Hợp đồng thương mại

Khái niệm hợp đồng thương mại

Ký kết hợp đồng thương mại

Nội dung hợp đồng thương mại

Xử lý hợp đồng vô hiệu

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng

 

pptx55 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hợp đồng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hợp đồng thương mạiKhái niệm hợp đồng thương mạiKý kết hợp đồng thương mạiNội dung hợp đồng thương mạiXử lý hợp đồng vô hiệuTrách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng11/7/20151Ký kết Hợp đồng Xác định loại Hợp đồng và Luật điều chỉnhTìm hiểu bạn hàngChuẩn bị nội dung Hợp đồng để đàm phánLựa chọn phương thức ký kết Hợp đồngThẩm quyền giao kết Hợp đồngHiệu lực của Hợp đồng Xác định loại Hợp đồng và Luật điều chỉnh Hợp đồng dân sự Hợp đồng thương mại . Hoạt động thương mại . Một bên chủ thể không nhằm mục đích sinh lợi trong giao dịch với thương nhân + Chọn luật áp dụng là Luật thương mại 11/7/20153Khái niệm hợp đồng (tt) Theo Điều 3 LTM, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác;4Khái niệm hợp đồng (tt) Theo Điều 6 LTM, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh;Như vậy, cú thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thoả thuận giữa cỏc bờn để thực hiện cỏc hoạt động thương mại.5Tìm hiểu đối tácPhương diện pháp lý. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều lệTình trạng tài chínhHoạt động sản xuất, kinh doanhSoạn thảo và Đàm phánĐiều khoản chủ yếuĐiều khoản thường lệĐiều khoản tùy nghi2. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Nguyên tắc giao kết HĐ Năng lực chủ thể giao kết HĐPhương thức giao kết hợp đồngThời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng Nội dung của hợp đồng Hình thức của hợp đồngĐiều kiện có hiệu lực của hợp đồng8 Hiệu lực của hợp đồngNgười tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự (thẩm quyền ký kết).Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội;Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.Hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.11/7/20159 Lựa chọn phương thức ký kết Hợp đồng Ký trực tiếpKý gián tiếpĐề nghị giao kết hợp đồng Thời điểm giao kết hợp đồngLữ Lâm Uyên, LLM11/7/201510Trình tự ký kết hợp đồngLữ Lâm Uyên, LLM11Bên đề nghịBên được đề nghịĐề nghịChấp nhận đề nghịThẩm quyền ký kết hợp đồngÑaïi dieän theo phaùp luaät:- Ngöôøi ñöùng ñaàu phaùp nhaân theo quy ñònh cuûa Ñieàu leä phaùp nhaân hoaëc quyeát ñònh cuûa cô quan nhaø nöôùc coù thaåm quyeànÑaïi dieän theo uûy quyeàn: Ủy quyền ký kết hợp đồngNgười đại diện theo ủy quyền phải có năng lực hành viỦy quyền phải được lập thành văn bảnPhạm vi ủy quyềnThời hạn ủy quyền 11/7/201513Nội dung hợp đồng thương mạiĐiều khoản về đối tượng Điều khoản về số lượng Điều khoản về chất lượng Điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán Điều khoản về thời gian Điều khoản về địa điểm 11/7/201514GIÁHÀNGHợp đồng vô hiệu Vô hiệu từng phầnVô hiệu toàn bộXử lý hợp đồng vô hiệu Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Vi phạm không cơ bản11/7/201516CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGBuộc thực hiện đúng hợp đồng.Phạt vi phạm: tối đa mức phạt 8% gía trị vi phạm.Buộc bồi thường thiệt hại.Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.Đình chỉ thực hiện hợp đồng.Huỷ bỏ hợp đồng.Các biện pháp khác11/7/201517 Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng đối với những vi phạm không cơ bản.11/7/201518 Miễn trách . Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; . Xảy ra sự kiện bất khả kháng; . Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; . Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký kết hợp đồng.11/7/201519HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI MỘT SỐ KHÁI NIỆM1NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH2CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC3CÔNG ƯỚC VIEN 1980-CISG4NỘI DUNG Mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài (mua bán quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu) là hành vi mua bán hàng hóa được thực hiện giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Theo Luật thương mại Việt Nam, việc mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Hình thức thực hiện hợp đồng là hợp đồng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 3, 27 Luật thương mại 2005). 1. Một số khái niệm Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam_ được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam_ được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.Một số khái niệmMột số khái niệm Chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhauĐối tượng hợp đồng là hàng hóa được di chuyển từ nước này sang nước khác.Đồng tiền dùng trong thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên.Tính chất quốc tế của Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là một hợp đồng mua bán hàng hóa theo sự điều chỉnh của Luật Thương mại có yếu tố quốc tế hay tính quốc tế.2. Nguồn luật điều chỉnhNguồn luật quốc tế: Là các điều ước quốc tế về thương mại có liên quan như: Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế CISG 1980 (hay công ước Vienna 1980), và các điều ước quốc tế đa phương có liên quan. Nguồn lực quốc gia:Là những qui định của pháp luật của nước người bán hoặc nước người mua. Thường luật quốc gia được áp dụng khi không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không qui định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng để chọn luật của một quốc gia làm căn cứ giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa các bên.Các tập quán thương mại quốc tế:1. Incoterms 2000.2.  Tập quán khu vực như: Điều kiện thương mại theo UCC (áp dụng đối với khu vực Bắc Mỹ).3.  UCP 600 (thông lệ quốc tế trong thương mại)4.  Một số tập quán Thương mại Quốc tế khác. Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là doanh nghiệp Việt Nam thì tập quán quốc tế sẽ chỉ có hiệu lực áp dụng nếu được các bên lựa chọn và ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng. 3. Các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có hiệu lựcĐối với bên chủ thể Việt Nam: Có đăng kí kinh doanh Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí. Đối với bên chủ thể nước ngoài: Phải bảo đảm tư cách chủ thể theo luật pháp của quốc gia mà thương nhân đó mang quốc tịch.Quốc tịch của thương nhân nước ngoài được xác định theo trụ sở thương mại. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ. (Điều 10, Công ướcViên 1980) Trường hợp chủ thể nước ngoài là Trưởng Văn phòng đại diện thì phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài.( Điều 18, Luật Thương mại 2005) Theo Điều 3, Nghị định số 12/2006 ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại: Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. 3.1 ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CHỦ THỂ3.2 ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA- ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNGTheo luật thương mại quy định các điều kiện về hàng hóa xuất nhập khẩu: cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và một số loại hàng hóa cần giấy phép ban hànhkèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.-Hàng hóa cấm xuất khẩu: vũ khí, đạn dược, chất liệu nổ; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các loại văn hóa phẩm cấm lưu hành; các loài động thực vật quý hiếm, các loại máy chuyên dụng và phần mềm trong phạm vi bí mật quốc gia; các loại hóa chất độc hại-Hàng hóa cấm nhập khẩu: vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng: dệt may, quần áo, điện tử, ; hàng gia dụng như gốm, thủy tinh, ; văn hóa phẩm cấm lưu hành ở Việt Nam; phương tiện vận tải đã qua sử dụng, vật tư; sản phẩm, vật liệu cũ chứa amiăng thuộc nhóm amphibole; hóa chất độc hại Một số loại hàng hóa phải có giấy phép, phải đảm bảo quy định về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần lưu ý yêu cầu của pháp luật về nhãn hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa như: nhãn hàng hóa là bản viết, bản in,Trong trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu được ưu đãi về thuế hay ưu đãi khác thì phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định pháp luật Việt Nam hay điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Phần mở đầu Phần các điều khoản và điều kiện. Phần kết. 3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NỘI DUNGTheo Luật thương mại, một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có kết cấu gồm ba phần: Phần mở đầuTiều đề: thường được thể hiện bằng các thuật ngữ như Hợp đồng (Contract) hoặc Bản thoả thuận (Agreement)Số và ký hiệu của hợp đồng: thường được ghi kèm với tiêu đề nhằm giúp cho việc quản lý và lưu trữ hợp đồng của các chủ thể ký kết. Ví dụ, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được ký kết giữa các công ty có tên giao dịch là Uprosexim và Technoimport vào tháng 4 năm 2006 được ký hiệu như sau: Contract No. UPRO-TEC/04/06. 3. Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng. Ở phần đầu của bản hợp đồng. Ví dụ: Đà Nẵng, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (Danang, March 8th 2007). - Cũng có nhiều trường hợp người ta lại ghi địa điểm và ngày tháng ký kết ở phần cuối hợp đồng. Ví dụ: The present contract was made in Danang on March 8th 2007 in quadruplicate of equal force, two of which are kept by each party (Hợp đồng được lập tại Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 3 thành 4 bản có hiệu lực pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản ). Địa điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa góp phần xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nếu các bên không thoả thuận nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng, đó là luật nơi ký kết hợp đồng.Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tính từ thời điểm các bên ký kết hợp đồng. 4. Các bên ký kết hợp đồng: tên các bên ký kết, địa chỉ, số tel, số fax, địa chỉ email, số tài khoản và tên ngân hàng, người đại diện ký kết hợp đồng.5. Những định nghĩa dùng trong hợp đồng. Những định nghĩa này có thể rất nhiều, Ví dụ: "hàng hóa" có nghĩa là..., "Thiết kế" có nghĩa là...6. Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là hiệp định ký kết giữa các Chính phủ, cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa các Bộ thuộc các quốc gia khác nhau hay sự tự nguyện của các bên khi ký kết hợp đồng. Các điều khoản và điều kiện (terms and conditions).Các điều khoản về hàng hoá như tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu, điều kiện kiểm tra số lượng. Các điều khoản tài chính như giá cả (điều 52, 53 - Luật Thương Mại), phương thức thanh toán (Thanh toán bằng trao đổi hàng, bằng tiền mặt, Thanh toán trước, Thanh toán tiền ngay từng phần, Thanh toán thông qua tín dụng).Các điều khoản vận tải, giao nhận và bảo hiểm.(điều 54 - Luật Thương Mại)Các điều khoản pháp lý như luật áp dụng vào hợp đồng, bất khả kháng, thưởng phạt, khiếu nại, trọng tài... Đây là phần quan trọng nhất của hợp đồng. Các bên thường dành thời gian và công sức nhiều nhất cho phần này khi đàm phán, thoả thuận và ký kết hợp đồng. P H ầ n K ế tSố bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên.Ngôn ngữ của hợp đồng. Ngôn ngữ của hợp đồng sẽ giúp xác định được hợp đồng được lập bằng ngôn ngữ nào sẽ là hợp đồng gốc, là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.Phần kết4. Những quy định liên quan đến bổ sung, sửa đổi hợp đồng.5. Chữ ký có thẩm quyền của các bên ký kết. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, và được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng. Khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng không được quy định trong hợp đồng thì áp dụng theo quy tắc luật xung đột: "luật nước người bán", "luật nơi xảy ra tranh chấp", "luật nơi ký kết hợp đồng", "luật nơi thực hiện nghĩa vụ". 3.4 ĐIỀU KIỆN VỀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNGĐiều 24- Luật thương mại 2005: 1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Các hình thức giá trị tương đương văn bản như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo qui định của pháp luật. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.MẪU: HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO Số: Ngày: Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng gạo đã xát gốc tại Việt Nam.GIỮA: Công ty Kham HoungĐịa chỉ: 157 Souphanouvong, Muerngvatha, Shikhottabong, VientianeĐiện thoại: (008) 562 17312347 Telex: Fax: Được đại diện bởi Ông: Volabooth Soupavong.Dưới đây được gọi làVÀ: Công ty TNHH Ma ViệtĐịa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Tp.HCM, Việt Nam. Điện thoại: (084) 083 1571643 Telex: Fax: Được đại diện bởi Ông: Lưu Như Manh.Dưới đây được gọi là.Bên mua.Bên bánHai bên mua và bán trên đây đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau:1. TÊN HÀNG: Gạo Việt Nam đã xát2. QUY CÁCH PHẨM CHẤT HÀNG HÓA:Độ ẩm: không quá 14%Tạp chất: không quá 0,05%Hạt vỡ: không quá 25%Hạt nguyên: ít nhất 40%Hạt bị hư: không quá 2%Hạt bạc bụng: không quá 8%Hạt đỏ: kh6ng quá 4%Hạt non: không quá 1%Mức độ xác: mức độ thông thường.3. SỐ LƯỢNG: 20.000 tấn 10% tùy theo sự lựa chọn của người mua.4. BAO BÌ ĐÓNG GÓI: đóng gói trong bao đay đơn, mới, mỗi bao 50kg tịnh.CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN5. GIAO HÀNG: + 10.000 tấn giao trong tháng + 10.000 tấn giao trong tháng 6. GIÁ CẢ: 195 USD/tấn FOB Cảng Sài Gòn7. THANH TOÁN: thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang Người mua sẽ mở 1 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của Ngân hàng Vietcombank và yêu cầu những chứng từ chuyển nhượng sau đây để thanh toán:Trọn bộ hóa đơn thương mại.Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu.Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành.Giấy chứng nhận xuất xứ.Giấy chứng nhận vệ sinh thực vật.Giấy chứng nhận khử trùng.Bảng kê hàng hóa (danh sách đóng gói)Giấy chứng nhận vệ sinh trên tàu sẵn sàng cho hàng hóa vào.8. KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI GIAO HÀNG: người mua có quyền kiển định hàng hóa trước khi giao hàng.9. BẢO HIỂM: do người mua chịu.10. TRỌNG TÀI: Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ/ liên quan đến hợp đồng này hay vi phạm hợp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa/trọng tài Legal Solution (Trọng tài quyết định pháp lý) ở Singapore.11. NHỮNG ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG:a/ Tại cảng giao hàng, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu theo tỷ lệ xếp dỡ là 1.000 tấn trong một ngày làm việc thời tiết thích hợp, 24 tiếng liên tục, chủ nhật và ngày lễ được trừ ra trừ khi những ngày nghỉ này được sử dụng để bốc xếp hàng lên tàu. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến trước 12 giờ trưa thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu ngay vào lúc 13 giờ cùng ngày. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến sau 12 giờ trưa nhưng trước giờ tan sở (17 giờ) thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo.Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn.b/ Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn.c/ Mọi dạng thuế tại cảng giao hàng đều do người bán chịu.d/ Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tàu.e/ Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu GENCON.12. ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG: Hợp đồng này sẽ áp dụng theo luật pháp của Cộng hòa Singapore.13. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG: Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng trong Điều 01 của ấn bản số 412 do Phòng Thương mại quốc tế phát hành.14. ĐIỀU KHOẢN KIỂM ĐỊNH: Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy, nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói (bao bì và hộp) của số gạo trắng gốc Việt Nam này sẽ do Vinacontrol tải Việt Nam đảm nhiệm, phí tổn kiểm định này sẽ do bên bán chịu.15. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng trong hợp đồng này được diễn giải theo ấn bản 1990 và những phụ lục của nó. Hợp đồng bán hàng này được làm tại Jakarta vào ngày 23-09-1993, hợp đồng này lập thành 4 (bốn) bản, bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 2 (hai) bản. BÊN MUA BÊN BÁNPHẦN KẾT4.CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 (CISG)Áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau : Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của công ước hoặc Khi theo các qui tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dung là luật của nước thành viên của công ước này. (trích điều 1) Công ước này không áp dụng vào việc mua bán :Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ bán đấu giáđể thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác khác theo luật các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ tàu thủy, máy bay và các máy chạy trên đệm không khí điện năng. (trích điều 2)PHẠM VI ÁP DỤNGNGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN1/ Giao hàng và chuyển giao chứng từ2/ Bảo đảm tính phù hợp của hàng hóa GIAO HÀNG VÀ CHUYỂN GIAO CHỨNG TỪNếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó thì nghĩa vụ giao hàng của người này là:Nếu hợp đồng quy định việc vận chuyển hàng hóa thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua.Nếu hàng hóa là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất tai một nơi nào đó thì người bán phải đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua, có thể là tại nơi mà người bán có trụ sở thương mại( trích điều 31)Người bán phải bảo đảm việc chuyên chở được thực hiện tới đích.Nếu hàng hóa không được cá biệt hóa bằng cách ghi ký mã hiệu, các chứng từ chuyên chở thì người bán phải thông báo đã gửi kèm theo chỉ dẫnNgười bán phải cung cấp thông tin giúp người mua ký kết hợp đồng bảo hiểm nếu họ không phải bảo hiểm hàng hóa ( trích điều 32)Người bán phải giao hàng đúng ngày hoặc trong 1 khoảng thời gian được ấn định hoặc sau khi hợp đồng ký kết tùy theo quy định trong hợp đồng.(trích điều 33)Người bán phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa đúng thời hạn , địa điểm , hình thức như quy đinh trong hợp đồng.Nếu giao trước kỳ hạn họ có thể sửa đổi chứng từ nhưng phải bồi thường thiệt hại nếu người mua yêu cầu. (trích điều 34) TÍNH PHÙ HỢP CỦA HÀNG HÓATheo điều 35: người bán phải giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.Hàng hóa bị coi là không phù hợp nếu:Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng.Hàng không có tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp.Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường. người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm khi người mua đã biết hoặc không thể không biết về sự phù hợp của hàng hóa vào lúc ký kết hợp đồng. Ngược lại thì người bán phải chịu trách nhiệm ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó. (trích điều 35, 36)Nếu giao hàng trước thời hạn, người bán có quyền bổ sung, khắc phục hoặc thay thế hàng hóa không phù hợp nhưng phải bồi thường thiệt hại nếu như người mua yêu cầu.(trích điều 37).Người mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được.(trích điều 38)Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp nếu như họ không thông báo cho người bàn trong thời hạn 2 năm hoặc trong 1 thời hạn hợp lý trừ khi thời hạn này ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng. (trích điều 39)NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA1/ Thanh toán tiền hàng2/ Nhận hàngTHANH TOÁN TIỀN HÀNGTheo điều 54 và 59: nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng và phải đúng ngày theo hợp đồng quy định.Nếu trong hợp đồng không quy định giá cả hoặc không quy định cách xác định giá thì được phép suy đoán: các bên ngụ ý dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa đó trong các ngành hữu quan (trích điều 55)Nếu giá cả được ấn định theo trọng lượng của hàng hóa thì giá được xác định theo trọng lượng tịnh (trích điều 56)GIÁHÀNGNếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán:Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán hoặcTại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ.Người bán phải chịu mọi phí tổn để thanh toán nếu thay đổi địa điểm trụ sở thương mại.(trích điều 57)Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện chỉ giao khi người mua thanh toán tiền hàng.Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận (trích điều 58)THANH TOÁN TIỀN HÀNGNHẬN HÀNGTheo điều 60, nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm thực hiện mọi hành vi để người bán thực hiện việc giao hàng và tiếp nhận hàng hóa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxhop_dong_thuong_mai_7787.pptx