Kinh tế quốc tế - Chương V: Cấu trúc thị trường

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG

1.1. Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường. Sau đây, chúng ta nghiên cứu một

số khái niệm phổ biến được nhiều nhà kinh tế học thừa nhận.

+ Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu.

Trong đó:

Cầu là những người tiêu dùng, họ phải có khả năng thanh toán và mục tiêu của

họ là lợi ích cao nhất.

Cung là những người sản xuất, là những người tạo ra hàng hoá - dịch vụ với

mục đích là bán và mục tiêu của họ là lợi nhuận cao nhất.

pdf49 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế quốc tế - Chương V: Cấu trúc thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội vượt quá chi phí xã hội bằng cách tăng lượng từ Q đến Q'. P P Q' O Q Q D MPC E MSC F E' 120 Hình 7.4 Y tế, giáo dục, giao thông công cộng cũng là những thí dụ điển hình về cấc ngành đem lại lợi ích ngoại ứng. Một người tiêu dùng phòng bệnh lao, lợi ích không chỉ bản thân người đó được hưởng mà những người xung quanh cũng được hưởng, vì không bị lây bệnh. Một hệ thống giao thông công cộng thông suốt, an toàn không phải chỉ đem lại lợi ích cho người thường đi xe công cộng, mà còn có lợi với người đi xe cá nhân, vì đã góp phần tránh ùn tắc giao thông, tai nạn và ô nhiễm. Ở đây, một lần nữa ta thấy thị trường tự do cạnh tranh không tính đến các lợi ích do tác động ngoại ứng. Do đó, dẫn tới tình trạng sản xuất dưới mức và định giá quá cao. 1.4. Cạnh tranh không hoàn hảo Cạnh tranh không hoàn hảo là tình huống mà một nhà máy sản xuất (người tiêu dùng) có thể tác động vào mức giá mà anh ta bán (hoặc mua) sản phẩm của mình. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo quyết định sản xuất của các hãng hướng theo tiêu chuẩn chi phí cận biên bằng giá cả và do vậy cũng bằng lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng. Trong các ngành cạnh tranh không hoàn hảo các nhà sản xuất đạt chi phí biên bằng doanh thu biên. Trong khi người tiêu dùng lại cân bằng giá cả với những lợi ích biên thu được từ đơn vị cuối cùng. Vì vậy, nói chung lợi ích biên sẽ vượt quá chi phí biên. Các ngành này có xu hướng thu hẹp sản xuất, trong lúc mở rộng sản xuất có lợi cho người tiêu dùng cho xã hội. Cạnh tranh không hoàn hảo là nguồn gốc sinh ra thất bại của thị trường và trạng thái cân bằng của thị trường không còn là trạng thái hiệu quả Pareto nữa. Trong đồ thị (hình 7.5) trên biểu diễn, một ngành cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất tại B với sản lượng QB, nhưng nhà độc quyền chọn MR = MC sản xuất sản lượng QA bán theo giá độc quyền PA. Trong khoảng QA đến QB lợi ích biên của xã hội lớn P Q Q' Số lượng D MSB MPC, MSC E' F E O 121 hơn chi phí biên của xã hội, xã hội sẽ có lợi ích khi tăng sản lượng đến QB. Diện tích hình ABC cho biết mức lợi ích tăng thêm mà xã hội nhận được khi tăng sản lượng đến QB. (Hình 7.5) 1.5. Phân phối thu nhập không công bằng Công bằng gắn liền với sự phân phối thu nhập, với mục tiêu nhằm làm cho mỗi một thành viên trong xã hội có mức thoả dụng hợp lý (theo cả hai chiều dọc và ngang). Thị trường tự do cạnh tranh tất yếu dẫn tới sự phân hoá theo khu vực, theo thu nhập cũng như theo giới tính, chủng tộc giữa người hoạt động kinh tế giống nhau, gây nên những bất bình đẳng. Để khắc phục, phải tiến hành phân phối lại thu nhập của cải thông qua thuế trợ cấp và thừa kế hoặc các phúc lợi khác. Nhưng chính hành động đó lại gây ra sự méo mó. Hệ thống giá cả, hoạt động thông qua các thị trường cạnh tranh tự do sẽ làm cho lợi ích biên của hàng hoá bị đánh thuế với chi phí biên của chúng không cân bằng nữa. Điểm cân bằng mới sẽ không có hiệu quả phân bổ. Xã hội sẽ lãng phí những nguồn lực do sản xuất những hàng hoá khác nhau với những mức sản lượng không hợp lý. (Hình 7.6) PA PB O QA QB Q MR D MC A B C P E' P S S' D QE Q QE' P O P PE' E F 122 D, S là đường cầu, đường cung. Bình thường ở E đạt hiệu quả phân bổ các nguồn lực. Khi đánh thuế, S dịch chuyển đến S'. Điểm cân bằng mới ở E' có Q'E PE không phải là điểm đạt hiệu quả Pareto, nhiệm vụ của Chính phủ là phải tính đến điểm "tốt thứ nhì". 1.6. Khả năng bảo đảm sự phát triển của các thị trường (có kỳ hạn giao sau) thị trường bất trắc, bảo hiểm Thị trường kỳ hạn (Forward market) giải quyết những hợp đồng được ký hôm nay thoả thuận giao hàng vào một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá thoả thuận hôm nay. Thực tế đã tồn tại thị trường kỳ hạn cho rất nhiều hàng hoá và tài sản. Thí dụ: doanh nghiệp nông nghiệp A kinh doanh 10 ha lúa dự kiến cuối vụ có sản lượng 60 tấn. Giá hiện tại là 900USD/tấn. Trong tương lai, cuối vụ là 1000USD/tấn lúa. Doanh nghiệp đó có thể bán giá 1000 USD/tấn nếu để vào thời điểm cuối vụ mới bán. Cũng có thể bán ngay vào thời điểm đầu vụ với giá 900USD/tấn. Bằng cách thứ hai này doanh nghiệp có thể tự bảo hiểm tránh được rủi ro trên thị trường kỳ hạn của mặt hàng lúa gạo. Những "kẻ đầu cơ" mua lúa của doanh nghiệp lại có thể ký hợp đồng bán trước. Như vậy, thị trường kỳ hạn có một số lượng người bán, người mua và "kẻ đầu cơ". Các thị trường kỳ hạn chỉ tồn tại với những hàng hoá đã được tiêu chuẩn hoá ổn định. Tính bất trắc, rủi ro là một đặc điểm quan trọng gắn liền với đời sống kinh tế, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Các hình thức bảo hiểm phát huy tác dụng bằng cách góp chung những rủi ro và bằng cách dàn trải bất kỳ sự rủi ro còn dư nào cho một số lượng người đông đảo với lệ phí nhỏ có thể chịu đựng được. Một hệ thống đầy đủ của các thị trường bảo hiểm cho phép rủi ro chuyển từ người ghét nó sang người sẵn sàng gánh chịu nó với một giá nào đó. Phí bảo hiểm có thể làm cho cân bằng chi phí biên với lợi nhuận biên do gánh chịu rủi ro. (Hình 7.7) P P P' O Q ' Q P D' D F S E' E 123 Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường có những yếu tố ngăn cản sự phát triển của các thị trường bất trắc và thị trường kỳ hạn: như khả năng xử lý các mối nguy tinh thần, sự lựa chọn đối ngịch, bảo đảm thông tin chính xác, nhất là những thông tin có chất lượng, an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Đồ thị hình 7.7 cho thấy đường cung S đối với một loại sản phẩm tiêu dùng có hại tiềm tàng. D là đường cầu khi người tiêu dùng chưa biết đến mức độ nguy hiểm. Tại điểm cân bằng E, sản lượng Q được sản xuất và tiêu dùng với đầy đủ thông tin, người tiêu dùng sẽ tiêu thụ ít hơn loại hàng này. Đường cầu D' cho thấy lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi có thông tin đầy đủ. Bằng cách dịch chuyển tới điểm cân bằng mới tại E' xã hội sẽ tránh được sự lãng phí EE'F do việc sản xuất quá nhiều loại hàng này. Ở đa số các nước, Chính phủ có vai trò ngày càng tăng trong việc quy định tiêu chuẩn sức khoẻ, độ an toàn, chất lượng, vì họ thấy rằng đây là khu vực dễ xảy ra thất bại thị trường. Với các mặt hàng, hay hoạt động mạo hiểm, không bảo hiểm được, thì không thể trông đợi thị trường tự do hướng tới sự phân bổ tại mức chi phí, lợi ích biên xã hội bằng nhau, mà phải cần tới vai trò của Chính phủ. 2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2.1. Các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ Để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Chính phủ thực hiện các chức năng kinh tế chủ yếu sau: 2.1.1. Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết Nhà nước đề ra hệ thống luật pháp, trên cơ sở đó đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động của thị trường. Chính phủ, cũng như chính quyền các cấp còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết,... nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội. 2.1.2. Ổn định và cải thiện các hoạt động của nền kinh tế Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như kiểm soát thuế khoá, kiểm soát số lượng tiền trong nền kinh tế mà cố gắng làm dịu những dao động lên xuống trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ sự trì trệ. 21.3. Tác động đến việc phân bố các nguồn lực Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng cách trực tiếp tác động đến sản xuất "cái gì" qua sự lựa chọn của Chính phủ, qua hệ thống luật pháp, tác động đến khâu phân phối "cho ai" qua thuế, trợ cấp đối với giá cả và mức sản lượng sản xuất. 2.1.4. Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tầm quan trọng quy mô của nó đòi hỏi nhà nước phải là người 124 đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch đến tổ chức phối hợp đầu tư, xây dựng và quản lý sử dụng. 2.2. Các công cụ chủ yếu của Chính phủ (1) Xây dựng các chính sách, các chương trình tác động đến khâu phân phối lại thu nhập nhằm bảo đảm công bằng xã hội; thông thường đó là các chương trình kinh tế xã hội, chính sách thuế, trợ cấp, đầu tư cho các công trình phúc lợi. (2) Các công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động vào kinh tế: * Các công cụ chủ yếu là: Hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật. * Các công cụ tài chính tiền tệ: Hệ thống kinh tế nhà nước Trong phần này chúng ta quan tâm đến các công cụ tài chính tiền tệ và việc tổ chức hệ thống kinh tế nhà nước. 2.2.1. Chi tiêu của Chính phủ Chi tiêu của Chính phủ là rất lớn, và có vai trò tích cực trong nền kinh tế thị trường. Ví dụ: ở nước Anh, một quốc gia điển hình phát triển kinh tế thị trường lâu đời nhất, chi tiêu của Chính phủ từ năm 1956 - 1988 luôn có tỷ lệ khá cao trong tổng sản phẩm quốc nội. Năm 1976, tổng chi tiêu lên đến 46,9% thu nhập quốc dân, trong đó chi hàng hoá và dịch vụ là 25,9%, chi chuyển nhượng là 21%. Những năm 1980 mặc dù Chính phủ Thatcher đã cố gắng để giảm các khoản chi này nhưng đến năm 1988 tổng chi vẫn là 42%, trong đó chi hàng hoá, dịch vụ vẫn là 22% (David Begg, Kinh tế học, tập 1, trang 398, NXB Giáo dục, 1992). Các khoản chi tiêu về hàng hoá, dịch vụ mà lớn nhất dành cho y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh sử dụng trực tiếp các yếu tố sản xuất, tham gia vào việc phân chia các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Các khoản chi tiêu của Chính phủ về thanh toán chuyển nhượng như trợ cấp xã hội, lương hưu. Nhà nước chuyển sức mua từ một nhóm người tiêu dùng này (nhóm những người đóng thuế) sang một nhóm người tiêu dùng khác (nhóm người nhận thanh toán chuyển nhượng hay trợ cấp). Chi tiêu của Nhà nước kích thích cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phá vỡ trì trệ. Chi tiêu của Chính phủ bảo đảm và tăng cường khả năng gia tăng lượng cung. 2.2.2. Kiểm soát lượng tiền lưu thông Ngân hàng Nhà nước là nước nơi kiểm soát lượng tiền, có thể tăng nhanh số lượng tiền hơn nữa trong cơn suy thoái, để thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn suy thoái. Khi lạm phát cao Ngân hàng Nhà nước có thể hạn chế phát hành và giảm bớt lượng tiền lưu thông để giảm tỷ lệ lạm phát. Ngân hàng qua việc điều chỉnh các tỷ lệ lãi suất tiền gửi, tiền cho vay đầu tư mà tác động vào tổng cung, tổng cầu và cân bằng cung cầu của nền kinh tế quốc dân. 2.2.3. Thuế 125 Thuế là một công cụ tài chính rất quan trọng. Có thể phân loại các loịa thuế theo nhiều tiêu thức. Theo đối tượng đánh thuế, có thể chia thành 3 loại thuế: thuế trực tiếp, thuế gián tiếp, thuế tài sản. Thuế trực tiếp là loại thuế mà tứng cá nhân nộp thuế thu nhập về khoản tiền kiếm được do sức lao động, tiền cho thuê, cổ tức và lãi suất. Thuế gián tiếp là những loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Nguồn thu nhập thuế gián tiếp quan trọng nhất là thuế giá trị gia tăng (VAT) trên thực tế đó là thuế đánh hàng bán lẻ (khác với thuế tiêu thụ được thu vào điểm bán hàng cuối cùng đối với người tiêu dùng, thì VAT được thu ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất). Thuế tài sản là loại thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải từ thu nhập để ra tài sản đó. Có thể có thuế đánh vào giá trị tài sản và thuế chuyển nhượng tài sản. Ở nước ta có các loại thuế như thuế nông nghiệp, thuế VAT, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế môn bài. Hình thành một hệ thống các loại thuế là một công việc cực kỳ phức tạp có nhiều khía cạnh cần phải được quan tâm. Trong đó cần chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa thuế khoá và sự công bằng thuế khoá với sự phân bố hợp lý các nguồn lực và xác định cho rõ thực chất ai là người nộp thuế. 2.2.4. Tổ chức và sử dụng hệ thống kinh tế Nhà nước Sự can thiệp của Nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Trong đó có việc kiểm soát trực tiếp một số ngành thông qua sở hữu Nhà nước. Hệ thống kinh tế Nhà nước là một công cụ đắc lực để định hướng phát triển nền kinh tế, khắc phục các thất bại của kinh tế thị trường, đồng thời góp phần giải quyết công việc làm, tăng thu cho ngân sách,... Sự hình thành và tồn tại của hệ thống kinh tế Nhà nước là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là quy mô cần thiết và cơ cấu ngành nghề của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Hay nói cách khác đi là ranh giới của quy mô khu vực Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân cần được vạch ra một cách hợp lý. Chính phủ có thể đảm nhận sản xuất các mặt hàng và dịch vụ công cộng như quốc phòng, y tế, giáo dục và một số ngành nghề tạo ra hàng hoá, dịch vụ cá nhân. Ngoài ra, Chính phủ cần phải giải quyết vấn đè độc quyền để bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao. Về quy mô, cần xác định theo nguyên tắc: Đồng bạc cuối cùng Nhà nước chi ra phải đem lại lợi ích bằng đồng bạc cuối cùng do khu vực tư nhân tạo ra. Các hoạt động kinh tế của Nhà nước phải đảm bảo chi phí biên xã hội bằng với lợi ích cận biên xã hội nhằm tối đa hoá phúc lợi cho xã hội. 2.3. Các phương pháp điều tiết của Chính phủ Lựa chọn phương pháp điều tiết là một vấn đề không đơn giản. Trước hết, phải xuất phát từ mục tiêu của việc điều tiết. Các mục tiêu thường đặt ra là: mức giá, mức sản 126 lượng, mức lợi nhuận, thu nhập. Khi lựa chọn, các mục tiêu thường trái ngược nhau. Nên phải có phương pháp thích hợp, mới đạt được mục tiêu mong muốn. Thứ đến là cần cân nhắc hiệu quả của sự điều tiết. Nghĩa là, phải so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Các loại chi phí thường là: chi phí hành chính, chi phí bắt buộc (như chi phí đào tạo, chi phí xây dựng),... Trong đánh giá hiệu quả cần lưu ý đến các hậu quả do hành động điều tiết gây nên, thí dụ, sự thay đổi cơ cấu sản lượng theo hướng không tối ưu do quyết định sai lầm, kìm hãm việc áp dụng công nghệ mới, giảm chất lượng sản phẩm... Vì vậy, sự can thiệp và phương pháp điều tiết phải hết sức thận trọng. Dưới đây, một minh hoạ về quá trình điều tiết thông qua việc nghiên cứu trường hợp điển hình: Điều tiết độc quyền tự nhiên. 2.3.1. Điều tiết giá cả Đặc điểm nổi bật của độc quyền tự nhiên là đường MC luôn nằm dưới đường ATC tại mọi mức sản lượng. Đường ATC không uốn hình chữ U vì đường MC không vượt qua đường ATC. Sở dĩ có hiện tượng này là do ưu thế của quy mô lớn, chi phí đơn vị sản phẩm giảm xuống khi sản lượng tăng lên. Hãng độc quyền có thể đặt giá thấp các hãng nhỏ. Hãng có thể dảm nhận toàn bộ mức cung. Khống chế toàn ngành nếu không bị điều tiết. Từ mục tiêu lợi nhuận tối đa hãng độc quyền tự nhiên sẽ tìm giao điểm A của đường MC với đường MR chỉ sản xuất một lượng sản phẩm là QA với mức giá PA. Hình 7.8 Sản lượng mà nhà độc quyền chọn lại không phải là mức sản lượng mà xã hội mong muốn, cơ cấu giá cả - sản lượng trên đã vi phạm nguyên tắc cạnh tranh của giá cả - chi phí cận biên. Giá cả độc quyền PA vượt quá xa chi phí cận biên MCA để sản xuất ở sản lượng QA. Kết quả là người tiêu dùng không được thông tin cụ thể về chi P P PD MC PB O M C M R A' D C B' AT C D QB B Q QC QQA PC A 127 phí cơ hội thực sự của sản phẩm đó. Từ đó, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng với cơ cấu không tối ưu. Sản lượng lợi nhuận tối đa hoá của nhà độc quyền cũng chưa đạt tới tổng chi phí bình quân tối thiếu trong một ngành cạnh tranh. Tuy nhiên, trong trường hợp này sự giảm của ATC sẽ dứng lại khi nhà độc quyền đạt được mức sản lượng mong muốn của mình QA. Rõ ràng là, mức giá PA cao và mức QA nhỏ đã bảo đảm lợi nhuận cao cho nhà độc quyền. Lợi nhuận kinh tế này có thể vi phạm quan điểm công bằng xã hội. Kết quả không tối ưu do độc quyền tự nhiên gây nên đặt ra yêu cầu về sự can thiệp của Chính phủ. Nhưng Chính phủ lại phải lựa chọn một trong các mục tiêu: hiệu quả giá cả, hiệu quả sản xuất, sự công bằng. Giá cả có hiệu quả sẽ báo hiệu những thông tin tỉ mỉ về những chi phí và phúc lợi của người tiêu dùng. Trong trường hợp này chúng ta có thể thu được hiệu quả giá cả bằng cách buộc định giá theo chi phí cận biên. Điểm B trên đồ thị 7.8 tại đó đường cầu Dvà đường chi phí cận biên cắt nhau đạt được ý định trên. Mức giá áp đặt sẽ là PB. Tuy nhiên, mức giá PB sẽ làm cho người sản xuất bị phá sản. Vì MC luôn nhỏ hơn ATC, do đó việc định giá theo chi phí cận biên của nhà độc quyền sẽ gây thiệt hại đối với mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất. Trong trường hợp này, mức thiệt hại trên một đơn vị sản phẩm sẽ bằng BB'. Nếu chấp nhận mức giá PB, hãng sẽ phải đóng cửa và rút ra khỏi thị trường. Hãng chỉ có thể ở lại thị trường nếu được trợ cấp một khoản bù lỗ cũng bằng đúng khoản thiệt hại đó. Hiệu quả sản xuất đạt được tại mức tổng chi phí bình quân thấp nhất. Trong điều kiện độc quyền tự nhiân ở mức QB chi phí bình quân chưa phải là thấp nhất, ở mức sản lượng > QB mức chi phí bình quân sẽ còn thấp hơn. Như vậy, trong điều kiện độc quyền tự nhiên, hiệu quả sản xuất đạt được mức chi phí bình quân thấp nhất. Do đó, cần có sự bù lỗ để bù đắp sự thiệt hại do thị trường gây ra. Mục tiêu công bằng đạt được thông qua điều tiết lợi nhuận. Trong trường hợp này phải đặt giá bằng tổng chi phí bình quân. Trong đồ thị mục tiêu điều tiết đạt được tại điểm C (QC, PC). 2.3.2. Điều tiết sản lượng Do những mâu thuẫn vốn có khi lựa chọn các mục tiêu nên khi điều tiết người ta tìm kiếm một sự thoả hiệp. Phương pháp thường được vận dụng là điều chỉnh sản lượng trực tiếp. Ví dụ, có thể buộc một hãng phải sản xuất với một mức sản lượng tối thiểu nào đó, và để cầu của người tiêu dùng xác định gia ứng với mức sản lượng đó. Mức tối thiểu cần được điều chỉnh là QD trong đồ thị 7.8. Tại QD người tiêu dùng có QD > QA và PD < PA. Nhà độc quyền có lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận ở A (QA, PA). Điều tiết sản lượng là phương pháp ép buộc dễ chấp nhận nhất. 128 TÓM TÁT CHƯƠNG VII Một phân bố nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không thể làm cho ai đó tốt hơn mà không cần làm tổn hại đến người khác. Sự thất bại thị trường là thuật ngữ để chỉ các tình huống, trong đó điểm cân bằng trên các thị trường không đạt được sự phân bố hiệu quả. Thị trường có nhiều thất bại. Đó là các ngoại ứng, hàng hóa công cộng, sự không hoàn hảo của thị trường và phân phối thu nhập không công bằng. Ngoại ứng gây ra tính phi hiệu quả vì tín hiệu giá bị bóp méo. Có hai loại ngoại ứng là tiêu cực và tích cực. Hàng hóa công cộng mang tính không loại trừ và tính không cạnh tranh, thị trường tư nhân thường không cung cấp một cách hiệu quả. Cạnh tranh không hoàn hảo tạo ra phần mất không đối với xã hội. Thu nhập của cá nhân phụ thuộc vào việc cung cấp dịch vụ của các yếu tố sản xuất. Phân phối thu nhập trong thị trường không mang tính công bằng. Chính phủ sử dụng các công cụ như thuế, chi tiêu của Chính phủ và các quy định khác để khắc phục các thất bại của thị trường. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là hiệu quả Pareto? Điều kiện để đạt được hiệu quả Pareto? 2. Thế nào là thất bại của thị trường ? 3. Thế nào là hàng hóa công cộng ? Tại sao hàng hóa công cộng là thất bại của thị trường ? 4. Tại sao thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thất bại của thị trường ? 5. Chính phủ có vai trò gì trong việc khắc phục thất bại của thị trường ? CÂU HỎI ĐÚNG, SAI 1. Thị trường cung quá nhiều hàng hóa gây ra ảnh hưởng hướng ngoại tích cực. 2. Chi phí cận biên xã hội lớn hơn chi phí cận biên tư nhân đối với những hàng hóa có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực. 129 3. Hàng hóa công cộng mang tính không cạnh tranh khi nó đã được sản xuất ra thì nhiều người có thể hưởng thụ. 4. Việc hạn chế sản lượng bởi các nhà độc quyền là một thất bại của thị trường. 5. Chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng là cách thức duy nhất để tạo ra hàng hóa công cộng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Các thất bại của thị trường là do : a. Ảnh hưởng hướng ngoại b. Thiếu sự cạnh tranh hiệu quả c. Các vấn đề về thông tin d. Việc đổi mới công nghệ không đầy đủ e. Tất cả đầu đúng 2. Hàng hóa công cộng là : a. Hàng hóa mà một khi đã được tạo ra thì mọi người đều có thể hưởng thụ. b. hàng hóa mà khó có thể loại trừ một ai đó tiêu dùng nó. c. trường hợp cực đoan nhất của ảnh hưởng hướng ngoại tích cực d. Tất cả các trường hợp trên e. Không câu nào đúng 3. Hàng hóa nào sau đây có thể coi là hàng hóa công cộng thuần túy : a. Quốc phòng b. Giáo dục c. cấp nước d. Dịch vụ y tế 4. Hàng hóa nào dưới đây có tính không loại trừ trong tiêu dùng a. Xe buýt công cộng b. Viện bảo tàng c. Ngọn đèn hải đăng d. Tất cả đầu đúng 5. Để phân phối lại thu nhập cho công bằng hơn chính phủ sử dụng : a. Thuế thu nhập b. Thay đổi tiền công cho đều nhau 130 c. Tịch thu tài sản của người giầu d. Quy định lại quyền thừa kế e. Tất cả đầu đúng 6. Khi có ảnh hưởng ngoại ứng tích cực, chính phủ : a. Đánh thuế người tạo ra ngoại ứng tích cực b. Nên trợ cấp cho người tạo ra ảnh hưởng hướng ngoại tích cực. c. Cấm không cho hoạt động này được diễn ra. d. Khuyến khích người tạo ra ngoại ứng tự giảm mức độ hoạt động e. Không câu nào đúng 7. Để giảm bớt ô nhiễm chính phủ : a. Có thể đánh thuế việc làm giảm ô nhiễm b. Trợ cấp cho việc làm giảm ô nhiễm c. Trợ cấp cho những hàng hóa gây ô nhiễm như thép, hóa chất. d. Tịch thu những thiết bị sản xuất gây ô nhiễm 8. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế bao gồm : a. tạo ra khung pháp luật để cho các mối quan hệ kinh tế diễn ra b.Phân bổ hầu hết các hàng hóa và dịch vụ c. Xác định mức giá và mức lương d. Tham gia vào thị trường khi không tạo ra được các kết quả hiệu quả e. Cả a và d BÀI TẬP TỰ LÀM Bài số 1 : Một doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có đường cầu: P = 10 – 0,01Q Doanh nghiệp này có chi phí cận biên là 2$ và chi phí cố định là 700$. a. Xác định giá và sản lượng của doanh nghiệp. Tính lợi nhuân thu được ? b. Nếu chính phủ thực hiện điều tiết doanh nghiệp này theo nguyên tắc P = MC, khi đó giá, sản lượng, lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu? c. Nếu chính phủ điều tiết theo nguyên tắc P = ATC thì khi đó giá, sản lượng, lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu? Bài số 2 : 131 Có tài nguyên công cộng là bãi cỏ chăn thả gia súc. Giả sử có phát triển liên tục, cầu về việc chăn thả gia súc là P = 40 - 0,6Q, chi phí cận biên của xã hội về việc chăn thả gia súc là MSC = -0,5+65Q và chi phí cận biên tư nhân về việc chăn thả giá súc là MPC = - 0,3+58Q. a. Hãy xác định mức chăn thả gia súc thực tế. b. Hãy xác định mức chăn thả gia súc hiệu quả. c. Thiệt hại của xã hội từ việc sử dụng bãi chăn thả gia súc là bao nhiêu ? 132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David Begg, Kinh tế học (1992), Trường đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2. Vũ Kim Dũng, Tập bài giảng Kinh tế học vi mô (2006), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 3. Vũ Kim Dũng, Hướng dẫn thực hành kinh tế học Vi mô (2007), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 4. Vũ Kim Dũng, TS. Phạm Văn Minh, TS. Cao Thuý Xiêm, Bài tập Kinh tế Vi mô chọn lọc (2003), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Vũ Kim Dũng, Kinh tế học Vi mô (2010), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 6. Ngô Đình Giao (chủ biên), Kinh tế học vi mô (2007), Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 7. Ngô Đình Giao, Hướng dẫn thực hành Kinh tế học Vi mô (2000), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 8. Cao Thúy Xiêm, Bài tập tình huống Kinh tế học vi mô (2005), Nhà xuất bản Nông nghiệp. 9. Kinh tế học đại cương (2001), Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 10. N. Gregory Mankiw, Nguyên lý kinh tế học (tập 1, 2003), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 11. Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhaus, Kinh tế học (tập 1, 2003), Nhà xuất bản Thống kê. 133 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC .............................................................. 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC.......................................................... 2. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ ....................................................................... CHƯƠNG 2. CẦU - CUNG ....................................................................................... 1. CẦU (DEMAND) 2. CUNG (SUPPLY) ... 3. CÂN BĂNG CUNG - CẦU VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ. 4. ĐỘ CO DÃN CỦA CẦU VÀ CUNG..................................................................................... CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG...................................................................... 1. LÝ THUYẾT LỢI ÍCH............................................................................................................. 2. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU .............

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkt0010_p2_4026.pdf