Hướng dẫn sử dụng ANDDesign

Các tính năng chính

ANDDesign là bộ phần mềm thiết kế các công trình hạ tầng dạng tuyến

như tuyến đường bộ, đường sắt, tuyến kênh. của Công ty Công nghệ AND.

Với ANDDesign có thể thực hiện thiết kế đường đô thị, đường cao tốc, đường

sắt, kênh mương, đê kè. một cách chuyên nghiệp nhất. Trong ANDDesign

đã tích hợp đầy đủ môđun khảo sát và xây dựng địa hình tuyến; môđun khảo

sát và xây dựng hồ sơ địa chất của công trình.

pdf129 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng ANDDesign, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n điểm vừa chọn tuyến nhất, còn nếu trên bản vẽ chỉ có 1 tuyến sẽ xuất hiện dòng nhắc Chỉ đỉnh: để ta chọn đỉnh tâm xoay là đỉnh của đường tim tuyến gần điểm vừa chỉ nhất. Tiếp theo sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn các đối tượng khác. Select objects: cho phép ta chọn các đối tượng CAD khác sẽ cùng xoay với tuyến. Cuối cùng ta nhập vào vị trí mới của đỉnh tuyến vừa chọn tại dòng nhắc Gốc mới: và hướng tuyến tính từ đỉnh tuyến dịch chuyển tới đỉnh tiếp theo tại dòng nhắc Hướng: 4.3.2. Định vị cọc theo tim tuyến  Lệnh: AP ↵  Menu: Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Định vị cọc theo tim tuyến Trong quá trình hiệu chỉnh tuyến, tim cọc có thể không nằm trên tim tuyến và hướng cắt ngang có thể không vuông góc với hướng tuyến, để hiệu chỉnh điều này cần sử dụng chức năng định vị cọc theo tim tuyến. Tại dòng nhắc Chọn tuyến hoặc cọc: nếu chọn tuyến thì toàn bộ các cọc của tuyến sẽ được định vị lại, nếu không sẽ là các cọc được chọn. Việc định vị lại được thực hiện theo nguyên tắc, từ tim cọc chiếu vuông góc tới tim tuyến sẽ là tim mới của cọc và hướng cắt ngang sẽ được xoay lại sao cho vuông góc với tim tuyến tại vị trí mới. 4.3.3. Định vị các điểm đo theo cọc  Lệnh: AP ↵  Menu: Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Định vị cọc theo tim tuyến Trong quá trình hiệu chỉnh tuyến, vị trí của các điểm mia sẽ lệch khỏi mặt phẳng cắt ngang đi qua tim cọc, để dịch chuyển chúng về vị trí cắt ngang Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 95 theo hướng vuông góc với mặt phẳng cắt sử dụng chức năng định vị cọc theo tim tuyến. Như trên Hình 4-51 các điểm mia lệch không quá 0.5 so với vị trí mặt cắt sẽ được dịch chỉnh về vị trí mặt phẳng cắt. Như vậy vị trí các cắt ngang sẽ thay đổi hay nói cách khác cắt dọc tự nhiên cũng thay đổi, nếu chọn tùy chọn Nhận lại trắc dọc tự nhiên thì giá trị của trắc dọc tự nhiên theo tim tuyến sẽ được xác định lại theo các cắt ngang tự nhiên đã được dịch chỉnh. Hình 4-51. Khoảng sai lệch các điểm mia cần định vị lại. 4.3.4. Hiệu chỉnh số liệu trắc ngang của tuyến  Lệnh: EACD ↵  Menu: Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Hiệu chỉnh số liệu trắc ngang Chức năng hiệu chỉnh số liệu tuyến cho phép hiệu chỉnh số liệu trắc dọc và trắc ngang của tuyến. Trong trường hợp nếu tùy chọn Chỉnh tuyến khi hiệu chỉnh điểm mia của chức năng Tùy chọn được chọn thì tim tuyến sẽ được chỉnh lại theo số liệu mới được hiệu chỉnh. 4.3.5. Hiệu chỉnh yếu tố cong  Lệnh: EC ↵  Menu: Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Hiệu chỉnh yếu tố cong ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 96 Chức năng hiệu chỉnh yếu tố cong cho phép hiệu chỉnh yếu tố cong của các đường trên tuyến hoặc trắc dọc phụ thuộc vào việc ta chọn đường nào khi trả lời dòng nhắc Chọn tuyến hoặc trắc dọc. Khi hiệu chỉnh đường trên tuyến, dạng cong có thể là cong tròn hoặc dạng đường chuyển tiếp (xoắn clôtôít) như tại Hình 4-52. Nếu là dạng cong tròn thì L1 và L2 là chiều dài đoạn nối đầu và nối cuối siêu cao nếu bố trí siêu cao. Nếu là dạng chuyển tiếp thì L1 và L2 là chiều dài đoạn chuyển tiếp đầu và cuối. Nếu chọn tùy chọn Tốc độ tại đỉnh ta có thể qui định cục bộ vận tốc thiết kế cho đoạn cong đang hiệu chỉnh, khi chọn Tiêu chuẩn dựa vào tệp số liệu tiêu chuẩn thiết kế đã được chọn tại chức năng Tùy chọn sẽ xác định các giá trị L1,L2, I max siêu cao, giá trị mở rộng... phù hợp với tốc độ thiết kế, góc đỉnh và bán kính cong được bố trí. Khi bố trí cong tròn nếu bán kính nhập vào quá lớn sẽ xuất hiện cảnh báo như Hình 4-53, sau đó giá trị bán kính sẽ được xác định lớn nhất theo cánh tay đòn T ngắn nhất của đỉnh. Với tùy chọn tra t.c cho TAt cả của dòng nhắc tra t.c cho TAt cả/TRước kia/cHèn/Loại/Cắt /THoát: cho phép ta xác định giá trị i siêu cao cũng như tự động bố trí khoảng nối siêu cao cho toàn bộ các đỉnh của tuyến. Tùy chọn cHèn và Loại cho phép chèn thêm đỉnh hoặc loại bỏ đỉnh của đường đang hiệu chỉnh. Tùy chọn Cắt khi được chọn sẽ coi số liệu từ đỉnh hiện thời tới đỉnh tiếp theo sẽ là không xác định. Khi số liệu từ đỉnh hiện thời tới đỉnh tiếp theo là không xác định thì với tùy chọn Nối cho phép khôi phục lại trạng thái trước khi Cắt. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 97 Hình 4-52. Hiệu chỉnh yếu tố cong của các đường trên tuyến. Hình 4-53. Cảnh báo khi bán kính cong tròn qua lớn Hình 4-54. Hiệu chỉnh yếu tố cong của đường thiết kế trắc dọc ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 98 Hình 4-55. Tuyến sau khi hiệu chỉnh yếu tố cong. Khi hiệu chỉnh đường trên trắc dọc, dạng cong có thể là cong tròn hoặc dạng parabôl (Hình 4-54). Nếu là dạng cong tròn có thể nhập giá trị bán kính cong hoặc chiều dài tính theo khoảng dồn (chiều X của trắc dọc) từ điểm đầu đến điểm cuối của đường cong. Ngoài ra có thể tạo đường cong đứng qua một điểm nào đó khi chọn chức năng Qua điểm.... Khi sửa giá trị i trước được tính theo % ta có thể hiệu chỉnh được độ dốc của đoạn trước đó tính theo đỉnh hiện thời, hay nói cách khác sẽ nâng hạ đỉnh hiện thời cho phù hợp với i dốc cạnh trước đó. 4.3.6. Hiệu chỉnh mẫu mặt cắt  Lệnh: EDT ↵  Menu: Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Hiệu chỉnh mẫu mặt cắt Chức năng này cho phép hiệu chỉnh tất cả các mẫu mặt cắt đã được gán cho tuyến. Cụ thể của khai báo và hiệu chỉnh mẫu mặt cắt xem phần MẪU MẶT CẮT CÔNG TRÌNH. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 99 4.4. Chức năng phụ trợ thiết kế trắc dọc, trắc ngang 4.4.1. Tạo cầu  Lệnh: CB↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ thiết kế TDN/Tạo cầu Sau khi chọn trắc dọc tại dòng nhắc Chọn trắc dọc: sẽ xuất hiện giao diện cho phép nhập vị trí bắt đầu đặt cầu như tại Hình 4-56, vị trí cầu có thể bắt đầu từ một cọc nào đó hoặc là tại khoảng dồn hay lý trình. Hình 4-56. Nhập các thông số cầu. Khai báo các thông số của cầu chủ yếu đó là khẩu độ và cao độ của các trụ, mố cầu. Phụ thuộc vào các kiểu cầu được chọn thể hiện ký hiệu cầu trên bản vẽ tuyến sẽ khác nhau, ngoài ra nếu chọn các khối mố, trụ và thành cầu trong thư viện thích hợp cho phép thể hiện hình ảnh 3 chiều của cầu. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 100 4.4.2. Tạo cống  Lệnh: CC↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ thiết kế TDN/Tạo cống Tương tự như chức năng tạo cầu, chức năng tạo cống cho phép khai báo kiểu cống bản hoặc cống tròn bắt đầu từ một vị trí nào đó. Các thông số của cống cần phải khai báo được thể hiện tại Hình 4-57. Cao độ đỉnh cần nhập đó là cao độ đỉnh cống. Hình 4-57. Nhập các thông số cống. 4.4.3. Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang  Lệnh: CGLS ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ thiết kế TDN/Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang. Chức năng này cho phép tạo các lớp địa chất trên trắc ngang đồng dạng hoặc ngang phẳng với độ dốc nào đó khi đã có cao độ các lớp địa chất trên Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 101 trắc dọc. Nếu tại dòng nhắc Chọn tuyến, cọc hoặc trắc ngang: ta chọn tuyến thì có thể tạo các lớp địa chất trên toàn bộ cắt ngang của tuyến nếu không sẽ chỉ là tại các cọc nào đó nếu chọn các cọc hoặc trắc ngang. Hình 4-58. Tạo đồng loạt các lớp địa chất trên trắc ngang. 4.4.4. Điền diện tích và giá trị siêu cao  Lệnh: FA ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ thiết kế TDN/Điền diện tích và giá trị siêu cao Hình 4-59. Điền diện tích và giá trị siêu cao. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 102 Chức năng này cho phép điền trên bản vẽ trắc ngang các giá trị diện tích đã được định nghĩa tại mục Bảng diện tích khi định nghĩa mẫu mặt cắt tại vị trí mà ta khai báo tại giao diện Hình 4-59 và điền các giá trị siêu cao của các cọc nằm trong đoạn có bố trí siêu cao, các giá trị siêu cao cần điền đã được khai báo tại mục Nội dung điền siêu cao khi định nghĩa mẫu bảng trắc ngang trong quá trình khai báo mẫu mặt cắt. 4.4.5. Các cắt ngang bị dịch chỉnh  Lệnh: PMS ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ thiết kế TDN/Các trắc ngang bị dịch chỉnh Với chức năng Tạo các điểm đánh dấu cho phép tạo các điểm đánh dấu vị trí dịch chuyển của các điểm thiết kế trên tuyến cũng như trên trắc dọc nhằm mục đích hiệu chỉnh lại đường tuyến và đường đỏ thiết kế cho phù hợi với vị trí dich chuyển. Các vị trí dịch chuyển này chỉ là tạm thời và ta cần phải hủy hết hết chúng khi đã hoàn thiện nếu sử dụng chức năng Hủy tất cả các dịch chuyển. Đồng thời ta có thể nhảy tới các vị trí đó trên tuyến cũng như trên trắc dọc với các chức năng Đi tới cọc... và Đi tới trắc dọc.... Hình 4-60. Thao tác với các trắc ngang bị dịch chỉnh. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 103 4.4.6. Nhập các lớp địa chất  Lệnh: IGS ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ thiết kế TDN/Nhập các lớp địa chất Hình 4-61. Nhập các lớp địa chất. Chức năng nhập chiều sâu các lớp địa chất trên trắc dọc hoặc trắc ngang tùy thuộc vào đối tượng được chọn tại dòng nhắc Chọn trắc dọc hoặc trắc ngang:, tiếp theo Chỉ điểm: vị trí nhập chiều sâu của các lớp địa chất và kết quả sẽ hiện giao diện nhập chiều sâu của các lớp như trên Hình 4-61, nếu vị trí nhập chiều sâu trùng với vị trí lỗ khoan thì giá trị chiều sâu của các lớp sẽ được lấy theo chiều dầy các lớp lỗ khoan đã được nhập từ trước. 4.4.7. Điền các thông số mặt cắt  Lệnh: FCRL ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ thiết kế TDN /Điền các thông số mặt cắt Nếu chọn trắc dọc chức năng này cho phép ta điền các thông số cong đứng theo các đường đã được khai báo trong khi khai báo mẫu bảng trắc dọc với vị trí cách điểm cao nhất của đường cong đứng một khoảng Khoảng ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 104 offset, điền các ký hiệu lý trình tại các vị trí KM, vẽ thước tỉ lệ ở 2 đầu của mặt cắt cũng như chèn mặt cắt lỗ khoan lên các mặt cắt đã được chọn tại dòng nhắc Hãy chọn các mặt cắt:. Nếu chọn trắc ngang ta có thể vẽ thước tỉ lệ ở 2 đầu của mặt cắt cũng như chèn mặt cắt lỗ khoan. Hình 4-62. Điền các thông số trắc dọc. 4.5. Chức năng hiệu chỉnh và phụ trợ chung 4.5.1. Chỉnh đườngTdnPolyline theo Polyline  Lệnh: TPP ↵  Menu: Tuyến/Hiệu chỉnh/Chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline Các đối tượng của ANDDesign là các đối tượng CustomObject của AutoCAD. Trong đó các đối tượng tuyến, mặt cắt được hình thành bởi các đường polyline được gọi là TdnPolyline. Để chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline đầu tiên cần chọn đường Polyline (vẽ bằng lệnh PL) tại dòng nhắc Chọn Polyline: sau đó chọn đường TdnPolyline cần hiệu chỉnh tại dòng nhắc Chọn TdnPolyline:. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 105 4.5.2. Xóa đoạn thuộc TdnPolyline  Lệnh: ETPS ↵  Menu: Tuyến/Hiệu chỉnh/Xóa đoạn thuộc TdnPolyline Chức năng này cho phép xóa các đoạn nhỏ từ đỉnh tới đỉnh của TdnPolyline mà ta chọn được tại dòng nhắc Chọn đoạn thuộc TdnPolyline:. 4.5.3. Ký hiệu lý trình  Lệnh: SYMST ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ/Ký hiệu lý trình Hình 4-63. Khai báo vị trí điền lý trình. Chức năng này cho phép tạo các ký kiệu lý trình đã được định nghĩa tại mục Ký hiệu LT và các thông số khác khi định nghĩa mẫu mặt cắt. Trên Hình 4-63 là giao diện cho phép ta xác định kiểu ký hiệu cần điền và vị trí tạo các ký hiệu lý trình trên tuyến hoặc trắc dọc tùy thuộc vào đối tượng được chọn tại dòng nhắc Chọn tuyến hoặc trắc dọc:. Tạo ký hiệu lý trình có thể theo Từng vị trí bằng cách chỉ điểm hoặc nhập khoảng cách dồn hoặc tạo theo Các nhóm như tại tất cả các cọc, tại tất cả các cọc H (chẵn 100m) và tại các điểm đặc biệt của đoạn cong. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 106 4.5.4. Tra lý trình  Lệnh: RST ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ/Tra lý trình Cho phép tra cứu lý trình theo tuyến hoặc trắc dọc tại một điểm nào đó. Sau khi chọn đối tượng tại dòng nhắc Chọn tuyến hoặc trắc dọc: ta cần chỉ điểm tra cứu tại dòng nhắc Chỉ điểm: sẽ biết được lý trình dưới dạng như Lý trình: 0+22.8598 Khoảng cách dồn: 22.8598. 4.5.5. Offset đường TdnPolyline thành Polyline  Lệnh: OTP ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ/Offset đường TdnPolyline thành Polyline Với chức năng này ta có thể tạo một đường POLYLINE từ một đường TdnPolyline. Tại dòng nhắc Khoảng offset: nếu giá trị nhập vào dương hoặc âm sẽ tạo một đường POLYLINE tương ứng bên phải hoặc bên trái của đường TdnPolyline. 4.5.6. Xem và kiểm tra mặt cắt  Lệnh: VS ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ/Xem và kiểm tra mặt cắt Chức năng này cho phép ta xem trước mặt cắt tại một điểm bất kỳ hoặc của một cọc nào đó thuộc tuyến phụ thuộc vào đối tượng được chọn tại dòng nhắc Chọn tuyến hoặc cọc:. Nếu tuyến được chọn, tiếp theo ta cần chỉ vị trí cần xem tại dòng nhắc Chỉ điểm: và kết quả ta có thể xem mặt cắt theo mong muốn. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 107 Hình 4-64. Kiểm tra mặt cắt. Nếu đang xem mặt cắt tại một cọc nào đó ta có thể dịch chuyển vị trí của trắc ngang thiết kế tương đối so với điểm thiết kế đường đỏ nào đó mà ta chọn bằng các mũi tên lên xuống, sang phải hoặc sang trái với khoảng Delta thay đổi . Ta có thể đánh dấu vị trí thay đổi của điểm được chọn trên tuyến hoặc trắc dọc nhằm mục đích hiệu chỉnh tim tuyến hoặc cao độ đường đỏ thiết kế cho phù hợp. Cuối cùng ta có thể hủy các giá trị dịch chỉnh đó với chức năng Các cắt ngang bị dịch chỉnh. Với cho phép ta có thể thay đổi mức so sánh mặc định để sau này có thể tạo ra trắc ngang với mức so sánh đã thay đổi đó. Với D.tích? sẽ xuất hiện cửa sổ như Hình 4-65 cho phép ta kiểm tra diện tích đào đắt tại mặt cắt. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 108 Hình 4-65. Diện tích đào đắt tại mặt cắt. 4.5.7. Khai báo kích thước các khối 3D cầu  Lệnh: CBA ↵  Menu: Tuyến/Phụ trợ/Khai báo kích thước các khối 3D cầu Trước khi đưa vào thư viện các đối tượng thể hiện 3 chiều của cầu, được sử dụng khi khai báo cầu nhằm mục đích chèn trên tuyến, ta cần nhập 3 kích thước theo các phương X,Y,Z của chúng. Thực chất chức năng này là tạo các thuộc tính tại Điểm đặt: để lưu 3 kích thước trên, sau đó dùng lệnh chèn khối để đưa chi tiết hoặc cụm với các thuộc tính mới được tạo vào thư viện lưu trữ. Tại dòng nhắc Select objects: cần chọn toàn bộ chi tiết hoặc cụm bao gồm các thuộc tính nếu nó được tạo từ trước để xóa chúng đi và tạo mới. 4.6. Kết xuất kết quả 4.6.1. Mẫu bảng kết xuất  Lệnh: CET ↵ Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 109  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Mẫu bảng kết xuất Chức năng này dùng để khai báo các mẫu bảng kết xuất số liệu thiết kế bao gồm mẫu bảng tọa độ cọc, bảng yếu tố cong, bảng cắm cong bảng diện tích và bảng chỉ tiêu kênh. Ví dụ, sau này khi chọn chức năng Lập bảng cắm cong... sẽ lấy mẫu bảng theo mẫu đã được khai báo tại chức năng này. Hình 4-66. Khai báo các mẫu bảng kết xuất số liệu thiết kế đường 4.6.2. Lập bảng cắm cong  Lệnh: TCC ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng cắm cong Hình 4-67. Chọn các đỉnh lập bảng cắm cong ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 110 Chức năng này cho phép ta lập bảng cắm cong theo một đường TdnPolyline sau khi chọn nó tại dòng nhắc Chọn đường tuyến:. Việc lập bảng cắm cong theo tọa độ đề các hay tọa độ cực là phụ thuộc vào mẫu bảng cắm cong đã được khai báo tại mục Mẫu bảng kết xuất. 4.6.3. Lập bảng yếu tố cong  Lệnh: TC ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng yếu tố cong Chức năng này cho phép ta lập bảng yếu tố cong theo một đường TdnPolyline của tuyến sau khi chọn nó tại dòng nhắc Chọn đường tuyến:. 4.6.4. Lập bảng toạ độ cọc  Lệnh: TCP ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng tọa độ cọc Chức năng này cho phép ta lập bảng tọa độ cọc của tuyến. Tọa độ của tim cọc có thể được tính lệch đi một khoảng theo hướng cắt ngang khi Khoảng offset có giá trị khác 0. Nếu tùy chọn Trong đoạn cong được chọn thì chỉ kết xuất tọa độ của các cọc nằm trong các đoạn cong của tuyến. Hình 4-68. Lập bảng tọa độ cọc Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 111 4.6.5. Thống kê yếu tố hình học tuyến  Lệnh: TKYTT ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Thống kê yếu tố hình học tuyến Hình 4-69. Giao diện nhập điều kiện thống kê R và I. Hình 4-70. Kết quả của thống kê yếu tố hình học tuyến. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 112 Chức năng này cho phép thống kê đồng thời số các đỉnh cong có bán kính thỏa mãn điều kiện tại cột Điều kiện của bảng Thống kê bán kính R và chiều dài đoạn tuyến có độ dốc thỏa mãn điều kiện tại cột Điều kiện của bảng Thống kê độ dốc I. Nội dung của cột Mô tả sẽ được thể hiện tại cột Các yếu tố hình học của bảng thống kê bán kính và độ dốc tuyến (Hình 4-70). Giao diện nhập điều kiện thống kê R và i dốc dọc của toàn tuyến thể hiện trên Hình 4-69. 4.6.6. Thống kê bán kính và độ dốc tuyến  Lệnh: TKRI ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Thống kê bán kính và độ dốc tuyến Hình 4-71. Thống kê số lượng bán kính cong của đường trên tuyến. Chức năng này cho phép thống kê số các đỉnh cong có bán kính thỏa mãn điều kiện tại cột Điều kiện của bảng Thống kê bán kính R (Hình 4-71) hoặc độ dài đoạn tuyến có độ dốc thỏa mãn điều kiện tại cột Điều kiện của Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 113 bảng Thống kê độ dốc I (Hình 4-72). Việc thống kê có thể tiến hành trong từng khoảng cộng dồn hoặc theo từng km. Hình 4-72. Thống kê dốc dọc. 4.6.7. Thống kê góc chuyển hướng  Lệnh: TKG ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Thống kê góc chuyển hướng Tại dòng nhắc Góc chuyển hướng min: cần nhập vào giá trị góc chuyển hướng nhỏ nhất của các đỉnh cong nằm cần thống kê và có kết quả như Hình 4-73. Hình 4-73. Kết quả của thống kê số góc chuyển hướng. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 114 4.6.8. Lập bảng chỉ tiêu kênh  Lệnh: BCTK ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/ Lập bảng chỉ tiêu kênh Hình 4-74. Bảng chỉ tiêu thiết kế Khi thiết kế kênh, trên toàn tuyến có thể có các đoạn có độ dốc khác nhau, do đó, khi điền chỉ tiêu thiết kế cũng phải điền bảng chỉ tiêu riêng cho từng đoạn. 4.6.9. Tính toán diện tích trên mặt cắt  Lệnh: CALAREA ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Tính toán diện tích mặt cắt Trong quá trình hiệu chỉnh số liệu tuyến hoặc số liệu trắc ngang có ảnh hưởng tới sự thay đổi diện tích thì ANDDesign không tự động tính toán lại các số liệu diện tích, cho nên trước khi lập bảng hoặc điền số liệu khối lượng cần phải thực hiện chức năng Tính toán diện tích mặt cắt. 4.6.10. Lập bảng khối lượng  Lệnh: AT ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng khối lượng Chức năng này cho phép ta lập bảng khối lượng của tuyến đường thiết kế theo mẫu bảng điền diện tích đã được định nghĩa khi lập mẫu mặt cắt thiết kế, khối lượng được tính theo một đường tim tuyến được chọn như trên Hình 4-75. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 115 Hình 4-75. Lập bảng khối lượng. 4.6.11. Lập bảng khối lượng theo độ dốc  Lệnh: AT ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng khối lượng theo độ dốc Chức năng này cho phép ta lập bảng khối lượng của tuyến đường thiết kế theo mẫu bảng điền diện tích đã được định nghĩa khi lập mẫu mặt cắt thiết kế, khối lượng được tính theo một đường tim tuyến được chọn như trên Hình 4-75, nhưng trước đó cần nhập điều kiện độ dốc cần thống kê như Hình 4-76. Hình 4-76. Điều kiện độ dốc cần thống kê. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 116 4.6.12. Lập bảng khối lượng theo khoảng cách  Lệnh: ATFD ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng khối lượng theo khoảng cách Chức năng này cho phép ta lập bảng khối lượng của tuyến đường thiết kế giữa các khoảng hoặc ngoài các khoảng cộng dồn được khai báo như trên Hình 4-77. Với việc chấp nhận cho phép khai báo số liệu lập bảng diện tích như trên Hình 4-78 và khối lượng sẽ được tính theo bảng diện tích được chọn. Nếu chọn chức năng Tạo sẽ liệt kê danh sách các khoảng cộng dồn được chia ra từ các khoảng cộng dồn đã được khai báo. Nếu chọn cho phép chỉ các vị trí đầu và cuối của các khoảng cần khai báo. Hình 4-77. Nhập giới hạn các khoảng tính diện tích. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 117 Hình 4-78. Khai báo số liệu lập bảng diện tích. 4.6.13. Trích đoạn tuyến để in  Lệnh: PAL ↵  Menu: Tuyến/Kết xuất kết quả/Trích đoạn tuyến để in Chức năng này cho phép ta tạo các bản vẽ tuyến theo từng đoạn. Thực chất là tạo ảnh của từng đoạn tuyến trên Không gian giấy cho nên nếu ta đang ở chế độ Model của bản vẽ thì cần chuyển sang chế độ Layout trước khi thực hiện lệnh. Khoảng offset là khoảng ta muốn lấy rộng ra so với phần tuyến cần in. Ta có thể định nghĩa từng đoạn một nếu chọn , hoặc có thể theo nhiều đoạn nếu chọn .  Luư ý: Trước khi thực hiện cần khai báo kích thước khổ giấy Layout cho phù hợp. Nếu in Theo mảng cần phải đặt khổ giấy bằng khổ giấy của từng bản vẽ nhân với kích thước của mảng mà ta chia đoạn tuyến ra. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 118 Hình 4-79. Khai báo phần tuyến cần in ra giấy. 4.7. ANDDesign toolbar  Lệnh: MB ↵  Menu: Tuyến/ANDDesign toolbar Hình 4-80. ANDDesign toolbar. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 119 Chức năng này tạo ra toolbar tuyến cho phép tạo, hiệu chỉnh và hiển thị các đối tượng thiết kế đường trong bản vẽ hiện thời. Với việc ấn phím phải chuột tại các mục của nó ta sẽ có các chức năng tương ứng phụ thuộc vào dòng đối tượng được chọn như trên Hình 4-80. 4.8. Thông tin về ANDDesign  Lệnh: AND_BOUT ↵  Menu: Tuyến/Thông tin về ANDDesign Hình 4-81. Thông tin về ANDDesign. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 120 Chương 5. PHỤ TRỢ 5.1. Rải taluy  Lệnh: CTL ↵  Menu: Địa hình/Rải taluy Chức năng này cho phép tạo ký hiệu taluy trên bản vẽ. Nếu tại dòng nhắc Chọn Line hoặc Polyline: ta không chọn đường thứ 2 thì ký hiệu taluy sẽ được tạo theo đường thứ 1 mà ta vừa chọn; nếu có có chọn đường thứ 2 thì vạch dài sẽ là khoảng cách giữa 2 đường còn dài vạch ngắn được tính theo vạch dài và nhân với tỉ lệ dài vạch ngắn/dài vạch dài. Các kiểu ký hiệu taluy được tạo thể hiện trên Hình 5-2. Hình 5-1. Nhập thông số taluy. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 121 Hình 5-2. Các kiểu ký hiệu taluy. 5.2. Làm trơn đa tuyến bằng lệnh PEDIT  Lệnh: LT ↵  Menu: Địa hình/Làm trơn đa tuyến bằng lệnh PEDIT Với lệnh PEDIT của AutoCAD ta chỉ có thể làm trơn từng Polyline một, nhưng với chức năng Làm trơn đa tuyến bằng lệnh PEDIT ta có thể làm trơn nhiều Polyline cùng lúc. 5.3. Làm trơn đa tuyến theo Spline  Lệnh: LTS ↵  Menu: Địa hình/Làm trơn đa tuyến theo Spline Chức năng này cho phép làm trơn nhiều đa tuyến cùng lúc. Sau khi được làm trơn theo kiểu Spline các đa tuyến mới sẽ tương tự với các đa tuyến được tạo bởi lệnh SPLINE của AutoCAD. 5.4. Làm trơn đa tuyến theo khoảng phân  Lệnh: LTP ↵  Menu: Địa hình/Làm trơn đa tuyến theo khoảng phân Chức năng này cho phép làm trơn nhiều đa tuyến cùng lúc theo nguyên lý các đỉnh sẽ được vê tròn sao cho khoảng cách từ đỉnh tới cung vê tròn bằng giá trị nhập vào như trên Hình 5-3. ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng 122 Hình 5-3. Nhập giá trị khoảng phân. 5.5. Xóa đối tượng theo lớp  Lệnh: XL ↵  Menu: Địa hình/Xóa đối tượng theo lớp Chức năng này cho phép ta xóa các đối tượng trong các đối tượng được chọn thuộc lớp do ta chỉ định. Ban đầu sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn đối tượng thuộc lớp: để ta chỉ định tên lớp theo đối tượng chọn, sau đó sẽ là dòng nhắc Select objects:. 5.6. Đổi co chữ  Lệnh: DCC ↵  Menu: Địa hình/Đổi co chữ Chức năng này cho phép ta đổi tỉ lệ co chữ của một loạt các TEXT được chọn tại dòng nhắc Select objects: sau khi nhập tỉ lệ co chữ mới tại dòng nhắc Tỉ lệ bề rộng : nhằm mục đích định dạng TEXT theo một khuôn khổ kích thước nào đó. 5.7. Loại đỉnh Polyline ngược  Lệnh: LDN ↵  Menu: Địa hình/Loại đỉnh Polyline ngược Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 0462691089 123 Chức năng Loại đỉnh Polyline ngược cho phép loại các đỉnh của Polyline có hướng ngược với chiều cơ bản của các đỉnh trước nó. 5.8. Xóa Polyline 01 đỉnh  Lệnh: XPL ↵  Menu: Địa hình/Xóa Polyline 01 đỉnh Trong bản vẽ DWG đôi lúc xuất hiện đối tượng POLYLINE chỉ có 01 đỉnh, để xóa nó không thể dùng lệnh ERASE của AutoCAD mà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuong_dan_su_dung_anddesign.pdf
Tài liệu liên quan