Khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm bằng phương pháp truyền thống

Theo các nhà khoa học, bèo tấm có tỉ lệ protein rất cao, thậm chí còn cao hơn tỉ lệ protein trong

đậu nành (45% so với 36%) và nguồn nguyên liệu này có tốc độ sinh trưởng nhanh, phổ biến lại rất rẻ

tiền. Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra được các thông số công nghệ phù hợp cho quá trình trích

ly protein từ bèo tấm bằng phương pháp truyền thống. Qua thực nghiệm khảo sát đơn yếu tố, loại dung

môi thích hợp để trích ly protein từ bèo tấm đạt hiệu suất cao nhất là dung môi NaOH 1%, tỉ lệ nguyên

liệu/dung môi 1/20, trích ly ở điều kiện nhiệt độ 55oC trong 75 phút thu được hiệu suất trích ly protein

từ bèo tấm đạt 41,18±0,32%

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm bằng phương pháp truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PROTEIN TỪ BÈO TẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG Lê Ngọc Quỳnh Nhi*, Lương Trí Phong, Trần Chí Hải 1Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh *Email: nhile241296@gmail.com Ngày nhận bài: 07/7/2018 ; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018 TÓM TẮT Theo các nhà khoa học, bèo tấm có tỉ lệ protein rất cao, thậm chí còn cao hơn tỉ lệ protein trong đậu nành (45% so với 36%) và nguồn nguyên liệu này có tốc độ sinh trưởng nhanh, phổ biến lại rất rẻ tiền. Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra được các thông số công nghệ phù hợp cho quá trình trích ly protein từ bèo tấm bằng phương pháp truyền thống. Qua thực nghiệm khảo sát đơn yếu tố, loại dung môi thích hợp để trích ly protein từ bèo tấm đạt hiệu suất cao nhất là dung môi NaOH 1%, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/20, trích ly ở điều kiện nhiệt độ 55oC trong 75 phút thu được hiệu suất trích ly protein từ bèo tấm đạt 41,18±0,32%. Từ khóa: bèo tấm, Lemnoideae, protein, trích ly protein. 1. GIỚI THIỆU Bèo tấm (Lemnoideae) là loại thực vật thủy sinh một lá mầm có tốc độ sinh trưởng mạnh, chúng có thể tăng gấp đôi so với khối lượng ban đầu trong 16 giờ đến 48 giờ nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ nước tối ưu [1]. Trong bèo tấm, có chứa hàm lượng chất xơ cao khoảng 63%, ngoài ra bèo tấm còn chứa nhiều amino acid và acid béo cần thiết cho cơ thể như: Lysine, Cysteine, Phenylalanine,...Hàm lượng protein chiếm 20-35%, chất béo từ 4-7% trong chất khô và các acid amin thiết yếu [2]. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để thu nhận protein như: siêu âm, sử dụng enzyme, sử dụng các dung môi hữu cơ,... đều đã mang lại hiệu quả cao cho việc trích ly protein từ bèo tấm. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống với việc sử dụng các dung môi thẩm thấu vào tế bào, từ đó protein sẽ hòa tan và khuếch tán đi vào trong dịch luôn là phương pháp ưu tiên hàng đầu vì sự đơn giản và rẻ tiền. Trong nghiên cứu này, các thông số ảnh hưởng đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm như: kích thước nguyên liệu, nồng độ, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi, nhiệt độ và thời gian trích ly đã được nghiên cứu, nhằm thu được hiệu suất trích ly và độ tinh sạch protein cao nhất. Đây chính là cơ sở và nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn để sản xuất các sản phẩm có liên quan đến thành phần protein từ bèo nói riêng và thực vật giàu protein nói chung. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 57 Lê Ngọc Quỳnh Nhi, Lương Trí Phong, Trần chí Hải Bèo tấm được thu nhận ở đầm rau nhút xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Bèo tươi được vớt lên, loại bỏ tạp chất và được rửa sạch, phơi khô. Sau đó, bèo tấm khô được xay nhuyễn và rây với các kích thước khác nhau tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm. Sản phẩm bèo tấm khô có độ ẩm từ 5,15-5,26%, hàm lượng béo chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 2- 2,04% và hàm lượng protein trong bèo tấm giao động khoảng 23,95 - 24,23% trọng lượng chất khô. Thuốc thử Nessler được cung cấp bởi Công ty Merck KGaA. Các hóa chất phân tích khác được đáp ứng các yêu cầu hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát các phân đoạn protein trích ly từ bèo tấm Phương pháp của Branda Hu và Esen được sử dụng để xác định tỷ lệ bốn phân đoạn của protein trong bèo tấm dựa vào khả năng hòa tan của chúng trong các dung môi khác nhau. Bèo được xử lý lần lượt bằng nước cất theo tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/30, 0,5M NaCl theo tỉ lệ (1/30), 70% ethanol theo tỉ lệ (1/20) và 1% NaOH theo tỉ lệ (1/25). Phần dịch nổi được giữ lại để xác định protein, phần rắn được sử dụng để trích ly với dung môi tiếp theo [3]. Thông số cố định (kích thước nguyên liệu: 0,3mm, nhiệt độ: 50oC, thời gian: 180 phút). 2.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu Thông số cố định: dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.1.), nồng độ dung môi 1%, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/20, nhiệt độ 50oC, thời gian 30 phút. Thông số khảo sát thay đổi lần lượt theo kích thước nguyên liệu: 0,125mm, 0,3mm, 0,5mm, 1mm. 2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi Thông số cố định: dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.1.), kích thước nguyên liệu (theo Thí nghiệm 2.2.2.), tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/20, nhiệt độ 50oC, thời gian 30 phút. Thông số khảo sát thay đổi lần lượt theo nồng độ dung môi: 0,5%, 1%, 1,5%, 2%, 2,5%. 2.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi Thông số cố định: dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.1.), kích thước nguyên liệu (theo Thí nghiệm 2.2.2.), nồng độ dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.3.), nhiệt độ 50oC, thời gian 30 phút. Thông số khảo sát thay đổi lần lượt theo tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/10, 1/15, 1/20, 1/25, 1/30. 2.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly Thông số cố định: dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.1.), kích thước nguyên liệu (theo Thí nghiệm 2.2.2.), nồng độ dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.3.), tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.4.), thời gian 30 phút. Thông số khảo sát thay đổi lần lượt theo nhiệt độ trích ly là 35oC, 40oC, 45oC, 50oC, 55oC, 60oC. 2.2.6. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian trích ly Thông số cố định: dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.1.), kích thước nguyên liệu (theo Thí nghiệm 2.2.2.), nồng độ dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.3.), tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (theo Thí nghiệm 2.2.4.), nhiệt độ (theo Thí nghiệm 2.2.5.). Thông số khảo sát thay đổi lần lượt theo thời gian trích ly là 15, 30, 45, 60, 75, 90, 105 phút. 58 Khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm bằng phương pháp truyền thống 2.3 Phương pháp phân tích Hàm lượng protein được xác định thông qua hàm lượng Nitơ có trong mẫu. Hàm lượng Nitơ được xác định bằng phương pháp Kjeldahl kết hợp với phương pháp đo quang bằng thuốc thử Nessler (với một số thay đổi): lấy 0,5mL dịch trích protein từ bèo tấm khô, 5mL H2SO4 đđ, 1mL H2O2 và 2mL HClO4 để thực hiện phá mẫu trong 2 giờ. Tráng mẫu sau khi phá vào bình định mức 100mL, chỉnh pH về pH trung tính (7,0) và định mức tới vạch. Hút 5mL mẫu vào bình định mức 25mL, thêm 2mL dung dịch kali natri tartrate 10% và định mức tới vạch. Thực hiện đo quang với thuốc thử Nessler ở bước sóng 400nm [4]. Hiệu suất trích ly protein được tính theo công thức (1), trong đó C là hàm lượng protein trong dịch trích, V là thể tích dịch trích, m là khối lượng mẫu, f là độ pha loãng, 6,25 là hệ số chuyển từ nitơ sang protein, h là hàm lượng protein trích ly được trong 1g mẫu, H là hiệu suất trích ly protein từ bèo tấm, ho là hàm lượng protein tổng trong bèo tấm: h(mg/g) = 𝐶 ×𝑉 𝑚 × 𝑓 × 6,25 1000 ; H (%) = ℎ ℎ𝑜 × 100 (1) Độ tinh sạch của protein được định nghĩa là phần trăm giữa hàm lượng protein so với hàm lượng chất khô có trong dịch trích. Trong đó, hàm lượng chất khô được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC theo TCVN 1861:2001. Từ nồng độ protein có trong dịch trích (mg/mL) và nồng độ chất khô của dịch trích (%) khi xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi, độ tinh sạch của protein được tính theo công thức: P(%) = 𝐶×100 𝑁×1000 × 100 2.4 Phương pháp xử lý số liệu Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả được thể hiện dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa giữa các thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp thống kê ANOVA (α = 5%) và phần mềm Statgraphic Centurion XV. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát phân đoạn protein từ bèo tấm Protein trong bèo chủ yếu là protein tan trong kiềm và protein tan trong nước lần lượt đạt hiệu suất trích ly tối đa là 50,87% và 38,33%. Từ biểu đồ 3.1 cho thấy hiệu suất trích ly protein bằng kiềm nhiều hơn hiệu suất trích ly bằng nước tới 12,54%. Trong đó, hàm lượng protein tan trong muối và cồn rất thấp, chỉ chiếm 6,09% và 4,16% hiệu suất trích ly. Như vậy, protein trong bèo chủ yếu là nhóm protein đơn giản như Albumin, Glutenin, Histon là những nhóm protein đơn giản tan tốt trong kiềm và nước [5]. 59 Lê Ngọc Quỳnh Nhi, Lương Trí Phong, Trần chí Hải Rõ ràng, quá trình trích ly protein từ bèo tấm sẽ đạt hiệu quả nếu sử dụng dung dịch NaOH, tác nhân vừa có thể hòa tan các nhóm protein tan trong kiềm và một phần protein tan trong nước. 3.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu Khi tiến hành trích ly protein từ bèo tấm với các kích thước khác nhau, kích thước nguyên liệu càng nhỏ thì hiệu suất trích ly càng lớn. Hiệu suất trích ly tốt nhất ở kích thước 0,125mm (29,39%) và bắt đầu giảm dần hiệu suất ở các kích thước lớn hơn. Protein được trích ly bằng kích thước 0,5mm, hiệu suất giảm 1,57 lần và 1,27 lần độ tinh sạch so với kích thước 0,125mm. Khi tăng kích thước nguyên liệu 0,3mm, hiệu suất trích ly giảm không có ý nghĩa về mặt thống kê và độ tinh sạch tăng cũng không có ý nghĩa so với kích thước trích ly tốt nhất là 0,125mm. Kết quả thí nghiệm đúng theo nguyên tắc, kích thước nguyên liệu càng nhỏ thì hiệu suất trích ly càng cao và ngược lại. Nguyên liệu càng được xay nhỏ, càng làm tăng bề mặt tiếp xúc của nguyên liệu, từ đó dung môi dễ dàng tấn công thành tế bào, hòa tan và giải phóng các thành phần protein vào dung môi trích ly. Hình 2. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu 3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH Nước cất NaCl 0,5M Cồn 70% NaOH 1% 0 10 20 30 40 50 0 10 20 30 40 50 0.125 0.3 0.5 1 Đ ộ t in h s ạ ch ( % ) H iệ u s u ấ t tr íc h l y ( % ) Kích thước nguyên liệu (mm) Độ tinh sạch (%) Hiệu suất trích ly (%) Hình 1. Xác định phân đoạn protein 60 Khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm bằng phương pháp truyền thống Hiệu suất trích ly tại nồng độ 0,5% là 24,46%, hiệu suất tăng 1,16 lần khi tăng nồng độ dung môi lên 1%. Tại nồng độ 1%, hiệu suất trích ly thu được là tốt nhất (28,33%). Khi sử dụng nồng độ NaOH tăng từ 1,5% đến 2,5%, hiệu suất thu hồi giảm không có ý nghĩa về mặt thống kê, tương ứng với 27,26%, 27,29%, 26,82%. Độ tinh sạch tại nồng độ 0,5% thu được là tối đa (21,7%) và giảm dần khi tăng nồng độ NaOH. Theo nguyên tắc, khi tăng nồng độ dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly tăng do sự chênh lệch gradient nồng độ của cấu tử cần trích ly giữa nguyên liệu và dung môi càng lớn. Tuy nhiên, nếu sử dụng nồng độ NaOH quá cao, dung môi có tính kiềm, sẽ làm tăng độ nhớt của dịch, do đó làm giảm quá trình truyền khối. Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH 3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi Ở tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/10, protein trích ly thấp nhất là 11,32%, có xu hướng tăng mạnh khi tăng tỉ lệ dung môi đến 1/20. Tại đó, hiệu suất thu được tốt nhất là 28,37%. Độ tinh sạch protein cũng thể hiện tốt nhất ở tỉ lệ 1/20 (19,38%), giữa tỉ lệ 1/10 và 1/15 độ tinh sạch không có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ tỉ lệ 1/20, khi càng tăng tỉ lệ dung môi thì hiệu suất trích ly và độ tinh sạch càng giảm mạnh, chứng tỏ hiệu suất giảm 1,68 lần và độ tinh sạch giảm 2,5 lần khi trích ly ở tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/30 so với tỉ lệ nguyên liệu/dung môi tối ưu là 1/20. Hình 4. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 0 10 20 30 40 50 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 Đ ộ t in h s ạ ch ( % ) H iệ u s u ấ t tr íc h l y ( % ) Nồng độ dung dịch NaOH (%) Hiệu suất trích ly (%) Độ tinh sạch (%) 0 10 20 30 40 50 0 10 20 30 40 50 10 15 20 25 30 Đ ộ t in h s ạ ch ( % ) H iệ u s u ấ t tr íc h l y ( % ) Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v) Độ tinh sạch (%) Hiệu suất thu hồi (%) 61 Lê Ngọc Quỳnh Nhi, Lương Trí Phong, Trần chí Hải Về nguyên tắc, với cùng một khối lượng nguyên liệu, nếu tăng tỉ lệ dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly tăng do tăng sự chênh lệch gradient nồng độ của cấu tử cần trích ly giữa nguyên liệu và nồng độ. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng dung môi quá lớn sẽ làm loãng dịch trích. Khi đó muốn thu nhận sản phẩm trích ly ta phải thực hiện quá trình cô đặc hay sử dụng các phương pháp khác để tách bớt dung môi. 3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly Khi tăng nhiệt độ trích ly từ 35oC đến 45oC, hiệu suất trích ly protein tăng ít ở 40oC và giảm ở 45oC, nhưng sự tăng giảm này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bắt đầu ở nhiệt độ 50oC, hiệu suất trích ly protein tăng 1,13 lần so với nhiệt độ 45oC, và tăng mạnh ở nhiệt độ 55oC. Hiệu suất thu hồi và độ tinh sạch thu được tối đa ở 55oC, tương ứng 34,87% và 23,2%. 60oC là khoảng nhiệt độ protein bị tủa và biến tính, vì vậy bắt đầu từ nhiệt độ này hiệu suất trích ly và độ tinh sạch có xu hướng giảm. Hình 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly Đối với quá trình trích ly, nhiệt độ tăng làm các cấu tử chuyển động nhanh hơn, do đó sự hòa tan và khả năng khuếch tán của các cấu tử từ nguyên liệu vào trong dung môi sẽ tăng. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của dung môi sẽ giảm, dung môi sẽ dễ dàng xuyên qua lớp nguyên liệu, làm cho diện tích tiếp xúc bề mặt giữa nguyên liệu và dung môi càng lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trích ly. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình trích ly có thể làm cho protein bắt đầu biến tính, làm giảm hàm lượng protein tan trong dung môi. 3.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian trích ly Khi trích ly protein bèo tấm ở 55oC trong 15 phút, hiệu suất trích ly có xu hướng tăng 1,22 lần ở thời gian 45 phút. Trích ly trong thời gian 30 đến 45 phút, hiệu suất tăng nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Độ tinh sạch từ 15 đến 75 phút có xu hướng tăng và đạt cực đại ở thời gian 75 phút (25,37%). Từ 75 phút, càng tăng thời gian trích ly, độ tinh sạch càng có xu hướng giảm, nhưng hiệu suất lại tăng. Hiệu suất trích ly tăng cao nhất trong khoảng 75-105 phút, nhưng ở ba khoảng thời gian này không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê, tương ứng với 41,18%, 41,61%, 41,54%. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 10 20 30 40 50 35 40 45 50 55 60 Đ ộ t in h s ạ ch ( % ) H iệ u s u ấ t tr íc h l y ( % ) Nhiệt độ trích ly (oC) Độ tinh sạch (%) Hiệu suất trích ly (%) 62 Khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm bằng phương pháp truyền thống Hình 6. Ảnh hưởng của thời gian trích ly Việc gia tăng thời gian trích ly sẽ làm tăng hiệu suất trích ly sản phẩm. Tuy nhiên, khi vượt qua ngưỡng thời gian tối ưu thì việc kéo dài thời gian sẽ không làm gia tăng hàm lượng chất trích về mặt thống kê. Khi kéo dài thời gian trích ly sẽ làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi, do đó làm tăng quá trình khuếch tán của các phân tử chất trích từ trong nguyên liệu vào trong dung dịch và làm tăng hiệu suất trích ly. Tuy nhiên, quá trình trích ly sẽ chậm dần cho đến khi sự chênh lệch nồng độ của chất trích trong nguyên liệu và trong dung dịch đạt trạng thái cân bằng. Khi đó, việc kéo dài thời gian trích ly cũng sẽ không làm tăng hàm lượng chất trích trong dung dịch. Với các quá trình trích ly ở nhiệt độ cao thì việc kéo dài thời gian trích ly có thể làm biến đổi các phân tử chất trích, do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và làm giảm hàm lượng chất trích. 4. KẾT LUẬN Thành phần của các phân đoạn protein có trong nguyên liệu bèo tấm gồm các nhóm protein tan trong nước, muối, kiềm, và cồn. Dựa vào kết quả cho thấy kiềm là loại dung môi đem lại hiệu suất trích ly và độ tinh sạch tối ưu nhất cho quá trình trích ly protein từ bèo tấm. Trích ly bằng kiềm tối ưu hơn vì có thể thu được cả 2 nhóm protein tan trong nước và trong kiềm. Qua các khảo sát điều kiện đã tìm ra giá trị phù hợp cho quá trình trích ly protein đạt hiệu suất trích ly và độ tinh sạch protein đạt cực đại là kích thước nguyên liệu 0,3mm, nồng độ NaOH 1%, với tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20, trích ly ở nhiệt độ 55oC trong thời gian cố định 75 phút. Hiệu suất trích ly protein từ bèo tấm đạt trong khoảng 41-42% , độ tinh sạch khoảng 24-25% khi được trích ly trong các điều kiện tối ưu trên. Hiệu suất trích ly càng tăng khi kích thước nguyên liệu càng nhỏ. Nồng độ NaOH càng cao, trích ly càng nhiều protein do chênh lệch gradient nồng độ, NaOH 1% đủ để trích ly đạt hiệu suất tối đa mà không làm kiềm hóa dịch trích, ảnh hưởng đến sự truyền khối. Trích ly ở nhiệt độ không vượt quá 60oC, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự biến tính và quá trình tủa protein của bèo tấm. Protein bèo tấm trích ly trong thời gian càng lâu thì hiệu suất cho càng nhiều, nhưng 75 phút là phù hợp nhất vì việc kéo dài thời gian sẽ làm biến đổi các phân tử chất trong dịch trích. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J H Stambolie and R Bell R A Leng, "Duckweed - a potential high-protein feed resource for domestic animals and fish". [Online]. [2] Klaus-J.Appenroth, "Nutritional value of duckweeds (Lemnaceae) as human food," 15, Feb 2017. 0 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40 50 0 20 40 60 80 100 120 Đ ộ t in h s ạ ch ( % ) H iệ u s u ấ t tr íc h l y ( % ) Thời gian trích ly (phút) Độ tinh sạch (%) Hiệu suất trích ly (%) 63 Lê Ngọc Quỳnh Nhi, Lương Trí Phong, Trần chí Hải [3] N. J. Rosebrough, A. L. Farr, and R. J. Randall O. H. Lowry, "Protein measurement with the Folin phenol reagent," vol. 193, pp. 265-275, 1951. [4] AWWA, WEF APHA, "Standard Methods for the examination of water and wastewater". [5] GS.TS Mai Xuân Lương, Giáo trình Hóa sinh học., 2001. [6] Huỳnh Ngọc Mạnh, Trần Thị Kim Khánh Ths Trần Chí Hải, Khảo sát các thông số công nghệ trong quá trình trích ly protein từ rong nước lợ. ABSTRACT SURVEY IMPACTS OF SOME SPECIFICATIONS TO THE EXTRACTIONS METHOD FOR A DUCKWEED PROTEIN BY THE TRADITIONAL METHOD Le Ngoc Quynh Nhi*, Luong Tri Phong, Tran Chi Hai Ho Chi Minh city University of Food Industry *Email: nhile241296@gmail.com According to the scientists, duckweed has been contained high protein, even higher than soy protein (45% versus 36%), and the material is being grown fastly, very popular and cheap. The purpose of this study was provided some specifications to the extractions method for a duckweed protein by the traditional method. The content of some compositions having in the duckweed material were determined such as: material size, solvent concentration, material/ solvent ratio, temperature and optimal extracting time of the protein from the duckweed. Through our surveys with above factor, the optimum conditions for protein extraction were determined concentration of NaOH 1%, material/solvent ratio 1/20, extraction temperature of 55oC, extraction time is 75 minutes. The protein extraction efficiency of duckweed has reached 41,18±0,32%. Keywords: duckweed, extraction of the protein, Lemnoideae, protein. 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_anh_huong_cua_mot_so_thong_so_cong_nghe_den_qua_tri.pdf