Hướng dẫn sinh viên khoa Mầm non quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non

Quan sát trẻ là một trong những nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên mầm non

trong công tác giáo dục trẻ. Vì vậy năng lực quan sát cần được rèn cho sinh viên ngay từ

lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua giờ thực hành của học phần Sự học và sự

phát triển tâm lý trẻ mầm non để tổ chức hướng dẫn sinh viên trực tiếp xuống trường

mầm non để quan sát tâm lý trẻ, sẽ giúp sinh viên vận dụng được kiến thức môn học vào

thực tiễn và từ đó học được kĩ năng quan sát trẻ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu xã hội

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hướng dẫn sinh viên khoa Mầm non quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 HƯỚNG DẪN SINH VIÊN KHOA MẦM NON QUAN SÁT TÂM LÝ TRẺ QUA GIỜ THỰC HÀNH TRONG HỌC PHẦN SỰ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ MẦM NON Ths Phạm Thị Lệ Hằng, Tổ Tâm lý giáo dục Tóm tắt Quan sát trẻ là một trong những nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên mầm non trong công tác giáo dục trẻ. Vì vậy năng lực quan sát cần được rèn cho sinh viên ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua giờ thực hành của học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non để tổ chức hướng dẫn sinh viên trực tiếp xuống trường mầm non để quan sát tâm lý trẻ, sẽ giúp sinh viên vận dụng được kiến thức môn học vào thực tiễn và từ đó học được kĩ năng quan sát trẻ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu xã hội. I. Đặt vấn đề Một trong những năng lực sư phạm mà người giáo viên mầm non cần rèn luyện để có thể thực hiện hiệu quả công việc của mình, đó là năng lực quan sát tâm lý của trẻ. Quan sát cho phép giáo viên xác định được những gì trẻ thích hoặc không thích, phản ứng của trẻ trước những tình huống khác nhau, biết được kinh nghiệm hay hoạt động nào trẻ thích hoặc gặp khó khăn, điều gì làm trẻ lo lắng, khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn lứa tuổi. Bên cạnh đó, quan sát còn là một trong nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện công tác chuyên môn hàng ngày của giáo viên mầm non khi họ làm việc với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Học phần sự học và sự phát triển tâm lý là một trong những môn học có số lượng tín chỉ nhiều nhất trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non, gồm 7 tín chỉ (105 tiết). Đây là học phần cung cấp cho sinh viên toàn bộ kiến thức về sự phát triển của trẻ em cùng với những quy luật và đặc điểm của trẻ ở từng lứa tuổi, từ đó rút ra những phương pháp, những con đường giáo dục phù hợp nhất cho mỗi giai đoạn phát triển cũng như toàn bộ tiến trình lớn lên thành người của mỗi trẻ em. Kiến thức về tâm lý trẻ lứa tuổi mầm non là những kiến thức khó hiểu, đặc biệt là đối với các em sinh viên - tuổi đời còn non trẻ, hầu hết các em chưa có gia đình, chưa tiếp 66 xúc nhiều với trẻ mầm non. Chính vì thế để tiếp nhận và hiểu được môn học này đối với sinh viên không phải là dễ dàng, kiến thức khó lại rất nhiều nên rất dễ dẫn đến sự chán nản trong quá trình học. Vì thế, việc cho sinh viên trực tiếp quan sát những đặc điểm tâm lý của trẻ sau mỗi nội dung bài học có thể giúp các em được cọ sát, làm cho bài học trở nên dễ dàng hơn. Nhận thấy ý nghĩa thực tiễn của việc hướng dẫn sinh viên xuống trường mầm non quan sát trực tiếp các đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, nên trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non đã tổ chức hướng dẫn sinh viên xuống Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen để trực tiếp quan sát trẻ. Thông qua đó, giúp các em sinh viên hình thành kĩ năng quan sát trẻ, từ đó hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu của xã hội. II. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Bài viết sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ .Từ việc phân tích văn bản, tài liệu tôi xác định những nội dung cần thiết để đưa ra cơ sở lí thuyết cũng như cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu. 2. Phương pháp quan sát Phương pháp này sử dụng để quan sát quá trình học tập của sinh viên Khoa Mầm non trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non để thu thập thêm những thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu. 3. Phương pháp trò chuyện Phương pháp này sử dụng để trò chuyện với sinh viên Khoa mầm non về nhận thức tầm quan trọng của việc quan sát trẻ để thu thập thêm dữ liệu cho nội dung nghiên cứu. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong giáo dục Sử dụng phương pháp này nhằm tổng kết lại kinh nghiệm của việc tổ chức hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen, từ đó rút ra những kết luận thiết thực cho bài nghiên cứu. 67 III. Kết quả và bàn luận 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm quan sát Quan sát được hiểu theo tâm lí học chính là quá trình tri giác có chủ định về một đối tương nào đó để thu thập thông tin về đối tượng đó. Đây là một quá trình tâm lý thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính nhưng đã được quá trình nhận thức lí tính, đặc biệt là tư duy chi phối 1.2. Khái niệm quan sát trẻ Quan sát trẻ là một trong những công việc rất cần thiết và quan trọng để giúp cho người giáo viên có thể đánh giá tổng thể về trẻ, từ đó áp dụng vào việc ra quyết định về những tác động giáo dục có hiệu quả hơn của mình. Để có thể hình thành được kĩ năng quan sát thì người giáo viên phải dựa trên những hiểu biết về đặc điểm của trẻ cũng như các phương pháp quan sát khoa học Đây là một kĩ năng mà người quan sát trẻ sẽ thực hiện một loại những hành động, những thao tác để theo dõi một cách có chủ đích hành vi, trạng thái của trẻ em trong điều kiện tự nhiên mục đích nghiên cứu, chẩn đoán và đánh giá trẻ. Kết quả quan sát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích quan sát, phương tiện quan sát, tính chủ quan của người quan sát. 1.3. Các bước trong quan sát trẻ - Đặt mục tiêu quan sát: nhằm định hướng cho việc quan sát, trước hết là xác định đúng đối tượng quan sát (những điều cần quan sát được biểu hiện ở các thông số hay tiêu chí nào). - Lập kế hoạch quan sát, bao gồm: xác định thời gian, địa điểm, số lượng trẻ, người quan sát, phương tiện quan sát - Tiến hành quan sát: Thận trọng theo dõi để kịp thời phát hiện các thuộc tính của đối tượng, theo dõi những diễn biến trong quá trình vận động của trẻ, những ảnh hưởng của tác động bên ngoài tới trẻ. 68 - Ghi lại các cứ liệu: những dữ liệu đã quan sát cần được ghi lại một cách thẩn trọng bằng một số hình thức như: ghi theo mẫu sẵn, ghi biên bản, nhật kí quan sát, ghi âm, chụp ảnh - Xử lí tài liệu: các tài liệu quan sát được thường rất phong phú và mang nặng tính chất cảm tính nền cần phải xử lí thận trọng bằng cách phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, bằng thống kê toán họcthì mới chọn lọc được những thông tin khái quát và đáng tin cậy. 1.4. Một số lưu ý trong quá trình quan sát - Về phía chủ thể quan sát: khi tiến hành quan sát thì cần gạt bỏ “cái tôi” chủ quan ở mức cao nhất để có cái nhìn khách quan đến đối tượng. - Về phía khách thể: đối tượng quan sát thường nằm trong mối quan hệ phức tạp với các đối tượng khác, vì vậy người quan sát cần gạt bỏ những rối nhiễu xung quanh thì thông tin thu được mới chính xác và tin cậy. 2. Hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non tại Cơ sở mầm non thực hành Hoa Sen 2.1. Các bước tiến hành quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành Để hướng sinh viên thực hành quan sát tâm lý trẻ, tôi đã tổ chức cho sinh viên xuống thực hành quan sát tâm lý trẻ tại Cở sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen với các bước tiển hành như sau: 2.1.1.Hướng dẫn sinh viên về tiến trình quan sát tâm lý trẻ và cách thức quan sát tâmlý trẻ Mục đích: Giúp sinh viên định hướng toàn bộ tiến trình quan sát tâm lý trẻ mầm non, nắm được cách thức để quan sát trẻ có hiệu quả. Cách thực hiện: Nội dung này được thực hiện trước khi đưa sinh viên xuống trường mầm non để quan sát trẻ thì giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên các bước để có thể quan sát tâm lý trẻ một cách hiệu quả. Giảng viên cần cung cấp cho sinh viên đầy đủ các bước trong tiến trình quan sát (trình bày ở mục 1.3). Tuy nhiên để quan sát được thì giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách thức quan sát trẻ, ví dụ: quan sát bao quát cùng một lúc nhiều mặt của hành vi đứa trẻ hay chỉ một mặt nào đó của hành vi. Nên phân nhỏ các 69 đặc điểm tâm lý của trẻ để sinh viên dễ dàng quan sát, ví dụ: quan sát về việc sử dụng vốn từ của trẻ, cách phân vai trong hoạt động đóng vai theo chủ đề 2.1.2. Hướng dẫn, tư vấn sinh viên lập kế hoạch quan sát Để quan sát có hiệu quả thì việc lập được kế hoạch là rất cần thiết Mục đích: Giúp sinh viên biết lựa chọn mục tiêu, phạm vi, phương pháp, phương tiện và thời gian quan sát. Cách thực hiện: Giảng viên cần cung cấp đầy đủ kiến thức về cách thức lập kế hoạch để sinh viên có thể tự mình xác định được mục tiêu, đối tượng, cách thức quan sát. Kế hoạch quan sát bao gồm những nội dung sau: - Quan sát cái gì? - Mục đích quan sát là gì - Ai là người quan sát? - Tên lớp (trẻ) quan sát - Ngày quan sát.Nơi quan sát: (vd: góc bác sĩ) - Phương pháp quan sát - Phương tiện quan sát - Cách lưu giữ thông tin quan sát. Lưu ý: Kế hoạch càng cụ thể thì việc quan sát càng diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Khi lập kế hoạch giảng viên cần lưu ý với các bạn sinh viên về tính khả thi cũng như những khó khăn trong quá trình quan sát. 2.1.3. Thiết kế các hoạt động thực hành quan sát tâm lý trẻ tại cơ sở mầm non thực hành Hoa Sen và hướng dẫn sinh viên thực hiện các hoạt động đó Mục đích: Tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc trực tiếp với trẻ, nhìn thấy được các biểu hiện tâm lý, hành vi của trẻ. Từ đó giúp sinh viên có thể hiểu hơn về các đặc điểm tâm lý của trẻ, giúp cho việc học trở nên sinh động và cụ thể hơn. Cách thực hiện: Giảng viên chuẩn bị các bài tập thực hành quan sát trẻ tại Cơ sở 70 mầm non thực hành Hoa Sen phù hợp với trình độ nhận thức cũng như nội dung bài học. Trong đó đặc biệt chú ý hơn đến cách quan sát và lưu trữ thông tin quan sát. Khi sinh viên tiến hành quan sát, giảng viên theo dõi và điều chỉnh để hoạt động quan sát của sinh viên đạt mục đích như dự kiến. 2.1.4. Hướng dẫn sinh viên đánh giá kết quả quan sát tâm lý trẻ và điều chỉnh Mục đích: giúp sinh viên có nhớ lại và suy xét về toàn bộ quá trình quan sát và rút kinh nghiệm cho lần quan sát sau. Cách thực hiện: Sau mỗi buổi sinh viên xuống Cơ sở mầm non thực hành để quan sát thì giảng viên sẽ tiến hành họp để trao đổi và rút kinh nghiệm giữa các nhóm sinh viên. Các nhóm sinh viên sẽ lần lượt chia sẻ, trao đổi những thông tin cũng như những khó khăn trong quá trình quan sát. Để việc đánh giá có hiệu quả thì giảng viên cần đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả một cách khách quan, rõ ràng và dễ hiểu. Nội dung một buổi hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen * Mục tiêu: - Giúp sinh viên nhận thức rõ hơn được vai trò, ý nghĩa của môn học. - Hình thành tính tích cực học tập và tình yêu trẻ. - Bước đầu hình thành kĩ năng quan sát trẻ cho sinh viên * Nội dung quan sát Quan sát đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo * Cách tiến hành Tiến hành cho sinh viên thực hành quan sát trẻ tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen: - Chia sinh viên thành nhóm theo khối lớp tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen - Giảng viên giao nội dung thực hành và hướng dẫn sinh viên quan sát trẻ - Sinh viên xuống Cơ sở mầm non và thực hành quan sát đặc điểm ngôn ngữ của 71 trẻ mẫu giáo - Giảng viên theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên trong quá trình quan sát. - Sinh viên ghi lại biên bản quan sát - Các nhóm trao đổi, thảo luận những nội dung đã quan sát được tại trường mầm non - Đại diện các nhóm báo cáo nội dung quan sát - Giảng viên tổng kết, nhận xét và đánh giá. * Gợi ý nội dung quan sát: + Quan sát về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua các hình thức sau: - Quan sát qua giờ học, giờ kể chuyện, qua việc trò chuyện với trẻ về các chủ đề như: + Chủ đề gia đình + Chủ đề trường lớp + Chủ đề bệnh viện + Các chủ đề khác - Đặt các câu hỏi cho trẻ liên quan đến các chủ đề đó - Sử dụng các thẻ tranh để biết được vốn từ của trẻ - Ghi lại câu nói của từng trẻ về vốn từ và ngữ pháp của nhóm trẻ. + Quan sát các hướng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo: - Về ngữ âm và ngữ điệu: trẻ đã biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể cho người khác nghe, cách phát âm của trẻ còn những lỗi nào - Về phát triển vốn từ: Vốn từ mà trẻ tích lũy được là bao nhiêu về danh từ, động từ, tính từ, đại từ - Về cơ cấu ngữ pháp: Trẻ đã có được kĩ năng kết hợp các từ trong câu theo quy 72 tắc ngữ pháp, đã đủ thành phần - Về ngôn ngữ mạch lạc: trẻ có khả năng sử dụng lời nói gọn gàng, hễ hiểu, có thứ tự trong giao tiếp, trẻ nêu bật được những điểm chủ yếu và những mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng một cách hợp lí. - Về phong cách ngôn ngữ: phong cách sinh hoạt, phong cách nghệ thuật * So sánh vốn từ và ngữ pháp của các nhóm trẻ với nhau. - Thấy gì về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đầu tuổi mẫu giáo đến cuối tuổi mẫu giáo. - Từ đó rút ra kết luận về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Mẫu biên bản quan sát 1. Các thông tin chung - Tên người quan sát - Tên lớp (trẻ) quan sát - Ngày quan sát.Nơi quan sát: (vd: góc bác sĩ) - Thời gian bắt đầu: - Thời gian kết thúc: - Mục đích, mục tiêu quan sát: (vd: Khả năng thực hiện vai chơi) 2. Nội dung quan sát - Mô tả cụ thể các hành động, biểu hiện của trẻ. 3. Nhận xét: về mức độ phát triển của trẻ thông qua những biểu hiện đã quan sát được. * Lưu ý: - Ghi chép những biểu hiện, sự kiện xảy ra - Ghi chép từng chi tiết hành động của trẻ. 73 - Không lấy ý kiến bình luận cá nhân - Không ghi chép những gì không nhìn thấy - Chỉ sử dụng các từ mô tả, không bình luận - Ghi chép theo trình tự các sự kiện - Nếu có hình ảnh hoặc sản phẩm minh chứng càng tốt. 2.2. Kết quả sinh viên thực hiện quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen Sau khi thực hiện việc đưa sinh viên xuống Cơ sở mầm non thực hành Hoa Sen để quan sát tâm lý trẻ qua các giờ thực hành của học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non, kết quả bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra: + Đối với sinh viên: - Về nhận thức: Sinh viên nhận thức tốt và đầy đủ hơn về ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của môn học đối với công tác giáo dục trẻ mầm non. Sau buổi thực hành quan sát, các em đã trao đổi tích cực về những biểu hiện của trẻ mà mình quan sát được, điều này giúp các em hiểu rõ hơn kiến thức về môn học. - Về thái độ: Với việc được trực tiếp tiếp xúc và quan sát những hoạt động thực tế của trẻ, hầu hết các em sinh viên đều cảm thấy hứng thú hơn với môn học. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì đây là một học với lượng kiến thức về lí thuyết tương đối nhiều và khó, trước đây sinh viên thường không hào hứng khi học những môn học nặng về lí luận như thế này. - Về kĩ năng: Bước đầu đã hình thành cho các em kĩ năng lập kế hoạch quan sát trẻ, lựa chọn mục tiêu, đối tượng và cách thức quan sát. Đây là kĩ năng vô cùng cần thiết để người giáo viên mầm non thực hiện công việc có hiệu quả. + Đối với giảng viên giảng dạy học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non: Khi thấy được sự hứng thú và tích cực hơn của sinh viên đối với môn học qua những giờ thực hành được thực tế tiếp xúc với trẻ, thì sẽ nâng cao được nhận thức về sự cần thiết phải tăng cường cho sinh viên trải nghiệm thực tế môn học. Trên cơ sở đó, giảng viên sẽ tổ thức hình thức dạy học hiệu quả hơn. 74 Tuy nhiên do mới bắt đầu làm quen trẻ, với công việc trường mầm non, nên các em sinh viên vẫn còn tỏ ra lúng túng trong việc quan sát trẻ và ghi chép thông tin. Những kĩ năng này sẽ dần được nâng cao hơn nếu các em được tổ chức thường xuyên những buổi học thực tế như thế này. IV. Kết luận Quan sát tâm lý trẻ là một trong những kĩ năng và nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên mầm non. Vì vậy, trong nội dung đào tạo cho sinh viên khoa mầm non thì cần rèn cho sinh viên khả năng quan sát tâm lý trẻ. Tính chất lao động của người giáo viên mầm non mang sắc thái riêng cả về thời gian và nội dung công việc. Các công việc chăm sóc giáo dục trẻ khá nhiều và phức tạp và đòi hỏi sự cẩn trọng cũng như tỉ mẩn rất cao, vì vậy có được kĩ năng quan sát trẻ là điều kiện cần thiết. Vì thế trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non, ngoài những giờ lí thuyết trên lớp thì việc tổ chức hướng dẫn cho sinh viên xuống Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen là việc làm hết sức thiết thực và mang tính thực tiễn cao. Qua việc trải nghiệm thực tế tại trường, sinh viên sẽ quan sát được những biểu hiện sinh động của tâm lý trẻ, một mặt giúp các em hiểu sâu sắc kiến thức bài giảng, mặt khác có thể hình thành được hứng thú với môn học, những tình cảm đối với trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Như vậy, giảng viên dạy bộ môn cũng như Khoa mầm non cần nhận thức đầy đủ về việc rèn năng lực quan sát trẻ cho sinh viên, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho sinh viên xuống thực tế tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, (2016), NXBĐHSP. 2. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Giáo trình sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, (2008), NXBGD. 3. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), Tâm lí học đại cương, NXBĐHSP, 2007. 4. Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non, Trường CĐSP Bắc Ninh, (2013). 5. https:// bigschool.vn 6. https:// vietnamnet.vn 7. www. vnies.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuong_dan_sinh_vien_khoa_mam_non_quan_sat_tam_ly_tre_qua_gio.pdf
Tài liệu liên quan