Khái quát về hiến pháp và lịch sử lập hiến Việt Nam

Từ chương VI đến chương X quy định về bộ máy Nhà nước. Tổ chức bộ

máy Nhà nước theo Hiến pháp 1980 mang đậm dấu ấn của quan điểm về quyền làm

chủ tập thể của nhân dân lao động. Quan điểm này được xem như sợi chỉ đỏ xuyên

suốt toàn bộ nội dung và tinh thần các quy định của Hiến pháp này, nhưng ảnh hưởng

mạnh mẽ và rõ nhất là tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Đó là việc áp dụng

chế độ làm việc tập thể trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước không chỉ các cơ

quan dân cử(Quốc hội và HĐND ), mà còn cả nguyên thủ quốc gia cũng là tập thể(bỏ

chế định Chủ tịch nước, thiết lập chế định Hội đồng Nhà nước được quy định là cơ

quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội và là Chủtịch tập thểcủa nước

CHXHCN Việt Nam), các cơ quan chấp hành và điều hành ở trung ương (Hội đồng

Bộtrưởng) cũng như ở địa phương (UBND) đều làm việc theo chế độ tập thể.

pdf12 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khái quát về hiến pháp và lịch sử lập hiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với 9 điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và vì thế các quyền này không mang tính khả thi. - Từ chương VI đến chương X quy định về bộ máy Nhà nước . Tổ chức bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1980 mang đậm dấu ấn của quan điểm về quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Quan điểm này được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung và tinh thần các quy định của Hiến pháp này, nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ nhất là tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Đó là việc áp dụng chế độ làm việc tập thể trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước không chỉ các cơ quan dân cử (Quốc hội và HĐND ), mà còn cả nguyên thủ quốc gia cũng là tập thể (bỏ chế định Chủ tịch nước, thiết lập chế định Hội đồng Nhà nước được quy định là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội và là Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam), các cơ quan chấp hành và điều hành ở trung ương (Hội đồng Bộ trưởng) cũng như ở địa phương (UBND) đều làm việc theo chế độ tập thể. Hiến pháp 1980 đề cao một cách quá mức vai trò, thẩm quyền của các cơ quan dân cử ở trung ương và địa phương, như : Quốc hội có quyền tự "định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết"; "HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương", " quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt"… c.Ý nghĩa của Hiến pháp 1980: Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng Hiến pháp 1980 vẫn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lập hiến ở nước ta. Điều này thể hiện ở chỗ: - Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thống nhất, Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước. - Hiến pháp 1980 là văn bản pháp lý tổng kết và khẳng định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta quyết tâm xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Hiến pháp 1980 thể chế hóa cơ chế " Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý". 5. Hiến pháp năm 1992 a.Hoàn cảnh ra đời : 10 Như trên đã trình bày, Hiến pháp 1980 được xây dựng và thông qua trong hoàn cảnh đất nước chan hoà khí thế lạc quan, hào hùng của Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược. Trên thế giới, Hiến pháp của các nước XHCN được ban hành vào cuối những năm 60-70 đã khẳng định đây là thời kỳ xây dựng CNXH phát triển, đang thịnh hành cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp và phổ biến quan điểm giáo điều, giản đơn về CNXH. Điều này đã để lại dấu ấn trong nội dung của Hiến pháp 1980 và là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội của đất nước. Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đi dần vào thế ổn định và phát triển, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại…, đặc biệt là đổi mới về kinh tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về đổi mới chính sách đối ngoại, tháng 12/1988 Quốc hội thông qua nghị quyết sửa đổi Lời nói đầu Hiến pháp 1980, bỏ hết những câu chữ chỉ đích danh từng tên thực dân, từng tên đế quốc…để thực hiện phương châm "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" với những nước vốn là kẻ thù xâm lược và đã từng gây tội ác đối với nhân dân ta. Tiếp theo, để dân chủ hóa đời sống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường vị trí và vai trò của các cơ quan dân cử ở địa phương, ngày 30 tháng 6/1989 tại kỳ họp thứ 5 nhiệm kỳ khóa VIII, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi 7 điều Hiến pháp 1980 để quy định thêm công dân có quyền tự ứng cử làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; quy định việc thành lập cơ quan thường trực HĐND từ cấp huyện trở lên. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội ra nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện Hiến pháp 1980 nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Ngày 15 tháng 4 năm 1992 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980. b. Nội dung Hiến pháp 1992: Hiến pháp 1992 gồm Lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) về chính thể, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về bộ máy nhà nước... sẽ được trình bày ở các chuyên đề cụ thể sau. c. Ý nghĩa của Hiến pháp 1992: 11 - Hiến pháp 1992 là Hiến pháp thể chế hóa đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, khẳng định quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng và kiên định đi theo con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. - Hiến pháp 1992 là cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh đổi mới về kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân, cải cách bộ máy Nhà nước , từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 6. Một số đặc trưng cơ bản của lịch sử lập hiến Việt Nam Lịch sử lập hiến Việt Nam thể hiện một số đặc trưng cơ bản sau đây: Một là, Tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc luôn luôn quyện chặt vào nhau trong các thiết chế, chế định của nền lập hiến phù hợp với tình hình, nhiệm vụ đấu tranh cách mạng của từng giai đoạn; Hai là, Nhiệm vụ xây dựng, kiến thiết nước nhà trên nền tảng dân chủ gắn liền với giữ nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và luôn được các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) thể hiện một cách đặc thù nhưng nhất quán theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; Ba là, Bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân theo hướng ngày càng mở rộng trở thành chế định cơ bản lần lượt vươn tới, bao quát tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội theo đà phát triển ngày càng đi lên của xã hội; Bốn là, Thể hiện định hướng nhất quán của nhà lập hiến trong việc xác định nguyên tắc "tất cả quyền lực ở trong nước đều thuộc về nhân dân", để từ đó ấn định một bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình của từng giai đoạn phát triển, nhưng luôn nhất quán với chủ trương rất đúng đắn đã được định hình ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên là "thực hiện một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" 1. Năm là, Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội qua 4 bản Hiến pháp với nội dung quy định và các phương thức thể hiện khác nhau, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử tương ứng khi xây dựng và ban hành mỗi bản Hiến pháp. 1 Xem: Nguyễn Đình Lộc, Hiến pháp Việt Nam, sự kế thừa và phát triển trong Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 1998, tr.112-145. 12 Tài liệu tham khảo: * Hồ Chí Minh, Báo cáo Dự thảo Hiến pháp năm 1959 (sửa đổi) trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 1. Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 2. Lê Duẩn, Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980. 3. Trường Chinh, Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981. 4.Bình luận khoa học Hiến pháp năm 1992, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. 5. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), - Hiến pháp của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Bình luận - Do Gs. Nguyễn Ngọc Minh chủ biên), Tập 1, tr.13-76. 6. PTS. Luật học (PGS-TS) Thái Vĩnh Thắng, Lịch sử lập hiến Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 v.v.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfjhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (18).PDF
Tài liệu liên quan