Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

 Phân tích vai trò và chức năng của

tiền tệ

• Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và

trạng thái cân bằng trên thị trường

tiền tệ

• Bản chất, nội dung, và cơ chế tác

động của chính sách tiền tệ

pdf32 trang | Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc giao cho NHNN nhiều quyền hạn hơn trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề rất quan trọng. Thống đốc NHNN có thể được độc lập về xây dựng và trình chính sách tiền tệ, tổ chức thực hiện và tài chính. Ví dụ: Để thực hiện chỉ tiêu lạm phát ở mức 1 con số mà Quốc hội đã thông qua thì NHNN có thể được quyết định lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ phù hợp với Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 121 diễn biến của tình hình. Hoặc Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia sẽ tư vấn những nét chính trong hoạt động tiền tệ − tín dụng quốc gia, Thống đốc NHNN là người chủ động thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu đó. • Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý và kiểm soát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết. Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng như Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính... Một số hoạt động huy động vốn tiết kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn... có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. • Trong các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, tuỳ diễn biến của thị trường mà NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt mục tiêu đặt ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và của các NHTM đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng...để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng lãi suất thị trường. Đề án về lãi suất thống nhất phải đảm bảo được tính liên thông khoa học giữa các loại lãi suất. Điều kiện để thực thi giải pháp này là xây dựng một thị trường tiền tệ, mà trọng tâm là thị trường nội tệ liên ngân hàng hữu hiệu trong thời gian tới. Cũng không nên tách biệt giữa thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng như hiện nay, mà theo quá trình hội nhập, NHNN nên xây dựng một thị trường liên ngân hàng thống nhất, bao gồm giao dịch cả VND và ngoại tệ. Trong thời gian tới, NHNN nên tập trung xây dựng một đề án thị trường liên ngân hàng một cách nghiêm chỉnh theo thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình Việt Nam, trong đó chú ý phát triển thị trường thứ cấp rộng rãi giữa các tổ chức tín dụng thông qua việc hình thành các công ty môi giới chuyên trách trên thị trường liên ngân hàng. • Về điều kiện nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ: Để thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ, những điều kiện không thể thiếu mà chúng ta phải quan tâm thứ nhất là thông tin, nhất là thông tin kinh tế. Việc thiếu thông tin ở đây là thông tin chưa chính xác, chưa cập nhật và chưa đầy đủ. Với 5 hệ thống tài khoản hiện nay, chúng ta chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của hệ thống kế toán quốc tế, mà đây lại là một nhu cầu cấp bách trong thời gian tới. Việc triển khai Luật Kế toán mới được Quốc hội ban hành cần có thời gian chuẩn bị để đi vào cuộc sống. Các thông tin ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN thực ra mới chỉ có Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sử dụng nhiều hơn cả. Vì vậy, vấn đề Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 122 trước tiên là phải nâng cao chất lượng thông tin phục vụ việc ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Sau đó là vấn đề xử lý thông tin này ở các Vụ, Cục chức năng ở NHNN, điều này lại đòi hỏi trình độ của cán bộ nghiệp vụ ở đây, không chỉ phân tích thông tin mà còn cần có sự phối kết hợp giữa các Vụ, Cục, các cơ quan hữu quan trên quan điểm lợi ích chung. Thứ 2 là công nghệ cao trong việc tiếp nhận, chuyển giao thông tin, lưu giữ tin; trình độ cao này lại cần có số vốn lớn mà NHNN phải quan tâm và sự tranh thủ giúp đỡ của các tổ chức tài chính nước ngoài. NHNN cần nâng tầm hệ thống thông tin của mình ở trình độ Internet và hoàn thiện mạng Intranet ở các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của mình. Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới: • Trước hết là cần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất: Cần lựa chọn một mức lãi suất mục tiêu thích hợp và thiết lập được một mô hình kiểm soát mức lãi suất mục tiêu đó một cách hiệu quả. Theo ý kiến của các chuyên gia trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động là thích hợp hơn cả. Đồng thời sử dụng mô hình kiểm soát lãi suất mục tiêu phù hợp nhất đối với điều kiện cụ thể của thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay là một mô hình kiểm soát lãi suất liên ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở − Theo mô hình này, Ngân hàng Trung Ương phải xác định được một mức mục tiêu cho lãi suất liên ngân hàng và sử dụng nghiệp vụ thị trường mở một cách thường xuyên để duy trì mức lãi suất liên ngân hàng phù hợp với giá trị mục tiêu đó. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để công bố lãi suất cơ bản sát với thực tế của thị trường, đồng thời khoảng cách điều chỉnh lãi suất giữa các lần công bố nên tăng lên như kinh nghiệm quốc tế để lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố có tác động thật sự đến lãi suất thị trường. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với điều hành chính sách lãi suất, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Cần phải tăng cường sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại trong thống nhất và phối hợp hành động trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo lợi ích chung, lợi ích của toàn hệ thống ngân hàng và lợi ích của từng ngân hàng. Tránh để tình trạng "trăm hoa đua nở" các Nhà nước thương mại vì lợi ích riêng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn gây ra tình trạng sốt lãi suất như những năm 2007 – 2008. • Cần có các giải pháp nhằm vận hành thị trường mở tốt hơn, tăng cường và mở rộng quy mô hoạt động của thị trường mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia và trúng thầu trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, giao dịch trên thị trường mở và được vay tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tác động tích cực đến lãi suất theo ý đồ của ngân hàng Nhà nước và phát triển thị trường tiền tệ. • Tổ chức tốt các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán nhằm tăng thêm kênh huy động vốn của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tránh tình trạng dồn nhu cầu vốn lên vai hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi sức ép tăng lãi suất như thời gian vừa qua. • Cần nghiên cứu và phối hợp giữa lãi suất ngân hàng với lãi suất trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị để có một cơ chế lãi suất hợp lý, tránh tình trạng đẩy cao lãi suất trái phiếu đô thị sẽ lại gây sức ép tăng lãi suất trong hệ thống ngân hàng. • Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối cho phù hợp với quá trình chuyển đổi kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ tạo cơ sở để điều hành chính sách tiền tệ một cách thuận lợi nhất. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 123 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Sau khi nghiên cứu xong bài 4, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau: • Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tiền tệ có các chức năng cơ bản như: Phương tiện thanh toán, dự trữ giá trị, đơn vị hạch toán. • Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh, với lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của NHTM. Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ, có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều NHTM, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. • Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các NHTM. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá trình này cứ diễn ra liên tục. • Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này bao gồm: Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc). Cung tiền có thể được xác định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất. Mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Sự quay vòng đã làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh. • Số nhân tiền là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở. Công thức tính: mM = MS/H. Số nhân tiền sẽ càng lớn, mức cung tiền sẽ càng tăng lên và ngược lại. • Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành 2 loại sau: Tài sản giao dịch (tài sản thanh khoản) và các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, v.v...). • Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân sản xuất − kinh doanh và các nhu cầu khác. Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả Cầu tiền phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất và thu nhập. • Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là mức lãi suất thị trường. Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên. • Các công cụ của chính sách tiền tệ thường bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTƯ về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 124 là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Trung Ương đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Hạn mức tín dụng là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTƯ buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTƯ mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Công cụ tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. • Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng, ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân,... Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế Vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. NHTƯ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có các cú sốc bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 125 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích các chức năng của tiền tệ. 2. Bạn hãy phân loại tiền theo tính chuyển đổi. 3. Phân tích quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại. 4. Số nhân tiền là gì? Phân tích ý nghĩa của số nhân tiền tệ. 5. Nêu và phân tích các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 126 CÂU HỎI ĐÚNG SAI 1. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền kinh tế. 2. NHTƯ giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và làm cho lãi suất thị trường giảm. 3. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại. 4. NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm. 5. Lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên. 6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi suất tăng. 7. NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 127 BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 20%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng. a. Nếu Ngân hàng Trung Ương bán cho các ngân hàng 10 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, thì điều này ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế? b. Giả sử Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 10%, nhưng các ngân hàng lại quyết định giữ thêm 10% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao các ngân hàng lại làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng ra sao đến số nhân tiền và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế? 2. Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và dân chúng không nắm giữ tiền mặt. a. Hãy tính số nhân tiền gửi và cung ứng tiền tệ? b. Nếu Ngân hàng Trung Ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20%, thì dự trữ và cung ứng tiền tệ thay đổi như thế nào? 3. Một nền kinh tế giả định có 2000 tờ 100.000 đồng. a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? c. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau, trong khi các ngân hàng dự trữ 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? d. Nếu mọi người giữ tất cả tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? e. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau trong khi các ngân hàng dự trữ 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? 4. Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống Ngân hàng thương mại Đơn vị tính: Tỷ đồng Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ 500 Tiền gửi 3000 Trái phiếu 2500 Tổng 3000 Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau: a. Số nhân tiền b. Cơ sở tiền c. M1 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 128 Sau đó, giả sử NHTƯ mua trái phiếu của hệ thống Ngân hàng thương mại với giá trị 2500 tỷ đồng và hệ thống Ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy tính các chỉ tiêu sau: d. Cơ sở tiền. e. M1. f. Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng. g. Lượng tiền gửi. h. Dự trữ thực tế của các Ngân hàng thương mại. i. Tổng số tiền cho vay của hệ thống Ngân hàng thương mại. 5. Hãy giải thích những hoạt động sau có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất. Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị. a. Ngân hàng Trung Ương mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở. b. Việc lưu hành rộng rãi thẻ tín dụng làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người muốn nắm giữ. c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% xuống 3% đối với tiền gửi bằng VNĐ tại các Ngân hàng thương mại. d. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu trong dịp Tết. e. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu. 6. Giả sử Ngân hàng Trung Ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở. a. Điều gì xảy ra với mức cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trong điều kiện không có “rò rỉ” tiền mặt và các NHTM không có dự trữ dôi ra? b. Hoạt động trên có ảnh hưởng ra sao đến lãi suất, đầu tư, thu nhập và giá cả, nếu những điều kiện khác coi như không thay đổi. Hãy giải thích và minh họa bằng các đồ thị thích hợp. 7. Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD) Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2550 – 250r, mức cung tiền thực tế là MS = 1750. a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là MS = 1850 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư sẽ thay đổi như thế nào? c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 280, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ. 8. Giả sử có các số liệu của một thị trường tiền tệ như sau: Hàm cầu tiền thực tế là: MD = kY – hr (với Y = 1000; k = 0,2; h = 18). Mức cung tiền thực tế là MS = 100. (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD). a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. b. Do nền kinh tế tăng trưởng tốt nên bây giờ có Y = 1050. Hãy tính mức lãi suất cân bằng mới và mô tả sự biến động này trên đồ thị của thị trường tiền tệ. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 129 c. Từ dữ kiện của câu (b), nếu NHTW muốn duy trì mức lãi suất như câu (a) thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 20, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ. 9. Giả sử có số liệu sau: Lượng tiền giao dịch M1 = 153000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5. Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra. Số nhân tiền mở rộng bằng 2. a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu. b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu? c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống Ngân hàng thương mại. d. Giả sử tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền gửi bây giờ là 0,4. Hãy tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống Ngân hàng thương mại. 10. Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD) Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2600 – 250r, mức cung tiền thực tế là M1 = 1650. a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là M1 = 1820 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư sẽ thay đổi như thế nào? c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. d. Nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 245, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. 11. Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau: MD = kY – hi Với Y = 600 tỷ đồng; k = 0,2 và h = 5. Mức cung tiền thực tế là MS = 70 tỷ đồng. a. Viết lại hàm cầu tiền cụ thể và tính lãi suất cân bằng. b. Giả sử bây giờ thu nhập giảm đi 100 tỷ đồng, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? c. Bây giờ không phải do thu nhập thay đổi mà cung ứng tiền tệ tăng từ 70 tỷ lên 100 tỷ, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? 12. Giả sử có số liệu sau: Lượng tiền giao dịch M1 = 3000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% và các Ngân hàng Thương Mại thực hiện theo đúng quy định này. a. Tính số nhân tiền và lượng tiền cơ sở ban đầu. b. Tính lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền gửi được tạo ra từ hệ thống NHTM. c. Giả sử NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở một lượng là 500 tỷ, hãy tính lượng tiền cơ sở ban đầu và lượng tiền giao dịch của nền kinh tế. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 130 BÀI TẬP LỚN 1. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng, việc làm và giá cả bằng việc sử dụng mô hình MS − MD và mô hình AD − AS. Hãy lấy ví dụ thực tế về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 − 2009 để minh hoạ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_4_tien_te_va_chinh_sach_tien_te_6963_3058.pdf