Khả năng và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam

Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) do Ủy ban Chuẩn mực kế toán

(CMKT) quốc tế (IASB) ban hành đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Trong xu hướng hội tụ và hòa hợp với kế toán quốc tế, Việt Nam cũng đang có định hướng

và kế hoạch áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS vào lập và trình bày báo cáo tài chính

(BCTC) sẽ mang lại nhiều lợi ích, đồng thời cũng sẽ những thách thức, khó khăn nhất

định. Mục đích của bài viết này nhằm khái quát những lợi ích, thách thức, điều kiện và

phương hướng áp dụng IFRS tại nước ngoài. Đồng thời, dựa vào tình hình, đặc điểm, điều

kiện của Việt Nam đề xuất những phương hướng hợp lý để áp dụng IFRS tại Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khả năng và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 149 KHẢ NĂNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM #Th.s Lê Đoàn Minh Đức - Đại học Thủ Dầu Một Th.s Trần Thị Phương Lan –Đại học Tài chính – Marketing Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) do Ủy ban Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế (IASB) ban hành đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Trong xu hướng hội tụ và hòa hợp với kế toán quốc tế, Việt Nam cũng đang có định hướng và kế hoạch áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS vào lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) sẽ mang lại nhiều lợi ích, đồng thời cũng sẽ những thách thức, khó khăn nhất định. Mục đích của bài viết này nhằm khái quát những lợi ích, thách thức, điều kiện và phương hướng áp dụng IFRS tại nước ngoài. Đồng thời, dựa vào tình hình, đặc điểm, điều kiện của Việt Nam đề xuất những phương hướng hợp lý để áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ khóa:Chuẩn mực BCTC quốc tế, IFRS, áp dụng Việt Nam. Giới thiệu IFRS do Ủy ban CMKT quốc tế (IASB) ban hành đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu. Hiện nay, đã có trên 119 quốc gia đã thông qua khuôn khổ áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS sẽ mang lại lợi ích to lớn như làm tăng tính tin cậy, minh bạch và tính dễ so sánh của BCTC, giảm chi phí huy động vốn. IFRS cũng giúp các doanh nghiệp (DN) và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực thống nhất trên phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Việt Nam cũng đang có định hướng và kế hoạch áp dụng IFRS trong xu thế hội nhập sâu rộng quốc tế.Việc áp dụng IFRS vào lập và trình bày BCTC sẽ mang lại nhiều lợi ích, đồng thời cũng sẽ những thách thức, khó khăn nhất định. Bài viết khái quát về đặc điểm IFRS, lợi ích và thách thức của các nước khi áp dụng IFRS qua các nghiên cứu ở nước ngoài. Sau đó bài viết khái quát tình hình, đặc điểm, điều kiện của Việt Nam và vận dụng những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm áp dụng IFRS của các nước, để đề xuất những phương hướng hợp lý để áp dụng IFRS tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (Archival Research1) để nghiên cứu. 1 Malcolm Smith, 2003, page 142 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 150 Dữ liệu nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về IFRS tại quốc gia mới nổi. Các công trình, ý kiến của chuyên gia về IFRS tại Việt Nam. Lý thuyết kinh tế giải thích xu hướng hòa hợp và hội tụ IFRS Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Lý thuyết đại diện xuất hiện trong những năm 1970 với nghiên cứu đầu tiên vào những vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người chủ sở hữu và người quản lý trong ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và nhanh chóng trở thành một lý thuyết vận dụng vào các lĩnh vực khác về những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện giữa người chủ sở hữu và người thay mặt người chủ sở hữu để điều hành hoạt động của đơn vị - gọi là người đại diện (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978). BCTC là do người đại diện lập và công bố. Tính minh bạch, dễ so sánh của BCTC ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào đơn vị. Người chủ sở hữu mong muốn huy động nhiều vốn nên mong muốn BCTC tăng khả năng so sánh, minh bạch. Một trong những phương pháp có thể thực hiện được là, yêu cầu người đại diện trình bày và công bố BCTC theo IFRS. Lý thuyết về sự hòa hợp kế toán chuẩn mực hóa kế toán và hội tụ kế toán Hòa hợp là sự kết hợp, điều chỉnh của hai hay nhiều đối tượng (Van der Tas, 1988, p. 157). Tiến trình hòa hợp không thể chia tách khỏi tiến trình chuẩn mực hóa. Nói cách khác, trạng thái hòa hợp có thể là bất cứ điểm nào giữa hoàn toàn khác biệt và đồng nhất (Tay & Parker, 1990). Hòa hợp gồm có: Hòa hợp về nguyên tắc và luật lệ đã được quy định trong luật, trong CMKT; Hòa hợp trong nguyên tắc lập và trình bày BCTC; Hòa hợp về mặt đo lường. Chuẩn mực hóa là quá trình hướng tới trạng thái đồng nhất (Tay & Parker, 1990). Kết quả là chỉ còn một nguyên tắc kế toán duy nhất áp dụng trên phạm vi toàn cầu (Barbu, 2004). Hội tụ là tiến trình chuyển động hướng về một điểm, đặc biệt là chuyển động hướng đến sự đồng nhất. Tiến trình hội tụ với CMKT quốc tế (IAS) cũng chính là tiến trình chuẩn mực hóa. Hòa hợp và hội tụ chỉ là những giai đoạn phát triển khác nhau của tiến trình toàn cầu hóa kế toán (Qu & Zhang, 2008). Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory) là lý thuyết kế toán chuẩn tắc được sử dụng như một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của IFRS và CMKT nhiều quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfrey et al, 2003). Các lý thuyết về sự đa dạng của kế toán quốc gia Các lý thuyết về sự đa dạng của kế toán quốc gia, nhằm giải thích sự khác biệt về kế n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 151 toán giữa các quốc gia xuất phát từ các đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Có nhiều nhân tố thể hiện sự khác biệt, được phân thành 4 nhóm chính gồm kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị. Do đó, khi mỗi quốc gia áp dụng IFRS thì cần phải xem xét những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mình để vận dụng phù hợp. Khái quát những công trình đã nghiên cứu về IFRS Trong nước Trong nước có nhiều nghiên cứu về sự hài hòa, hội tụ của CMKT Việt Nam với IFRS. Các nghiên cứu của Phạm Hoài Hương (2010), Nguyễn Thị Liên Hương (2010), Pham và cộng sự (2011), Nguyen & Gong (2012), Trần Hồng Vân (2014) đánh giá được mức độ hài hòa của CMKT Việt Nam với chuẩn mực BCTC quốc tế là tương đối cao, bên cạnh đó còn tồn tại một khoảng cách khác biệt. Quá trình đổi mới của kế toán Việt Nam, nhằm đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế sẽ có nhiều bất cập và trở ngại. Micheline & Nguyen (2007) cho rằng, độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin chưa cao và điều này là những trở ngại trong việc hòa hợp với CMKT quốc tế. Nguyen & Richard (2011) và Nguyen & Tran (2012) nhìn nhận những bất cập của kế toán Việt Nam trong việc tồn tại song hành giữa hệ thống CMKT với các quy định kế toán truyền thống mà cụ thể hệ thống tài khoản thống nhất và điều này gây khó khăn cho quá trình hội tụ kế toán của Việt Nam. Nguyen và cộng sự (2012) cho rằng, hệ thống kế toán Việt Nam tiếp cận trên cơ sở các qui định là vấn đề trở ngại trong việc hòa hợp với quốc tế. Phan và cộng sự (2013) đã ghi nhận bên cạnh sự lạc quan về lợi ích mang lại từ hội tụ, có những trở ngại đáng kể về chi phí chuyển đổi và các thách thức khác trong quá trình hội tụ của kế toán Việt Nam với chuẩn mực BCTC quốc tế. Có nhiều đề xuất về vấn đề hội nhập để tiến tới hội tụ kế toán ở Việt Nam. Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2008) đề xuất chiến lược cho quá trình hội nhập quốc tế về kế toán tại Việt Nam, theo đó đề nghị áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng và các loại hình DN nhạy cảm với lợi ích công chúng như ngân hàng, bảo hiểm. Các DN còn lại sẽ được loại trừ một số yêu cầu của chuẩn mực. Trình Quốc Việt (2009) đưa ra các đề xuất như thiết lập một cơ chế mới cho hệ thống kế toán Việt Nam cũng như hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam.Tăng Thị Thu Thủy (2009) đề xuất hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên cơ sở chấp nhận hòa hợp với những đặc điểm của Việt Nam. Đồng thời kiến nghị thúc đẩy quá trình hòa hợp, hội tụ của Việt Nam với kế toán quốc tế. Phạm Thị Thanh Hà (2009) đưa ra một số định hướng kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế, theo đó về ngắn hạn, xây dựng bổ sung một số CMKT phù hợp với thực tiễn Việt Nam và ban hành các chuẩn mực nhất quán với chuẩn mực BCTC quốc tế cũng như phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam. Về lâu dài, cần hình thành giai đoạn chuyển tiếp có đối chiếu chỉnh hợp, sau đó áp dụng toàn bộ không đối chiếu, chỉnh hợp. Lê Hoàng Phúc, (2014) về đề xuất vận dụng CMKT quốc tế, để hoàn thiện hệ thống BCTC của DN trong điều kiện ở Việt Nam. Các nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC (BCTC) DN Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với CMKT n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 152 quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế trong việc củng cố luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực, chế độ kế toán, quy định soạn thảo và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vận dụng CMKT và thông lệ quốc tế, chưa được làm rõ. Giải pháp dài hạn và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC chưa được phác họa. Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàn cầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, chẳng hạn như vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, trình bày nguồn lực tri thức hay trách nhiệm xã hội DN trên BCTC. Nước ngoài Lợi ích, các nhân tố tác động đến quá trình hòa hợp, hội tụ và quá trình chuẩn bị áp dụng IFRS Áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Christensen và cộng sự (2008) ghi nhận sự cải thiện chất lượng, trong việc giảm các thủ thuật điều chỉnh thu nhập (earnings managemnent) và tăng tính kịp thời về thông tin của các công ty Đức. Nghiên cứu của Lee & Fargher (2010) cho thấy có mối quan hệ giữa việc chấp nhận chuẩn mực BCTC quốc tế với sự gia tăng đầu tư đa quốc gia của các nhà đầu tư Úc. Armstrong và cộng sự (2010) kết luận rằng, các nhà đầu tư hy vọng vào quá trình hội tụ giúp nâng cao chất lượng thông tin, giảm tính bất đối xứng thông tin, tăng cường tính tuân thủ và hội tụ. Francis và cộng sự (2012) nhận thấy, sự hòa hợp kế toán làm giảm chi phí thông tin, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập tại các quốc gia có hệ thống kế toán gần nhau, đặc biệt là sau quá trình áp dụng IFRS tại EU năm 2005. Nghiên cứu tại các nước Đông Nam Á, Mahesh Joshi và Prem Yapa (2016) chỉ ra rằng, kế toán chuyên nghiệp, tổ chức chính phủ, phương tiện truyền thông và Chính phủ tại Singapore, Malaysia, Indonesia ủng hộ mạnh việc áp dụng IFRS vì nước của họ có lợi ích kinh tế từ sự hài hòa với CMKT quốc tế. Sự hòa hợp kế toán sẽ có nhiều nhân tố tác động. Theo Rahman và cộng sự (2002), hòa hợp kế toán cần được xem xét dưới bốn khía cạnh quan trọng, bao gồm: Các yếu tố ảnh hưởng (là các nhân tố có tác động đến hòa hợp thực tế kế toán), quá trình (là các bước được tiến hành tại các DN có thể dẫn đến việc giảm sự khác biệt trong thực tế kế toán của hai hay nhiều quốc gia), thông tin đầu ra (là sản phẩm đầu ra của các mức độ hòa hợp khác nhau) và hệ quả (là các tác động của hòa hợp kế toán). Quá trình chuẩn bị cho IFRS cũng cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố. Nghiên cứu của Merve Kiliç và cộng sự (2016) về các yếu tố tác động đến sự chuẩn bị cho IFRS của DN vừa và nhỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ thì một vài đặc điểm của công ty như quy mô, kiểm toán độc lập, tính quốc tế thì có tác động đến sự chuẩn bị của DN vừa và nhỏ. Vinícius Simmer de Limavà cộng sự ( 2015) cho rằng, hiệu quả kinh tế trong hội tụ kế toán trong nền kinh tế mới nổi, kết quả chỉ ra rằng, việc khuyến khích cấp độ công ty là động lực quan trọng của việc tuân thủ thực hành hội tụ IFRS. Kết quả cho thấy rằng, các công ty đó (i) Quy mô lớn hơn, (ii) Được tiếp xúc nhiều hơn với các thị trường liên quốc gia, và (iii) Có nhu cầu tài chính lớn hơn thì có nhiều khả năng áp dụng thực hiện IFRS, bằng cách thực hiện thay đổi trọng yếu trong các chính sách kế toán của họ. Các phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy rằng, chi phí vốn dường như không liên quan đến bất kỳ các biện pháp hội tụ được sử dụng. Chi phí giao dịch thấp hơn và tính thanh khoản cao hơn, và giá cổ phiếu của họ ít bị ảnh hưởng của các nhà đầu tư cá nhân. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 153 Các nghiên cứu về điều kiện và phương hướng áp dụng IFRS Mỗi quốc gia cần xem xét điều kiện và đưa ra phương hướng phù hợp.Ball (2006) giải thích do vấn đề sử dụng giá trị hợp lý của chuẩn mực BCTC quốc tế, sự phức tạp và tính xét đoán cao của giá trị hợp lý không được chấp nhận bởi nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, mặc dù quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, thị trường chứng khoán và hệ thống luật pháp vẫn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia trong khi chuẩn mực BCTC quốc tế bản thân lại thiếu tính bắt buộc tuân thủ. Christensen và cộng sự (2008) cho rằng, sự cải thiện BCTC chỉ diễn ra khi DN ý thức được sự cần thiết của quá trình hội tụ. Hail và cộng sự (2009) phân tích các yếu tố chính trị, kinh tế liên quan đến việc Hoa Kỳ chấp nhận hội tụ với chuẩn mực BCTC quốc tế là do sự so sánh giữa các lợi ích tương lai (cho nhà đầu tư, cho DN) với chi phí bỏ ra một lần để chuyển đổi. Lasmin (2011a) cho rằng, việc hội tụ trên thực tế đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực hơn là việc đơn thuần tuân thủ trên quy định, điều này đặc biệt đúng với các quốc gia đang phát triển. Lasmin (2011b) nghiên cứu các quốc gia đang phát triển chấp nhận chuẩn mực BCTC quốc tế, không có sự gia tăng về đầu tư và thương mại quốc tế vì chuẩn mực BCTC quốc tế được xây dựng bởi các quốc gia phát triển trong khi các quốc gia đang phát triển có môi trường kinh tế, xã hội và chính trị khác hẳn. Ramanna (2011) phân tích yếu tố chính trị của quá trình hội tụ quốc tế thông qua phân tích ba quốc gia là Canada, Trung Quốc và Ấn Độ. Theo tác giả này, mỗi quốc gia có chiến lược khác nhau trong quá trình hội tụ tùy theo vị thế chính trị của mình. Các quốc gia có vị thế chính trị mạnh sẽ tìm cách tác động vào IASB để hội tụ theo cách thuận lợi cho quốc gia họ. Ehoff & Fischer (2013) cho rằng, việc chấp nhận hoàn toàn chuẩn mực BCTC quốc tế có thể khiến tổ chức lập quy của quốc gia lo ngại sẽ không kiểm soát được các CMKT, và do đó không hoàn thành được vai trò bảo vệ nhà đầu tư của mình. Abdulaziz Alzeban , (2016) nghiên cứu thách thức của đào tạo kế toán trong nỗ lực giảng dạy IFRS và khám phá tác động của những yếu khác khác nhau (thái độ của giảng viên, quy mô bộ phận kế toán, trách nhiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm giảng viên và tài liệu giảng dạy) lên thời gian để giảng dạy về tài liệu IFRS trong chương trình kế toán đại học. Kết quả chỉ ra rằng, thái độ của giảng viên và tài liệu sẵn có về IFRS ảnh hưởng nhiều nhất đến thời gian của giảng viên dành cho IFRS. Ngoài ra, sự hỗ trợ của khoa, sự thông thạo IFRS, kinh nghiệm đào tạo giảng dạy IFRS cũng tác động tích cực với thời gian giảng dạy IFRS. Bàn luận về điều kiện và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam Sự cần thiết phải áp dụng IFRS Theo các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã nêu ở trên, IFRS mang lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia và các DN áp dụng, kể cả các quốc gia phát triển hay các quốc n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 154 gia đang chuyển đổi nền kinh tế. Việt Nam thuộc các quốc gia đang chuyển đổi kinh tế nên chắc chắn sẽ có những lợi ích này. Hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế sâu rộng trên thị trường phẳng toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Qua kinh nghiệm triển khai IFRS trên thế giới, sau khi áp dụng IFRS sẽ cải thiện tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin của các DN niêm yết và thị trường chứng khoán. Điều này cùng với IFRS là ngôn ngữ kế toán quốc tế, nên sẽ gia tăng niềm tin trong giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, yêu cầu hòa hợp kế toán Việt Nam với kế toán các nước quốc tế và một yêu cầu tất yếu. Mặt khác, “Chiến lược phát triển Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS. Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “Nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam. Điều kiện và phương hướng Hiện tại, các quốc gia trên thế giới đang tiến hành tổng kết 10 năm áp dụng IFRS từ 2005 đến 2014, thì Việt Nam đang bắt đầu, mặc dù chưa đầy đủ, áp dụng một phần IFRS. Từ 2001 đến 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 CMKT. Theo Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013, các chuẩn mực này sẽ được sửa đổi cho phù hợp với quốc tế và từ năm 2016 đến 2020 sẽ ban hành thêm các CMKT mới. Ở Việt Nam hiện nay, theo Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, đa phần các DN đang áp dụng các CMKT Việt Nam trong lập BCTC theo luật định, chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập BCTC theo IFRS. Việc áp dụng IFRS còn nhiều khó khăn, cụ thể: - Các công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh; Thanh toán dựa trên cổ phiếu, giảm giá trị của tài sản còn nhiều tranh luận khi áp dụng IFRS; - Việc áp dụng IFRS đòi hỏi kế toán dựa trên nguyên tắc (principle-based accounting). Điều này cũng là thách thức đối với chúng ta do ta đã quen với kế toán dựa trên các quy định bắt buộc (rule-based accounting). - IFRS đang hướng tới việc ghi nhận theo giá trị hợp lý (fair value) hơn là ghi nhận theo giá gốc (historical cost). Chính vì vậy, IFRS đã đồng bộ và phát triển theo thị trường. Trong khi các CMKT của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của CMKT quốc tế (IAS), và nó còn mang nặng chuẩn mực nguyên tắc giá gốc. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kế toán thì việc áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý là rất khó đối với Việt Nam do giá trị hợp lý đòi hỏi phải xác định theo thị trường, trong khi thị trường của chúng ta chưa rõ ràng. Theo định hướng chính sách của Bộ Tài chính, việc xem xét áp dụng IFRS vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường chuyển đổi, đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp trước khi tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Định hướng trên của Bộ Tài chính là hợp lý, bởi điểm khác biệt lớn là CMKT Việt Nam là hạch toán theo nguyên tắc giá gốc, còn n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 155 IFRS theo nguyên tắc giá trị hợp lý. IFRS được xây dựng để áp dụng cho các nền kinh tế phát triển, khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Các yếu tố này chưa có được đầy đủ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nên trong giai đoạn ban đầu mà áp dụng nguyên vẹn ngay bộ Chuẩn mực IFRS sẽ gặp không ít khó khăn với nước ta, nhất là nếu quá trình chuẩn bị các yếu tố cần thiết không được thúc đẩy quyết liệt, đồng bộ. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán 2015 và đưa vào nguyên tắc giá trị hợp lý. Đó chính là điều kiện tiền đề rất quan trọng, để Việt Nam áp dụng IFRS vào trong thời gian tới. Sau khi Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, dự kiến, Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng IFRS trong giai đoạn 2017 – 2018, đầu tiên áp dụng cho các DN niêm yết trên sàn chứng khoán. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về những yếu tố tác động đến xu hướng áp dụng IFRS như các tác giả nước ngoài đã nghiên cứu tại các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi (Theo Rahman và cộng sự(2002); Merve Kiliç Ali Uyar Başak Ataman , (2016); Vinícius Simmer de Lima, Gerlando Augusto Sampaio Francode Lima, L. Nelson Guedes de Carvalho, Iran Siqueira Lima (2015). Từ đó, Nhà nước có cơ sở định hướng chính sách phù hợp cho quá trình hòa hợp với IFRS. Bên cạnh đó, các trường Đại học cần sớm đưa IFRS vào giảng dạy. Đặc biệt, là có những giải pháp nâng cao chuyên môn của giảng viên giảng dạy IFRS và có những chính sách động viên tinh thần giảng dạy của giảng viên. Kết luận IFRS mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia và các DN áp dụng như tăng khả năng thu hút vốn, tăng tính minh bạch và so sánh thông tin tài chính,... Xu thế hội nhập toàn cầu yêu cầu Việt Nam phải áp dụng IFRS để mang lại nhiều lợi ích như thế. Việc áp dụng IFRS cũng có nhiều khó khăn, đòi hỏi nỗ lực của phía Nhà nước, DN và trường đại học.Nhà nước cũng đã có lộ trình cụ thể, để từng bước xây dựng và áp dụng IFRS cho từng đối tượng DN trong từng khoảng thời gian, tiến tới áp dụng rộng rãi cho tất cả các DN. Với kế hoạch đó, cộng với sự nỗ lực từ phía DN, trường học thì chắc chắn Việt Nam sẽ áp dụng IFRS trong tương lai không xa. Giới hạn của bài viết và hướng nghiên cứu sắp tới Bài viết chủ yếu đi vào khái quát tổng quan những công trình nghiên cứu về IFRS ở thị trường mới nổi ở nước ngoài, những công trình đã công bố ở Việt Nam. Bài viết đánh giá khái quát tình hình hiện tại ở Việt Nam và đưa ra giải pháp hàm ý về điều kiện và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam. Bài viết chưa đi sâu vào đánh giá các yếu tố tác động đến việc áp dụng IFRS. Trong tương lai thì sẽ tiếp tục hướng nghiên cứu này.‡ ----------------------------- Tài liệu tham khảo - Trần Hồng Vân, Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất, từ chuẩn mực đến thực tiễn - LATS kinh tế Đại học kinh tế TP.HCM, 2014 - Trần Quốc Thịnh, Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam -LATS kinh tế Đại học kinh tế TP.HCM, 2014 - “10 năm áp dụng CMKT IFRS và bình luận” ( chuan-muc-ke-toan-ifrs-va-binh-luan) n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 156 - Trần Thị Cẩm Thanh, Hoàn thiện hệ thống BCTC của các DN Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán ( trong-thoi-ky-hoi-nhap) - Mahesh Joshi Prem W. Senarath Yapa Diane Kraal,2016,IFRS adoption in ASEAN countries- Perceptions of professional accountants from Singapore, Malaysia and Indonesia, International Journal of Managerial Finance, Vol. 12 Iss 2 pp. 211 – 240 - Merve Kiliç Ali Uyar Başak Ataman , 2016, Preparedness of the entities for the IFRS for SMEs: an emerging country case, Journal of Accounting in Emerging Economies, Vol. 6 Iss 2 pp. 156 - 178 - Vinícius Simmer de Lima, Gerlando Augusto Sampaio Francode Lima, L. Nelson Guedes de Carvalho, Iran Siqueira Lima, 2015, Toward IFRS: economic consequences of accounting convergence in an emerging economy, Research in Accounting in Emerging Economies. 2015; 251-295. - Abdulaziz Alzeban, (2016), Factors influencing adoption of the international financial reporting standards (IFRS) in accounting education, Journal of International Education in Business, Vol. 9 Iss 1 pp. 2 – 16 - Malcolm Smith (2003). Reseach methods in Accounting. - Trang web của IFRS.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkha_nang_va_phuong_huong_ap_dung_ifrs_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan