Khoa học môi trường và sức khỏe môi trường

Mật độdân số đang ngày càng tăng, vì vậy các nguồn cung cấp nhưthức ăn, đất đai,

nước, nhiên liệu và các nguồn tài nguyên khác sẽ giảm đi vì phải chia sẻ cho mọi người.

Trong quá khứ, người dân ởnhiều nơi trên thếgiới đã nâng cao được mức sống của họbất

chấp sựtăng trưởng dân sốvì họ đã có khảnăng sửdụng các nguồn lực với hiệu quảcao hơn.

Ví dụngười dân có khảnăng tăng sản lượng ởmột vùng đất nhất định. Tuy nhiên, sựtăng

trưởng dân số ởnhững vùng khác thì lại rất nhanh, điều đó dẫn đến sựthiếu đói ngày càng

phổbiến. Từ đó chúng ta không thểdự đoán dân sốloài người có thểcó được ởmức cao nhất.

Trước khi loài người bịthanh toán do chết chóc vì đói khát, điều chắc chắn là chất

lượng cuộc sống trên trái đất sẽ thay đổi. Rồi đây nhiều những cánh rừng và những vùng

hoang vu sẽbiến mất và bịthay thếbằng những thành phốvà những môi trường nội thất. Một

sốngười sẽchào đón sựthay đổi này nhưng một sốkhác sẽphải chịu tác hại. Điều gì sẽxảy

ra cho xã hội nếu nhưtoàn thểdân sốtiếp tục tăng lên ?

Nhiều người phàn nàn rằng mật độ dân số tăng cao làm tăng lên những bất hạnh,

những căng thẳng, bạo lực và biến động chính trị. Jolin Callocen đã nghiên cứu trong hàng

loạt các kinh nghiệm với các con chuột sựtác động của sự đông đúc nặng nề. Ông đã xây

những chuồng chuột có thức ăn và nước uống cho nhiều chuột hơn là giữkhoảng cách bình

thường. Mỗi chuồng được nuôi một sốít chuột và đểcho sinh đẻ. Quần thểchuột và mật độ

tăng nhanh chóng rồi sau đó những con chuột thểhiện rất kỳlạ. Những con cái mất khảnăng

làm ổhoặc chăm sóc con cái của chúng. Một sốcon đực đã bắt đầu gây gổtình dục. Sau khi

được thay đổi hầu hết những con chuột này đã khỏi và không truyền lại cho những con khác.

Tuy nhiên con người hành động hoàn toàn khác với con vật. Trong xã hội loài người,

mật độdân sốcao không luôn luôn dẫn đến những vấn đềxã hội trầm trọng. Ví dụ: Hà Lan là

một trong những nước có mật độdân sốcao trên thếgiới. Nhưng mức sống thì cao và tỷlệtội

phạm lại thấp. Hồng Kông có mật độdân sốcao nhất của bất kỳthành phốnào trên thếgiới.

Có khoảng 40% dân cưcủa Hồng Kông ởcùng với nhau một căn hộmà không phải họhàng.

Trên 30% người ngủtừ3-4 người ởmột giường, 13% người ngủtrên 4 người ởmột giường.

Hầu hết mọi người sống ởmột căn phòng đơn giản và căn phòng này chứa ít nhất 8 người

khác nhau.

Một sốxã hội đông đúc có xuất hiện những hành vi chống đối lại. ỞMỹ, tỷlệdân số

bịcướp giật ởthành phốgấp 35 lần so với ởnông thôn. Một sốngười sống ởthành phốbịtrở

thành nạn nhân, bịcưỡng đoạt hoặc bị đánh đập từ2 đến 4 lần so với người sống ởnông thôn.

Con người đáp ứng với những điều kiện sống cũng khác nhau, ởthành phốNew York là một

nơi đông đúc thì có tỷlệtội ác cao. Trong khi đó ởHồng Kông thì đông hơn nhưng có tỷlệ

tội ác thấp. Hiển nhiên, những giải pháp xã hội đồng bộlà điều quan trọng đểgiải quyết hành

vi của con người. Tội ác là những hành vi chống đối xã hội có thểcó một mối ràng buộc đặc

thù với sự đông đúc. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cảlà khi có sựphối hợp với các yếu tố

khác nhau nhưlà sức mạnh của yếu tốgia đình, sựnhạy cảm của một cá thểvềgiá trịcủa bản

thân và có được việc làm.

pdf20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khoa học môi trường và sức khỏe môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 20 III. Hậu quả của mật độ dân số Mật độ dân số đang ngày càng tăng, vì vậy các nguồn cung cấp như thức ăn, đất đai, nước, nhiên liệu và các nguồn tài nguyên khác sẽ giảm đi vì phải chia sẻ cho mọi người. Trong quá khứ, người dân ở nhiều nơi trên thế giới đã nâng cao được mức sống của họ bất chấp sự tăng trưởng dân số vì họ đã có khả năng sử dụng các nguồn lực với hiệu quả cao hơn. Ví dụ người dân có khả năng tăng sản lượng ở một vùng đất nhất định. Tuy nhiên, sự tăng trưởng dân số ở những vùng khác thì lại rất nhanh, điều đó dẫn đến sự thiếu đói ngày càng phổ biến. Từ đó chúng ta không thể dự đoán dân số loài người có thể có được ở mức cao nhất. Trước khi loài người bị thanh toán do chết chóc vì đói khát, điều chắc chắn là chất lượng cuộc sống trên trái đất sẽ thay đổi. Rồi đây nhiều những cánh rừng và những vùng hoang vu sẽ biến mất và bị thay thế bằng những thành phố và những môi trường nội thất. Một số người sẽ chào đón sự thay đổi này nhưng một số khác sẽ phải chịu tác hại. Điều gì sẽ xảy ra cho xã hội nếu như toàn thể dân số tiếp tục tăng lên ? Nhiều người phàn nàn rằng mật độ dân số tăng cao làm tăng lên những bất hạnh, những căng thẳng, bạo lực và biến động chính trị. Jolin Callocen đã nghiên cứu trong hàng loạt các kinh nghiệm với các con chuột sự tác động của sự đông đúc nặng nề. Ông đã xây những chuồng chuột có thức ăn và nước uống cho nhiều chuột hơn là giữ khoảng cách bình thường. Mỗi chuồng được nuôi một số ít chuột và để cho sinh đẻ. Quần thể chuột và mật độ tăng nhanh chóng rồi sau đó những con chuột thể hiện rất kỳ lạ. Những con cái mất khả năng làm ổ hoặc chăm sóc con cái của chúng. Một số con đực đã bắt đầu gây gổ tình dục. Sau khi được thay đổi hầu hết những con chuột này đã khỏi và không truyền lại cho những con khác. Tuy nhiên con người hành động hoàn toàn khác với con vật. Trong xã hội loài người, mật độ dân số cao không luôn luôn dẫn đến những vấn đề xã hội trầm trọng. Ví dụ: Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Nhưng mức sống thì cao và tỷ lệ tội phạm lại thấp. Hồng Kông có mật độ dân số cao nhất của bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Có khoảng 40% dân cư của Hồng Kông ở cùng với nhau một căn hộ mà không phải họ hàng. Trên 30% người ngủ từ 3-4 người ở một giường, 13% người ngủ trên 4 người ở một giường. Hầu hết mọi người sống ở một căn phòng đơn giản và căn phòng này chứa ít nhất 8 người khác nhau. Một số xã hội đông đúc có xuất hiện những hành vi chống đối lại. Ở Mỹ, tỷ lệ dân số bị cướp giật ở thành phố gấp 35 lần so với ở nông thôn. Một số người sống ở thành phố bị trở thành nạn nhân, bị cưỡng đoạt hoặc bị đánh đập từ 2 đến 4 lần so với người sống ở nông thôn. Con người đáp ứng với những điều kiện sống cũng khác nhau, ở thành phố New York là một nơi đông đúc thì có tỷ lệ tội ác cao. Trong khi đó ở Hồng Kông thì đông hơn nhưng có tỷ lệ tội ác thấp. Hiển nhiên, những giải pháp xã hội đồng bộ là điều quan trọng để giải quyết hành vi của con người. Tội ác là những hành vi chống đối xã hội có thể có một mối ràng buộc đặc thù với sự đông đúc. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là khi có sự phối hợp với các yếu tố khác nhau như là sức mạnh của yếu tố gia đình, sự nhạy cảm của một cá thể về giá trị của bản thân và có được việc làm. IV. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tăng dân số Tỷ lệ sinh thường được xác định bằng số lượng con sinh ra trên 1000 dân số hàng năm, ít khi tính trên 1 người dân. Số lượng trẻ em sinh ra tính cho cả năm, còn dân số lấy vào giữa năm tính tương tự như tỷ lệ tử vong là số dân chết của 1000 dân hàng năm. Nếu như không tính dân số di cư thì tỷ lệ tăng dân số là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và tử (r=b-d). Lưu ý rằng r thể hiện tỷ lệ tăng cho 1000 người. Các nhà dân số học còn dùng một thuật ngữ khác (tránh nhầm lẫn) là (%) phần trăm tăng dân số hàng năm. Nó được xác định là số lượng gia tăng trên 1000 người dân. 1 21 V. Môi trường đô thị và sức khỏe Các thành phố châu Âu trong thời kỳ Trung cổ đã từng là những nơi không lành mạnh, mất vệ sinh. Hầu hết các thành phố này nước bị ô nhiễm, các chất thải lỏng chứa trong các hầm chứa phân địa phương và rác đã lên men ở những đống rác lộ thiên. Nhiều người đặc biệt là trẻ em đã phải chết do các bệnh nhiễm trùng. Cuối cùng những vụ dịch lớn là tiếng chuông cảnh tỉnh cho họ. Dịch hạch là bệnh lây lan do bọ chét ký sinh trên chuột, ở vào thế kỷ bệnh dịch hạch đã tràn qua châu Âu giết chết 1/3 tổng dân số ở một số quốc gia. Thời đại ngày nay, các bệnh nhiễm khuẩn vẫn gây ra hồi chuông lớn trong nhiều thành phố ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên ở các nước phát triển các bệnh dịch thương hàn, cúm, lao và dịch hạch không còn phổ biến nữa. Mối quan tâm về y tế đang được đề cập tới như nước sinh hoạt không còn các vi khuẩn gây bệnh, vệ sinh môi trường đương đối đảm bảo. Tuy nhiên, điều cần phải quan tâm hơn nữa là môi trường đô thị vẫn là nơi có những mối nguy hại cho sức khỏe loài người. Chúng ta biết rằng không khí ở nhiều thành phố đã bị ô nhiễm và một số thành phố có chất lượng nước cũng rất kém. Hàng chục nghìn các loại hóa chất khác nhau được sản xuất hàng năm. Hàng trăm nghì tấn hóa chất này được rải vào môi trường. Người dân hấp thụ những lượng nhỏ các chất ô nhiễm khi họ thở, uống, ăn và những chất này tác động đến sức khỏe của con người ra sao ? Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số chất ô nhiễm là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Ví dụ những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh phổi khác và bệnh tim cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc. Một số lớn các hóa chất khác thì đang bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ung thư. Một số loại này có mặt trong không khí và nước bị ô nhiễm. Những chất khác được tìm thấy trong rượu và các loại thức ăn chế biến sẵn. Đánh giá mức độ tăng dân số thế giới vào đầu những năm 1970, ta có tỷ lệ sinh 32/1000 dân/năm và tỷ lệ tử 13/1000/năm, tỷ lệ tăng dân số là 19/1000/năm hay 1,9% năm. VI. Điều kiện sống của con người 1. Sử dụng đất đai và đô thị hóa Trái đất không dường như không chịu tải quá nặng về dân số. Một số sống ở trên núi cao, sống trong những khu rừng rậm nhiệt đới, hoặc trên những xa mạc hoang vu, cao nguyên rộng lớn. Atlantic, Đảo băng, Canađa, Liên Xô cũ, Úc và hầu hết các nước châu Phi và Nam Mỹ có trên 15 người/km, ngược lại ở Hà lan, có trên 1000 người/km2. Bạn có thể biết rằng trái đất đã quá đông, nhưng vấn đề không phải chỉ là thiếu khoảng không. Nhưng vấn đề là ô nhiễm, thiếu các nguồn tài nguyên và việc sử dụng đất đai không hợp lý và một sự cảm nhận về tâm lý là quá đông đúc. Những phần sau đây sẽ nói rõ hơn về những nguồn tài nguyên, năng lượng, thức ăn và ô nhiễm là những nguyên nhân do hoạt động của con người. Ngày nay, nhiều người cảm thấy trái đất quá đông đúc, vì họ muốn sống ở những nơi môi trường thuận lợi nhất. Đó là ở những nơi khí hậu dễ chịu, dễ dàng tìm kiếm thức ăn, nước uống và những loại khác. ở Mỹ 90% dân số sống trên 10% diện tích đất đai, ở thành phố New York hàng trăm người sống trong một ngôi nhà đơn giản, thiếu tiện nghi và nhiều gia đình nghèo sống với nhau trong một căn phòng. Nhưng bạn có thể đi hàng trăm dặm ở Montana chỉ thấy một ngôi nhà đơn độc. 2. Đô thị hóa Trong thập kỷ 20 hàng triệu người đã di chuyển từ nông thôn đến các thành phố lớn. Quá trình này gọi là đô thị hóa nguyên nhân gây nên bởi con người và cũng tác động trở lại con người đó gọi là những sự thay đổi về xã hội và kinh tế. 1 22 Những thành phố đầu tiên mọc lên dọc theo sông Tiggris và Euphrates hơn 6000 năm về trước. Kể từ đó những thành phố lớn đã mọc lên và tàn lụi ở nhiều vùng trên thế giới. Tuy nhiên hầu hết mọi người trong mỗi nước sống theo tập quán của từng nước. Năm 1600, chỉ 1,6% dân châu Âu sống ở thành phố trong số hơn 100.000 người. Năm 1800, chỉ có 2,2% người dân sống ở thành phố lớn. Thực tế là, trước năm 1800 không có nước nào thành thị chiếm ưu thế. Giữa thời kỳ sụp đổ của đế quốc La Mã (Khoảng thế kỷ thứ 5 sau công nguyên) và bắt đầu của thế kỷ 19, không có một thành phố nào của châu Âu có 100.000 người cư trú. Tương tự như vậy trong thời gian trước cuộc cách mạng công nghiệp. Châu Âu được đánh giá là một lục địa. Ngoài châu Âu ra những vùng khác có kém hơn. Trong 100 năm từ 1800-1900 các thành phố mọc lên nhanh chóng. Năm 1900 ít nhất 12 thành phố có dân số trên 1 triệu. Năm 1975, gần 40% số người cư trú của thế giới sống ở thành thị. Trên thế giới có khoảng 140 thành phố có số dân cư trên 1 triệu người. Đến năm 2000, trên 50% dân cư có lẽ sống ở các vùng thành thị. Đến lúc đó sẽ có hơn 250 thành phố có số dân trên 1 triệu. Nếu như dân số trong thế kỷ 20 tiếp tục tăng lên nhanh chóng, sự phát triển thành thị sẽ có nguy cơ bị phá hủy. Dân số thế giới tăng lên 3 lần trong thời kỳ 1800-1960. Trong cùng một thời gian dân số sống ở các trung tâm thành thị tăng lên hơn 40 lần. Sự phát triển khác thường của các thành phố trong suốt thế kỷ 20 chủ yếu là do sự di cư từ các vùng nông thôn đến thành thị. Phong trào di cư nhanh chóng đã đưa đến thực tế đáng buồn và trong nhiều trường khó có thể giải quyết. Các thành phố thường không thể cung cấp đủ nước sạch, nhà ở, giao thông, giáo dục và các dịch vụ khác cho người mới đến. Các thành phố hiện đại thì phát triển một cách ngẫu nhiên. Hầu hết là có sự tương phản hoàn toàn. Một số quận con người sống ở những căn hộ sang trọng với tiện nghi đầy đủ như các nhà hàng, nhà hát và các quán ăn. Ơ những nơi khác có nhiều người thất nghiệp sống trong các nhà ổ chuột ở khu trung tâm. Phần lớn các thành phố ở Nam Mỹ phát triển theo tính chất kiểu mẫu. Vài thập kỷ trước đây nhiều nhà máy và cửa hàng đóng ở các vùng trung tâm. Những nền công nghiệp này đã đào tạo số lượng lớn công việc không có kỹ năng và bán kỹ năng. Dần dần giá của đất đai, thuế và các dịch vụ ở thành thị tăng lên. Các nhà sản xuất bắt đầu chuyển các thiết bị của họ ra ngoại ô thành phố. Các cửa hàng và cửa hiệu cũng chuyển ra ngoại ô để phục vụ khách hàng của họ. Kết quả là một vài nghề bán kỹ năng xuất hiện ở thành phố và hàng nghìn người trở nên thất nghiệp. Rất nhiều người không có tiền để chuyển ra ngoại ô, nơi mà có nhiều người làm việc hơn. Các quận trưởng quản lý những vùng rộng lớn cũng nhập vào thành phố. Những hoạt động của họ yêu cầu những công nhân, nhân viên có tay nghề cao: quản lý, thư ký và vì vậy họ có rất ít công việc với lao động giản đơn. Giá cả cho phúc lợi và nhà ở trở nên rất đắt đỏ, khiến cho bộ máy quản lý nhà nước ở những vùng đô thị đang phải đương đầu với những khó khăn trầm trọng về kinh tế. VII. Những khuynh hướng dân số toàn cầu hiện nay Những điều tiên đoán về tương lai đều không có thể thành sự thật. Những thảm kịch để làm giảm dân số như là những cuộc chiến tranh và biến đổi về khí hậu không thể dung thứ được. Những điều dự đoán dựa trên những điều kiện thừa nhận rằng một số biện pháp kiểm soát và khống chế của xã hội đang được duy trì trên thế giới. Nửa thế kỷ được duy trì hòa bình trên nhiều năm, dân số sẽ ổn định khi các tỷ lệ sinh giảm. Dân số thế giới vào năm 1978 là khoảng 4,5 tỷ người. Những dự đoán của Mỹ cho rằng dân số thế giới sẽ là 12 tỷ vào năm 2075. Nếu mức sinh sản cao hơn kế hoạch đặt ra thì tổng dân số có thể gần 16 tỷ. Nếu mức sinh sản giảm nhanh chóng, thì tổng số dân có thể đạt dưới 10 tỷ. Sự tăng trưởng dân số nhanh là một vấn đề nan giải đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vào thời điểm này, còn có nhiều người ăn không đủ lương thực đó là gạo, lúa mì và 1 23 khoai tây, ăn không đủ chất đạm. Nhiều nước hiện nay, tuy sản lượng trồng trọt đang tăng nhưng vì số dân lên quá nhanh nên người dân vẫn bị thiếu đói. Ở các xã hội nghèo các nguồn cung cấp bị hạn chế. Điều kiện nhà ở, nước sạch, vệ sinh, y tế và giáo dục gặp nhiều khó khăn. Kiểm soát ô nhiễm đất đỏ thường bị lãng quên. Các nước phát triển, tỷ lệ sinh đang giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Ở Mỹ, Canada và hầu hết các quốc gia châu Âu dưới 2 đứa trẻ sinh ra từ một bà mẹ. Nếu khuynh hướng hiện nay tiếp tục thì số dân của các quốc gia này sẽ bắt đầu giảm xuống sau năm 2000, nhìn chung sẽ có đủ thức ăn, nhà ở và quần áo cho tất cả người dân ở các quốc gia phát triển. Thậm chí ở các xã hội phát triển tăng dân số gây nên nhiều vấn đề bất lợi. Đó là giảm đi diệ tích đất canh tác do xây dựng nhà ở, đường sá và nơi giải trí. Các nguồn dự trữ về năng lượng và khoáng sản đang bị cạn kiệt. Ô nhiễm đang trở thành vấn đề trầm trọng. VIII. Dân số Việt nam Kết quả tổng điều tra dân số Việt nam năm 1989 cho biết dân số Việt nam là 64.412.000 người so với năm 1979 lúc đó có 52.741.000 người nghĩa là tăng 22%. Như vậy là tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm là 2,2%. Tỷ lệ giới tính chung cho cả nước chỉ có 94,4 nam trên 100 nữ. Tỷ lệ giới tính của dân số dưới 15 tuổi là 106 nam trên 100 nữ. Việt nam là nước có cơ cấu dân số trẻ. Dân số từ 15 tuổi trở xuống chiếm 39% tổng số dân. Dân số Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân số Việt Nam đã tăng từ 160 người/km2 trong năm 1979 lên 195 người/km2 năm 1989. Tỷ lệ nhân khẩu thành thị của Việt nam tăng chậm từ 19,2% năm 1979 lên 20,1% năm 1989. Nhân khẩu thành thị tăng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và ở các thị trấn nhỏ dưới 20.000 dân và nhiều thị trấn mới thành lập. Trong vòng 5 năm 1984-1987 đã có 4,5% dân số từ 5 tuổi trở lên di chuyển trong nước, trong cùng tỉnh là 2,0% và các tỉnh là 2,5%. Cùng nhóm tuổi, tỷ lệ di chuyển nam cao hơn nữ. Luồng di chuyển chủ yếu từ Bắc vào Nam và từ vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung lên Tây Nguyên. Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế của Việt Nam tính từ 18 tuổi trở lên năm 1989 nam là 78%, nữ là 71%. Tỷ lệ dân số chưa có việc làm là 5,3% năm 1989. 71% lao động làm việc ở nông thôn (nông nghiệp), 12% trong ngành công nghiệp. Tuổi kết hôn lần đầu nam là 24,5, nữ là 23,2. Tỷ lệ sinh thô dân số nước ta ở mức xấp xỉ 45% vào cuối thập niên 50 đã giảm xuống mức 32% vào cuối thập kỷ 80. Tỷ lệ hàng năm trước năm 1989 là 30%. Tỷ lệ sinh tổng cộng của dân số khu vực thành thị là 2,3 con, nông thôn là 4,3 con. Đường cong biến thiên của tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi cho thấy tuổi kết hôn trung bình cao đã tác động đến mức độ sinh của phụ nữ thuộc nhóm tuổi trẻ và công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đã ảnh hưởng đến mức độ sinh của phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Tuổi thọ trung bình của dân số nam là 63 và nữ là 67,5. Tỷ lệ chết của trẻ em sơ sinh chỉ khoảng 45%. Tỷ lệ chết thô năm trước 1989 là 8,0%. Dân số Việt Nam đạt mức 72 triệu người vào năm 1994 và 79 triệu vào năm 1999. Như vậy là vào năm 2000, dân số nước ta khoảng 80 triệu người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thư viện giáo trình điện tử, Giaotrinh.MT &phatrien 2. Bộ y tế (2005), Niên giám Thống kê y tế. 3.Colin Newell (1995), Methods and models in demography, NXB Wiley. 1 24 4. Lưu Đức Hải ( 2001), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội. 5.Đại học Y tế công cộng Hà Nội (2005), Giáo trình Dân số và phát triển. 6.Nguyễn đình Cử (1999), Giáo trình dân số học, NXB Hà nội. 7. Mai Trọng Nhuận, 2002. Địa hóa môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội. 8. Hoàng Trọng Sĩ, Hoàng Đình Huề (2008), Khoa học Môi trường sinh thái-Dân số, Giáo trình Sau Đại học, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế. 9. Vũ Trung Tạng (2000), Cở sinh thái học, Nhà xuất bản giáo dục. 10. Trường ĐHYTCC (2006), Giáo trình Dân số và phát triển - Đô thị hóa và di dân, NXB Y học. 11. VietNam General Stastic Office (2000), Population and housing census, Central cencus Steering Committee Thegioi Publishers. 12. Xiang Biao (2003), Migration and health in China: Problems, Obstacles and Solutions, ( Câu hỏi lượng giá cuối bài 1. Nêu những biến đổi về dân số từ trước đến nay 2. Trình bày những hậu quả của sự gia tăng dân số. 3. Trình bày những đặc điểm của sự phát triển dân số ở Việt Nam. NĂNG LƯỢNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG I. Năng lượng 1. Lịch sử sử dụng năng lượng Năng lượng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và tiến hóa của mọi sinh vật. Năng lượng là một dạng tài nguyên quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nguồn năng lượng mà con người sử dụng thường xuyên chuyển dịch từ dạng này sang dạng khác. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên được con người sử dụng là năng lượng mặt trời dùng để soi sáng, sưởi ấm, phơi khô lương thực, thực phẩm, đồ dùng và nhiên liệu gỗ củi. Tiếp đó là năng lượng, gỗ, củi, rồi tới năng lượng, nước, gió, năng lượng kéo của gia súc. Năng lượng khai thác từ than đá ngự trị trong thế kỷ XVIII-XIX. Năng lượng dầu mỏ thay thế vị trí của than đá trong thế kỷ XX và từng bước chia sẻ vai trò của mình với năng lượng hạt nhân. Các dạng năng lượng mới ít ô nhiễm như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, năng lượng vi sinh vật thu nhận được với những phương pháp và phương tiện công nghệ tiên tiến cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình 1 25 Nhu cầu năng lượng của con người tăng lên nhanh chóng trong quá trình phát triển. 100.000 năm trước công nguyên, mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 4.000 Kcal đến 5.000 kcal. 500 năm trước công nguyên tăng lên 12.000 kcal. Đầu thế kỷ XV lên tới 26.000 kcal, giữa thế kỷ 19 là 70.000 kcal và hiện nay trên 200.000 kcal. a/ Các nước đang phát triển Tỷ lệ năng lượng được khai thác theo các nguồn khác nhau thay đổi theo từng Quốc gia. Tại các nước công nghiệp phát triển, các nguồn năng lượng thương mại chiếm phần lớn tuyệt đối. Ngược lại, tại các nước đang phát triển, các nguồn năng lượng phi thương mại (gỗ, củi, phế thải nông nghiệp) lại chiếm phần chính. Trong một quốc gia, cơ cấu năng lượng tùy thuộc trình độ phát triển kinh tế và khả năng công nghệ khai thác tài nguyên. Thí dụ ở Hoa Kỳ trước năm 1900 năng lượng khai thác chủ yếu từ gỗ, củi, sau đó chuyển dần sang than đá. Vào khoảng 1920 dầu mỏ được khai thác với qui mô lớn, và tiếp đó vào khoảng 1940 việc khai thác khí đốt phát triển mạnh mẽ. Do vậy, gỗ, củi không còn được dùng, than đá giữ nguyên tình trạng sử dụng như các năm 1910, 1930, dầu hỏa và khí đốt trở thành nguyên liệu chính. b/ Các nước công nghiệp Tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng trên toàn cầu Khí đốt 7% Hạt nhân 1% Dầu 23% Sinh khối 35% Thủy điện 6% Than 28% Thủy điện 6% Khí đốt 23% Sinh khối 3% Than 25% Dầu 38% Hạt nhân 5% 1 26 Năng lượng hạt nhân được khai thác với qui mô lớn vào thập kỷ 1970. Vào đầu thập kỷ 1980, 42,5% tổng năng lượng ở Hoa Kỳ do dầu hỏa cung cấp, 25% do khí đốt, 22,5% do than, 10% còn lại do thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và các nguồn khác. 42% năng lượng sản xuất ra được cung cấp cho công nghiệp, 25% cho giao thông vận tải, 30% cho xây dựng và các hoạt động khác. Hiện nay, một số nước như Pháp, Nhật Bản, sản xuất năng lượng điện chủ yếu từ các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, Đức, Trung Quốc thì dựa vào dự trữ than sẵn có trong nước. Nhìn chung, mỗi loại nguồn năng lượng đều có nhược điểm riêng của mình. Do đó mỗi quốc gia cần có một hệ thống các nguồn năng lượng hoạt động kết hợp và bổ sung cho nhau, tạo nên một cơ cấu hợp lý về năng lượng . Tỷ lệ các nguồn năng lượng ở các quốc gia có nền kinh tế khác nhau trên thế giới được trình bày trên hình 1.1 Khai thác và sử dụng năng lượng không ngừng tăng lên về tổng số lượng và bình quân cho từng người. Hoạt động đó đang tác động mạnh mẽ tới môi trường sống trên Trái Đất như tạo ra các dạng ô nhiễm, gia tăng hiệu ứng nhà kính, v.v... 2. Các nguồn năng lượng của loài người Các nguồn năng lượng của Trái Đất có thể chia thành 3 nhóm lớn: - Năng lượng hóa thạch: than, dầu, khí đốt - Năng lượng tái sinh nguồn gốc mặt trời: Sinh khối thực vật, thủy điện, sóng, thủy triều, gió, ánh sáng mặt trời - Năng lượng tàn dư của Trái Đất: địa nhiệt, năng lượng hạt nhân. 3. Năng lượng và sức khỏe - môi trường Quá trình sử dụng năng lượng mang lại cơ sở vật chất cho thế giới ngày càng văn minh. Song việc khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng đã đưa đến nhiều hậu quả ô nhiễm môi trường, thay đổi cân bằng sinh thái và qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có những quá trình phát sinh các yếu tố ô nhiễm là đương nhiên (ví dụ: đốt cháy nhiên liệu) song cũng có những trường hợp gây ô nhiễm xảy ra khi có sự cố. Hạn chế sử dụng năng lượng là điều khó thực hiện, song hạn chế tới mức tối đa quá trình phát sinh ô nhiễm lại là phương sách có tính khả thi. II. Sản xuất năng lượng và ô nhiễm môi trường Quá trình khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng và nhiên liệu đều có liên quan đến ô nhiễm môi trường. Bất cứ nới nào có khai thác nhiên liệu và quặng phóng xạ đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ khai thác càng lạc hậu thì nguy cơ tổn hại tới môi trường và sinh thái càng lớn. 1. Khai thác than đá Than đá là một dạng năng lượng mặt trời được tích trữ trong lòng Trái Đất. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 2000 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các quốc gia Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Úc. Trữ lượng các loại than đá trên thế giới có thể đáp ứng nhu cầu của con người trong khoảng 200 năm nữa. Than đá được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, các hoạt động công nghiệp khác. Các vấn đề môi trường hiện nay trong khai thác sử dụng nguồn năng lượng than đá là: Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm mỏ hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và các tai nạn hầm lò. Các yếu tố ô nhiễm chủ yếu là: 1 27 - Tại các mỏ dù khai thác hầm lò hay lộ thiên, thì vấn đề ô nhiễm bụi là đáng quan tâm nhất. Hàm lượng bụi tại nơi khai thác có thể vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng trăm, hàng ngàn lần. Từ đó, bụi theo gió làm ô nhiễm các vùng dân cư xung quanh. - Khí lưu huỳnh (và có thể cả phốt pho) từ các mỏ than có hàm lượng lưu huỳnh cao gây ô nhiễm tại khu vực khai thác và vùng dân cư phụ cận, nhất là khi mưa xuống. - Trong mỏ than, lượng khí than methan có thể đạt tới nồng độ bắt lửa, rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, khí Co, CO2, và NO2 khi nổ mìn và từ các vỉa than bốc lên cũng là các loại khí độc - Đốt than đá tạo ra bụi, khí CO2, SO2, NOx và các dạng ô nhiễm khác. Theo tính toán, một nhà máy nhiệt điện chạy than, công suất 1.000 MW, hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn NOx, 11.000-680.000 tấn chất thải rắn. trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại 2. Khai thác dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên Dầu mỏ và khí đốt là dạng nhiên liệu hóa thạch lỏng hoặc khí, tồn tại trong lòng Trái Đất. Nhìn chung, việc khai thác dầu và khí đốt ít gây môi trường. Trừ trường hợp đặc biệt khi có sự cố. Những vấn đề gây ô nhiễm do khai thác và sử dụng dầu và khí đốt: Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, ô nhiễm không khí, nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác dầu trên biển) Chế biến dầu gây ra ô nhiễm dầu và kim loại nặng, kể cả kim loại phóng xạ cho môi trường nước và đất trong khu vực Đốt dầu khí tạo ra các chất thải tương tự như đốt than 3. Khai thác thủy năng Thủy năng được xem là nguồn năng lượng sạch của con người. Tổng trữ lượng thủy điện của thế giới vào khoảng 2.214.000 MW, riêng VN là 30.970 MW, tương ứng với 1,4% tổng trữ lượng thế giới. Tuy nhiên việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường như: động đất cưỡng bức, thay đổi khí hậu, thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân hủy chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thủy văn hạ lưu, thay đổi độ mặn của nước khu vực cửa sông ven biển, ngăn chặn sự phát triển bình thường các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường cho hệ thống đê điều và các công trình xây dựng trên sông, v.v... 4. Năng lượng hạt nhân Năng lượng hạt nhân có hai dạng: năng lượng phân hủy chất phóng xạ như uran, thori và năng lượng tổng hợp hạt nhân các nguyên tố nhẹ như deterium và tritium. Theo tính toán, năng lượng giải phóng ra từ 1 gam U235 tương đương với năng lượng do đốt 2 tấn than đá. Hiện nay loại thứ nhất được khai thác dưới dạng nhà máy điện hạt nhân, loại thứ hai có trữ lượng lớn, nhưng chưa đủ điều kiện khai thác qui mô công nghiệp. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không tạo nên các loại khí nhà kính như CO2 và bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn đối với môi trường bởi sự rò rỉ chất thải phóng xạ khí, rắn và lỏng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_hoc_moi_truong_va_suc_khoe_moi_truong0021_.pdf
Tài liệu liên quan