Hoạt động cố vấn học tập tại Hoa Kỳ và những gợi mở cho giáo dục đại học ở Việt Nam

Hoạt động cố vấn học tập được biết đến sau khi học chế tín chỉ ra đời

vào năm 1872 tại Trường Đại học Havard (Hoa Kỳ). Từ đó đến nay, qua gần 150

năm nghiên cứu và phát triển, hoạt động này đã dần ổn định và chặt chẽ. Đặc biệt,

kể từ khi Hiệp hội Cố vấn học tập Quốc gia Hoa Kỳ (NACADA) ra đời vào năm

1979, hệ thống cố vấn học tập đã trở thành tổ chức chuyên nghiệp. Hàng loạt nghiên

cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động cố vấn học tập đã đem lại hiệu quả cao, hỗ trợ

tích cực cho quá trình giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ.

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống cố vấn học tập tại Hoa Kỳ

nhằm gợi mở những giải pháp mới và hiệu quả trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoạt động cố vấn học tập tại Hoa Kỳ và những gợi mở cho giáo dục đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 63 HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI HOA KỲ VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Ngô Hải Chi1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hoạt động cố vấn học tập được biết đến sau khi học chế tín chỉ ra đời vào năm 1872 tại Trường Đại học Havard (Hoa Kỳ). Từ đó đến nay, qua gần 150 năm nghiên cứu và phát triển, hoạt động này đã dần ổn định và chặt chẽ. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp hội Cố vấn học tập Quốc gia Hoa Kỳ (NACADA) ra đời vào năm 1979, hệ thống cố vấn học tập đã trở thành tổ chức chuyên nghiệp. Hàng loạt nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động cố vấn học tập đã đem lại hiệu quả cao, hỗ trợ tích cực cho quá trình giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống cố vấn học tập tại Hoa Kỳ nhằm gợi mở những giải pháp mới và hiệu quả trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Từ khóa: cố vấn học tập, hoạt động cố vấn học tập, giáo dục đại học, giáo dục quốc tế, giáo dục Hoa Kỳ, hiệp hội cố vấn học tập Hoa Kỳ, giáo dục Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, hoạt động cố vấn học tập (CVHT) mới chỉ được quan tâm đến từ vài năm trở lại đây khi các trường đại học, cao đẳng chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, mô hình hoạt động CVHT tại các trường chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu chỉ được cải tiến, nâng cấp từ mô hình hoạt động chủ nhiệm lớp của phương thức đào tạo cũ nên bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng yêu cầu, thậm chí cản trở quá trình vận hành của phương thức đào tạo mới. Hoạt động CVHT ở Hoa Kỳ, nơi khởi đầu, phát triển và hoàn thiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, qua thời gian, đã chứng tỏ sự ưu việt của nó. Nghiên cứu hoạt động này, một mặt giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm thực tiễn để so sánh, mặt khác, hé mở những gợi ý cho việc tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đào tạo theo 1 Nhận bài ngày 02.12.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015. 64 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi học chế tín chỉ nói chung và nâng cao chất lượng CVHT trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta nói riêng. 2. NỘI DUNG 2.1. Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động cố vấn học tập Quan niệm về hoạt động CVHT của lịch sử giáo dục Hoa Kỳ tồn tại 2 hướng tiếp cận chủ yếu là: Cố vấn truyền thống (cố vấn quy tắc), cố vấn phát triển (Crookston, 1972) [1]. Sự khác biệt chủ yếu của hai hướng tiếp cận này phụ thuộc vào mục tiêu của sự tương tác giữa người học và người cố vấn. Nếu như hướng tiếp cận truyền thống (quy tắc) chỉ coi hoạt động cố vấn là một dịch vụ hỗ trợ nhằm cung cấp thông tin và kí vào các giấy tờ mang tính chất thủ tục thì quan niệm về hoạt động CVHT theo hướng tiếp cận phát triển lại coi hoạt động CVHT như một hoạt động dạy học nhằm hướng tới 3 mục tiêu: phát triển năng lực, phát triển tính độc lập, tự chủ và phát triển mục đích cho các sinh viên (SV) ở đại học. Theo hướng tiếp cận truyền thống (những năm đầu đào tạo hệ tín chỉ tại Hoa Kỳ), hoạt động CVHT tập trung chủ yếu vào việc cung cấp cho SV thông tin liên quan trực tiếp đến chính sách, chương trình học tập của họ. Phương pháp tương tác chính là “cố vấn quy tắc”(Prescriptive Advising), hoạt động cố vấn thường được khởi xướng bởi chính SV với mục tiêu là để giải quyết vấn đề trước mắt, trả lời câu hỏi ngay lập tức chứ không phải là đóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ hình thành mục tiêu dài hạn hơn trong suốt quá trình học tập. Đây là loại hoạt động cố vấn tương đương như mô hình quan hệ bác sĩ - bệnh nhân. Cách tiếp cận kiểu thế này đang được sử dụng trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Hướng tiếp cận hiện đại sử dụng phương pháp cố vấn phát triển. Sử dụng phương pháp này, các cố vấn khuyến khích SV tham gia vào các hoạt động học tập ở đại học, giúp họ khám phá và xác định mục tiêu học tập, sự nghiệp của bản thân, những yếu tố dẫn đến thành công và quan tâm tới quá trình học tập cũng như thành tích của từng SV, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tương tác giữa cá nhân và môi trường hay các hoạt động nhận thức, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí bản thân trong trường đại học. Nó vừa là một quá trình vừa là một sự định hướng. Bên cạnh đó, người cố vấn chủ động tiếp xúc với SV ở các giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập tại trường đại học ngay cả khi không được hỏi hoặc yêu cầu, chẳng hạn trong những ngày đầu SV vào trường, trước các kì thi, thực tập, kiến tập quan trọng, trước khi tốt nghiệp hoặc với bộ phận, nhóm SV đặc biệt như bị quản chế, đạt thành tích cao, chuyển trường, bỏ học... Giáo dục đại học ở Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ chuyển đổi giữa đào tạo niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ, nên khái niệm CVHT chưa được làm tường minh. CVHT trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay theo quy định đang thực hiện 3 nhiệm T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 65 vụ chính: (1) Quản lý SV; (2) Cố vấn về học tập và nghiên cứu khoa học; (3) Cố vấn về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tâm lý, tình cảm, y tế, sức khỏe, giới tính. Trên thực tế, các trường chỉ tập trung vào nhiệm vụ (1) và (3) nhiều hơn nhiệm vụ (2). Phương pháp cố vấn chủ yếu vẫn là phương pháp cố vấn quy tắc, do đó, mang tính hình thức, chiếu lệ, bên ngoài hơn là đi sâu vào thực chất, đúng với tinh thần, ý nghĩa của hoạt động này. Nhìn chung, từ quan điểm, chức năng, nhiệm vụ đến thực tiễn hoạt động CVHT đó cần phải thay đổi. 2.2. Các mô hình tổ chức hoạt động cố vấn học tập Tại Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu, trên có sở khái quát lý luận và thực tiễn, đã phân chia thành 3 hệ thống mô hình cố vấn học tập là: phân cấp, tập trung và chia sẻ. Mô hình phân cấp (Decentralized Models): Trong mô hình phân cấp, tất cả các dịch vụ tư vấn được cung cấp bởi các giảng viên hoặc nhân viên của khoa đào tạo. Tuy nhiên, tồn tại đồng thời hai tiểu mô hình tương đối khác nhau, đó là mô hình Khoa đào tạo (Faculty - Only Model) và mô hình vệ tinh (Satellite model) Trong mô hình Khoa đào tạo, tất cả các tư vấn được thực hiện bởi các giảng viên tại văn phòng của họ hoặc trên các lớp học. Sinh viên hoặc một nhóm sinh viên được giao cho một giảng viên cố vấn trong các khoa đào tạo. Với những SV chưa phân ngành thường được giảng viên các môn chung hoặc giảng viên được chỉ định cố vấn. Mô hình này có những lợi thế là chi phí thấp và tăng cường mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên. Tuy vậy, mặt hạn chế của nó là sự quá tải nhiệm vụ của giảng viên và có thể bao gồm sự không nhất quán trong chất lượng cố vấn. Thông thường, giảng viên cung cấp các cố vấn trong mô hình này không được đánh giá, khen thưởng khi thực hiện tốt, do vậy họ không có động lực để quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác này. Mô hình vệ tinh là mô hình cung cấp dịch vụ cố vấn thông qua các đơn vị cố vấn nằm ở các khoa hoặc các đơn vị đào tạo trong các đại học, cao đẳng lớn. Mỗi đơn vị riêng biệt hoạt động độc lập và có thể có các chính sách và thủ tục khác nhau. Tất cả các sinh viên trong khoa sẽ được cố vấn bởi đơn vị cố vấn này. Đó có thể là một văn phòng CVHT hành chính hoặc một ủy ban cố vấn học tập tại khoa. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí và những khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu của sinh viên chưa phân ngành và các sinh viên chuyển đổi chuyên ngành, do vậy, mô hình vệ tinh ít phổ biến trong các trường trên thế giới. Dễ dàng nhận thấy khó khăn chung của cả hai mô hình phân cấp là sự nhất quán và phối hợp giữa các đơn vị với nhau. Để mô hình này hoạt động có hiệu quả, cần một điều phối viên chung trong hệ thống, song đó phải là một người có trách nhiệm và thẩm quyền để đảm bảo rằng tư vấn được thực hiện đồng bộ và nhất quán. Mô hình tập trung (Centralized Models): Mô hình tư vấn tập trung là mô hình tổ chức dựa trên một trung tâm tư vấn được điều hành bởi một giám đốc hay cố vấn chuyên 66 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi nghiệp, cung cấp tất cả các tư vấn học tập cho sinh viên. Mô hình này có những lợi thế là có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nghiệp vụ tư vấn. Sinh viên dễ tiếp cận và thủ tục gọn nhẹ theo cơ chế một cửa. Tuy nhiên, một bất lợi khác biệt của mô hình này là chi phí; trung tâm tư vấn với đội ngũ nhân viên đầy đủ để cung cấp tư vấn cho tất cả các học sinh sẽ tốn kém nhiều chi phí để hoạt động. Ngoài ra, mô hình này cũng đánh mất cơ hội tương tác giữa giảng viên và sinh viên ngoài giờ lên lớp. Nhân viên cố vấn có nghiệp vụ tư vấn nhưng không có chuyên môn chuyên ngành nên sẽ khó để tư vấn các vấn đề liên quan đến nội dung học tập. Ở Việt Nam, trong thời điểm nghiên cứu của chúng tôi, mô hình tập trung thuần túy, chuyên biệt này chưa được thành lập. Mô hình chia sẻ (Share Models): Trong mô hình chia sẻ, chức năng cố vấn được phân chia giữa các cố vấn bộ phận (cố vấn khoa) và các cố vấn chuyên nghiệp. Hệ thống này lại bao gồm 3 mô hình: Mô hình bổ sung, mô hình phân tách và mô hình kép. Mô hình bổ sung (Supplementary model): Mỗi sinh viên được giao cho một giảng viên cố vấn của khoa đào tạo, nhưng đồng thời cũng có một trung tâm cố vấn hoặc văn phòng cung cấp một số hỗ trợ hành chính cho hoạt động cố vấn học tập. Văn phòng này có thể cung cấp một số dịch vụ cố vấn đặc biệt, phụ trách điều phối hoặc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cố vấn hay phối hợp, hỗ trợ trong quá trình cố vấn. Hạn chế của mô hình này là các văn phòng không có nhiều thẩm quyền đối với các cố vấn bộ phận và do đó thường thiếu sự liên kết và tín nhiệm giữa hai bộ phận này. Trong điều kiện hiện tại của các trường sư phạm Việt Nam, mô hình này tỏ ra là mô hình phù hợp nhất khi mà sinh viên buộc phải xác định chuyên ngành đào tạo ngay từ khi tuyển sinh. Hơn thế nữa, nó cũng giản tiện trong việc tổ chức và giảm thiểu chi phí trong các hoạt động cố vấn học tập. Mô hình phân tách (Split model): Ngay khi nhập học, sinh viên được phân chia cho cố vấn khoa và văn phòng cố vấn. Các sinh viên đã xác định được chuyên ngành sẽ do cố vấn khoa quản lí, còn các sinh viên chưa xác định được chuyên ngành hoặc sinh viên đặc biệt thì do cố vấn tại văn phòng quản lí. Sau khi xác định chuyên ngành hoặc đạt những yêu cầu nhất định, các sinh viên do văn phòng cố vấn quản lý lại có thể được giao cho cố vấn học tập tại các khoa, hay ngược lại khi cố vấn khoa không đáp ứng được, sinh viên cũng có thể yêu cầu sự hỗ trợ của văn phòng cố vấn. Một khó khăn thường gặp trong mô hình này đó là sự không đồng đều, nhịp nhàng trong hoạt động cố vấn nếu không đảm bảo sự phối hợp hiệu quả và thông tin liên lạc giữa các trung tâm cố vấn và các khoa. Mô hình kép (Dual Model): Sinh viên thực sự có hai cố vấn, một từ các khoa đào tạo (được giao tại thời điểm phân ngành) và một từ một văn phòng cố vấn của trung tâm (giao ngay sau khi nhập học). Hai cố vấn này phân chia nhiệm vụ và chức năng cố vấn một cách độc lập, SV gặp gỡ cả hai người cố vấn của mình. Một bất lợi của mô hình này là có khả T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 67 năng nảy sinh sự chồng chéo, trùng lặp, hoặc những khoảng trống trong các dịch vụ cố vấn cung cấp cho sinh viên nếu các cố vấn thiếu sự hiểu biết về vai trò và nhiệm vụ của mình. Mô hình chuyển giao (Total Intake Model): Ban đầu tất cả sinh viên được quản lí bởi các cố vấn chuyên nghiệp tại văn phòng cố vấn của trung tâm, sau đó được chuyển sang một cố vấn khoa khi đạt được một số tiêu chí nhất đỉnh, chẳng hạn như hoàn thành một số lượng nhất định các tín chỉ. Mô hình này cũng có thể tạo ra một số vấn đề cho sinh viên trong quá trình chuyển đổi giữa hai người cố vấn (có thể có sự không thống nhất, khó khăn trong quá trình lưu trữ hồ sơ tư vấn, theo dõi, đánh giá quá trình phấn đấu của người học). Thách thức lớn nhất với tất cả các mô hình chia sẻ là việc phối hợp giữa các khoa và văn phòng cố vấn của trung tâm. Ngoài ra, các điều phối viên hoặc giám đốc văn phòng cố vấn của trung tâm thường không có tiếng nói trong việc lựa chọn, giám sát, khen thưởng của cố vấn khoa (thường là giảng viên); những hoạt động đào tạo đội ngũ và hỗ trợ mà văn phòng cố vấn cung cấp thường không được sử dụng. Tuy vậy, với những lợi thế trong việc đáp ứng nhu cầu cần tư vấn phong phú của sinh viên, linh hoạt, thuận tiện trong tổ chức, mô hình chia sẻ là mô hình tổ chức hoạt động cố vấn phổ biến nhất ở hiện tại và ngày càng có xu hướng được áp dụng rộng rãi hơn. Như đã trình bày ở trên, theo chúng tôi, trong các mô hình nhỏ của mô hình chia sẻ, có lẽ “mô hình bổ sung” là mô hình phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. 2.3. Đội ngũ cố vấn học tập Hiện nay, tại các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, hoạt động CVHT chủ yếu được thực hiện bởi đội ngũ giảng viên (GV) cố vấn. Tuy nhiên, trong các mô hình của Hoa Kỳ, phổ biến 3 hệ thống cố vấn: giảng viên cố vấn, cố vấn chuyên nghiệp, cố vấn đồng đẳng. Hoạt động cố vấn học tập sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi kết hợp được cả 3 hệ thống cố vấn học tập này. Cố vấn chuyên nghiệp (Professional Advisor): Đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp thường phổ biến trong mô hình cố vấn tập trung (Centralized Model). Đó là những người được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về cố vấn, có thể được tuyển dụng như là những nhân viên làm toàn thời gian, bán thời gian hay thậm chí chỉ làm vụ việc trong những thời gian cao điểm. Đội ngũ này có thể là nhân viên của trung tâm cố vấn học tập phục vụ tất cả sinh viên trong toàn trường hoặc kiêm nhiệm công tác tại phòng Công tác học sinh, sinh viên hoặc văn phòng Đoàn trường. Họ chủ yếu chịu trách nhiệm trong việc làm rõ mục tiêu học tập và cuộc sống, định hướng lựa chọn nghề nghiệp hoặc cố vấn về phương pháp học tập chung... Chi phí cho đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp thường cao hơn so với các đội ngũ GV cố vấn và cố vấn đồng đẳng. Cố vấn chuyên nghiệp thường không có nhiều thời gian tham 68 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi quan các lớp học hoặc tương tác với GV nên thông tin của họ khó cập nhật mà mang tính liên tục, nhưng bù lại, họ được đào tạo bài bản về nghiệp vụ tư vấn, do đó phương pháp tiếp cận SV sẽ hiệu quả hơn. Nên sử dụng đội ngũ này để tiếp xúc đầu và cuối khóa đối với sinh viên trong các tuần sinh hoạt công dân để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất và sử dụng cố vấn chuyên nghiệp trong việc đào tạo đội ngũ cố vấn khác. Giảng viên cố vấn (Faculty Advisor): Là những GV kiêm nhiệm công tác CVHT. Đội ngũ này phổ biến trong mô hình cố vấn chia sẻ và cố vấn phân cấp. Sử dụng đội ngũ này có lợi thế là tiết kiệm chi phí vì họ đã được trả lương, đồng thời tăng cường sự tương tác, thúc đẩy, gắn kết mối quan hệ của GV và SV. Những hiểu biết của GV về kết quả học tập của SV trong dạy học cũng góp phần hỗ trợ hoạt động CVHT và ngược lại. GV cố vấn tuy không được đào tạo về nghiệp vụ cố vấn nhưng họ lại có những kiến thức chuyên ngành, do đó có những lợi thế đặc biệt trong việc CVHT cho SV. Tuy nhiên, do đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc nên khi sử dụng đội ngũ này có khả năng dẫn đến việc quá tải hoặc chồng chéo trong hoạt động của GV. Một nhược điểm nữa đó là sự không nhất quán trong chất lượng tham mưu cố vấn. Ngoài ra, GV cung cấp các cố vấn trong mô hình này không được đánh giá, khen thưởng nên ít có động cơ cho việc quan tâm đến công tác này. Ở Việt Nam, đội ngũ đang hoạt động phổ biến. Cố vấn đồng đẳng (Peer Academic Advisors): Cố vấn đồng đẳng hiện đang là một phần của văn hóa giáo dục đại học trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này còn khá xa lạ. Cố vấn đồng đẳng là một chương trình giáo dục, trong đó sinh viên được kết nối với các sinh viên khác để hỗ trợ học tập một cách có chủ ý. Đó không phải là một sự thay thế mà một sự bổ sung cho giảng viên cố vấn hoặc cố vấn chuyên nghiệp. Đội ngũ cố vấn đồng đẳng có thể là SV giỏi của khóa trên hoặc là tập hợp gồm những SV tình nguyện có kết quả học tập xuất sắc hoặc giỏi trong các khóa học cụ thể. Mô hình này mang đến nhiều lợi ích cho cả những người tham gia làm cố vấn cũng như các SV được cố vấn. Đối với SV được cố vấn, cố vấn đồng đẳng sẽ gần gũi, thấu hiểu và cảm thông nhiều hơn so với các giảng viên cố vấn hoặc cố vấn chuyên nghiệp. Bởi lẽ, cố vấn đồng đẳng thường ngang bằng tuổi, có góc nhìn và những trải nghiệm tương tự, do vậy họ có thể hiểu và đưa ra được những lời khuyên phù hợp, bám sát nhu cầu của các sinh viên cần sự giúp đỡ hơn các lực lượng lớn tuổi. Trong hoạt động CVHT, đây là một cơ hội để củng cố sự hiểu biết đối với các chủ đề ở kỳ học trước. Bản thân họ sẽ phát triển kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, quản lý và tổ chức, sự tự tin cá nhân. Hơn nữa, họ có cơ hội dấn thân nhiều hơn để làm rõ mục đích của chính mình. Mô hình này ngày càng được áp dụng rộng rãi và dần được coi như là một chiến lược hiệu quả trong hoạt động CVHT nhờ những lợi thế của nó, bao gồm: sự linh hoạt trong tổ chức, tăng cường mối quan hệ bạn học, sự phát triển của sinh viên cố vấn và lợi ích tài chính T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 69 3. KẾT LUẬN Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, hoạt động CVHT là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu, giúp phát huy tối đa quyền lợi của người học và đảm bảo thực hiện thành công phương thức đào tạo tín chỉ. Để đạt được điều đó, giáo dục đại học ở Việt Nam cần phải thay đổi nhận thức về bản chất, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động cố vấn học tập, thiết lập hệ thống CVHT đồng bộ, phù hợp với từng mô hình trường; xây dựng đội ngũ CVHT đa dạng, từng bước tiến tới chuyên nghiệp nhằm đem lại môi trường học tập và rèn luyện thực sự hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Crookston, B.B., “A Developmental View of Academic Advising as Teaching". NACADA Journal 29 (1), 2009. 2. Gordon, V. N., Habley, W. R., Grites, T. J., & Assoc. Academic Advising: A comprehensive handbook (2 ed.). San Francisco, CA: Jossey-Bass, 2008. 3. King, M.C., Developmental academic advising. Retrieved July 30, 2007, from NACADA Clearinghouse of Academic Advising Resources Website: 4. King, M. C., Organizational Models and Delivery Systems for Faculty Advising. In G. L. Kramer (Ed.), Faculty Advising Examined (pp. 125-143). Bolton, MA: Anker. 2003. 5. Miller, M.A., & Alberts, B., Developmental advising: Where teaching and learningintersect. National Academic Advising Association Journal, 14 (2), 1994, 43-45 . AMERICAN SYSTEM OF ACADEMIC ADVISING AND SUGGESTIONS FOR VIETNAMESE HIGHER EDUCATION Abstract: Academic advisinghas beenknownafter Credit System launched in 1982 at Harvard University (USA). Since then, for nearly 150 years of research and development, the model of the US academic advisingis graduallysettled and tighter. Especially,since the establishment of National Academic Advising Association (NACADA) in 1979, academic advising in US had begun to resemble an organized profession. Researchs and best practices in academic advising hasbrought high efficiency, active support for the process of education and training at America colleges and universities. This paper willgive 70 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi an overview of US academic advising system to suggest new and more effective solutions in Vietnamese higher education today. Keywords: academic advisior, academic advising, higher education, international education, US education, NACADA, Vietnamese education.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_co_van_hoc_tap_tai_hoa_ky_va_nhung_goi_mo_cho_giao.pdf
Tài liệu liên quan