Kinh doanh ngắn hạn hay đầu tư dài hạn

Về nguyên tắc, khi một người bỏ vốn ra với mong mong muốn thu

được lợi nhuận về thì hành động đó gọi là đầu tư, người đó gọi là

nhà đầu tư. Tuy vậy trong cổ phiếu, người ta chia rõ ra hai dạng:

Các nhà kinh doanh cổ phiếu (stock trader) là những người mua

và bán cổ phiếu trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tháng

hay cao hơn nữa là 1, 2 năm. Đôi khi họ bị gọi một cách khá khó

chịu là đầu cơ. Về động từ: thì ngoài kinh doanh, đầu cơ, người

ta còn gọi một cách bình dân là “chơi” hay có vẻ hiện đại hơn là

“lướt sóng” chứng khóan.

pdf15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh doanh ngắn hạn hay đầu tư dài hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh Doanh Ngắn Hạn hay Đầu Tư Dài Hạn Về nguyên tắc, khi một người bỏ vốn ra với mong mong muốn thu được lợi nhuận về thì hành động đó gọi là đầu tư, người đó gọi là nhà đầu tư. Tuy vậy trong cổ phiếu, người ta chia rõ ra hai dạng: Các nhà kinh doanh cổ phiếu (stock trader) là những người mua và bán cổ phiếu trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tháng hay cao hơn nữa là 1, 2 năm. Đôi khi họ bị gọi một cách khá khó chịu là đầu cơ. Về động từ: thì ngoài kinh doanh, đầu cơ, người ta còn gọi một cách bình dân là “chơi” hay có vẻ hiện đại hơn là “lướt sóng” chứng khóan. Các nhà đầu tư cổ phiếu (stock investor) là những người mua và giữ cổ phiếu trong thời gian dài, 5-7 năm và đôi khi giữ luôn, tức là trở thành nhà đầu tư vô thời hạn của công ty. Việc phân biệt này tuy nghe đơn giản nhưng rất quan trọng. Hiện tại, tuy chưa thu thập đủ số liệu, nhưng theo cảm nhận chủ quan của tôi, có rất nhiều nhà đầu tư không rõ mình là ai, hoặc đôi khi trong vai này mà lại hành động, quyết định theo vai kia. Để kinh doanh và đầu tư cổ phiếu thành công, thì bước đầu tiên chúng ta phải phân biệt được sự khác nhau giữa hai lọai “Nhà” này. Nguồn gốc của Lợi nhuận: Nhà Kinh Doanh: Lợi nhuận của nhà kinh doanh đến từ việc chênh lệch giữa mua thấp bán cao, hay mượn-bán cao rồi mua-trả thấp. (Ghi chú hiện tại Việt Nam chưa cho phép shortsales – mượn và bán rồi sau đó trả để kinh doanh theo xu hướng giá xuống). Nhà Đầu Tư: Lợi nhuận của nhà đầu tư đến từ chênh lệch giữa giá thị trường là cái họ phải trả để mua cổ phiếu với giá trị nội tại - là giá trị mà họ nhận được từ cổ phiếu trong tương lai. Giá trị nội tại là tổng các dòng tiền họ thu được trong tương lai gồm cổ tức và tiền lời từ chênh lệch giữa giá bán những cổ phiếu kể cả cố phiếu được sinh ra và giá mua cổ phiếu gốc, nếu họ bán lại cổ phiếu sau khi đã nắm giữ chúng trong thời gian dài. Dĩ nhiên để cộng những dòng tiền này lại, ta cần phải chiết khấu để chúng về một cột mốc thời gian, thường được chọn là hiện tại. Cơ sở để ra quyết định mua/bán, đầu tư: Nhà Kinh Doanh: Quyết định mua/bán của nhà kinh doanh thành công phụ thuộc chủ yếu vào xu hướng giá. Mua vào thấp và bán ra với giá cao hơn, mượn-bán ở giá cao và mua-trả với giá thấp. Đối với nhà kinh doanh chuyên nghiệp, xu hướng giá là quan trọng bậc nhất. Những chỉ số P/E hay chỉ số lợi nhuận gần như không quan trọng. Một người kinh doanh thành công có thể sẽ sẵn sàng mua một cổ phiếu P/E rất cao vì dự đoán được giá cổ phiếu này sẽ lên. Trong khi đó một cổ phiếu trong ngành tương tự có P/E thấp hơn nhiều nhưng nếu nhà kinh doanh dự đoán xu hướng giá đang xuống thì anh ta cũng không mua. Vậy cái gì quyết định xu hướng giá cổ phiếu. Lý thuyết “thị trường xảy ra ngẫu nhiên” cho rằng, việc lên và xuống giá của một cổ phiếu trong ngày mai xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên không có liên hệ gì với quá khứ hay các yếu tố có thể dự đoán khác. Cũng tương tự như khi quăng đồng xu lên thì khả năng chẵn, lẻ sẽ diễn ra rất ngẫu nhiên không phục thuộc vào những gì đã xảy ra trước đó. Tuy vậy trường phái các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng, việc giá lên và giá xuống trong ngày mai sẽ được dự đoán bởi đường đồ thị giá trong quá khứ, tương quan giữa lượng mua và bán, giữa giá và khối lượng giao dịch, giữa khối luợng giao dịch và toàn bộ khối luợng cổ phiếu… Những yếu tố nói trên sẽ góp phần giúp nhà phân tích kỹ thuật dự đoán giá của ngày mai. Một yếu tố quan trọng, có thể góp phần củng cố xu hướng giá, mà cũng có thể làm xoay chuyển xu hướng giá đó là thông tin/ tin đồn. Khi thông tin/ tin đồn đủ hiệu quả để có thể tạo ra hiệu ứng đám đông thì giá cũng sẽ chuyển biến theo hướng thông tin/tin đồn đó. Trong kinh doanh hay lướt ván cổ phiếu, những phân tích cơ bản về chỉ số tài chánh công ty, khả năng lãnh đạo, ngành kinh doanh, môi trường kinh doanh chỉ là yếu tố phụ, hoàn toàn không quan trọng. Chúng chỉ trở nên quan trọng khi "đám đông” cùng nghĩ về chúng và vì thế tạo ra những hành vi có xu hướng đám đông và dẫn theo là sự thay đổi của thị giá. Nói tóm lại, để “lướt ván” thành công, người kinh doanh cổ phiếu phải giỏi các phương pháp phân tích kỹ thuật và nắm bắt những tin đồn có thể tạo ra tâm lý đám đông. Có nhiều nhà kinh doanh không hiểu và vì thế không áp dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật. Họ kinh doanh dựa vào thông tin/tin đồn mà lại chỉ nắm được thông tin/ tin đồn cục bộ, không nắm được thông tin/tin đồn tạo ra tâm lý đám đông. Thêm vào đó họ lại tìm cách tìm hiểu một cách sơ sài những phân tích cơ bản, những chỉ số tài chánh. Những nhà kinh doanh này, nếu có thành công chỉ là “hên” khi tham gia đúng thời điểm. Nếu chơi đường dài, họ sẽ đương đầu với thất bại nhiều hơn thành công. Nhà Đầu Tư: Ngược lại để là nhà đầu tư thành công, nhà đầu tư phải nằm biết thật rõ giá trị nội tại của cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ đạt được lợi nhuận trong tương lai khi mua những cồ phiếu có giá trị nội tại thấp hơn thị giá (undervalued). Dĩ nhiên mỗi nhà đâu tư sẽ có cách dự đóan khác nhau, cách tính có thể khác nhau, nhưng điều cơ bản nhất họ phải hiểu họ “gặt hái” được những gì từ quyết định đầu tư vào cổ phiếu mà họ chọn, tức la họ phải tính được giá trị nội tại của cổ phiếu hay công ty. Nếu không dự đoán được giá trị nội tại thì nhà đầu tư đang không biết mình đang làm gì, và đó chính là rủi ro lớn nhất trong đầu tư theo như cách nhận định của ông Warren Buffet – nhà đầu tư thành công nhất trên thế giới. Để có thể tính được giá trị nội tại của công ty mình sắp đầu tư, nhà đầu tư phải tự mình, hay thông qua những nhà tư vấn, nghiên cứu kỹ các chỉ số tài chánh, tình hình kinh doanh, quản lý của công ty mình sắp đầu tư: * Tình hình phát triển của công ty, lợi thế cạnh tranh * Các tỷ số lợi nhuận: trên giá cổ phiếu, trên vốn chủ sỡ hữu, trên doanh số? * Tình hình nợ, khả năng trả nợ. Tình hình tiền mặt * Tình hình chi trả cổ tức * Tiềm năng phát triển trong tương lai * Tính trung thực, bản lãnh, năng lực của Hội Đồng Quản trị, Ban Giám Đốc? Rủi ro: Nhà Kinh Doanh: Nhà kinh doanh phải đối điện với rất nhiều rủi ro. Xin kể một vài rủi ro lớn. Đầu tiên là rủi ro giá tức là rủi ro khi xu hướng giá không xảy ra theo xu hướng dự đóan. Và khi nó xảy ra liên tục thì nhà kinh doanh lại phải gánh chịu rủi ro lớn về tính thanh khỏan. Rủi ro này sẽ trở nên khó chịu hơn khi vốn của nhà kinh doanh là vốn ngắn hạn hoặc là vốn của người khác. Nhà Đầu Tư: Tuy không hứng chịu những rủi ro cao như nhà kinh doanh, nhưng nhà đầu tư cũng phải có những rủi ro của mình. Rủi ro lớn nhất có thể xảy ra là công ty không kinh doanh hiệu quả như dự đoán. Khi đó giá trị mà nhà đầu tư nhận về sẽ nhỏ hơn giá mà nhà đầu tư bỏ ra. Và nếu xảy ra phá sản doanh nghiệp, thì nhà đầu tư là những người cuối cùng được nhận phần còn lại của doanh nghiệp sau “các loại” chủ nợ. “Tố chất” quyết định thành công: Nhà Kinh Doanh: Có nhà kinh doanh khá thành công đã nói “đùa” rằng anh ta thành công nhờ có 3 chữ L: Liều- Lanh - Lỳ. Nghe thì có vẻ “không trí thức” lắm nhưng cũng khá đúng theo những gì các kinh doanh cổ phiếu thành công tổng kết trong cuốn “Lessons from the Greattest Stock Traders of All Time” – tạm dịch “Những Bài Học từ những Nhà Kinh Doanh cổ phiếu thành công nhất” của John Boik. Liều là nói đến khả năng đối diện với những rủi ro như đã nói ở trên. Lanh là nói đến khả năng là hành động thật nhanh khi làm theo đám đông. Khi mua theo đám đông thì phải mua trước, khi bán ra theo đám đông thì phải bán trước. Lỳ là nói đến khả năng bình tĩnh, cái đầu lạnh khi làm ngược lại đám đông. Khi nha kinh doanh kinh nghiệm quyết định giữ trong khi đám đông bán, thì nhà kinh doanh phải “lỳ” để nhìn thấy thị giá cổ phiếu mình đang rớt dần. Lỳ cũng để chấp nhận những phi vụ thất bại, bởi vì trong kinh doanh cổ phiếu không phải lúc nào cũng thành công. Nhà Đầu Tư: Nhà đầu tư thành công phải kiên định với sự lựa chọn của mình. Nhà đầu tư không được lầm lẫn giữ thị giá và giá trị nội tại khi quyết định mua. Một số nhà đầu tư khi thấy thị giá cổ phiếu xuống thấp đã vội vã mua vào mà không tính để biết rằng mặc dù thị giá thấp nhưng vẫn còn cao hơn giá trị thật. Như vậy đó là quyết định không đúng. Khi đã mua rồi, nhà đầu tư không được “lo” khi thị giá xuống. Nhà đầu tư phải hiểu rằng thị giá xuống hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá trị nội tại mà nhà đầu tư sẽ nhận được. Quan trọng hơn nhà đầu tư không được bị sự hấp dẫn của thị giá cao và biến mình từ nhà đầu tư thành nhà kinh doanh. Khi đó nhà đầu tư đã từ từ bị hấp vào một vai trò mà anh ta không giỏi và không định làm. Nếu muốn tham gia kinh doanh, nhà đầu tư nên chia tiền mình làm 2 món: món để kinh doanh ngắn hạn và món để đầu tư dài hạn và nhớ đóng cho tròn hai vai. Thay lời kết: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước dần vào giai đọan ổn định. Để thành công, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa hai vai trò này. Vì điều sẽ làm sẽ làm giảm khả năng thành công và tăng xác suất thất bại của chúng ta. Chúng ta phải biết rõ phong cách đầu tư của mình: nhà kinh doanh cổ phiếu ngắn hạn hay nhà đầu tư dài hạn, hoặc cả hai vai trò với hai món tiền khác nhau. Xác định và đóng tròn vai là điều kiện đầu tiên đưa chúng ta đến thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_doanh_ngan_han_hay_dau_tu_dai_han.pdf
Tài liệu liên quan