trong vài năm qua. Thật vậy, có xu hướng dường như nắm được lỗi của khái niệm số nhân tiền. Cần phải hiểu một điều rất quan trọng là vì nhiều người đã cho rằng chính sách đa dạng của Fed trong những năm gần đây (như chính sách nới lỏng định lượng) sẽ là lạm phát hoặc thậm chí siêu lạm phát. Nhưng tất cả những gì Fed đang làm là thêm dự trữ cho hệ thống ngân hàng để đổi lấy (chủ yếu) trái phiếu chính phủ. Bởi vì các ngân hàng không bị ràng buộc dự trữ, tức là, họ không cho vay khoản dự trữ hoặc nhân khoản dự trữ của họ, điều này không nhất thiết dẫn đến cho vay nhiều hơn và sẽ không dẫn đến kêt quả các khu vực tư có thể nhận thêm vốn. Bởi vì các ngân hàng không bị ràng buộc dự trữ, nó chỉ có thể có nghĩa là - ngân hàng cho vay khi khách hàng đủ chuẩn tín dụng có nhu cầu vay vốn (giả sử hệ thống ngân hàng lành mạnh và các ngân hàng đang tham gia vào hoạt động kinh doanh giao dịch như đã được chỉ định). Các khoản cho vay tạo tiền gửi, chứ không phải ngược lại. Các ngân hàng tạo ra các khoản vay mới độc lập với mức dự trữ của họ và Cục Dự trữ Liên bang trong hoạt động thay đổi thành phần của tài sản tài chính chưa trả được nợ trong một nỗ lực để duy trì một mức lãi suất mục tiêu và duy trì các hệ thống thanh toán hoạt động trơn tru mà nó giám sát (điều này là một phần của chính sách tiền tệ mà ít tác động đến sự phát hành trực tiếp của tiền bên trong). Trong quá trình tạo tiền vay, các ngân hàng sẽ cho vay trước tiên (kết quả là tiền gửi mới) và lúc đó sẽ tìm ra mức dự trữ cần thiết sau thực tế (hoặc trong các thị trường qua đêm hoặc qua Fed). Để hiểu được hoạt động của ngân hàng là khá đơn giản. Tốt nhất là nghĩ rằng ngân hàng đang chạy một hệ thống thanh toán giúp tất cả chúng ta giao dịch trong nền kinh tế. Ngoài ra để giúp quản lý các hệ thống thanh toán này, họ phát hành tiền dưới hình thức các khoản vay. Các ngân hàng thu được lợi nhuận trong giao dịch kinh doanh khi tài sản của họ ít tốn kém hơn so với khoản nợ của họ. Nói cách khác, ngân hàng cần tìm nguồn vốn để vận hành hệ thống thanh toán suôn sẻ, nhưng họ sẽ tìm một cách thực hiện nào đó mà không làm giảm mức sinh lời của họ. Tuy nhiên, các ngân hàng không sử dụng những khoản tiền gửi hoặc dữ trữ để cho vay. Các ngân hàng cho vay và tìm dự trữ sau, khi cần thiết. Nhưng bởi vì ngân hàng là một loại hình kinh doanh chênh lệch (nắm giữ tài sản có giá thấp hơn các nghĩa vụ nợ), các ngân hàng sẽ luôn tìm kiếm nguồn quỹ rẻ nhất có thể vận hành hệ thống thanh toán của chúng, thường là các khoản tiền gửi. Điều này nghĩa là ngân hàng tài trợ cho các khoản cho vay bằng cách nhận tiền gửi, nhưng điều này không phải vấn đề. Sẽ đơn giản hơn khi nghĩ ngân hàng là một loại hình kinh doanh chênh lệch khi mà ngân hàng chỉ đơn giản mua các nghĩa vụ nợ giá rẻ để đảm bảo việc thanh toán và tối đa hóa lợi nhuận. Để làm rõ quan điểm này, hãy xem lại sự thay đổi trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng và hộ gia đình trước và sau khi khoản cho vay được thực hiện. Vì các ngân hàng không bị ràng buộc bởi dự trữ, các ngân hàng không cần phải có một khoản X dự trữ trong tay để tạo ra các khoản cho vay mới. Nhưng các ngân hàng phải có nhiều vốn để có khả năng vận hành và đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Khoản dự trữ chỉ là một bộ phận trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng nên sẽ tốt hơn nếu nghĩ rằng ngân hàng bị ràng buộc bởi số vốn cần có chứ không phải bị ràng buộc về dự trữ. Hãy bắt đầu với một hệ thống tiền tệ đơn giản được trình bày dưới đây. Trong ví dụ này, các ngân hàng bắt đầu với $120 trong tài sản và nghĩa vụ nợ, bao gồm tiền tệ, dự trữ, vốn cổ phần và tiền gửi. Trong đó, các hộ gia đình giữ $80 trong tài khoản tiền gửi, số tiền đó là tài sản đối với các hộ gia đình và là nghĩa vụ nợ đối với hệ thống ngân hàng. Nghĩa là, ngân hàng nợ bạn khoản tiền đó, khi bạn yêu cầu, ngân hàng sẽ trả. (Biểu đồ 4 – Trước khi khoản vay được hình thành) Khi ngân hàng có dự trữ, ngân hàng không cần thiết phải cho vay. Đơn giản là nó phải duy trì khả năng trả nợ dưới những yêu cầu được quy định. Nếu các hộ gia đình muốn vay một khoản tiền mới để mua nhà mới với giá $50, ngân hàng sẽ ghi nợ tài khoản của hộ gia đình đó như trong hình 5. Khi một khoản cho vay mới được hình thành, tài khoản tiền gửi hộ gia đình đó tăng lên $130. Nợ của hộ gia đình tăng thêm $50. Tài sản ngân hàng tăng thêm $50 (khoản cho vay) và nghĩa vụ nợ của ngân hàng tăng thêm $50 (tiền gửi). Nếu ngân hàng cần dự trữ để thực hiện thanh toán hoặc đáp ứng mức dự trữ bắt buộc, nó luôn có thể đi vay từ một ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng hoặc nếu bắt buộc, nó có thể vay từ “cửa sổ chiết khấu” của FED. (Biểu đồ 5- Sau khi khoản vay được hình thành) Mấu chốt ở đây là các ngân hàng không chỉ đơn thuần là trung gian trong hệ thống tài chính. Chúng là những người phát hành tiền bạc đầy quyền lực và làm vậy bằng cách làm tăng bảng cân đối kế toán của chúng. Với ý nghĩa này, ngân hàng có thể được xem như là một “máy in tiền”. Hiểu về hệ thống “ngân hàng ngầm”. Kể từ giữa thập niên 80, các ngân hàng đã phát triển từ một hình mẫu với tiêu chuẩn nợ 3-6-3 (nghĩa là vay nợ 3%, cho vay 6% và đi đánh golf vào 3 giờ chiều) đến một việc kinh doanh phức tạp và mập mờ hơn nhiều lần. Để hiểu về hệ thống ngân hàng hiện đại trước hết ta nên tìm hiểu về hệ thống ngân hàng truyền thống trước. Những năm gần đây, khái niệm về “ngân hàng ngầm” dần trở nên đáng chú ý bởi vì hệ thống ngân hàng đã phát triển. Các “ngân hàng ngầm” nói chung không giống với ngân hàng truyền thống. Chúng là những trung gian tài chính hoặc các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính bằng cách giúp tạo ra khả năng thanh khoản bằng nhiều cách khác nhau. Ở hình thái đơn giản nhất cả “ngân hàng ngầm”, là khả năng gây quỹ ở thị trường tiền tệ rồi cho vay ở thị trường vốn. Những định chế này hoạt động ngầm vì chúng không được pháp luật cho phép như ngân hàng. Theo quỹ tiền tệ IMF, một “ngân hàng ngầm” thực hiện các nghiệp vụ trung gian tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Dịch chuyển kỳ hạn (maturity transformation): lấy nguồn tiền ngắn hạn đi đầu tư vào các tài sản dài hạn. Dịch chuyển thanh khoản (liquidity transformation): đây là khái niệm tương tự như dịch chuyển kỳ hạn, nhưng chi tiết hơn là sử dụng các khoản nợ giống như tiền mặt (thanh khoản cao) để mua các tài sản rất khó bán đi (thanh khoản thấp hơn) như các khoản tín dụng. Đòn bẩy (leverage): vay mượn thêm tiền để mua tài sản nhằm khuếch đại lợi nhuận (lỗ) đầu tư tiềm năng. Chuyển rủi ro tín dụng (credit risk transfer): chuyển rủi ro người đi vay bị vỡ nợ từ người cho vay ban đầu sang người khác. Những “ngân hàng ngầm” có vẻ giống ngân hàng thường và hoạt động cũng tương tự như ngân hàng thường, tuy nhiên không phát hành bảo hiểm tiền gửi và không được hưởng quỹ cứu trợ khẩn cấp của ngân hàng trung ương. Quan trọng nhất, “ngân hàng ngầm” thường biến những tài sản không an toàn trở nên an toàn hơn bằng tập hợp nhiều công cụ tài chính khác nhau rồi đóng gói thành một sản phẩm được chứng khoán hóa, bằng cách đó họ làm giảm rủi ro thông qua đa dạng hóa và bán lại sản phẩm đó trên thị trường. Điều này cho phép “ngân hàng ngầm” phát hành tín dụng bằng cách phát hành các khoản nợ thanh khoản ngắn hạn dựa trên những tài sản dài hạn nhiều rủi ro hơn. Ngầm hàng ngầm là một hệ thống ngầm mập mờ, đang phát triển bên dưới hệ thống ngân hàng chính thống và nó sẽ còn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. 5. Trữ lượng (Stocks) và lưu lượng (Flows) trong hệ thống tiền tệ hiện đại. Chúng ta cần phải hiểu mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế và cách mà các khu vực này và mối tương quan giữa chúng tạo ra sự tăng trưởng. Những người theo trường phái hiện thực tiền tệ (MR) tìm thấy nhiều điểm liên quan trong phương pháp “Cân bằng tài chính các khu vực” được phát triển bởi Wynne Godley. Đó là một thấu kính hữu ích có thể giúp chúng ta khái quát hóa nền kinh tế vĩ mô và hiểu mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước, việc cân đối tài khoản vãng lai và các quyết định tiết kiệm - đầu tư của khu vực tư nhân. Phương pháp này là một số liệu kế toán đặc biệt (lấy từ số liệu trong quá khứ) được phân tích ra bằng cách sắp xếp lại tổng cầu và trình bày lại một cách điển hình bằng một mô hình 3 nhân tố: khu vực tư nhân, khu vực công và khu vực nước ngoài. Đây là một mô hình cơ bản, chỉ ra sự liên kết giữa những tổng cầu (là tổng số lượng hàng hóa dịch vụ cuối cùng được mua trong một khoảng thời gian nhất định) với những thay đổi trong vị trí của tài sản tài chính ròng của các khu vực. Phương pháp cân bằng tài chính các khu vực đo lường thu nhập của 3 khu vực sau khi trừ đi chi tiêu trong một khoản thời gian nhất định. Khi một khu vực chi tiêu nhiều hơn thu nhập thì sẽ tạo ra thâm hụt, và ngược lại khi chi tiêu ít hơn thu nhập sẽ tạo ra thặng dư. Điều phải chú ý là trong số 3 khu vực, có khu vực công (cụ thể hơn là chính phủ liên bang) là có nhiều khả năng tạo ra những khoản thâm hụt lớn trong thời gian kéo dài nhất. Nguyên nhân là vì ràng buộc ngân sách của chính phủ liên bang Hoa Kỳ không giống với bất kỳ cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nào hay thậm chí còn không giống với một bang hoặc chính quyền địa phương ở đó. Thâm hụt của toàn chính phủ (gồm cả liên bang, từng bang và chính quyền địa phương) theo định nghĩa luôn bằng với thâm hụt tài khoản vãng lai cộng với cân bằng khu vực tư nhân (phần thừa ra giữa tiết kiệm và đầu tư). Nói một cách chính xác hơn: thu nhập ròng của hộ gia đình = thặng dư tài khoản vãng lai + thâm hụt chính phủ + Δtài sản phi tài chính của doanh nghiệp. Thặng dư của khu vực tư nhân (gồm hộ gia đình và doanh nghiệp) đại diện cho tiết kiệm ròng từ thu nhập sau chi tiêu của khu vực này, trong khi đó, thâm hụt của khu vực công chính là thâm hụt ngân sách chính phủ. Đây chính là bản chất của phương pháp “Cân bằng tài chính các khu vực” nổi tiếng của nhà kinh tế học Wynne Godley. Chúng ta có thể quan sát thông qua đồ thị sau: (Hình 6 – Cân bằng tài chính 3 khu vực) Cân bằng các khu vực có thể được chia nhỏ ra theo GDP như sau: GDP = C + I + G + (X – M) Trong đó: C = tiêu dùng, I = đầu tư, G = chi tiêu chính phủ, X = xuất khẩu, M = nhập khẩu Hoặc nói cách khác thì: GDP = C + S + T Trong đó: C = tiêu dùng, S = tiết kiệm, T= thuế Theo đó chúng ta có thể kết luận: C + S + T = GDP = C+ I + G + (X – M) Nếu sắp xếp lại chúng ta có thể thấy tổng những yếu tố này bằng 0: (I – S) + (G – T) + (X – M) = 0 Trong đó (I – S) = cán cân khu vực tư nhân, (G - T) = cán cân khu vực công, (X –M) = cân bằng khu vực nước ngoài Cân bằng của khu vực này phải có tổng kế toán bằng 0. Trong hình 6, điều nổi bật là chính phủ Hoa Kỳ hầu như đã thâm hụt trong suốt 60 năm vừa qua (và thực tế là trong hơn 200 năm). Phương pháp SFB (cân bằng tài chính các khu vực) nhấn mạnh rằng khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập, thâm hụt trong chi tiêu sẽ tạo ra tài sản tài chính ròng cho khu vực tư nhân dưới hình thức trái phiếu chính phủ. Các chủ thể tư nhân hưởng lợi từ việc này theo nhiều cách. Có nhiều nhà đầu tư mua những tài sản sinh lãi “an toàn” cho danh mục đầu tư của mình. Cũng có những người hưởng lợi từ thâm hụt ngân quỹ bằng cách được trả tiền cho việc kinh doanh của họ, hoặc nhận một khoản tiền giúp họ trả được các hóa đơn tháng. Phải chú ý rằng những trái phiếu tiết kiệm (saving bonds) này là một tài sản của khu vực tư nhân và là nghĩa vụ nợ của chính phủ. Vì vậy, nếu “trả hết nợ quốc gia”, theo đồng nhất kế toán, sẽ kéo theo sự biến mất của một loại tài sản tài chính sinh lãi quan trọng của khu vực tư nhân. Điều này không có nghĩa là chính phủ cần phải làm cho khu vực tư nhân giàu lên thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, mà như đã được đề cập ở trên, ràng buộc của khu vực công khác với ràng buộc khu vực tư (khả năng thanh toán so với lạm phát). Vì thế, ý tưởng trả hết nợ công cần phải được hiểu cho đúng. Tầm quan trọng của việc hiểu S = I + (S - I) cho đúng. Cần phải nói rõ hơn về cân bằng khu vực tư nhân để người đọc không hiểu lầm rằng người điều khiển sự phát triển của nền kinh tế là khu vực công chứ không phải khu vực tư. Mặc dù chính phủ có thể chèo lái sự phát triển kinh tế (nếu làm một cách hợp lý), chúng ta vẫn không nên quên rằng những khoản đầu tư chính là xương sống của vốn cổ phần ở khu vực tư nhân. Phép hoán đổi đơn giản của những nhân tố khu vực tư sau đây sẽ làm nổi bật điều này và tránh sự hiểu lầm rằng I > S là điều tiêu cực cho nền kinh tế trong khi thực tế nhìn chung đầu tư nhiều lại tốt hơn (có thể thấy trong biểu đồ lợi nhuận doanh nghiệp trước đó). Khi ta hoán đổi một số nhân tố trong biểu thức cân bằng tài chính, ta có thể thấy một đặc điểm như sau: (S – I) = (G –

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhieu_ve_he_thong_tien_te_hien_dai.docx